TRƯỜng đẠi học sư phạm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam


BỒI DƯỠNG HỌC SINH TÀI NĂNG TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC



tải về 2.18 Mb.
trang30/33
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích2.18 Mb.
#38590
1   ...   25   26   27   28   29   30   31   32   33

BỒI DƯỠNG HỌC SINH TÀI NĂNG TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC


(FOSTERING TALENTED STUDENTS ENGLISH IN PRIMARY SCHOOLS)

Mã học phần: DTV221

1. Thông tin chung về môn học

Số tín chỉ: 2 (Tổng số: 30 Lý thuyết: 20 TH, TL: 10 TTMH: )

Loại học phần: Tự chọn

Các học phần tiên quyết: Không có

Học phần học trước: Không có

Các học phần song hành: Không có

Các yêu cầu đối với học phần (nếu có):

Bộ môn phụ trách học phần: Khoa học Xã hội.

2. Mục tiêu môn học

2.1 Về kiến thức

- Trình bày được những vấn đề cơ bản về lí luận bồi dưỡng học sinh tài năng Tiếng Việt: ý nghĩa, sự cần thiết của bồi dưỡng học sinh tài năng Tiếng Việt, nội dung và phương pháp bồi dưỡng học sinh tài năng Tiếng Việt.

- Trình bày được những định hướng của việc bồi dưỡng học sinh tài năng Tiếng Việt: bám sát mục tiêu chương trình Tiếng Việt ở tiểu học, đề cao sự sáng tạo, tính tích cực của học sinh.

- Trình bày được những vấn đề cơ bản về bồi dưỡng hứng thú và vốn sống cho học sinh tài năng: phát hiện những học sinh có hứng thú học tập và năng khiếu Tiếng Việt.

- Trình bày được những vấn đề cơ bản về bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng Tiếng Việt cho học sinh: Các kiến thức, kĩ năng về ngữ âm, chữ viết, chính tả, câu, liên kết câu , cảm thụ văn học , rèn kĩ năng viết đoạn văn, bài văn.

2.2. Kỹ năng

- Áp dụng các khái niệm, phương pháp, quy trình đã học vào xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh.

- Quản lí và làm việc theo nhóm hiệu quả

- Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch dạy học.

- Phân bố và sử dụng thời gian hiệu quả

- Có năng lực học tập và làm việc độc lập và hợp tác.

- Có năng lực tôn trọng sự khác biệt

- Ra các quyết định khôn ngoan.



2.3. Thái độ

- Hình thành ở người học tác phong, thái độ của nhà sư phạm.

- Tác phong làm việc theo kế hoạch, kế hoạch hoá công việc.

- Tác phong sâu sát trong các công việc, thường xuyên kiểm tra, đánh giá học sinh trong các hoạt động.

- Thái độ bình tĩnh, tự tin khi tiếp xúc với các đối tượng học sinh và khi triển khai các kế hoạch tổ chức các hoạt động dạy học ở tiểu học.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học

Bồi dưỡng học sinh tài năng Tiếng Việt ở Tiểu học trình bày những căn cứ, cơ sở khoa học của việc bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt, đưa ra những biện pháp bồi dưỡng hứng thú và vốn sống cho học sinh, các phạm vi kiến thức và kĩ năng Tiếng Việt, những cách thức xây dựng bài tập Tiếng Việt và tổ chức thực hiện các bài tập Tiếng Việt bổ trợ, nâng cao, các đề thi học sinh giỏi và trò chơi Tiếng Việt.



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh

Course outline

Fostering talented Vietnamese students in primary school presented the bases, scientific basis of fostering good students Vietnamese, give these measures fostering interest and capital life for students, the range of knowledge and skills of Vietnamese, the ways to build Vietnamese exercises and implementation supporting Vietnamese exercises, advanced, the exam good students and Vietnamese games.



5. Học liệu

5.1 Giáo trình chính

[1] Trần Thị Kim Hoa (2014), Đề cương bài giảng Bồi dưỡng học sinh tài năng Tiếng Việt ở Tiểu học



5.2 Tài liệu tham khảo

[2] Lê Phương Nga (2009), Giáo trình Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt ở Tiểu học.

[3] Lê Phương Nga (chủ biên) (2009), Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học, tập 1 + 2, NXB Giáo dục.

[4] Bộ Giáo dục Đào tạo (2010), SGK, SGV môn Tiếng Việt, lớp 2,3,4,5.

[5] Phan Phương Dung, Đặng Kim Nga (2011), Hoạt động giao tiếp với dạy học Tiếng Việt ở tiểu học, NXB Đại học Sư phạm.

[6] Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), Hỏi đáp về dạy học Tiếng Việt 2, 3, 4, 5, NXB Giáo dục 2003, 2004, 2005, 2006.

[7] Nguyễn Minh Thuyết, Hoàng Hòa Bình (2012), Phương pháp dạy học tiếng Việt nhìn từ tiểu học, NXB Giáo dục.



6. Nhiệm vụ của sinh viên

6.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao trong sách bài tập.



6.2. Phần bài tập lớn, tiểu luận

6.3 Thực tế chuyên môn

7. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:



  • Thảo luận, bài tập: 10%

  • Kiểm tra giữa học phần: 10%

  • Chuyên cần: 10%

  • Bài tập lớn, tiểu luận(nếu có): 20%

  • Điểm thi kết thúc học phần: 50%

  • Hình thức thi kết thúc học phần: viết tự luận

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

CHUYÊN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở TIỂU HỌC


(Special Subject of Teaching Mathematics Methodology in Elementary School)

Mã học phần: STM231

1. Thông tin chung về môn học

Số tín chỉ: 4 (Tổng số: 45 Lý thuyết: 30 TH, TL: 21 TTMH: 9)

Loại học phần: Tự chọn

Các học phần tiên quyết: Không có

Học phần học trước: Không có

Các học phần song hành: Không có

Các yêu cầu đối với học phần (nếu có): tham gia 3 buổi thực tế môn học ở trường Tiểu học

Bộ môn phụ trách học phần: Khoa học Tự nhiên.

2. Mục tiêu môn học

2.1 Về kiến thức

- Trình bày được những vấn đề cơ bản về lí luận dạy và học tích cực: khái niệm tính tích cực, phương pháp DH tích cực; định hướng đổi mới PPDH;

- Phân biệt được những điểm khác nhau cơ bản giữa hai mô hình DH truyền thống và DH tích cực.

- Trình bày được những vấn đề cơ bản về quan niệm kĩ thuật dạy học và một số kĩ thuật dạy học tích cực: kĩ thuật đặt câu hỏi hiệu quả, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật học theo góc; kĩ thuật sử dụng sơ đồ tư duy.

- Trình bày được những vấn đề cơ bản về hình thức tổ chức DH và các hình thức tổ chức DH thường sử dụng trong DH môn Toán ở tiểu học

2.2. Kỹ năng

- Áp dụng các khái niệm, nguyên lý, quy trình đã học vào xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh

- Quản lí và làm việc theo nhóm hiệu quả

- Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch dạy học

- Phân bố và sử dụng thời gian hiệu quả

- Có năng lực học tập và làm việc độc lập và hợp tác.

- Có năng lực tôn trọng sự khác biệt

- Ra các quyết định khôn ngoan.



2.3. Thái độ

- Hình thành ở người học tác phong, thái độ của nhà sư phạm.

- Tác phong làm việc theo kế hoạch, kế hoạch hoá công việc.

- Tác phong sâu sát trong các công việc, thường xuyên kiểm tra, đánh giá học sinh trong các hoạt động.

- Thái độ bình tĩnh, tự tin khi tiếp xúc với các đối tượng học sinh và khi triển khai các kế hoạch tổ chức các hoạt động dạy học ở tiểu học.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học

Chuyên đề PPDH Toán trình bày những cơ sở lí luận cơ bản về dạy học tích cực, đưa ra những so sánh, đối chiếu giữa mô hình dạy học truyền thống và mô hình dạy học tích cực. Đồng thời, giới thiệu một số kĩ thuật và hình thức tổ chức dạy học trên lớp theo hướng tích cực vào quá trình dạy học môn Toán ở tiểu học.



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh

Course outline

Special Subject of Teaching Mathematics Methodology introduces fundamental problems of teaching Mathematics at Primary School in a positive outlock and gives out the comparison of two teaching and learning models: traditional and modern instruction. It also recommends some active technologies of teaching and some methods to organize the learning and teaching process.



5. Học liệu

5.1 Giáo trình chính

[1] Lê Thị Thu Hương (2014), Chuyên đề Phương pháp dạy học Toán ở tiểu học, Đề cương NXB Đại học Thái Nguyên.



5.2 Tài liệu tham khảo

[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Sách giáo khoa Toán 1, 2, 3, 4, 5. NXB Giáo dục.

[3]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Chương trình tiểu học, NXB Giáo dục.

[4] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dạy và học tích cực. Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học, Tài liệu của dự án Việt Bỉ vê đào tạo giáo viên tiểu học.

[5] Đỗ Đồng Hoàn - Vũ Quốc Chung - Vũ Dương Thụy - Đỗ Trung Hiệu, Phát triển Phương pháp dạy học Toán Tiểu học, NXB ĐH Sư phạm, 2010

[6] Đỗ Trung Hiệu - Đỗ Đình Hoan - Vũ Dương Thụy - Vũ Quốc Chung (1999), Phương pháp dạy học môn Toán ở tiểu học, NXB Giáo dục.

6. Nhiệm vụ của sinh viên

6.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao trong sách bài tập.



6.2. Phần bài tập lớn, tiểu luận

- Tên bài tập lớn hoặc tiểu luận: Báo cáo tổng kết thực tế môn học ở trường tiểu học

- Yêu cầu cần đạt: trình bày trong khoảng 15 - 20 trang

Nội dung báo cáo ghi lại hoạt động dự giờ ở trường tiểu học, phân tích được các phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học mà giáo viên đã sử dụng trong tiết học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Đồng thời, đưa ra những đánh giá về tính hiệu quả của các hoạt động dạy học đã diễn ra và đề xuất những thay đổi phù hợp dựa trên ý kiến cá nhân và những tri thức học được qua môn học Chuyên đề PPDH Toán ở TH.



6.3 Thực tế chuyên môn

Thăm lớp, dự giờ môn Toán ở trường tiểu học trong thời gian 3 buổi.



7. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:



  • Thảo luận, bài tập: 10%

  • Kiểm tra giữa học phần: 10%

  • Chuyên cần: 10%

  • Bài tập lớn, tiểu luận(nếu có): 20%

  • Điểm thi kết thúc học phần: 50%

  • Hình thức thi kết thúc học phần: viết tự luận

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.


tải về 2.18 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   25   26   27   28   29   30   31   32   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương