TRƯỜng đẠi học sư phạm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 2.18 Mb.
trang19/33
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích2.18 Mb.
#38590
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   33

LÝ LUẬN VĂN HỌC


(Literary Theory)

Mã học phần: LIT 221

1. Thông tin chung về môn học

Số tín chỉ: 2 (Tổng số: 30 Lý thuyết: 20 TH, TL, BT: 20)

Loại học phần: Tự chọn

Các học phần tiên quyết: Không có

Học phần học trước: Không có

Các học phần song hành: Không có

Các yêu cầu đối với học phần: Không có

Bộ môn phụ trách học phần: Khoa học Xã hội.

2. Mục tiêu môn học

2.1 Về kiến thức

- Nắm vững và trình bày được nguồn gốc, vai trò, đặc trưng của văn học.

- Hiểu rõ những vấn đề cơ bản về thể loại văn học.

- Nắm vững bản chất của tác phẩm văn học và quá trình sáng tác của nhà văn.



2.2. Kỹ năng

- Có năng lực trình bày một vấn đề lý luận văn học dưới dạng tiểu luận.

- Có năng lực phân tích, đánh giá thực tiễn văn học.

- Có năng lực so sánh, đánh giá và phân tích các tác phẩm văn học thuộc các thể loại khác nhau.



2.3. Thái độ

- Có thái độ học tập nghiêm túc, có tác phong sư phạm.

- Có tình yêu văn học dân tộc và sự trân trọng những giá trị văn chương quá khứ.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học

Môn học cung cấp cho người học những tri thức cơ bản về nguồn gốc, vai trò, đặc trưng của văn học; về các thể loại văn học, về tác phẩm văn học và quá trình sáng tác của nhà văn. Từ đó, góp phần hình thành năng lực phân tích, đánh giá văn học một cách chính xác để nâng cao năng lực giảng dạy môn Tiếng Việt ở Tiểu học.



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh

Course outline

The subject provides students the basic knowledge about The course gives students the basic knowledge about the origin, role, characteristics of literature; about the literary genre, the literary work and creative process of the writer. From there, it contributes to forming analysis capacity, evaluation ability in literrary accurately to improve teaching Vietnamese in primary.



5. Học liệu

5.1. Tài liệu học tập

[1]. Nhiều tác giả, Lý luận văn học, NXB Giáo dục, H. 1999

[2]. Ngô Gia Võ, Đề cương bài giảng môn Lý luận văn học, Đại học Sư phạm- ĐH Thái Nguyên, 2014.

5.2. Tài liệu tham khảo

[3]. Mác- Ăng ghen, Về văn học và nghệ thuật, NXB Sự thật, H. 1996

[4]. Trần Đình Sử, Lý luận văn học, NXB Giáo dục, H. 2001

[5]. Nhiều tác giả, Văn học trong nhà trường, NXB Giáo dục, H. 2005

[6]. Nhiều tác giả, Những vấn đề cơ bản của lý luận văn học hiện đại, NXB Văn hóa Thông tin, H. 1998.

6. Nhiệm vụ của sinh viên

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Tích cực suy nghĩ, phát biểu, tranh luận trong giờ học.

- Chuẩn bị đầy đủ tư liệu cho các buổi thảo luận theo yêu cầu giảng viên.

- Hoàn thành các bài tập được giao trong sách bài tập.

7. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:



  • Thảo luận, bài tập: 10%

  • Kiểm tra giữa học phần: 10%

  • Chuyên cần: 10%

  • Bài tập lớn, tiểu luận (nếu có): 20%

  • Điểm thi kết thúc học phần: 50%

  • Hình thức thi kết thúc học phần: viết tự luận

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

MĨ HỌC


(Aesthetics)

Mã học phần: AES221

1. Thông tin chung về môn học

Số tín chỉ: 2 (Tổng số: 30 Lý thuyết: 20; TL: 20)

Loại học phần: Tự chọn

Các học phần tiên quyết: Không có

Học phần học trước: Không có

Các học phần song hành: Không có

Các yêu cầu đối với học phần (nếu có):

+ Sinh viên phải có đầy đủ đề cương môn học, kế hoạch học tập, giáo trình, tài liệu tham khảo.

+ Sinh viên có khả năng tự học, tự nghiên cứu, hợp tác với nhóm và GV; có nhu cầu tìm tòi, khám phá, trải nghiệm thực tế, đặt câu hỏi, nêu vấn đề sau đó tìm cách giải quyết hoặc xin tư vấn của chuyên gia.

+ Sinh viên phải làm đầy đủ bài tập và thực hành các kĩ năng theo sự hướng dẫn của GV.



Bộ môn phụ trách học phần: Khoa học Xã hôị

2. Mục tiêu môn học

2. 1. Về kiến thức

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức chung nhất về mĩ học như:

- Lịch sử Mĩ học.

- Đối tượng của Mĩ học.

- Vai trò của Mĩ học với đời sống.

- Quan hệ thẩm mĩ

- Khách thể thẩm mĩ

- Chủ thể thẩm mĩ.

- Những vấn đề chung về nghệ thuật.

2.2. Về kĩ năng/ năng lực: Hình thành và phát triển các năng lực sau:

- Năng lực nắm vững những kiến thức chung nhất về mĩ học như: Khái niệm; Lịch sử mĩ học; Đối tượng của mĩ học; Các quan niệm khác nhau về đối tượng thẩm mĩ.

- Năng lực vận dụng những vấn đề lý luận về mỹ học vào thực tiễn cuộc sống

- Năng lực nhận thức, đóng góp, sáng tạo, bảo vệ cái đẹp

- Năng lực tự phòng ngừa, "miễn dịch" hiệu quả với những loại văn hóa phẩm độc hại, phản động; Khắc phục được tình trạng lệch lạc thị hiếu, lý tưởng thẩm mỹ và lối sống thực dụng, cá nhân, vị kỷ, xem thường những giá trị văn hóa của dân tộc, có quan niệm không đúng về cái đẹp, cái xấu, cái bi, cái hài...

- Năng lực cảm thụ, thưởng thức, đánh giá và hoạt động theo những tiêu chí của cái đẹp.

- Năng lực tiếp nhận và cảm thụ thẩm mĩ trên rất nhiều bình diện làm cho cảm xúc thẩm mĩ của con người ngày một tinh tế, nhạy bén



3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học

Môn học nhằm trang bị cho người học những kiến thức chung nhất về Mỹ học như: Khái niệm mĩ học; Các phạm trù mĩ học cơ bản; Bản chất và chức năng của nghệ thuật; Đặc trưng của nghệ thuật. Đây là những kiến thức cơ sở cần thiết giúp gười học cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong nghệ thuật cũng như trong thực tế cuộc sống.



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh

Course outline

Subject for equip people learnned with knowledges is most general about aesthetics as: The concept of aesthetics; The basic aesthetic categories; The nature and function of art; Characteristic of art. This is the basic knowledge necessary to help students feel good and beauty in art as well as in real life.



5. Học liệu

5.1. Tài liệu học tập.

[1] Lê Văn Dương, Lê Đình Lục, Lê Hồng Vân ( 2011), Mĩ học đại cương, NXB Giáo dục Việt Nam.

[2] Đỗ Văn Khang - Đỗ Huy (1985),Mỹ học Mác - Lênin, NXBĐH & THCN, Hà Nội.

[3] Đỗ Huy (1996), M hc vi tư cách là khoa hc, NXB Chính trị Quốc gia HN



5.2. Tài liệu tham khảo

[4] Nguyễn Đại ( 2002), Mỹ học Mác - LêNin, NXB Chính trị quốc gia HN

[5] Hoài Lam (1979), Tìm hiểu Mỹ học Mác - Lênin, NXB Văn hóa, Hà Nội

[6] Iu. Lukin, V. Xcacherơsicôp(1984), Nguyên lý Mỹ học Mác - Lênin, NXB Sách giáo khoa Mác - Lênin, Hà Nội.

[7] Nguyễn Văn Phúc ( 1995), Cái đạo đức và cái thẩm mĩ trong cuộc sống và trong nghệ thuật, NXB Chính trị Quốc gia HN.

[8] Vũ Minh Tâm (1998), Mỹ học và giáo dục thẩm mỹ, NXBGD HN



[9] Lê Ngọc Trà (Chủ biên)( 1994), Mỹ học đại cương, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

6. Nhiệm vụ của sinh viên

6.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp ³ 80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Đọc các tài liệu liên quan (nêu trong phần Tài liệu học tập và tham khảo) theo định hướng của giảng viên.

- Chuẩn bị thảo luận theo các nội dung giáo viên yêu cầu.

- Hoàn thành các bài tập được giao.

6.2. Phần thí nghiệm, thực hành (nếu có)

6.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận (nếu có)

6.4. Phần khác (nếu có)

7. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:



  • Thảo luận, bài tập: 10%

  • Kiểm tra giữa học phần: 10%

  • Chuyên cần: 10%

  • Bài tập lớn, tiểu luận(nếu có): 20%

  • Điểm thi kết thúc học phần: 50%

  • Hình thức thi kết thúc học phần: viết tự luận

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI

History of Civilization

Mã học phần: HIC321

1. Thông tin chung về môn học

Số tín chỉ: 2 Số tiết: Tổng: 30 LT: 21 BT: 6 TL: 12

Loại môn học: Tự chọn

Các học phần tiên quyết:

Môn học trước:

Môn học song hành:

Các yêu cầu đối với môn học (nếu có):

Bộ môn phụ trách: Bộ môn Lịch sử Thế giới

2. Mục tiêu của môn học

Kiến thức

Sinh viên nắm được những kiến thức cơ bản và hệ thống về các nội dung chính của lịch sử văn minh thế giới gồm: Khái niệm văn hóa, văn minh; Lịch sử phát triển nền văn minh nhân loại từ khi hình thành đến nay; Các thành tựu văn minh nhân loại; Sự tiếp xúc và giao thoa giữa các nền văn minh trên thế giới.



Kỹ năng

- Phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử, hiểu đúng bản chất các sự kiện lịch sử và mối quan hệ gữa chúng, từ đó khái quát và rút ra được đặc điểm và quy luật lịch sử.

- Thông qua các hình thức như thảo luận, làm việc theo nhóm, sinh viên sẽ được rèn luyện kỹ năng thuyết trình và làm việc theo nhóm.

- Vận dụng và phối hợp tốt các phương pháp thống kê, so sánh, lịch đại, phương pháp lịch sử và lôgic.

- Rèn luyện kỹ năng chọn lọc, đọc và phân tích tư liệu (giáo trình, các tài liệu tham khảo). Có tư duy độc lập, sáng tạo trong phân tích và vận dụng những kiến thức lịch sử văn minh vào học tập, nghiên cứu và giảng dạy ở trường THPT sau này.

Thái độ

Tạo cho sinh viên hứng thú tìm hiểu và nghiên cứu về lịch sử văn minh thế giới. Người học có nhận thức đúng và đánh giá khách quan về những sự kiện, nhân vật lịch sử thế giới cận đại. Giúp sinh viên xác định được khả năng cá nhân, từ đó đề ra định hướng trong học tập và nghiên cứu cũng như công tác sau nay.

Sau khi học môn học này, sinh viên cần đạt được những yêu cầu sau:

- Xác định rõ nội dung các vấn đề cơ bản của môn học



3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học

Môn học này nhằm cung cấp cho sinh viên những hiểu biết về: Những vấn đề lý luận chung về văn minh; Các nền văn minh trong lịch sử: sự xuất hiện, các thành tựu, sự suy tàn và tính kế thừa.



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

This subject provides to students the basic knowledge about: The subject studies general theoretical issues concerning civilization, different civilizations in history, the achievements, the declinations, and the inheritances.



5. Tài liệu học tập:

1. Lê Phụng Hoàng (chủ biên) (1999), Lịch sử văn minh thế giới, NXB Giáo dục, HN

2. Vũ Dương Ninh (chủ biên) (2001), Lịch sử văn minh thế giới, NXB Giáo dục, HN

6. Tài liệu tham khảo

3. Almanach - những nền văn minh thế giới (1995), NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội.

4. Đỗ Đình Hãng (1993), Những nền văn minh rực rỡ cổ xưa, Tập II: Văn minh Trung Quốc, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.

5. Đỗ Đình Hãng, Đinh Trung Kiên (1996), Những nền văn minh rực rỡ cổ xưa, Tập III: Văn minh Hi Lạp, Văn minh La Mã, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.

6. Lê Phụng Hòang (2000), Các công trình kiến trúc trong lịch sử thế giới cổ trung đại, NXBGD, Hà Nội

7. Nguyễn Quốc Hùng, Đỗ Đình Hãng, Đinh Trung Kiên (1993), Những nền văn minh rực rỡ cổ xưa, Tập I: Văn minh Ai Cập, Tây Á, Ấn Độ, Nxb Quân đội nhân dân, HN

8. Lương Ninh (chủ biên) (1998), Lịch sử văn hóa thế giới cổ trung đại, NXB Giáo dục, Hà Nội.

9. Samuel Hungtington (2005), Sự va chạm của các nền văn minh, Nxb Lao động, HN

10. Tề Mộng Vi (2010), Tìm lại nền văn minh Hi Lạp cổ xưa, NXB Lao động, Hà Nội.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.



8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số 50% và được phân bổ như sau: a + b + c = 50%

+ Điểm chuyên cần (a): 1

+ Điểm thường xuyên (b): 1

+ Điểm định kì (c): 1

- Điểm kiểm tra bài 1

- Điểm kiểm tra bài 2

- Điểm thi kết thúc học phần: có trọng số 50%

- Hình thức thi: Viết

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.




tải về 2.18 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương