TRƯỜng đẠi học sư phạm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam


DẠY HỌC TÍCH HỢP Ở TIỂU HỌC QUA CÁC MÔN TỰ NHIÊN- XÃ HỘI



tải về 2.18 Mb.
trang18/33
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích2.18 Mb.
#38590
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   33

DẠY HỌC TÍCH HỢP Ở TIỂU HỌC QUA CÁC MÔN TỰ NHIÊN- XÃ HỘI


(Intergrated Teaching through Natural- Social Subjects in Primary school)

Mã học phần: ITP221

1.Thông tin chung về môn học

Số tín chỉ: 02; (Số tiết: 30 Lý thuyết 20 tiết LT: 20 tiết)

Loại môn học: Tự chọn

Các học phần tiên quyết: Không

Môn học song hành: Không

Bộ môn phụ trách: Khoa học tự nhiên

2. Mục tiêu môn học

2.1. Về kiến thức

- Hiểu được khái niệm, mục đích, đặc điểm của dạy học tích hợp; vai trò, ý nghĩa của dạy học tích hợp trong giáo dục thế kỉ XXI.

- Phân tích, đánh giá được đặc điểm, khả năng dạy học tích hợp qua các môn về Tự nhiên- Xã hội ở tiểu học.

- Hiểu được mục tiêu, nguyên tắc, các mức độ dạy học tích hợp qua các môn về Tự nhiên- Xã hội ở tiểu học.



2.2. Về kĩ năng

- Có khả năng phân tích và xây dựng được kế hoạch bài học và tổ chức dạy học các môn Tự nhiên- Xã hội ở tiểu học theo định hướng tích hợp để phát triển ngôn ngữ; giáo dục kĩ năng sống và giá trị sống cho học sinh; giáo dục môi trường và sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.

- Có khả năng xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch dạy học

- Có năng lực quản lí, hợp tác và làm việc theo nhóm hiệu quả.

- Có năng lực tự học, nghiên cứu và làm việc độc lập.

- Có năng lực ra quyết định và giải quyết vấn đề trong học tập.



2.3. Thái độ

- Tôn trọng bạn học và giáo viên.

- Tích cực, tự giác học và nghiên cứu tài liệu.

- Tích cực nghiên cứu, thảo luận nhóm.

- Tự tin thể hiện bản thân.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học

- Môn học giúp sinh viên hiểu được đặc điểm của giáo dục thế kỉ XXI và vai trò quan trọng của việc thực hiện dạy học theo quan điểm tích hợp. Từ đó, tiếp cận nghiên cứu các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học ở tiểu học để xây dựng kế hoạch và tổ chức dạy học tích hợp các nội dung về giáo dục môi trường, giáo dục kĩ năng sống, giá trị sống, ngôn ngữ một cách có hiệu quả.



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh

Course outline

This course helps students understand the characteristics of the twenty-first century education and the important role of integrated teaching. Since then, access to research Natural and Social Science subjects in primary school to plan and organize integrated teaching on environmental education, life skills education, living values , a language effectively.



5. Học liệu

5.1. Giáo trình và tài liệu học tập

[1]. Đỗ Mạnh Cường, (2011), Năng lực thực hiện và dạy học tích hợp trong đào tạo nghề, Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục Chuyên nghiệp.

[2]. Nguyễn Hữu Châu, (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, NXB Giáo dục.

[3]. Nguyễn Thị Thu Hằng, (2014), Dạy học tích hợp thông qua các môn về Tự nhiên- Xã hội ở tiểu học, Đề cương bài giảng.

[4]. Trần Bá Hoành, (2007), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

[5]. Trần Bá Hoành, (2002), Dạy học tích hợp, http//ioer.edu.vn.

[6]. Dương Tiến Sĩ, Phương thức và nguyên tắc tích hợp các môn học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, Tạp chí Giáo dục số 26, 2002.

[7]. Robert J. Marzano (2007), Nghệ thuật và khoa học dạy học, NXB Giáo dục.

5. 2. Tài liệu tham khảo

[8]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), SGK, SGV môn Tự nhiên-Xã hội các lớp 1, 2, 3 và sách Khoa học các lớp 4, 5.

[9]. Bộ GD & ĐT - Dự án Việt Bỉ (2010), Dạy và học tích cực : một số phương pháp và kĩ thuật dạy học, NXB ĐH sư phạm Hà Nội.

[10]. Bộ GD & ĐT- Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (2010), Giáo dục kĩ năng sống qua các môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, NXB Giáo dục.

[11]. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB Đại học Sư phạm.

[12]. Robert J. Marzano, Debra J. Pickering, Jane E. Pollock (2011), Các phương pháp dạy học hiệu quả. NXB Giáo dục.



6. Nhiệm vụ của sinh viên

- Dự lớp ≥ 80% tổng số thời lượng của học phần.

- Tham gia thảo luận

- Hoàn thành các bài tập được giao



7. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:

+ Thảo luận, bài tập: 20%

+ Kiểm tra giữa học phần: 20%

+ Chuyên cần: 10%

+ Điểm thi kết thúc học phần: 50%

+ Hình thức thi kết thúc học phần: viết tự luận

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.


THỦ CÔNG - KỸ THUẬT VÀ PPDH


1. Thông tin chung về môn học

Số tín chỉ: 2 Số tiết: Tổng : 30 LT:15 TH: 20 Thảo luận: Bài tập: 10

Loại môn học: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết:

Môn học trước: Mỹ thuật

Môn học song hành:

Các yêu cầu đối với môn học (nếu có):

Bộ môn phụ trách: Bộ môn Giáo dục Nghệ thuật

2. Mục tiêu của môn học

2.1. Kiến thức

- Hiểu được vị trí và vai trò của môn thủ công - kỹ thuật trong hệ thống các môn học ỏ Tiểu học.

- Tình bày được quy trình tổ chức nội dung các phần: tạo hình bằng giấy, bìa; kỹ thuật tự phục vụ; lắp ghép mô hình kỹ thuật.

- Nắm vững phương pháp tổ chức các hoạt động dạy- học môn thủ công- kỹ thuật

23.2. Kỹ năng

- Có kỹ năng thực hành, trang trí, trình bày sản phẩm.

- Có các kỹ năng thiết kế bài dạy và đánh giá môn thủ công - kỹ thuật ở Tiểu học

2.3. Thái độ

Coi trọng việc học tập, tổ chức các hoạt động dạy- học thủ công ở Tiểu học. Có thái độ yêu lao động.



3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học

Trang bị cho sinh viên khoa Đào tạo giáo viên tiểu học những kiến thức cơ bản của bộ môn với các nội dung: Gia công giấy bìa, kỹ thuật tự phục vụ, lắp ghép mô hình kỹ thuật.



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh

Equip students of elementary basic knowledge of the subject with the following contents: Outsourcing paperboard, technical self-service, assembly modeling techniques.



5. Tài liệu học tập

[1] Đào Quang Trung (chủ biên)- Nguyễn Huỳnh Liễu- Trần Thị Thu- Hoàng Hương Châu, (2007), Thủ công- Kỹ thuật và phương pháp dạy học thủ công - Kỹ thuật, NXB Giáo dục- NXB Đại học Sư phạm.



6.Tài liệu tham khảo

[1] Chương trình môn Thủ công- kỹ thuật của bậc tiểu học. Chương trình cải cách

[2] Sách giáo viên môn Nghệ thuật- phần Thủ công lớp 2(2002), Nxb Giáo dục.

[3] Sách giáo viên môn Nghệ thuật- phần Thủ công lớp 3(2002), Nxb Giáo dục.

[4] Sách giáo khoa, sách giáo viên môn Kỹ thuật lớp 4 (2005), Nxb Giáo dục.

[5] Sách giáo khoa, sách giáo viên môn Kỹ thuật lớp 5(2006), Nxb Giáo dục.

[6]Trần Thị Thu, Lương Ngọc Cẩn,(2002-2006), Tài liệu bồi dưỡng đổi mới chương trình và thay sách giáo khoa môn Thủ công- kỹ thuật bậc Tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

[7]Vũ Hải, Hoàng Hương Châu, (1999), Lao động- Kỹ thuật và phương pháp dạy học,

Nxb Giáo dục.

[8] Nghệ thuật cắt tỉa và trang trí rau củ,(2004), Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.

[9] Nghệ thuật cắt tỉa và trang trí trái cây,(2004), Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.

[10] Ưng Thị Châu, Nguyễn Lăng Bình, Lê Đức Hiền,(1997), Tạo hình và phương pháp hướng dẫn tạo hình, Nxb Giáo dục.

[11] Kỳ Anh (biên dịch), (2003), Nghệ thuật xếp giấy Origami Nhật Bản, Nxb Đà Nẵng.

7. Nhiệm vụ của sinh viên

7.1.Phần lý thuyết

- Dự lớp ³ 80 % tổng số thời lượng của học phần, đúng giờ.Thực hiện tốt nội quy của nhà trường trong giờ lên lớp

- Phải đọc và nghiên cứu trước giáo trình và tài liệu tham khảo, chuẩn bị các ý kiến đề xuất khi nghe giảng.

7.2. Phần thực hành

- Hoàn thành các bài tập thực hành theo yêu cầu của môn học.

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:



  • Bài tập về nhà: 10%

  • Kiểm tra giữa học phần: 10%

  • Chuyên cần: 10%

  • Bài thực hành trên lớp: 20%

  • Điểm thi kết thúc học phần: 50%

  • Hình thức thi kết thúc học phần: Thi thực hành

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.


tải về 2.18 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương