TRƯỜng đẠi học sư phạm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 2.18 Mb.
trang11/33
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích2.18 Mb.
#38590
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   33

TOÁN HỌC 1


(Mathematic 1)

Mã học phần: MAT231

1. Thông tin chung về môn học

- Số tín chỉ: 3 (Tổng : 60- LT: 30 - Thảo luận: 10- Bài tập: 20)

  • Loại học phần: Bắt buộc

  • Các học phần tiên quyết: Không có

  • Học phần học trước: Không có

  • Các học phần song hành: Không có

  • Các yêu cầu đối với học phần:

  • Bộ môn phụ trách học phần: Khoa học Tự nhiên.

2. Mục tiêu môn học

2.1 Về kiến thức

- Nắm được một số quan điểm và tư tưởng của lý thuyết tập hợp để người học có tầm nhìn sâu rộng và sâu sắc hơn đối với nội dung và phương pháp của môn Toán ở trường phổ thông nói chung và ở trường Tiểu học nói riêng.

- Hiểu được các khái niệm về tập hợp, quan hệ, ánh xạ; các khái niệm về biến cố ngẫu nhiên, xác suất, biến ngẫu nhiên và thống kê toán.

- Nắm được các phép toán trên tập hợp, các tính chất của quan hệ hai ngôi và ánh xạ, các phép toán lôgic.

- Nắm được các tính chất cơ bản của xác suất, các công thức tính xác suất, các số đặc trưng của biến ngẫu nhiên và các giá trị đặc trưng của mẫu quan sát.

- Nắm được nội dung dạy học yếu tố thống kê trong môn Toán ở trường tiểu học.



2.2. Kĩ năng.

- Sử dụng chính xác và thành thạo các ký hiệu và ngôn ngữ của lý thuyết tập hợp, các ký hiệu và ngôn ngữ của lôgic toán để đọc và hiểu các tài liệu toán học. Đồng thời, giúp người học trình bày chính xác, sáng sủa các kiến thức toán học khi học môn Toán ở bậc Đại học và giảng dạy môn Toán ở trường phổ thông.

- Vận dụng các kiến thức về tập hợp, ánh xạ, các phép suy luận và chứng minh trong dạy học toán.

- Phân tích các cấu trúc của các mệnh đề: phủ định, hội, tuyển, kéo theo, tương đương và xác định giá trị chân lý của chúng.

- Giải các bài toán về xác suất cổ điển, thiết lập hàm phân phối và tính các số đặc trưng của biến ngẫu nhiên, lập biểu đồ tần suất, tính các số đặc trưng mẫu, kiểm định giả thiết thống kê và giải toán về thống kê ở Tiểu học.

- Vận dụng để xử lý các bài toán xác suất thường gặp trong thực tế đời sống và nghiên cứu khoa học.



2.3. Thái độ

- Chủ động tìm tòi, phát hiện và khám phá các ứng dụng của lý thuyết tập hợp và lôgic mệnh đề trong dạy học môn Toán.

- Chủ động tìm tòi các ứng dụng của xác suất và thống kê để xử lý các bài toán thường gặp trong thực tế và nghiên cứu khoa học.
3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học

Học phần Toán học 1 gồm hai phần:

- Phần thứ nhất trình bày những khái niệm và kiến thức cơ bản của lý thuyết tập hợp: Khái niệm tập hợp và các phép toán trên tập hợp; Quan hệ hai ngôi, tính chất của quan hệ hai ngôi, quan hệ tương đương, quan hệ thứ tự và ánh xạ.

- Phần thứ hai đề cập những kiến thức cơ bản về xác suất và thống kê toán: Biến cố ngẫu nhiên và các phép toán trên biến cố; Xác suất và tính chất của xác suất; Biến ngẫu nhiên và hàm phân phối của biến ngẫu nhiên; Mẫu thống kê và các số đặc trưng của mẫu; Ước lượng tham số và kiểm định giả thiết thống kê; Yếu tố thống kê trong môn Toán ở tiểu học.



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh

Module of Mathematics 1 consists of two parts:

- The first part presents the concepts and basics of set theories: Concept sets and operations on sets; Binary relations, the properties of binary relations, equivalence relations, chronological and mapping relations

- The second part refers to the basic knowledge of probability and mathematical statistics: random event and the operations on events; Probability and nature of probability; Random variables and distribution functions of random variables; Statistical model and the characteristics of the modle; Parameter estimation and statistical hypothesis testing; Statistical factors in Mathematics in elementary school.



5. Học liệu

5.1. Tài liệu học tập:

[1] Lâm Thùy Dương, Đề cương bài giảng Toán học 1

[2] Trần Diên Hiển, Nguyễn Xuân Liêm, 2007, Cơ sở lý thuyết tập hợp và lôgic toán, NXBGD - NXB Đại học Sư phạm.

[3] Trần Diên Hiển - Nguyễn Văn Ngọc, 2013, Giáo trình Toán cao cấp I, NXB Đại học Sư phạm.



[4] Trần Diên Hiển - Vũ Viết Yên, 2013, Giáo trình Toán cao cấp II, NXB Đại học Sư phạm.

[5] Tống Đình Quỳ, 2003, Giáo trình Xác suất thống kê, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội



5.2. Tài liệu tham khảo:

[1] Đậu Thế Cấp - Trần Hoàng, 2001, Lý thuyết tập hợp và lôgic, NXB Đà Nẵng.

[2] Phan Hữu Chân - Trần Lâm Hách, 1997, Nhập môn lý thuyết tập hợp và lôgic, NXBGD.

[3] Phan Hữu Chân - Nguyễn Tiến Tài, 1998, Tập hợp và lôgic - Số học, NXBGD.

[4] Đỗ Ngọc Đạt, 1996, Lôgic toán và ứng dụng trong dạy học, NXBGD.

[5] Hoàng Xuân Sính - Nguyễn Mạnh Trinh, 1998, Tập hợp và lôgic, NXBGD

[6] Nguyễn Đình Hiền, 2006, Giáo trình Xác suất thống kê, NXB Đại học Sư phạm

[7] Trần Diên Hiển - Vũ Viết Yên, 2013, Nhập môn Lý thuyết xác suất và thống kê toán, NXBGD - NXB Đại học Sư phạm.

[8] Đào Hữu Hồ, 2006, Thống kê xã hội học, NXB Quốc gia Hà Nội.

[9] Đào Hữu Hồ, 2009, Hướng dẫn giải các bài toán xác suất thống kê, NXB Quốc gia Hà Nội,

[10] Tống Đình Quì, 2003, Hướng dẫn giải bài tập xác suất thống kê, NXB Quốc gia Hà Nội.

6. Nhiệm vụ của sinh viên:

6.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Đọc tài liệu trước khi lên lớp.

- Hoàn thành các bài tập được giao trong vở bài tập.



6.2. Phần bài tập lớn, tiểu luận

- Hoàn thành các bài tiểu luận được giao.



7. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:



  • Kiểm tra thường xuyên: 20%

  • Kiểm tra điều kiện: 20%

  • Chuyên cần: 10%

  • Điểm thi kết thúc học phần: 50%

- Hình thức thi kết thúc học phần: viết tự luận

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.




tải về 2.18 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương