TRƯỜng đẠi học sư phạm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam


CHUYÊN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC



tải về 2.18 Mb.
trang31/33
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích2.18 Mb.
#38590
1   ...   25   26   27   28   29   30   31   32   33

CHUYÊN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC


(Special Subject of Teaching Vietnamese in Elementary School)

Mã học phần: STV 231

1. Thông tin chung về môn học

Số tín chỉ: 3 (Tổng số: 45 Lý thuyết: 30 TH, TL: 21 TTMH: 9)

Loại học phần: Tự chọn

Các học phần tiên quyết: Không có

Học phần học trước: Không có

Các học phần song hành: Không có

Các yêu cầu đối với học phần (nếu có): tham gia 3 buổi thực tế môn học ở trường Tiểu học

Bộ môn phụ trách học phần: Khoa học Xã hội.

2. Mục tiêu môn học

2.1. Về kiến thức:

- Nắm được những vấn đề chung về khoa học giao tiếp (khái niệm, chức năng và các nhân tố giao tiếp, văn hóa giao tiếp)

- Phân tích, lý giải được các nguyên tắc hướng vào giao tiếp trong dạy học tiếng Việt.

- Nắm được quan điểm giao tiếp trong dạy học Tiếng Việt.

- Hiểu được thế nào là phương pháp giao tiếp.

- Xác định được vị trí, mục tiêu và những cơ sở khoa học xây dựng chương trình môn Tiếng Việt ở tiểu học.

- Nắm được quan điểm giao tiếp chi phối đến xây dựng cấu trúc, nội dung của chương trình; tổ chức dạy học rèn các kĩ năng tiếng Việt và lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học Tiếng Việt ở tiểu học.

2.2. Về kĩ năng

- Hình thành được một số kĩ năng dạy học cơ bản như kĩ năng phân tích chương trình, phân tích cấu trúc bài học, môn học; kĩ năng thiết kế bài học; kĩ năng lựa chọn phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp dựa trên trình độ học sinh và những điều kiện dạy học khác nhau.

- Có kĩ năng vận dụng định hướng dạy học, các phương pháp và hình thức để tổ chức dạy học tiếng Việt cho học sinh tiểu học theo quan điểm giao tiếp; giúp học sinh tiểu học rèn luyện các kĩ năng giao tiếp tiếng Việt nghe, nói, đọc, viết đạt hiệu quả cao.

2.3. Về thái độ

Người học hiểu rõ khả năng của tiếng Việt trong hoạt động giao tiếp, từ đó tích cực, chủ động trau dồi vốn sống, vốn kiến thức giao tiếp tiếng Việt; thấy được khả năng to lớn của tiếng Việt trong việc trao đổi nhận thức tư tưởng, tình cảm của con người trong xã hội, góp phần giúp học sinh sử dụng tốt tiếng Việt vào hoạt động giao tiếp và học tập.



3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học

Chuyên đề phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học là môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức và những kĩ năng dạy học Tiếng Việt ở trường phổ thông theo quan điểm giao tiếp, giúp học viên có năng lực tổ chức quá trình chiếm lĩnh tiếng mẹ đẻ cho học sinh tiểu học. Đồng thời nắm vững sự chi phối của quan điểm giao tiếp đến mục tiêu, nội dung của chương trình; các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học rèn các kĩ năng tiếng Việt ở tiểu học.



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh

Thematic approach to teaching Vietnamese primary school are subject equips students with the knowledge and skills taught in Vietnamese schools communication perspective, to help students with organizational capacity processes dominate the native language for elementary students. At the same time mastering the dominant viewpoint to communicate objectives and content of programs; methods and organizational forms of teaching Vietnamese forging skills in elementary school.



5. Học liệu

5.1 Giáo trình chính

[1] Đặng Thị Lệ Tâm (2015), Chuyên đề phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học, Đề cương bài giảng, NXB Đại học Thái Nguyên.



5.2 Tài liệu tham khảo

[2] Đặng Kim Nga (chủ biên) (2014), Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học, tập 1 + 2, NXB Giáo dục.

[3] Bộ Giáo dục Đào tạo (2010), SGK, SGV môn Tiếng Việt, lớp 2,3,4,5.

[4] Phan Phương Dung, Đặng Kim Nga (2011), Hoạt động giao tiếp với dạy học Tiếng Việt ở tiểu học, NXB Đại học Sư phạm.

[5] Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), Hỏi đáp về dạy học Tiếng Việt 2, 3, 4, 5, NXB Giáo dục 2003, 2004, 2005, 2006.

[6] Nguyễn Minh Thuyết, Hoàng Hòa Bình (2012), Phương pháp dạy học tiếng Việt nhìn từ tiểu học, NXB Giáo dục.

[7] Nguyễn Trí (2008), Một số vấn đề dạy hội thoại cho học sinh tiểu học, NXB Giáo dục.

6. Nhiệm vụ của sinh viên

6.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao trong sách bài tập.



6.2. Phần bài tập lớn, tiểu luận

- Tên bài tập lớn hoặc tiểu luận: Báo cáo tổng kết thực tế môn học ở trường tiểu học

- Yêu cầu cần đạt: trình bày trong khoảng 15 - 20 trang

Nội dung báo cáo ghi lại hoạt động dự giờ ở trường tiểu học, phân tích được các phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học mà giáo viên đã sử dụng trong tiết học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Đồng thời, đưa ra những đánh giá về tính hiệu quả của các hoạt động dạy học đã diễn ra và đề xuất những thay đổi phù hợp dựa trên ý kiến cá nhân và những tri thức học được qua môn học Chuyên đề Phương pháp dạy học Tiếng Việt tiểu học.

6.3 Thực tế chuyên môn

Thăm lớp, dự giờ môn Tiếng Việt ở trường tiểu học trong thời gian 3 buổi.



7. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:



  • Thảo luận, bài tập: 10%

  • Kiểm tra giữa học phần: 10%

  • Chuyên cần: 10%

  • Bài tập lớn, tiểu luận(nếu có): 20%

  • Điểm thi kết thúc học phần: 50%

  • Hình thức thi kết thúc học phần: viết tự luận

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

CHUYÊN ĐỀ VĂN

Mã học phần: SSL221

1. Thông tin chung về môn học

Số tín chỉ: 02 (Tổng số: 30 Lý thuyết: 20 TH, TL, BT: 20 )

Loại học phần: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết: Văn học 1

Học phần học trước: Văn học 2

Các học phần song hành: Không có

Các yêu cầu đối với học phần: Không có

Bộ môn phụ trách học phần: Khoa học Xã hội.

2. Mục tiêu môn học

2.1 Về kiến thức

- Nắm vững và trình bày được khái niệm tác phẩm văn học và tác phẩm văn học ưu tú.

- Hiểu rõ và trình bày được những vấn đề quan trọng trong tác phẩm văn học như: đề tài, chủ đề, tư tưởng chủ đề, cấu trúc, hình tượng nghệ thuật, nhân vật, thể loại…

- Nắm vững và trình bày được những tác giả, tác phẩm ưu tú trong nền văn học dân tộc qua các thời kỳ.



2.2. Kỹ năng

- Hoàn thiện kỹ năng phân tích tác phẩm văn học, kỹ năng trình bày một vấn đề về tác giả, về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm dưới dạng tiểu luận (nói và viết).

- Có năng lực phát hiện vẻ đẹp của tác phẩm văn học, biết cách giáo dục tình yêu quê hương đất nước, giáo dục những giá trị văn hoá đạo đức truyền thống, giáo dục tình yêu nghệ thuật cho học sinh tiểu học.

2.3. Thái độ

- Có thái độ học tập nghiêm túc.

- Có niềm say mê tác phẩm văn học ưu tú.

- Có ý thức tự đọc, tự học để phát triển trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

- Có rung cảm thẩm mĩ và có ý thức truyền rung cảm thẩm mĩ cho học sinh.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học

Môn học cung cấp cho người học kiến thức chuyên sâu về tác phẩm văn học và tác phẩm văn học ưu tú, những vấn đề lý luận về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của tác phẩm văn học; giúp người học nắm được quá trình sáng tác, những vấn đề về cuộc đời, sự nghiệp và phong cách nhà văn; giới thiệu những tác giả và tác phẩm ưu tú trong nền văn học viết dân tộc qua các thời kỳ; phân tích, giảng bình những tác phẩm ưu tú chọn lọc trong chương trình.



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh

Course outline

The course provides students in-depth knowledge of literary works and elite literary works, the theoretical issues of ideological content and artistic form in literary works; helps students understand the creative process, the problem of the life, career and style of writers; introduces the author and elite literary works in nation written literature through the ages; analysis, commentary elite literary works of programs.



5. Học liệu

5.1. Giáo trình chính

[1]. Nhiều tác giả, Lí luận văn học, NXB Giáo dục, H.1999.

[2]. Ngô Gia Võ, Đề cương bài giảng Chuyên đề văn, Đại học Thái Nguyên, 2001.

5.2. Tài liệu tham khảo

[5]. Nhiều tác giả, Nguyễn Du, về tác gia tác phẩm, NXB Giáo dục, H.1995.

[6]. Nhiều tác giả, Hồ Xuân Hương, về tác gia, tác phẩm, NXB Giáo dục, H.1995.

[7]. Nhiều tác giả, Nam Cao, về tác gia, tác phẩm NXB Giáo dục, H.1999.

[8]. Nhiều tác giả, Nguyễn Tuân, về tác gia, tác phẩm, NXB Giáo dục, H. 1999

[9]. Nhiều tác giả, Quang Dũng,về tác gia, tác phẩm, NXB Giáo dục, H. 2001

[10]. Nhiều tác giả, Hồ Chí Minh, về tác gia, tác phẩm, NXB Giáo dục, H. 1999

[11]. Nhiều tác giả, Nguyễn Đình Thi, về tác gia, tác phẩm, NXB Giáo dục, H. 2005.

6. Nhiệm vụ của sinh viên

6.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Tích cực suy nghĩ, phát biểu, tranh luận trong giờ học.

- Chuẩn bị đầy đủ tư liệu cho các buổi thảo luận theo yêu cầu giảng viên.

- Hoàn thành các bài tập được giao trong sách bài tập.

6.2. Phần bài tập lớn, tiểu luận

- Tên bài tập lớn hoặc tiểu luận:

+ Sáng tạo độc đáo của Nguyễn Du trong Truyện Kiều.

+ Sáng tạo độc đáo của Nam Cao trong truyện ngắn Chí Phèo.

- Yêu cầu cần đạt: trình bày trong khoảng 15 - 20 trang/1 bài.



7. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:



  • Thảo luận, bài tập: 10%

  • Kiểm tra giữa học phần: 10%

  • Chuyên cần: 10%

  • Bài tập lớn, tiểu luận(nếu có): 20%

  • Điểm thi kết thúc học phần: 50%

  • Hình thức thi kết thúc học phần: viết tự luận

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.


tải về 2.18 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   25   26   27   28   29   30   31   32   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương