TRƯỜng đẠi học sư phạm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam


PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI



tải về 2.18 Mb.
trang25/33
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích2.18 Mb.
#38590
1   ...   21   22   23   24   25   26   27   28   ...   33

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI


Nature and Social teaching methods

Mã học phần: NST431



1.Thông tin chung về môn học

Số tín chỉ: NST3 Số tiết: 45 Tổng: 45 LT

Loại môn học: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết: Không

Môn học trước: Cơ sở Tự nhiên và Xã hội 1; Cơ sở Tự nhiên và Xã hội 2

Môn học song hành: Không

Các yêu cầu đối với môn học

Bộ môn phụ trách: Khoa học tự nhiên

2. Mục tiêu của môn học

Về kiến thức:

- Phân tích được nội dung chương trình, cấu trúc SGK, SGV, môn TN-XH, Khoa học, Lịch sử và Địa lí ở tiểu học .

- Xác định được một số phương pháp đặc trưng, hình thức tổ chức dạy học, cách đánh giá môn TN-XH, Khoa học, Lịch sử và Địa lí ở tiểu học.

Về kĩ năng:

- Lựa chọn và sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực HS trong môn TN-XH, Khoa học, Lịch sử và Địa lí ở tiểu học.

- Lập kế hoạch bài học môn TN-XH, Khoa học, Lịch sử và Địa lí ở tiểu học theo hướng tích cực.

- Sử dụng có hiệu quả và tự làm một số đồ dùng dạy học đơn giản phục vụ môn học.

- Đánh giá kết quả học tập của HS theo định hướng mới

Về thái độ:

- Có ý thức cập nhật phương pháp, hình thức dạy học mới và thường xuyên rèn luyện năng lực sư phạm.



3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học

Môn học cung cấp cho người học một số kiến thức cơ bản về mục tiêu, đặc điểm, nội dung của các môn học về tự nhiên và xã hội ở tiểu học; Giới thiệu một số phương pháp và hình thức dạy học đặc trưng của các môn học về tự nhiên và xã hội; một số phương tiện dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn học Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lí.

Hướng dẫn lập kế hoạch bài học và dạy học các môn học Tự nhiên - Xã hội, Lịch sử và Địa lí; Khoa học ở tiểu học.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh

This course gives students a basic knowledge of the objectives, characteristics and content about nature and society in elementary school; Introduced a number of methods and forms of teaching subjects of nature and society; a means of teaching and assessment of learning outcomes subjects of Natural and Social Science, History and Geography.

Guide lesson planning and teaching objectives Nature - Society, History and Geography; Science in elementary school.

5. Tài liệu học tập

[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Tự nhiên - Xã hội và phương pháp dạy học Tự nhiên- Xã hội, Tài liệu dự án ĐTGV Tiểu học.

[2]. Nguyễn Thị Thấn, Nguyễn Thượng Giao, Đào Thị Hồng, Nguyễn Thị Hường, Nguyễn Tuyết Nga (2009). Giáo trình Phương pháp dạy học các môn học về tự nhiên và xã hội. NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[3]. SGK, SGV môn TN-XH, Khoa học, Lịch sử và Địa lí ở tiểu học.



6. Tài liệu tham khảo

7. Nhiệm vụ của sinh viên

7.1. Phần lý thuyết, bài tập thảo luận

- Dự lớp ≥ 80% tổng số thời lượng của học phần.

-Tham gia thảo luận

-Hoàn thành các bài tập được giao



7.2. Phần thực tế chuyên môn

-Dự giờ các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lí ở phổ thông (4 tiết tương ứng 4 nội dung).

-Phân tích, đánh giá giờ dạy.

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm:

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:

+ Thảo luận nhóm: 0,1

+ Bài tập cá nhân: 0,1

+ Chuyên cần: 0,1

+ Báo cáo thực tế chuyên môn: 0,2

+ Điểm thi kết thúc học phần: 0,5 (hình thức viết tự luận)

- Điểm học phần: điểm thành phần + điểm thi kết thúc học phần theo trọng số quy định.


PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC LỐI SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC


(Lifestyle Education Method for Primary school Students)

Mã học phần: LIS241

1.Thông tin chung về môn học

- Số tín chỉ: 4 (Tổng số: 60 Lý thuyết: 40 TH, TL: 28 TTMH: 12)

- Loại học phần: Bắt buộc

- Các học phần tiên quyết: Không có

- Học phần học trước: Không có

- Các học phần song hành: Không có

- Các yêu cầu đối với học phần (nếu có): tham gia 3 buổi thực tế môn học ở trường Tiểu học

- Bộ môn phụ trách học phần: Khoa học Tự nhiên.

2. Mục tiêu của môn học

2.1. Về kiến thức

- Hiểu được khái niệm, vai trò, đặc điểm, mục tiêu, nội dung, các con đường giáo dục giá trị sống và giáo dục kĩ năng sống.

- Biết được một số vấn đề về thực trạng giáo dục giá trị sống và giáo dục kĩ năng sống hiện nay.

- Hiểu rõ nội dung chương trình dạy học các môn học và hoạt động giáo dục để giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống.



2.2. Về kĩ năng

- Có khả năng tổ chức và tham gia một số hoạt động trải nghiệm, sáng tạo để rèn luyện giá trị sống và kĩ năng sống cho bản thân.

- Vận dụng có hiệu quả các kiến thức lí luận về giá trị sống và kĩ năng sống vào quá trình dạy học môn Giáo dục lối sống ở tiểu học.

- Có năng lực quản lí, hợp tác và làm việc theo nhóm hiệu quả.

- Có năng lực tự học, nghiên cứu và làm việc độc lập.

- Có năng lực ra quyết định và giải quyết vấn đề trong học tập.



2.3. Thái độ

- Tôn trọng bạn học và giáo viên.

- Tích cực, tự giác học và nghiên cứu tài liệu.

- Tích cực nghiên cứu, thảo luận nhóm.

- Tự tin thể hiện bản thân.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học

Môn học phân tích một số vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về giáo dục giá trị sống và giáo dục kĩ năng sống, làm cơ sở cho việc dạy học môn giáo dục lối sống ở trường tiểu học nói riêng và dạy học các môn học khác nói chung. Bên cạnh đó, môn học còn giúp người học hiểu về đặc điểm, vị trí, mục tiêu, nội dung của môn Giáo dục lối sống ở tiểu học; phân tích các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và cách kiểm tra đánh giá của giáo viên khi dạy học môn học đó.



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh

Course outline

The course analyzes a number of theoretical and practical issues of ​​living values education and life skills education, as a basis for teaching lifestyle education subjects and teaching other subjects in primary school. In addition, the course helps students understand the characteristics, location, objectives, content of lifestyle education subject in primary school; analysis methods, organizational forms of teaching and assessment of teachers when teaching the course.

5. Học liệu

5.1. Giáo trình và tài liệu học tập

[1]. Bộ GD- ĐT, Dự án Phát triển Giáo viên Tiểu học, 2007, Giáo dục sống khoẻ mạnh và kỹ năng sống trong dạy học Tự nhiên - xã hội ở tiểu học.

[2]. Bộ GD- ĐT, Vụ thể chất, 1998, Giáo dục kỹ năng sống trong giáo dục sức khoẻ cho học sinh Việt Nam. .

[3]. Trần Văn Dần, Trần Hồng Tâm, 1990. Giáo dục sức khỏe, NXB Giáo dục.

[4]. Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Hữu Dũng, Lưu Thu Thuỷ. Phương pháp dạy học Đạo đức (Giáo trình dùng trong các trường Sư phạm đào tạo giáo viên tiểu học hệ Cao đẳng Sư phạm và Sư phạm 12+2). NXB Giáo dục, 1997.

[5]. Nguyễn Hữu Hợp, 2006, Giáo trình phương pháp dạy học môn Đạo đức ở tiểu học, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

[6]. Nguyễn Thị Tính, 2009, Phương pháp dạy học đạo đức ở trường tiểu học, NXB Đại học Thái Nguyên.

[7]. UNESCO Hà Nội, 2003, Báo cáo của UNESCO về kỹ năng sống, “Hội thảo chất lư­ợng giáo dục và kỹ năng sống” Hà Nội 23- 25/ 10/2003.

[8]. UNESCO Hà Nội, 2003, Quan niệm về kỹ năng sống, Báo cáo tại “Hội thảo chất l­ượng giáo dục và kỹ năng sống” Hà Nội 23- 25/ 10/2003.



[9]. UNESCO Hà Nội và Viện chiến l­ược và ch­ương trình phát triển giáo dục, 2006, Tài liệu giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

[10]. UNESCO Hà Nội (2005), Học để cùng chung sống.



5.2. Tài liệu tham khảo

[11]. Lương Việt Thái (2011), Phát triển chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực người học, Báo cáo tổng kết đề tài mã số B.2008- 37-52- TĐ.

[12]. Boehrer, J. (1995), How to teach a case. Kennedy School of Government Case Programme, Case No C18-95-1285.0 available from http://www.ksgcase.harvard.edu

[13]. Brouwer, A. C.(2006), Life Skills Mapping in Vietnam. Ministry of Education and Training- Vietnam, National Institute for Education Strategy and Curriculum, Hanoi, UNESCO Hanoi Office.

[14]. Chu Shiu-Kee, Understanding Life skill, Báo cáo tại hội thảo “Chất lượng giáo dục và KNS”, Hà Nội 23- 25/10/2003. http://www.vox.no/upload/2830/C.Shiu-Kee.pdf ,19/01/2010

[15]. Darlene Manix (1995), Life Skills Activities for Secondary Students with Special Needs - Jossey - Bass - A Wiley Imprint.

[16]. Dorrothy I Ansell and Joan M. Morse (1994), Creative Life Skill Activities - Ansell & Associates.



6. Nhiệm vụ của sinh viên

6.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao trong sách bài tập.



6.2. Phần bài tập lớn, tiểu luận

- Tên bài tập lớn hoặc tiểu luận: Báo cáo tổng kết thực tế môn học ở trường tiểu học

- Yêu cầu cần đạt: trình bày trong khoảng 15 - 20 trang

Nội dung báo cáo ghi lại hoạt động dự giờ ở trường tiểu học, phân tích được các phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học mà giáo viên đã sử dụng trong tiết học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Đồng thời, đưa ra những đánh giá về tính hiệu quả của các hoạt động dạy học đã diễn ra và đề xuất những thay đổi phù hợp dựa trên ý kiến cá nhân và những tri thức học được qua môn học Phương pháp giáo dục lối sống cho học sinh tiểu học.



6.3 Thực tế chuyên môn

Thăm lớp, dự giờ môn Giáo dục lối sống ở trường tiểu học trong thời gian 3 buổi.




tải về 2.18 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   21   22   23   24   25   26   27   28   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương