TRƯỜng đẠi học sư phạm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 2.18 Mb.
trang15/33
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích2.18 Mb.
#38590
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   33

MỸ THUẬT


FINE ARTS

Mã số môn học: FIA 331



1.Thông tin chung về môn học

Số tín chỉ: 2 Số tiết: 30 LT:20 TH: 10 Thảo luận: 0 Bài tập: 10

Loại môn học: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết:

Môn học trước: không

Môn học song hành: không

Các yêu cầu đối với môn học:

- Sinh viên phải có đủ các dụng cụ học tập theo yêu cầu của môn học: bảng vẽ, màu, bút vẽ,….

- Cần có phòng học phù hợp với nội dung thực hành của từng loại hình: vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, vẽ tranh…phù hợp với số lượng sinh viên.

- Phòng học lý thuyết có máy chiếu để phục vụ cho dạy và học

Bộ môn phụ trách: Bộ môn Giáo dục Nghệ thuật

2. Mục tiêu của môn học

2.1. Kiến thức

- Sinh viên hiểu được đặc trưng ngôn ngữ của nghệ thuật tạo hình (Mỹ thuật), nắm vững khái niệm, mục đích, yêu cầu và phương pháp tiến hành bài vẽ theo mẫu, trang trí cơ bản, vẽ tranh.

- Có một số hiểu biết về vẻ đẹp của nghệ thuật điêu khắc và một số tác phẩm hội họa

2.2. Kỹ năng

- Có kỹ năng thực hành các bài tập về màu sắc, vẽ theo mẫu, vẽ trang trí.

- Biết cách xây dựng bố cục tranh vẽ tranh và vẽ màu.

2.3. Thái độ

- Nhận thức đúng tầm quan trọng của môn học Mỹ thuật trong trường Tiểu học.

- Ứng dụng các kiến thức được học vào trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học

Học phần Mỹ thuật giới thiệu những kiến thức cơ bản nhất về mỹ thuật, vận dụng kiến thức như luật xa gần, giải phẫu tạo hình, ký họa… để biểu hiện không gian ba chiều lên mặt phẳng hai chiều. Góp phần nâng cao khả năng nhận thức thẩm mỹ cho sinh viên. Trọng tâm của học phần bao gồm 4 chương: Lịch sử Mỹ thuật, Vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, vẽ tranh.



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh

Fine Arts session introduces the basic knowledge of fine art, using knowledge as a far & near law, plastic arts, sketch ... to render three-dimensional space on the two-dimensional plane, contributing to enhance the aesthetic awareness for students. The focus of the session consists of three chapters: Drawing form, decorative painting, painting.



5. Tài liệu học tập:

[1] Nguyễn Thế Hùng - Nguyễn Thị Nhung - Phạm Ngọc Tới (1998), Trang trí, Nxb Giáo dục.

[2] Trần Tiểu Lâm, Đặng Xuân Cường (1998), Luật xa gần và giải phẫu tạo hình, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. .

[3] Đàm Luyện (2003), Giáo trình Bố cục, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[4] Tạ Phương Thảo (2003), Giáo trình Trang trí, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[5] Chu Quang Trứ- Phạm Thị Chỉnh- Nguyễn Thái Lai (1998), Lược sử mỹ thuật và mỹ thuật học, Nxb Giáo dục.



6. Tài liệu tham khảo:

[1] Lê Thanh Lộc dịch (1996), Lịch sử hội họa, NxbVH- Thông tin.

[2] Phạm Thị Chỉnh (2003), Lịch sử Mỹ thuật thế giới, Nxb ĐHSP, Hà Nội.

[3] Phạm Thị Chỉnh, Trần Tiểu Lâm (2006), Giáo trình mĩ thuật, tập 1, Nxb Giáo dục

[4] Trần Tiểu Lâm, Đặng Xuân Cường (1998), Luật xa gần và giải phẫu tạo hình, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội..

[5] Nguyễn Lăng Bình (2003), Ký hoạ , Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[6] Đinh Tiến Hiếu (2003), Giải phẫu tạo hình, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[7] Nguyễn Thế Hùng - Nguyễn Thị Nhung - Phạm Ngọc Tới (1998), Trang trí, Nxb Giáo dục.

[8] Triệu Khắc Lễ (2001), Hình hoạ và Điêu khắc, Nxb Giáo dục.

[9] Đàm Luyện (2003), Giáo trình Bố cục, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[10] Tạ Phương Thảo (2003), Giáo trình Trang trí, NXB ĐHSP, Hà Nội.

[11] Trịnh Thiệp - Ưng Thị Châu(1998), Mỹ thuật và phương pháp giảng dạy, tập 1- Nxb Giáo dục.

[12] Nguyễn Quốc Toản - Triệu Khắc Lễ - Nguyễn Lăng Bình (1998), Mỹ thuật và phương pháp giảng dạy , tập 2, Nxb Giáo dục.

[13] Nguyễn Quốc Toản - Phạm Thị Chỉnh - Nguyễn Lăng Bình (2000), Mỹ thuật và phương pháp dạy học, Tập 3, Nxb Giáo dục.



[14] Nguyễn Văn Tỵ (1999), Bố cục và các loại tranh khác, Nxb VH -Thông tin, Hà Nội.

[15] Trịnh Quang Vũ (2002), Lược sử Mĩ thuật Việt Nam, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội.



7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1.Phần lý thuyết

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần, đúng giờ.Thực hiện tốt nội quy của nhà trường trong giờ lên lớp

- Phải đọc và nghiên cứu trước giáo trình và tài liệu tham khảo, chuẩn bị các ý kiến đề xuất khi nghe giảng.

7.2.Phần thực hành

- Hoàn thành các bài tập thực hành theo yêu cầu của môn học.

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:



  • Bài tập về nhà: 10%

  • Kiểm tra giữa học phần: 10%

  • Chuyên cần: 10%

  • Bài thực hành trên lớp: 20%

  • Điểm thi kết thúc học phần: 50%

  • Hình thức thi kết thúc học phần: Thi thực hành

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

VĂN HỌC 2


(Literature 2)

Mã học phần: LIT 242
1. Thông tin chung về môn học

  • Số tín chỉ: 4 (Tổng số: 60 Lý thuyết: 40; TL: 20; BT: 20)

  • Loại học phần: Bắt buộc

  • Các học phần tiên quyết: Không có

  • Học phần học trước: VĂN HỌC 1

  • Các học phần song hành: Không có

  • Các yêu cầu đối với học phần (nếu có):

+ Sinh viên phải có đầy đủ đề cương môn học, kế hoạch học tập, giáo trình, tài liệu tham khảo.

+ Sinh viên có khả năng tự học, tự nghiên cứu, hợp tác với nhóm và GV; có nhu cầu tìm tòi, khám phá, trải nghiệm thực tế, đặt câu hỏi, nêu vấn đề sau đó tìm cách giải quyết hoặc xin tư vấn của chuyên gia.

+ Sinh viên phải chăm chỉ rèn luyện, làm đầy đủ bài tập và thực hành các kĩ năng theo sự hướng dẫn của GV.


  • Bộ môn phụ trách học phần: Khoa học Xã hôị

2. Mục tiêu môn học

2. 1. Về kiến thức

Môn học nhằm trang bị cho sinh viên (SV) những hiểu biết chung nhất về Văn học dân gian thiêú nhi và Văn học thiêú nhi hiện đại như:

- Khái niệm, bản chất, đặc trưng của văn học dân gian và văn học dân gian cho thiếu nhi.

- Quá trình phát triển của văn học dân gian Việt Nam cũng như mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết.

- Đặc trưng và những nét chính về thi pháp của các thể loại văn học dân gian cho thiếu nhi.

- Vai trò của việc dạy Văn học dân gian với học sinh tiểu học.

- Một số tác phẩm Văn học dân gian tiểu biểu

- Khái niệm văn học thiếu nhi .

- Quá trình hình thành, phát triển và các thành tựu chính của văn học thiếu nhi Việt Nam hiện đại qua các thời kì.

- Những nét đặc sắc về nghệ thuật sáng tác thơ, truyện cho thiếu nhi

- Hệ thống các tác giả - tác phẩm tiêu biểu viết cho thiếu nhi

- Hệ thống thể loại văn học thiếu nhi qua các giai đoạn cụ thể.

- Đặc điểm chung của văn học do thiếu nhi viết với một số tác giả - tác phẩm tiêu biểu.



- Hệ thống các thể loại văn học thiếu nhi hiện đang được giảng dạy trong chương trình tiếng Việt tiểu học.

2.2. Về kĩ năng/ năng lực: Hình thành và phát triển các năng lực sau:

- Năng lực nắm vững những kiến thức cơ bản nhất về Văn học dân gian như: Khái niệm, bản chất, đặc trưng cơ bản , hệ thống thể loại Văn học dân gian Việt Nam.



- Năng lực nắm vững những kiến thức cơ bản nhất về Văn học thiếu nhi hiện đại như: Khái niệm; Các đặc trưng cơ bản; Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của Văn học thiếu nhi Việt Nam

- Năng lực phân tích, cảm thụ giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm văn học dân gian và văn học thiếu nhi tiêu biểu .

- Năng lực vận dụng các kiến thức văn học dân gian và văn học thiếu nhi để dạy học có hiệu quả một số phân môn trong chương trình tiếng Việt tiểu học: Tập đọc; Kể chuyện; Tập làm văn.

- Năng lực giáo dục tình yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cái đẹp, yêu quê hương đất nước cho học sinh tiểu học qua các tác phẩm văn học dân gian và văn học thiếu nhi.

- Nâng cao năng lực thuyết trình cho sinh viên về những vấn đề liên quan đến văn học dân gian và văn học thiếu nhi.



- Năng lực hợp tác: Thông qua bài giảng và các giờ thực hành, thảo luận, hình thành cho SV năng lực hợp tác để giải quyết vấn đề (với giáo viên và các sv khác trong quá trình học tập, trao đổi thảo luận, thực hành...) và hợp tác thành công.

- Năng lực tự học suốt đời: Biết định hướng xây dựng kế hoạch tự học; biết tổ chức họat động tự học và quản lí việc tự học của bản thân để đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp.

2.3. Thái độ

- Hình thành ở người học tác phong, thái độ của nhà sư phạm.

- Tác phong làm việc theo kế hoạch, kế hoạch hoá công việc.

- Tác phong sâu sát trong các công việc, thường xuyên kiểm tra, đánh giá học sinh trong các hoạt động.

- Thái độ bình tĩnh, tự tin khi tiếp xúc với các đối tượng học sinh và khi triển khai các kế hoạch tổ chức các hoạt động dạy học ở tiểu học.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học

Học phần nhằm cung cấp cho người học những kiến thức chung nhất về văn học dân gian và một số thể loại văn học dân cho thiếu nhi ; Quá trình hình thành, phát triển và các thành tựu chính của văn học thiếu nhi Việt Nam hiện đại; Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu viết cho thiếu nhi; Các sáng tác thơ của thiếu nhi.



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh

Course outline

Literature 2 provide students the general knowledge of folklore and a population of literary genres for children; process of formation, development and some of the main achievements of the Vietnamese children's literature. A typical number of authors writing for children; These children's poems. And sense of purpose of bringing foreign literature taught in primary education program.



5. Học liệu

5.1. Tài liệu học tập

[1]. Lã Bắc Lý (2002), Văn học trẻ em, NXB Giáo dục

[2]. Trần Đức Ngôn - Dương Thu Hương (1998), Văn học thiếu nhi Việt Nam, NXB Giáo dục

[3]. Nông Thị Trang (2010), Đê cương bài giảng Văn học 2, Trường ĐHSP Thái Nguyên.



5.2. Tài liệu tham khảo

[4]. Cao Huy Đỉnh ( 1976), Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian. NXBKHXH, HN

[5]. Trần Hoàng (1998), Giáo trình văn học dân gian Việt Nam. NXBGD.

[6]. Vũ Ngọc Phan ( 1978) ,Tục ngữ, ca giao, dân ca. NXBKHXH.

[7]. Nguyễn Trường Phát (2000), Thi pháp văn học dân gian.NXBGD.

[8]. Hoàng Tiến Tựu (1990),Văn học dân gian Tập 1. NXBGD.

[9]. Lã Thị Bắc Lý (2000), Truyện viết cho thiểu nhi sau 1975, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

[10]. Vân Thanh ( 1999), Phác thảo Văn học thiếu nhi Việt Nam, NXB Khoa học xã hội.

[11]. Vân Thanh ( 2000), Văn học thiếu nhi như tôi được biết, NXB Kim Đồng

[12] Vân Thanh - Nguyên An (2003), Bách khoa thư văn học thiếu nhi Việt Nam, NXBTừ điển bách khoa.

[13] Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, 2, 3,4, 5

[14] Thơ Trần Đăng Khoa

6. Nhiệm vụ của sinh viên

6.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp ³ 80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Đọc các tài liệu liên quan (nêu trong phần Tài liệu học tập và tham khảo) theo định hướng của giảng viên.

- Chuẩn bị thảo luận theo các nội dung giáo viên yêu cầu.

- Hoàn thành các bài tập được giao.

6.2. Phần thí nghiệm, thực hành (nếu có)

6.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận (nếu có)

6.4. Phần khác (nếu có)

7. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:



  • Thảo luận, bài tập: 10%

  • Kiểm tra giữa học phần: 10%

  • Chuyên cần: 10%

  • Bài tập lớn, tiểu luận(nếu có): 20%

  • Điểm thi kết thúc học phần: 50%

  • Hình thức thi kết thúc học phần: viết tự luận

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.


tải về 2.18 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương