TRƯỜng đẠi học sư phạm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam


PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP CHO HỌC SINH TIỂU HỌC



tải về 2.18 Mb.
trang29/33
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích2.18 Mb.
#38590
1   ...   25   26   27   28   29   30   31   32   33

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

QUA MÔN TIẾNG VIỆT


(Development of communicative competence for elementary school students across subjects Vietnamese)

Mã học phần: CTV 221

1. Thông tin chung về môn học

Số tín chỉ: 3 (Tổng số: 30 Lý thuyết: 20 TH, TL: 20)

Loại học phần: Tự chọn

Các học phần tiên quyết: Không có

Học phần học trước: Không có

Các học phần song hành: Không có

Các yêu cầu đối với học phần (nếu có):

Bộ môn phụ trách học phần: Khoa học Xã hội.

2. Mục tiêu môn học

2.1. Về kiến thức:

- Nắm vững những khái niệm cơ bản: giao tiếp, văn hóa giao tiếp, năng lực giao tiếp, các thành tố của năng lực giao tiếp.

- Xác định được mối quan hệ giữa các năng lực giao tiếp để giao tiếp đạt hiệu quả.

- Nắm được nội dung dạy học giao tiếp trong chương trình Tiếng Việt tiểu học.



2.2. Về kĩ năng

- Hình thành, phát triển năng lực giao tiếp nghe nói đọc viết cho học sinh tiểu học qua các phân môn cụ thể.

- Phát triển năng lực giao tiếp cho HS đạt đến trình độ cao: năng lực giao tiếp có văn hóa, phù hợp với mọi hoàn cảnh, đối tượng giao tiếp.

2.3. Về thái độ

- Góp phần hình thành thái độ và thế giới quan sư phạm trong dạy học cho người học.

- Thể hiện tính sáng tạo trong việc vận dụng các phương pháp dạy học tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp; từ đó yêu quý, trân trọng tiếng Việt, góp phần làm cho tiếng Việt ngày càng thêm giàu đẹp.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học

Phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh tiểu học qua môn Tiếng Việt là môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức và những kĩ năng dạy học Tiếng Việt ở trường phổ thông theo quan điểm giao tiếp, giúp học viên có năng lực tổ chức quá trình chiếm lĩnh tiếng mẹ đẻ cho học sinh tiểu học. Đồng thời phát triển năng lực giao tiếp cho HS đạt đến trình độ cao: năng lực giao tiếp có văn hóa, phù hợp với mọi hoàn cảnh, đối tượng giao tiếp

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh

Developing communicative competence for elementary school students across disciplines Vietnamese is subject equips students with the knowledge and skills taught in Vietnamese schools communication perspective, helping students capable organizational processes dominate the native language for elementary students. While developing communicative competence for students to achieve at high levels: communicative competence culture, suitable for all situations, objects communicate.



5. Học liệu

5.1 Giáo trình chính

[1] Đặng Thị Lệ Tâm (2015), Phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh tiểu học qua môn Tiếng Việt, Đề cương bài giảng.



5.2 Tài liệu tham khảo

[2] Đặng Kim Nga (chủ biên) (2014), Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học, tập 1 + 2, NXB Giáo dục.

[3] Bộ Giáo dục Đào tạo (2010), SGK, SGV môn Tiếng Việt, lớp 2,3,4,5.

[4] Phan Phương Dung, Đặng Kim Nga (2011), Hoạt động giao tiếp với dạy học Tiếng Việt ở tiểu học, NXB Đại học Sư phạm.

[5] Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), Hỏi đáp về dạy học Tiếng Việt 2, 3, 4, 5, NXB Giáo dục 2003, 2004, 2005, 2006.

[6] Nguyễn Minh Thuyết, Hoàng Hòa Bình (2012), Phương pháp dạy học tiếng Việt nhìn từ tiểu học, NXB Giáo dục.

[7] Nguyễn Trí (2008), Một số vấn đề dạy hội thoại cho học sinh tiểu học, NXB Giáo dục.

6. Nhiệm vụ của sinh viên

6.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao trong sách bài tập.



6.2. Phần bài tập lớn, tiểu luận

6.3 Thực tế chuyên môn

7. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:



  • Thảo luận, bài tập: 10%

  • Kiểm tra giữa học phần: 10%

  • Chuyên cần: 10%

  • Bài tập lớn, tiểu luận(nếu có): 20%

  • Điểm thi kết thúc học phần: 50%

  • Hình thức thi kết thúc học phần: viết tự luận

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

BỒI DƯỠNG HỌC SINH TÀI NĂNG MÔN TOÁN Ở TIỂU HỌC


(Fostering Talented Primary Students in Mathematics)

Mã học phần: FTM221

1. Thông tin chung về môn học

Số tín chỉ: 2 (Tổng số: 30 Lý thuyết: 20 Thảo luận: 10 Bài tập : 10)

Loại học phần: Tự chọn

Các học phần tiên quyết: Không có

Học phần học trước: Không có

Các học phần song hành: Không có

Các yêu cầu đối với học phần: không có

Bộ môn phụ trách học phần: Khoa học Tự nhiên.

2. Mục tiêu môn học

2.1 Về kiến thức

- Trình bày vị trí, vai trò của công tác bồi dưỡng học sinh tài năng môn Toán trong trường tiểu học.

- Trình bày được những dấu hiệu cơ bản của một học sinh có năng khiếu môn Toán ở tiểu học.

- Trình bày được một số biện pháp bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn Toán.

- Nắm chắc hệ thống kiến thức về cấu tạo số (số tự nhiên, phân số, số thập phân), kiến thức về diện tích các hình hình học ở tiểu học, kiến thức liên quan đến tỉ số, tỉ số phần trăm.

2.2. Kỹ năng

- Có khả năng vận dụng những vấn đề lí luận về công tác bồi dưỡng học sinh tài năng vào thực tiễn quá trình giảng dạy ở trường tiểu học sau này.

- Vận dụng kiến thức về cấu tạo số, diện tích, tỉ số, tỉ số phần trăm giải thành thạo các bài toán liên quan ở tiểu học.

- Có khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa thành các dạng bài toán và cách giải cho mỗi dạng bài toán

- Phân bố và sử dụng thời gian hiệu quả

- Có năng lực học tập và làm việc độc lập và hợp tác.

- Có năng lực tôn trọng sự khác biệt.

2.3. Thái độ

- Hình thành ở người học tác phong, thái độ của nhà sư phạm.

- Tác phong làm việc theo kế hoạch, kế hoạch hoá công việc.

- Ý thức trau dồi, tự bồi dưỡng trình độ chuyên môn của bản thân.



3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học

Học phần trình bày những vấn đề cơ bản công tác bồi dưỡng học sinh tài năng môn Toán ở tiểu học: vị trí, tầm quan trọng của công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn Toán, những dấu hiệu cơ bản của một học sinh tài năng Toán; một số biện pháp bồi dưỡng học sinh tài năng môn Toán. Đồng thời, giới thiệu 3 chuyên đề bồi dưỡng học sinh tài năng môn Toán ở tiểu học: chuyên đề về cấu tạo số, chuyên đề về các bài toán giải bằng phương pháp diện tích, chuyên đề giải toán liên quan đến tỉ số và tỉ số phần trăm.



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh

Course outline

Học phần trình bày những vấn đề cơ bản công tác bồi dưỡng học sinh tài năng môn Toán ở tiểu học: vị trí, tầm quan trọng của công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn Toán, những dấu hiệu cơ bản của một học sinh tài năng Toán; một số biện pháp bồi dưỡng học sinh tài năng môn Toán. Đồng thời, giới thiệu 3 chuyên đề bồi dưỡng học sinh tài năng môn Toán ở tiểu học: chuyên đề về cấu tạo số, chuyên đề về các bài toán giải bằng phương pháp diện tích, chuyên đề giải toán liên quan đến tỉ số và tỉ số phần trăm.

The subject presents the basics of fostering talented students in elementary Mathematics: the location, the importance of detecting and fostering talented students in Maths, basic signs a talented students in elementary Maths; some methods to foster talented Mathematical students. At the same time, it introduces three thematic fostering talented students in elementary Maths: thematic of structural numbers, thematic resolution of the problem by means of the area, specializing in solving problems involving ratio and percent ratio.

5. Học liệu

5.1 Giáo trình chính

[1] Lê Thị Thu Hương (2015), Bồi dưỡng học sinh tài năng môn Toán ở tiểu học, Đề cương bài giảng, ĐH Sư phạm Thái Nguyên.



5.2 Tài liệu tham khảo

[2] Trần Diên Hiển (2003), Thực hành giải toán tiểu học. NXB Đại học Sư phạm.

[3] Trần Diên Hiển (2014), Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi toán tiểu học, Giáo trình, NXB Đại học Sư phạm.

[4] Trần Phương - Nguyễn Đức Tấn - Phạm Xuân Tiến (2014), Toán chọn lọc tiểu học, NXB Giáo dục Việt Nam.

[5] Vũ Dương Thụy, Nguyễn Danh Ninh (2012), Toán nâng cao 4, 5, NXB Giáo dục, Hà Nội.

6. Nhiệm vụ của sinh viên

6.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao trong sách bài tập.



6.2. Phần bài tập lớn, tiểu luận

- Tên bài tập lớn: sinh viên tự lựa chọn theo nhóm

- Yêu cầu cần đạt: trình bày trong khoảng 15 - 20 trang

Nội dung bài tập lớn hệ thống hóa một dạng toán ở tiểu học và khái quát hóa các cách giải cho dạng bài toán đó. Đồng thời, đề xuất, giới thiệu một số bài tập tham khảo có đáp số hoặc hướng dẫn cho người đọc.



7. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:



  • Thảo luận, bài tập: 20%

  • Kiểm tra giữa học phần: 20%

  • Chuyên cần: 10%

  • Điểm thi kết thúc học phần: 50%

  • Hình thức thi kết thúc học phần: viết tự luận

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

BỒI DƯỠNG NĂNG KHIẾU VĂN CHƯƠNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

(Fosterning Literature Talent for elementary school students)

Mã học phần: DTL221

1. Thông tin chung về môn học

Số tín chỉ: 2 (Tổng số: 30 Lý thuyết: 20 TH, TL, BT: 20)

Loại học phần: Tự chọn

Các học phần tiên quyết: Không có

Học phần học trước: Không có

Các học phần song hành: Không có

Các yêu cầu đối với học phần: Không có

Bộ môn phụ trách học phần: Khoa học Xã hội.

2. Mục tiêu môn học

2.1 Về kiến thức

- Nắm vững và trình bày được những tri thức cơ bản và quan trọng về quá trình sáng tác văn học của nhà văn như: phẩm chất nghệ sĩ, rung cảm thẩm mĩ, việc lấy tư liệu sáng tác, quá trình viết và sửa chữa tác phẩm…

-Nắm vững và trình bày được quá trình tiếp nhận văn học của độc giả, những đặc điểm cơ bản của năng khiếu văn chương.

2.2. Kỹ năng

- Có kỹ năng tiếp nhận tác phẩm văn học từ những giá trị thẩm mĩ mang tính đặc thù của nghệ thuật ngôn từ.

- Có năng lực phát hiện năng khiếu văn học ở học sinh tiểu học.

- Có năng lực bồi dưỡng, phát triển năng khiếu văn chương cho học sinh.



2.3. Thái độ

- Hình thành ở người học thái độ học tập nghiêm túc và tác phong sư phạm.

- Có ý thức tự đọc, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ cảm thụ và phân tích tác phẩm văn học.

- Có tình yêu và niềm say mê vẻ đẹp của nghệ thuật ngôn từ, trân trọng lao động sáng tạo của nhà văn, nâng cao tình yêu quê hương đất nước Việt Nam.



3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học

Môn học cung cấp cho người học những tri thức cơ bản về quá trình sáng tác văn học, quá trình tiếp nhận văn học; những đặc trưng của rung cảm thẩm mĩ; phương pháp hình thành và phát triển năng khiếu văn chương. Từ đó, người học biết áp dụng vào thực tế giáo dục ở phổ thông, biết cách phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu văn chương cho học sinh tiểu học.



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh

Course outline

The subject provides students the basic knowledge about the process of literary creation, the process of literature receiving; characteristics of the aesthetic vibe; the method for formation and development of literature talent. Since then, students apply in practice in education, have the ability to detect and foster literature talent for elementary school students.



5. Học liệu

5.1. Tài liệu học tập

[1]. Nguyễn Đăng Mạnh, Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, NXB Giáo dục, H. 2002.

[2]. Ngô Gia Võ, Đề cương bài giảng môn Bồi dưỡng năng khiếu văn chương cho học sinh tiểu học, Đại học Sư phạm- ĐH Thái Nguyên, 2014.

5.2. Tài liệu tham khảo

[3]. Nguyễn Công Hoan, Hỏi chuyện các nhà văn, NXB Văn học, H.1976

[4]. Tô Hoài, Đời viết văn của tôi, NXB Văn học, H. 1981

[5]. Nhiều tác giả, Từ trong di sản, NXB Văn học, H.1980

[6]. Nhiều tác giả, Lí luận văn học, NXB Giáo dục, H.1999.

6. Nhiệm vụ của sinh viên

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Tích cực suy nghĩ, phát biểu, tranh luận trong giờ học.

- Chuẩn bị đầy đủ tư liệu cho các buổi thảo luận theo yêu cầu giảng viên.

- Hoàn thành các bài tập được giao trong sách bài tập.

7. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:


  • Thảo luận, bài tập: 10%

  • Kiểm tra giữa học phần: 10%

  • Chuyên cần: 10%

  • Bài tập lớn, tiểu luận (nếu có): 20%

  • Điểm thi kết thúc học phần: 50%

  • Hình thức thi kết thúc học phần: viết tự luận

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.



tải về 2.18 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   25   26   27   28   29   30   31   32   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương