TỚi tình trạng dinh dưỠNG, thiếu máu của phụ NỮ CÓ thai và trẻ 24 tuần tuổi luậN Án tiến sĩ dinh dưỠNG


Thực trạng dinh dưỡng phụ nữ tuổi sinh đẻ và phụ nữ có thai



tải về 3.27 Mb.
trang3/30
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích3.27 Mb.
#35589
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   30

Thực trạng dinh dưỡng phụ nữ tuổi sinh đẻ và phụ nữ có thai

Thiếu năng lượng trường diễn (CED) ở PNTSĐ (BMI < 18,5 kg/m2) là một vấn đề sức khỏe cộng đồng phổ biến ở các nước đang phát triển, đặc biệt là ở châu Á và châu Phi. Theo số liệu báo cáo năm 2012 của Tổ chức Cứu trợ trẻ em, có 10 - 20% phụ nữ ở vùng Cận Saharan châu Phi và 25 - 35% phụ nữ vùng Nam Á bị CED ở mức nặng. Các nước có tỉ lệ CED ở mức cao từ 24 - 40% tập trung nhiều ở châu Á, trong đó Bangladesh và Ấn Độ là hai quốc gia có tỉ lệ CED cao nhất, lần lượt là 30 và 36%. Ai Cập, Nam Phi và Mozambique có tỉ lệ CED ở mức thấp (5 - 9%). Uganda, Tanzania, Kenya, Congo và Nigeria có tỉ lệ CED ở mức vừa (10 - 19%) [66]. Các nghiên cứu đánh giá tình hình CED gần đây chủ yếu được thực hiện ở các vùng miền khác nhau của Ấn Độ, nơi có tỉ lệ CED cao và rất cao, có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng [67], [68].

Theo kết quả giám sát của Viện Dinh dưỡng, tỉ lệ CED ở PNTSĐ đã giảm từ 26,7% năm 2000 xuống còn 22,7% năm 2005, 20,2% năm 2010, và 15,1% năm 2014 [54]. Tính chung từ năm 2000 đến năm 2014 giảm 11,6%, giảm trung bình hơn 0,8% mỗi năm. Tỉ lệ CED của PNTSĐ Việt Nam ở mức trung bình có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng theo phân loại của WHO. Tỉ lệ CED năm 2014 không thay đổi so với năm 2013.

Tỉ lệ CED ở PNTSĐ năm 2014 là 15,1%, khác nhau ở các nhóm tuổi khác nhau, cao nhất là ở nhóm 15 - 24 tuổi với 19,1% phụ nữ bị CED, giảm dần khi tuổi tăng lên, còn 11,4% ở phụ nữ 25 - 34 tuổi và 9,5% ở phụ nữ 35 - 49 tuổi. Ở mọi nhóm tuổi, tỉ lệ CED ở PNTSĐ sống ở nông thôn đều cao hơn ở PNTSĐ sống ở thành thị. Tỉ lệ CED chung cho PNTSĐ khác nhau có ý nghĩa thống kê ở thành thị và nông thôn, tỉ lệ này lần lượt là 12,1% và 16,3%. Nếu xét theo dân tộc, tỉ lệ CED ở PNTSĐ là người Kinh (14,9%) thấp hơn so với ở PNTSĐ thuộc các dân tộc ít người (15,8%). Ngoài các điều tra toàn quốc, các nghiên cứu về TTDD của PNTSĐ còn được thực hiện ở các địa phương khác nhau trong cả nước. Kết quả các nghiên cứu cho thấy tỉ lệ CED của PNTSĐ rất khác nhau ở những vùng miền khác nhau [69], [70], [71].

Tình trạng dinh dưỡng của PNCT thể hiện qua mức tăng cân khi có thai. Mức tăng cân khi có thai được khuyến nghị dựa vào TTDD của người mẹ trước khi có thai. Phụ nữ Châu Á có xu hướng chậm lên cân trong thai kì. Ước tính phần lớn phụ nữ ở Nam Á lên cân ít hơn 5 kg so với việc tăng 10 - 15 kg ở phụ nữ những nước công nghiệp hóa. Mức tăng cân của phụ nữ khi có thai rất khác nhau, ở phụ nữ bình thường (18,5 ≤ BMI ≤ 25), khi có thai tăng trung bình khoảng 15,0 kg trong nghiên cứu của Nikolopoulos H. ở Canada [72], 7,4 kg trong nghiên cứu của Adu-Afarwuah S. ở Ghana [73], tăng 14,5 kg ở Trung Quốc [74], tăng 10,0 kg trong nghiên cứu tại Thái Nguyên của Young M.F. và cộng sự [75] hay tăng 13,5 kg trong nghiên cứu của Phan Bích Nga tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội [56].



    1. Khái luận về thiếu máu: thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và các giải pháp cải thiện thiếu máu ở phụ nữ tuổi sinh đẻ.

Thiếu máu là tình trạng giảm lượng hemoglobin và số lượng hồng cầu trong máu ngoại vi dẫn đến thiếu oxy cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể, trong đó giảm lượng hemoglobin có ý nghĩa quan trọng nhất. Thiếu máu dinh dưỡng là tình trạng bệnh lý xảy ra khi hàm lượng hemoglobin trong máu xuống thấp hơn bình thường do thiếu một hay nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tạo máu bất kể lý do gì. Nồng độ hemoglobin thường được sử dụng để xác định thiếu máu hay không. Nồng độ hemoglobin dưới 120 g/L ở PNTSĐ và dưới 110 g/L ở PNCT được coi là thiếu máu [76], [77].

      1. Thực trạng thiếu máu ở phụ nữ tuổi sinh đẻ

Ước tính trên toàn cầu năm 2012 có 29% PNTSĐ (496 triệu người) và 38% PNCT (32 triệu người) bị thiếu máu, trong đó thiếu máu nặng ở PNTSĐ và PNCT lần lượt là 19 triệu và 750 nghìn người. Vùng Trung và Tây Phi và vùng Nam Á có nồng độ hemoglobin trung bình thấp nhất và tỉ lệ thiếu máu cao nhất với hơn 50% PNCT bị thiếu máu. Vùng có thu nhập cao, Trung và Đông Âu có tỉ lệ thiếu máu thấp nhất, lần lượt là 22 và 24%. Tương tự như ở PNCT, tỉ lệ thiếu máu ở PNTSĐ cao nhất ở Trung và Tây Phi (48%), Nam Á (47%) và thấp nhất ở vùng có thu nhập cao (16%) và châu Mỹ La tinh (18 - 19%). Tình trạng thiếu máu đặc biệt nghiêm trọng ở các quốc gia Benin, Burkina Faso, Côte d’Ivoire, Ghana, Guinea, Liberia, Mali, Niger, Senegal, và Togo [78].

Theo số liệu toàn cầu về thiếu máu của WHO, phân loại theo mức ý nghĩa sức khỏe cộng đồng, với PNCT, số quốc gia có tỉ lệ thiếu máu mức nặng, trung bình và nhẹ là 68, 91 và 33 quốc gia. Ở PNTSĐ, chỉ có duy nhất một quốc gia có tỉ lệ thiếu máu không có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng là vương quốc Bỉ. Số quốc gia có tỉ lệ thiếu máu ở PNTSĐ ở mức nặng, trung bình và nhẹ về ý nghĩa sức khỏe cộng đồng lần lượt là 54, 78 và 58 quốc gia [79].

Thiếu máu là vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng ở Việt Nam. Hạ thấp tỉ lệ thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ em và PNTSĐ là một trong những mục tiêu quan trọng của Chiến lược Dinh dưỡng quốc gia. Theo số liệu cuộc điều tra quy mô toàn quốc về thiếu vi chất dinh dưỡng năm 2008 trên 56 tỉnh thành, tỉ lệ thiếu máu chung ở PNCT là 36,5%, thuộc mức trung bình về mức ý nghĩa sức khỏe cộng đồng. Có hai vùng có tỉ lệ thiếu máu cao là vùng núi Tây Bắc (56,7%) và Nam miền Trung (56,4%). Các vùng đồng bằng sông Hồng, vùng núi Đông Bắc, bắc miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam bộ và đồng bằng sông Mê Kông còn lại đều ở mức trung bình về mức ý nghĩa sức khỏe cộng đồng. Tỉ lệ thiếu máu ở PNTSĐ và PNCT toàn quốc năm 2014 - 2015 lần lượt là 25,5% và 32,8%, thuộc mức trung bình về ý nghĩa sức khỏe cộng đồng [15].

Ngoài các nghiên cứu trên quy mô toàn quốc kể trên, trong thời gian qua, tại Việt Nam cũng có nhiều nghiên cứu nhỏ lẻ khác phản ánh sự phân bố của tỉ lệ thiếu máu và các yếu tố liên quan ở PNTSĐ tại một số vùng miền. Kết quả cho thấy tỉ lệ thiếu máu rất khác nhau ở những địa điểm khác nhau. Tỉ lệ thiếu máu ở PNCT và PNTSĐ ở ngoại thành Hà Nội lần lượt là 36,3% và 25,5% [80], ở phụ nữ 20 - 35 tuổi tại Bắc Giang là 16,2% [81], ở PNCT Hưng Yên là  25,1% [82], trong khi ở PNCT Đắk Lắk là 50,1% [83]. Tại thành phố Hồ Chí Minh, tỉ lệ thiếu máu, thiếu sắt và thiếu máu thiếu sắt ở PNCT lần lượt là 17,5%; 42,7% và 9,9% [84]. Tỉ lệ thiếu máu tăng dần theo tuổi [81], [85], theo tuổi thai [83], có mối liên quan với số con, mức thu nhập [82], kiến thức và thực hành phòng chống thiếu máu kém làm tăng nguy cơ thiếu máu [80]. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy PNCT bị thiếu máu có nguy cơ sảy thai cao gấp 2,3 lần và nguy cơ sinh non gấp 2,6 lần so với phụ nữ bình thường [83].



Từ các số liệu trên cho thấy thiếu máu là vấn đề toàn cầu, phổ biến ở mọi quốc gia, ảnh hưởng sâu sắc đến PNCT và PNTSĐ. Tổng kết lại các cuộc điều tra trên thế giới từ năm 1990 đến nay, Ủy ban thường trực về dinh dưỡng của Liên hiệp quốc (UNSCN) nhận thấy tỉ lệ thiếu máu nhiều năm qua không cải thiện nhiều, thậm chí không giảm được bao nhiêu so với các thiếu hụt dinh dưỡng khác [86].

1.2.2. Nguyên nhân thiếu máu dinh dưỡng

* Chế độ ăn không cung cấp đủ chất sắt cần cho tạo máu. Sắt là thành phần không thể thiếu trong hồng cầu, có chức năng vận chuyển oxy trong cơ thể. Nguyên nhân chính của thiếu máu dinh dưỡng là do lượng sắt cung cấp từ bữa ăn không đủ nhu cầu hàng ngày. Dạng sắt hem có trong thức ăn nguồn động vật, dễ được hấp thu ở ruột, tỉ lệ hấp thu khoảng 20 - 25%. Sắt không hem có trong thức ăn nguồn thực vật, tỉ lệ hấp thu thấp hơn và sự hấp thu phụ thuộc vào sự có mặt của các chất tăng cường hay ức chế hấp thu sắt.

* Cơ thể kém hấp thu các chất dinh dưỡng. Bản thân cơ thể kém hấp thu các chất dinh d­ưỡng trong đó có chất sắt như khi bị rối loạn tiêu hóa, mắc các bệnh về đường ruột. Sử dụng các thực phẩm gây hạn chế hấp thu sắt như chè xanh (có nhiều chất tanin), ổi xanh, hồng xiêm xanh, cafe... cũng ảnh hưởng đến hấp thu sắt. Ngoài ra việc kém hấp thu các chất dinh dưỡng khác như folate, vitamin B12, vitamin B6, vitamin A, đồng, kẽm cũng có ảnh hưởng đến thiếu máu. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh ở các cộng đồng có tỉ lệ thiếu máu cao cũng đồng thời thiếu nhiều vi chất dinh dưỡng khác.

* Nhu cầu sắt của cơ thể tăng cao. Cơ thể con người chứa khoảng 2,5 - 4 g sắt phụ thuộc vào tuổi, giới, tình trạng sinh lý, TTDD, kích thước cơ thể và mức dự trữ sắt. Khoảng 60% lượng sắt trong cơ thể tập trung ở hemoglobin hồng cầu và myoglobin ở tế bào cơ. Phần còn lại được dự trữ ở gan, lách và xương. Chuyển hóa sắt gần như khép kín, cơ thể rất tiết kiệm sắt nhưng mỗi ngày vẫn bị hao hụt một ít theo các con đường khác nhau. Ở người trưởng thành, lượng sắt mất đi vào khoảng 0,9 g mỗi ngày ở nam và 0,8 g mỗi ngày ở nữ. Ở PNTSĐ, lượng sắt mất thêm theo kinh nguyệt dao động khá nhiều, trung bình khoảng 0,4 - 0,5 g/ngày. Phụ nữ có thai tuy không mất sắt theo kinh nguyệt nhưng cần thêm sắt để bổ sung cho nhau thai, thai nhi và việc tăng khối lượng máu của người mẹ (lên khoảng 20%). Ngay cả ở một phụ nữ khỏe mạnh bình thường cũng không có đủ lượng sắt dự trữ để đáp ứng nhu cầu tăng lên khi có thai. Chỉ một lượng sắt nhỏ được huy động từ nguồn dự trữ, số còn lại thường vượt quá khả năng mà một chế độ ăn bình thường có thể cung cấp.

* Các nguyên nhân khác gây thiếu máu. Ngoài nguyên nhân do thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tạo máu, thiếu máu còn có thể do cơ thể bị sốt rét, nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng đường ruột hoặc bị các bệnh lý về hemoglobin.

1.2.3. Hậu quả của thiếu máu

* Ảnh hưởng đến khả năng lao động: thiếu máu gây nên tình trạng thiếu ô-xy ở các tổ chức, đặc biệt ở não, ở tim và ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ do đó làm giảm khả năng lao động ở những người bị thiếu máu. Nghiên cứu cho thấy năng suất lao động của người bị thiếu máu thấp hơn hẳn người bình thường, thậm chí tình trạng thiếu sắt tiềm tàng chưa biểu hiện thành thiếu máu cũng làm giảm khả năng lao động, khi tình trạng thiếu máu được cải thiện thì năng suất lao động cũng tăng theo [87], [88].

* Ảnh hưởng tới năng lực trí tuệ. Người bị thiếu máu thường dễ bị mất ngủ, mệt mỏi, kém tập trung, dễ bị kích thích, khi già dễ bị mắc bệnh mất trí nhớ.

* Ảnh hưởng tới thai sản. Phụ nữ bị thiếu máu khi có thai dễ bị sảy thai, đẻ non, sinh trẻ có CNSS thấp, tăng tỉ lệ mắc bệnh và tử vong của mẹ và con khi sinh, dễ bị chảy máu và bị mắc các bệnh nhiễm trùng ở thời kì hậu sản. Thiếu máu dinh dưỡng trong thời kì có thai được coi là một đe dọa sản khoa [16].

Ở tầm vĩ mô, thiếu máu góp phần gây nên gánh nặng bệnh tật, tử vong, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia và toàn cầu. Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, hao tổn về mặt kinh tế của bệnh thiếu máu rất lớn. Việc cải thiện tình trạng thiếu máu nhẹ cũng làm tăng khả năng lao động lên 10 - 20%. Thiếu 3 vi chất chính là sắt, vitamin A, iod đã là hao tổn 5% tổng sản phẩm quốc nội, trong đó thiệt hại về kinh tế do thiếu máu thiếu sắt là 1,1% tổng sản phẩm quốc nội. Loại trừ tận gốc sự thiếu hụt các vi chất này thông qua một chương trình toàn diện và bền vững cũng chỉ tiêu tốn dưới 0,3% tổng sản phẩm quốc nội. Dựa vào kết quả phân tích từ 15 nước, Quỹ cứu trợ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc cũng ước lượng rằng giá trị năng suất lao động bị mất do thiếu máu là khoảng 4 USD/ đầu người hoặc 0,9% tổng sản phẩm quốc nội. Chỉ riêng ở Nam Á, con số này đã lên tới xấp xỉ 5 tỉ đô la Mỹ hàng năm [89].



      1. Các giải pháp phòng chống thiếu máu dinh dưỡng ở phụ nữ tuổi sinh đẻ

Thiếu máu là một bệnh phổ biến và phức tạp, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Các giải pháp phòng chống thiếu máu ở PNTSĐ bao gồm:

        1. Can thiệp dựa vào thực phẩm

Một chế độ ăn đa dạng, cân đối, hợp lý và có chất lượng có khả năng giải quyết được phần lớn các thiếu hụt vitamin và chất khoáng. Can thiệp dựa vào thực phẩm là loại can thiệp có tính bền vững, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội tại mỗi địa phương. Lượng sắt hấp thu phụ thuộc nhiều vào thành phần của chế độ ăn, cụ thể là các chất ức chế hoặc tăng cường hấp thu sắt có trong khẩu phần ăn. Trong các can thiệp lựa chọn thực phẩm, giáo dục dinh dưỡng giữ vai trò quan trọng trong việc kiểm soát thiếu máu dinh dưỡng. Các chương trình giáo dục dinh dưỡng cần khuyến khích PNCT và trẻ nhỏ tiêu thụ thường xuyên các thực phẩm giàu sắt để đảm bảo đủ lượng sắt theo nhu cầu mặc dù tỉ lệ hấp thu sắt từ mỗi bữa ăn vẫn còn thấp. Khuyến khích bà mẹ ăn uống đầy đủ và tăng cân hợp lý khi có thai.

Một hướng mới trong can thiệp dựa vào thực phẩm là tăng cường vi chất dinh dưỡng dưới dạng hấp thu được vào thực phẩm. Nếu thực phẩm tăng cường vi chất được số đông đối tượng có nguy cơ sử dụng thì tăng cường vi chất vào thực phẩm sẽ là giải pháp có hiệu quả. Nhiều quốc gia đã thực hiện thành công chương trình tăng cường sắt vào thực phẩm như Chi, Thụy Điển, Anh, Mỹ, Venezuela, Nam Phi, Trung Quốc, Philippine, GuatemalaThái Lan [77], [90], [91], [92], [93].

1.2.4.2. Bổ sung viên sắt acid folic

Bổ sung sắt acid folic được xem như là một trong những công cụ quan trọng trong cuộc chiến chống lại bệnh thiếu máu. Để thực hiện mục tiêu giảm 50% thiếu máu ở PNTSĐ vào năm 2025 so với năm 2011, WHO khuyến nghị 1) Bổ sung sắt và acid folic gián đoạn cho PNTSĐ sống ở những vùng có tỉ lệ thiếu máu trên 20%; 2) Coi bổ sung sắt acid folic hàng ngày theo đường uống cho PNCT là một phần của chăm sóc thai sản để giảm nguy cơ sinh trẻ thấp cân, giảm thiếu máu, thiếu sắt ở bà mẹ. Ngoài sắt và acid folic, có thể bổ sung thêm các vitamin và chất khoáng khác, đặc biệt với PNCT mắc bệnh lao, có HIV; 3) Ở những vùng có tỉ lệ thiếu máu dưới 20%, bổ sung sắt và acid folic gián đoạn cho PNCT không bị thiếu máu để phòng chống thiếu máu và cải thiện kết quả thai nghén [94].

Ở nhiều cộng đồng, lượng sắt từ chế độ ăn uống không đáp ứng nhu cầu của các cá thể, đặc biệt là trẻ 6 - 24 tháng tuổi, PNCT và PNTSĐ. Phác đồ bổ sung 60 mg sắt hàng tuần liên tục trong 16 tuần đã được khuyến cáo nhằm tăng lượng sắt dự trữ cho người phụ nữ để khi có thai đủ dự trữ sắt đáp ứng nhu cầu. Liều sắt bổ sung trong các chương trình đại trà cho PNCT là 60 mg/ngày ít nhất trong vòng 6 tháng khi có thai. Tuy nhiên, nếu thời gian bổ sung khi có thai ngắn, khuyến nghị sử dụng liều cao hơn là 120 mg/ngày. Ở những nơi có tỉ lệ thiếu máu ở PNCT cao trên 40%, bà mẹ được khuyến nghị tiếp tục bổ sung sắt sau khi sinh để đảm bảo đủ dự trữ sắt trong cơ thể. Trong trường hợp thiếu máu nặng, bên cạnh acid folic, PNCT cũng như PNTSĐ cần sử dụng phác đồ điều trị là 120 mg sắt/ngày liên tục trong 3 tháng. Sau đó PNCT cần tiếp tục bổ sung sắt với liều 60 mg/ngày như khuyến nghị với PNCT bình thường [95].



1.2.4.3. Phòng chống nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng

Ở những cộng đồng có tỉ lệ nhiễm giun móc 20 - 30% hoặc cao hơn và thiếu máu là phổ biến, nhiễm giun móc có thể là một nguyên nhân quan trọng của tình trạng thiếu máu, đặc biệt là thiếu máu vừa đến nặng. Giun móc gây mất máu qua đường ruột, lượng máu bị mất tỉ lệ thuận với số lượng giun lây nhiễm trên vật chủ. Ở những cộng đồng có tỉ lệ nhiễm giun móc trên 20%, PNCT được khuyến nghị tẩy giun một lần vào quý thứ hai của thai kì. Nếu tỉ lệ nhiễm giun ở cộng đồng cao trên 50%, cần tẩy giun nhắc lại thêm một lần vào quý thứ ba của thai kì.



Bệnh sốt rét do ký sinh trùng sốt rét gây thiếu máu nặng do hồng cầu bị ức chế và tan huyết, do đó, sắt trong cơ thể được chuyển từ hemoglobin thành các dạng dự trữ. Dự phòng sốt rét khi có thai có thể giảm tỉ lệ thiếu máu trong hai quý đầu của thai kì và cải thiện cân nặng khi sinh.

1.2.4.4. Các can thiệp khác.

Ngăn ngừa có thai tuổi vị thành niên, giảm số lần có thai giãn khoảng cách giữa các lần có thai cũng góp phần kiểm soát thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ. Có thai làm tăng nhu cầu sắt cần thiết để phát triển bào thai và nhau thai và để tăng đáng kể thể tích máu của bà mẹ. Ngoài ra người mẹ còn bị mất máu khi sinh. Thời kì hậu sản là thời kì phục hồi tình trạng sắt vì sắt ở hồng cầu tăng thêm khi có thai được đưa vào sử dụng. Nếu khoảng cách giữa 2 lần sinh từ 2 năm trở lên thì ở lần sinh tiếp theo, nhiều khả năng tình trạng sắt của người mẹ đã được khôi phục. Tuy nhiên, những biện pháp can thiệp nói trên được thực hiện riêng rẽ sẽ không đủ để kiểm soát tình trạng thiếu máu thiếu sắt ở những nơi chế độ ăn uống nghèo sắt vẫn còn duy trì.

    1. Mối liên quan giữa dinh dưỡng của mẹ và sự tăng trưởng của trẻ

Nguyên nhân gây thấp còi ở trẻ là TTDD và sức khoẻ của người mẹ kém, thực hành chăm sóc trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ chưa hợp lý và do bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Tác động rõ rệt của dinh dưỡng người mẹ trước và trong khi có thai tới TTDD của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đã được chứng minh. Dinh dưỡng tốt trong 1.000 ngày đầu đời kể từ khi người phụ nữ bắt đầu có thai cho đến khi trẻ được 24 tháng tuổi là rất quan trọng với sức khỏe trong tương lai, sự khỏe mạnh và thành công của trẻ sau này [96]. Ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy SDD trong giai đoạn phát triển quan trọng này của con người đã “lập trình” cho khả năng của mỗi cá nhân trong việc điều tiết tăng trưởng và ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ. Dinh dưỡng đúng trong giai đoạn này có thể có tác động sâu sắc đến khả năng tăng trưởng, học hỏi của trẻ, tăng năng suất lao động và từ đó mang lại lợi ích cho xã hội.


      1. Mối liên quan giữa dinh dưỡng của mẹ và cân nặng sơ sinh

Dinh dưỡng của người mẹ thể hiện ở TTDD trước khi có thai và mức tăng cân khi có thai, có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của thai nhi, thể hiện bằng CNSS, và gây ra những ảnh hưởng sau này. Bằng chứng về vai trò của dinh dưỡng với kết quả thai nghén đã được nghiên cứu từ cách đây nhiều thập kỷ [97]. Dinh dưỡng tốt trong khi có thai giúp cải thiện sự tăng trưởng của thai nhi trong khi TTDD của người mẹ tại thời điểm thụ thai có liên quan đến tình trạng sinh non, thấp còi và sự phát triển sau này của trẻ [98], [99]. Tình trạng folate của người mẹ từ trước khi có thai và nguy cơ khuyết tật ống thần kinh là ví dụ rõ nét nhất về mối liên quan giữa dinh dưỡng của người mẹ với sự phát triển của thai nhi [100]. Những nghiên cứu gần đây cho thấy sự phát triển và hoạt động chức phận của nhau thai bị ảnh hưởng bởi dinh dưỡng của người mẹ trước khi có thai [101], [102]. Sự lập trình hệ gen của thai nhi khi mới hình thành chịu ảnh hưởng trực tiếp của dinh dưỡng của người mẹ trước khi có thai, và qua đó ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của trẻ sau này [103], [104], [105]. Theo “Học thuyết Barker”, suy dinh dưỡng bào thai ở các giai đoạn khác nhau của thai kì có liên quan đến mô hình tăng trưởng sớm, làm tăng tỉ lệ mắc các bệnh tim mạch và đái tháo đường không phụ thuộc insulin khi trưởng thành [106], [107].

Theo thống kê của WHO, mỗi năm có khoảng hơn 20 triệu trẻ em sinh ra có CNSS thấp trên toàn cầu và phần lớn các trẻ này được sinh ra tại các nước đang phát triển [49]. Trẻ có CNSS thấp có nguy cơ cao bị bệnh tật và tử vong so với những trẻ có CNSS bình thường và cũng có nguy cơ chậm phát triển sau khi sinh với hậu quả lâu dài là ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất, tâm thần của trẻ [108]. Một trong những nguyên nhân chính của tình trạng CNSS thấp ở các nước đang phát triển là tình trạng nghèo dinh dưỡng của người mẹ trước và trong suốt thời kì có thai, dẫn tới sự chậm phát triển của bào thai đặc biệt là trong quý thứ ba của thai kì [109].

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh mẹ bị thiếu dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng sẽ sinh con thiếu cân, có nguy cơ sinh con dưới 2500 g [110], [111]. Các công trình nghiên cứu cũng chỉ ra rằng người mẹ thiếu dinh dưỡng (chỉ số BMI thấp) và khẩu phần ăn của người mẹ trong thời gian có thai có liên quan đến CNSS [111], [112]. Nghiên cứu trên hơn 50.000 bà mẹ sinh trẻ tại Aberdeen từ năm 1948 đến 1964 cho thấy, trên 55% số bà mẹ có chiều cao dưới 152,4 cm và cân nặng dưới chuẩn sinh trẻ có cân nặng dưới 25 percentile trong khi con số này là 6,6% ở phụ nữ cao trên 167,6 cm và cân nặng trên chuẩn [113]. Theo thống kê của WHO, ở những bà mẹ có cân nặng dưới 40 kg, tỉ lệ trẻ sơ sinh có cân nặng dưới 2500 g cao gấp 2,5 lần so với nhóm bình thường [49]. Những bà mẹ có chế độ dinh dưỡng hợp lý, được bổ sung các chất dinh dưỡng một cách đầy đủ sẽ sinh ra những đứa trẻ khoẻ mạnh. Người ta ước tính phụ nữ ở các nước đang phát triển có cân nặng 44 - 55 kg vẫn có thể sinh con có CNSS trên 3000 g nếu họ tăng được 10,5 kg trong suốt thai kì [114].

Khi có thai, cơ thể người phụ nữ tăng nhu cầu chuyển hóa và lượng các vi chất dinh dưỡng quan trọng. Chính vì vậy, chế độ ăn kém chất lượng và lượng ăn vào không đủ kết hợp với nhu cầu các chất dinh dưỡng tăng lên do sự phát triển của thai nhi và nhau thai có thể dẫn tới thiếu đa vi chất dinh dưỡng ở PNCT, góp phần làm tăng tỉ lệ CNSS thấp. Ramakrishnan và cộng sự phân tích 45 bài báo cho thấy việc bổ sung vitamin và chất khoáng từ trước và trong khi có thai có liên quan với giảm nguy cơ sinh non, giảm tỉ lệ sinh trẻ có CNSS thấp hay cân nặng nhỏ so với tuổi thai [99]. Cân nặng sơ sinh của trẻ có liên quan đến việc tiêu thụ các thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng hơn là liên quan đến năng lượng và lượng protein tiêu thụ. Các chỉ số nhân trắc của trẻ khi sinh có liên quan với lượng tiêu thụ sữa, rau có lá màu xanh đậm và trái cây từ giữa thai kì [29].



Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa tình trạng một số chỉ số sinh hóa của mẹ với CNSS của con như hemoglobin (Hb) của PNCT 3 tháng cuối và CNSS, PNCT có mức hemoglobin dưới 7,4 g/dL sẽ sinh trẻ có CNSS thấp dưới 2500 g. Ngoài ra, nồng độ sắt, vitamin A hay homocystein của người mẹ lúc có thai cũng dự báo nguy cơ sinh trẻ nhẹ cân. Mẹ thiếu folate và vitamin B12 có ảnh hưởng không tốt tới CNSS và tỉ lệ sinh non [1].

      1. Mối liên quan giữa dinh dưỡng của mẹ và sự tăng trưởng của trẻ

Tính đến năm 2014, trên thế giới có 23,8% tương đương với 159 triệu trẻ dưới 5 tuổi bị SDD thấp còi trên toàn cầu, phần lớn trẻ thấp còi hiện đang sinh sống tại các quốc gia có thu nhập vừa và thấp [11]. Kết quả phân tích từ 14 nghiên cứu thuần tập theo dõi trẻ từ khi sinh cho đến khi trẻ được 24 tháng tuổi cho thấy có mối liên quan giữa nhẹ cân và thấp còi ở trẻ với tình trạng nhỏ so với tuổi thai hoặc sinh non. Phân tích cho thấy dinh dưỡng của trẻ nhỏ có thể bắt nguồn từ giai đoạn bào thai, vì vậy các can thiệp cần thực hiện sớm trong giai đoạn đầu của cuộc đời từ khi người mẹ có thai hoặc thậm chí từ trước khi có thai [115]. Nghiên cứu của Sneha B. Sridhar tại Mỹ cho thấy mức tăng cân ở quý thứ hai và quý thứ ba của thai kì có liên quan chặt chẽ với sự tăng trưởng của trẻ sơ sinh [116]. Bernard F. Fuemmeler và cộng sự nghiên cứu trên 704 cặp mẹ con cũng cho thấy, ở nhóm bà mẹ tăng cân đủ khi có thai, trong 24 tháng đầu đời, con của họ có cân nặng lớn hơn 5% so với con của những bà mẹ tăng cân không đủ khi có thai [117]. Nghiên cứu của Nan Li trên gần 40.000 phụ nữ có thai ở Trung Quốc cho thấy mức tăng cân khi có thai và BMI của người mẹ trước khi có thai có mối liên hệ dương tính với z-score cân nặng theo tuổi, chiều dài nằm theo tuổi và cân nặng theo chiều dài nằm của trẻ trong 12 tháng đầu đời. Sự khác biệt z-score cân nặng theo tuổi bắt đầu kể từ khi trẻ được 3 tháng tuổi [118].

Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện cho thấy chiều cao cũng như dinh dưỡng của người mẹ có ảnh hưởng lớn đến TTDD của trẻ khi sinh cũng như sự tăng trưởng của trẻ sau này [119], [120], [121]. Phân tích số liệu từ 109 cuộc điều tra với 2,6 triệu trẻ 0 - 59 tháng tuổi tại 54 quốc gia có thu nhập trung bình và thấp, Emre Ozaltin và cộng sự chỉ ra rằng, tầm vóc của người mẹ có liên quan với tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, tỉ lệ nhẹ cân và thấp còi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, con của các bà mẹ có chiều cao dưới 145 cm có nguy cơ bị SDD thấp còi cao gấp hai lần so với con của các bà mẹ có chiều cao trên 160 cm [122]. Nghiên cứu tại Trung Quốc [123] cho thấy chiều cao của trẻ khi được 2 tuổi có liên quan có ý nghĩa với chiều cao của mẹ (p < 0,001), tỉ lệ thấp còi ở trẻ dưới 2 tuổi có mẹ thấp dưới 156 cm cao gấp 2,07 lần so với tỉ lệ này ở trẻ dưới 2 tuổi có mẹ cao trên 156 cm. Yaw Addo O. và cộng sự nghiên cứu trên 7630 cặp mẹ con ở 5 quốc gia là Brazil, Guatemala, Ấn Độ, Philippine và Nam Phi cho thấy chiều cao của mẹ tăng 1 cm dự đoán tăng 0,024 SD (Standard Deviation) chiều dài của trẻ sơ sinh, 0,037 SD chiều cao của trẻ khi được 2 tuổi và 0,44 SD chiều cao của trẻ khi trưởng thành. Ở trẻ có mẹ cao dưới 150,1 cm, tỉ lệ thấp còi gấp 3,2 lần khi trẻ được 2 tuổi và gấp 4,7 lần khi trẻ trưởng thành so với trẻ cùng lứa tuổi có mẹ cao trên 150,1 cm [124].



Tầm quan trọng của dinh dưỡng của người mẹ trước và trong khi có thai liên quan đến TTDD và sự tăng trưởng của trẻ đã được đề cập đến trong nhiều nghiên cứu gần đây. Dinh dưỡng của người mẹ không chỉ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng mà còn ảnh hưởng đến nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính không lây trong cuộc đời sau này của đứa trẻ [125]. Nghiên cứu cho thấy tăng 1 cm chiều cao của mẹ liên quan với giảm nguy cơ thiếu máu ở trẻ (RR: 0,998; p < 0,05) cũng như ở trẻ sơ sinh. Mẹ bị béo phì và tiểu đường thai kì dẫn đến thai nhi bị thừa dinh dưỡng, là một trong những nguyên nhân gây béo phì, kháng insulin và đái tháo đường typ 2, hội chứng chuyển hóa và bệnh tim mạch sau này [126], [127].

      1. Каталог: FileUpload -> Documents -> 2017
        Documents -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam qcvn 01 78: 2011/bnnptnt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thứC Ăn chăn nuôi các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và MỨc giới hạn tốI Đa cho phép trong thứC Ăn chăn nuôI
        Documents -> TỔng cục dạy nghề
        Documents -> BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng nguyễn thị thanh hưƠng thực trạng và giải pháP
        Documents -> Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé y tÕ ViÖn dinh d­ìng Ph¹m hoµng h­ng HiÖu qu¶ cña truyÒn th ng tÝch cùc ®Õn ®a d¹ng ho¸ b÷a ¨n vµ
        Documents -> TỜ khai xác nhận viện trợ HÀng hóA, DỊch vụ trong nưỚC
        Documents -> Phụ lục I mẫU ĐƠN ĐỀ nghị ĐĂng ký LƯu hàNH
        2017 -> ĐỂ CẢi thiện tình trạng thiếu máu của phụ NỮ CÓ thai luậN Án tiến sỹ dinh dưỠNG
        2017 -> VỚi sắt acid folic lên tình trạng dinh dưỠng của phụ NỮ mang thai và TĂng trưỞng của trẻ

        tải về 3.27 Mb.

        Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương