TRƯỜng đẠi học sư phạm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam


DẠY HỌC LỚP GHÉP VÀ GIÁO DỤC HOÀ NHẬP



tải về 2.18 Mb.
trang17/33
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích2.18 Mb.
#38590
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   33

DẠY HỌC LỚP GHÉP VÀ GIÁO DỤC HOÀ NHẬP

TRẺ KHUYẾT TẬT Ở TIỂU HỌC


(Multi Grade Education and Inclusive Education for Children with Disabilities in Elementary School)

Mã học phần:

1. Thông tin chung về môn học

Số tín chỉ: 2 (Tổng số: 30 Lý thuyết: 15 Bài tập: 10 TH: 15)

Loại học phần: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết: Không có

Học phần học trước: Không có

Các học phần song hành: Không có

Các yêu cầu đối với học phần (nếu có): Không

Bộ môn phụ trách học phần: Khoa học Tự nhiên.

2. Mục tiêu môn học

2.1 Về kiến thức

- Trình bày được những vấn đề cơ bản về lí luận về dạy học lớp ghép và dạy học hoà nhập trẻ khuyết tật.

- Phân biệt được những điểm khác nhau cơ bản giữa hai mô hình DH đại trà với dạy học lớp ghép và dạy học hoà nhập.

- Trình bày được những vấn đề cơ bản về một số biện pháp dạy học trong lớp ghép và lớp học hoà nhập.



2.2. Kỹ năng

- Áp dụng các kiến thức lí luận vào dạy học lớp ghép và dạy học hoà nhập.

- Quản lí lớp ghép và lớp học hoà nhập hiệu quả.

- Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch dạy học

- Thực hiện các kĩ năng dạy học đặc thù trong dạy học hoà nhập ở tiểu học.

- Phân bố và sử dụng thời gian hiệu quả

- Có năng lực học tập và làm việc độc lập và hợp tác.

- Có năng lực tôn trọng sự khác biệt

- Ra các quyết định khôn ngoan.

2.3. Thái độ

- Hình thành ở người học tác phong, thái độ của nhà sư phạm.

- Tác phong làm việc theo kế hoạch, kế hoạch hoá công việc.

- Thái độ bình đẳng, bình tĩnh, tự tin khi tiếp xúc với các đối tượng học sinh và khi triển khai các kế hoạch tổ chức các hoạt động dạy học ở tiểu học.



3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học

Học phần trình bày những cơ sở lí luận cơ bản về dạy học lớp ghép và giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật ở tiểu học. Đồng thời, giới thiệu một số biện pháp, kĩ năng và hình thức tổ chức dạy học trong lớp ghép và ở lớp học hoà nhập ở tiểu học.



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh

The module presents the basic rationale for multigrade teaching and inclusive education for children with disabilities in elementary school. At the same time, the module introduces some of measures, skills and forms of organization in multi-grade teaching and integration classes in elementary school.



5. Học liệu

5.1 Giáo trình chính

[1] Nguyễn Thị Hồng Chuyên (2014), Dạy học lớp ghép và giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật ở tiểu học, Đề cương bài giảng



5.2 Tài liệu tham khảo

[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Sách giáo khoa các môn học ở tiểu học, NXB Giáo dục.

[3]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Chương trình tiểu học, NXB Giáo dục.

[4] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dạy học lớp ghép ở tiểu học, Tài liệu của dự án Việt Bỉ vê đào tạo giáo viên tiểu học.

[5] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật ở tiểu học, Tài liệu của dự án Việt Bỉ vê đào tạo giáo viên tiểu học.



6. Nhiệm vụ của sinh viên

6.1. Phần lý thuyết

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

6.2. Phần bài tập

Thực hiện các bài tập trong vở giao bài tập



6.3 Thực hành

- Thực hành dạy học lớp ghép

- Thực hành các kĩ năng đặc thù trong dạy học hoà nhập trẻ khuyết tật.

7 Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:



  • Thảo luận, bài tập: 10%

  • Kiểm tra giữa học phần: 10%

  • Chuyên cần: 10%

  • Bài tập thực hành: 20%

  • Điểm thi kết thúc học phần: 50%

  • Hình thức thi kết thúc học phần: vấn đáp

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

NGÔN NGỮ HỌC VĂN BẢN

( Text Linguistics)



Mã học phần: STM231

1. Thông tin chung về môn học

Số tín chỉ: 2 (Tổng số: 30 Lý thuyết: 20 BT: 10 TL: 10)

Loại học phần: Tự chọn

Các học phần tiên quyết: Không có

Học phần học trước: Không có

Các học phần song hành: Không có

Các yêu cầu đối với học phần (nếu có):

Bộ môn phụ trách học phần: Khoa học Tự nhiên.

2. Mục tiêu môn học

2.1 Về kiến thức

- Trình bày được những khái niệm cơ bản của ngữ pháp học; nắm được khái niệm và các đặc trưng cơ bản của văn bản, cấu trúc nội dung của văn bản, khái niệm đoạn văn và cấu trúc của đoạn văn, các phương tiện và phương thức liên kết…

- Trình bày được lí thuyết về văn bản tiếng Việt ở hai bình diện nôi dung và cấu trúc hình thức; về các thuộc tính cơ bản của văn bản (tính hoàn chỉnh, tính thống nhất, tính liên kết, tính mach lạc) trong mối liên hệ với các loại văn bản thuộc nhiều phong cách lời nói khác nhau; về đoạn văn, đơn vị điển hình của văn bản.

- Biết phân tích và tiếp nhận văn bản tiếng Việt thuộc nhiếu phong cách lời nói khác nhau.

2.2. Kỹ năng

- Có khả năng phân tích được mạch lạc, các phương thức và phương tiện liên kết trong văn bản; phân tích được cấu trúc đoạn văn và tạo lập đoạn văn theo cấu trúc.

- Có kỹ năng làm việc cá nhân và làm việc nhóm trong việc nghiên cứu, phân tích, tạo lập các kiểu văn bản.

- Biết vận dụng một cách có hệ thống ngôn ngữ học văn bản vào việc dạy phân môn Tập làm văn.

- Có năng lực học tập và làm việc độc lập và hợp tác.

- Có năng lực tôn trọng sự khác biệt

- Ra các quyết định khôn ngoan.

2.3. Thái độ

- Trân trọng vốn từ ngữ và các quy tắc ngữ pháp truyền thống

- Tôn trọng thực tiễn nói năng của người Việt để có quan điểm khách quan trong khi miêu tả ngữ pháp, tránh cách nhìn phiến diện khi xây dựng một hệ thống quy tắc ngữ pháp phù hợp với tiếng Việt.

- Hình thành ở người học tác phong, thái độ của nhà sư phạm.

- Tác phong làm việc theo kế hoạch, kế hoạch hoá công việc.

- Tác phong sâu sát trong các công việc, thường xuyên kiểm tra, đánh giá học sinh trong các hoạt động.

- Thái độ bình tĩnh, tự tin khi tiếp xúc với các đối tượng học sinh và khi triển khai các kế hoạch tổ chức các hoạt động dạy học ở tiểu học.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học

Môn ngôn ngữ học văn bản trình bày những khái niệm và các đặc trưng cơ bản của văn bản, cấu trúc nội dung, đặc trưng của văn bản, khái niệm đoạn văn và cấu trúc của đoạn văn, các phương tiện và phương thức liên kết văn bản và việc ứng dụng ngôn ngữ học văn bản vào dạy tập làm văn ở trường Tiểu học.



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh

Course outline

Text linguistics courses presented the concept and the basic characteristics of the text, the content structure, characteristic of the text, the notion of the passage and the structure of paragraphs, the means and modes of text links and the application of textual linguistics to teaching in primary school essay.



5. Học liệu

5.1 Giáo trình chính

[1] Trần Thị Kim Hoa, Đề cương bài giảng Ngôn ngữ học văn bản.

[2] Diệp Quang Ban, Giao tiếp, văn bản, mạch lạc, liên kết, đoạn văn, NXB KHXH, Hà Nội 2003

5.2 Tài liệu tham khảo

[3] Diệp Quang Ban, Văn bản và liên kết trong tiếng Việt - NXB GD, 1998.

[4] Nguyễn Trọng Báu, Nguyễn Quang ninh, Trần Ngọc Thêm, Văn bản và việc dạy Làm Văn -NXB GD, 1985.

[5] Đinh Trọng Lạc, Phong cách học văn bản - NXB GD, 2004.

[6] Nguyễn Quang Ninh, Ngữ pháp văn bản - Trường cao đẳng sư phạm TP Hồ Chí Mịnh, 1989.

6. Nhiệm vụ của sinh viên

6.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao trong sách bài tập.



6.2. Phần bài tập lớn, tiểu luận

6.3 Thực tế chuyên môn

7. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:



  • Thảo luận, bài tập: 10%

  • Kiểm tra giữa học phần: 10%

  • Chuyên cần: 10%

  • Bài tập lớn, tiểu luận(nếu có): 20%

  • Điểm thi kết thúc học phần: 50%

  • Hình thức thi kết thúc học phần: viết tự luận

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.


tải về 2.18 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương