TỚi tình trạng dinh dưỠNG, thiếu máu của phụ NỮ CÓ thai và trẻ 24 tuần tuổi luậN Án tiến sĩ dinh dưỠNG



tải về 3.27 Mb.
trang7/30
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích3.27 Mb.
#35589
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   30

2.3.7. Các biện pháp khống chế sai số

Các cán bộ tham gia nghiên cứu đều được tập huấn, thực hành, kiểm tra trước khi tham gia thu thập số liệu. Trong quá trình thực hiện, cán bộ nghiên cứu trực tiếp kiểm tra việc thu thập số liệu tại thực địa, mỗi cán bộ thu thập số liệu được kiểm tra ít nhất 1 lần/tuần. Để tránh sai số, trong suốt thời gian nghiên cứu chỉ duy trì 2 cán bộ cân đo nhân trắc, 2 cán bộ điều tra khẩu phần, 2 cán bộ lấy và phân tích công thức máu tại thực địa.

Cân người lớn, thước đo chiều cao đứng, cân thực phẩm được kiểm tra hàng tuần bằng quả cân chuẩn 1 kg và 10 kg và dụng cụ kiểm tra chuyên biệt. Riêng cân trẻ được kiểm tra độ chính xác bằng quả cân chuẩn 1 kg và kiểm tra điểm đặt cân bằng li-vô cân bằng trước mỗi lần cân. Hàng tuần kiểm tra máy phân tích công thức máu Drew3 bằng control ba mức cao, trung bình và thấp.

Tất cả mẫu máu được lưu ở nhiệt độ -80oC trong thời gian chờ phân tích. Mẫu được phân tích cùng một thời điểm để tránh sai số giữa các đợt phân tích.

Các hoạt động kiểm tra được thực hiện theo phiếu đã được thiết kế sẵn. Mỗi loại số liệu có một loại phiếu kiểm tra chất lượng riêng (xem phần phụ lục).

Trừ số liệu khẩu phần, các số liệu nhân trắc và huyết học đều được cân đo, phân tích hai lần và lấy giá trị trung bình. Số liệu thu thập được chuyển về Viện Dinh dưỡng và nhập máy tính trong vòng một tuần. Nghiên cứu sinh kiểm tra số liệu ngay sau khi nhập. Nếu có bất thường kiểm tra lại tại thực địa ngay. Tất cả số liệu được kiểm tra chéo trước khi phân tích.



2.3.8. Phân tích và xử lý số liệu

Số liệu nhân trắc, công thức máu, thông tin khi sinh, chăm sóc và sức khỏe của trẻ được nhập vào các file excel; số liệu thông tin chung được nhập bằng phần mềm Epi-data 3.1, số liệu khẩu phần được làm sạch, mã hóa, nhập bằng phần mềm Access để tính toán mức tiêu thụ thực phẩm, năng lượng và các chất dinh dưỡng trung bình của mỗi đợt điều tra dựa trên cơ sở dữ liệu là Bảng thành phần dinh dưỡng thức ăn Việt Nam [160].

Số liệu được phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0 (SPSS Inc, Chicago. IL, USA) và SAS 9.3. Các số liệu mô tả được trình bày dưới dạng số trung bình (mean) và độ lệch chuẩn (SD) trong trường hợp số liệu phân bố chuẩn và trình bày dưới dạng trung vị (median) và 25th, 75th percentile trong trường hợp số liệu phân bố không chuẩn. Các biến không liên tục được mô tả dưới dạng tỉ lệ phần trăm. Các test thống kê được lựa chọn phù hợp theo từng loại biến, loại quan sát, số lượng mẫu để đảm bảo độ chính xác.

Những test thống kê được sử dụng trong phân tích và xử lý số liệu gồm:

T-test (phân phối chuẩn) được sử dụng để kiểm định sự khác biệt giá trị trung bình và Mann Whitney U test (phân phối không chuẩn) kiểm tra sự khác biệt trung vị giữa 2 nhóm nghiên cứu tại cùng thời điểm điều tra.

T-test ghép cặp (phân phối chuẩn) dùng để kiểm định sự khác biệt giá trị trung bình và Wilcoxon Signed Ranks test (phân phối không chuẩn) dùng để kiểm định sự khác biệt giá trị trung vị trước và sau của cùng một nhóm nghiên cứu.

Chi-square test: so sánh sự khác nhau về tỉ lệ giữa 2 nhóm với điều kiện tần số lý thuyết lớn hơn 5 và tổng số mẫu lớn trên 30. Fisher exact-test: so sánh sự khác nhau giữa 2 tỉ lệ mà tần số lý thuyết nhỏ hơn hoặc bằng 5.

Phân tích hồi quy được thực hiện để xác định mối tương quan giữa các yếu tố định lượng đầu ra và các yếu tố nguy cơ.

2.3.9. Đạo đức nghiên cứu

Trước khi triển khai nghiên cứu, tất cả các đối tượng đều được thông báo

và giải thích rõ về mục đích của nghiên cứu và lợi ích của người tham gia nghiên cứu, sau khi đồng ý mới ký thoả thuận tham gia. Đối tượng là người trực tiếp ký thoả thuận tham gia nghiên cứu, không thông qua bất cứ một người nào khác.

Đối tượng không phải trả bất cứ một khoản chi phí nào để được tham gia nghiên cứu. Các đối tượng được nhận một khoản bồi dưỡng theo quy định của nghiên cứu tại mỗi lần thu thập số liệu. Đối tượng thuộc nhóm chứng được thưởng nhiều hơn đối tượng thuộc nhóm can thiệp khi nghiên cứu kết thúc.

Trong thời gian tiến hành nghiên cứu, các đối tượng được phát hiện là bị bệnh được chuyển đến cơ sở y tế gần nhất để xử lý. Các đối tượng vì một lý do nào đó bỏ cuộc trong quá trình tham gia bất cứ do nguyên nhân chủ quan hay khách quan đều được chấp nhận mà không phải chịu bất kì một trách nhiệm nào. Số đối tượng bỏ cuộc đã được tính toán trước trong cỡ mẫu nghiên cứu. Các thông tin cần giữ kín đều được tôn trọng và giữ bí mật cho từng đối tượng. Kết quả nghiên cứu được thông tin đến từng đối tượng khi nghiên cứu kết thúc. Tuỳ theo kết quả nghiên cứu, các khuyến nghị được đưa ra để góp phần xây dựng các giải pháp dự phòng trong tương lai cho những đối tượng có nguy cơ.

Nghiên cứu đã được thông qua bởi Hội đồng Khoa học và Hội đồng Đạo đức (Institutional Review Boards) của Viện Nghiên cứu sức khỏe trẻ em Oakland - Mỹ, Hội đồng Khoa học và Hội đồng Y đức của Viện Dinh dưỡng tại Việt Nam.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


    1. Đặc điểm đối tượng tham gia nghiên cứu

      1. Đặc điểm ban đầu của đối tượng tham gia nghiên cứu

Có tổng cộng 150 đối tượng là phụ nữ 18 - 30 tuổi, mới kết hôn, chưa có thai và sinh sống tại 29 trong tổng số 31 xã/thị trấn thuộc huyện Cẩm Khê, Phú Thọ tham gia sàng lọc và trở thành đối tượng của nghiên cứu. Hai xã Cát Trù và Yên Tập không đăng ký tham gia nghiên cứu do có tỉ lệ sinh thấp và phần lớn người dân không sinh con tại địa phương.

Đối tượng tham gia được chia ngẫu nhiên vào một trong hai nhóm nghiên cứu: nhóm can thiệp (CT) gồm 75 đối tượng được bổ sung thực phẩm tự nhiên giàu sắt, kẽm, vitamin A, folate và vitamin B12 5 ngày/tuần từ khi bắt đầu tham gia nghiên cứu cho đến khi sinh; nhóm chứng gồm 75 đối tượng không được bổ sung thực phẩm. Các đối tượng được theo dõi từ trước khi có thai, khi có thai, khi sinh và tiếp tục theo dõi cho đến khi trẻ được 24 tuần tuổi. Tính đến thời điểm 24 tuần sau sinh, số đối tượng còn lại ở nhóm can thiệp là 69, ở nhóm chứng là 75. Trong số 6 đối tượng bỏ cuộc thuộc nhóm can thiệp, có 4 đối tượng bỏ không ăn thực phẩm, 1 đối tượng có con bị khuyết tật bẩm sinh và 1 đối tượng sinh trẻ nhưng không tham gia cho đến khi trẻ được 24 tuần tuổi. Các kết quả nghiên cứu được phân tích trên 144 đối tượng tham gia từ ban đầu cho đến khi trẻ được 24 tuần tuổi.



Độ tuổi trung bình của phụ nữ khi bắt đầu tham gia nghiên cứu là 21,5 ± 2,8 tuổi. Tuổi trung bình của đối tượng ở nhóm can thiệp và nhóm chứng lần lượt là 21,5 ± 3,2 và 21,6 ± 2,6 tuổi, không khác nhau có ý nghĩa thống kê (p > 0,05, t-test). Đặc điểm về trình độ học vấn, nghề nghiệp và đặc điểm gia đình của đối tượng khi tham gia nghiên cứu được thể hiện ở bảng 3.1.

Bảng 3.1: Đặc điểm ban đầu của đối tượng theo nhóm nghiên cứu

Đặc điểm

Nhóm CT (n=69)

Nhóm chứng (n=75)

p*

Trình độ học vấn (%):

  • Tiểu học

  • Trung học cơ sở

  • Trung học phổ thông

  • Trung cấp trở lên

0,0


55,1

26,1


18,8

1,3


52,0

22,7


24,0

> 0,05


Nghề nghiệp (%):

  • Làm ruộng

  • Làm công ăn lương

  • Khác

76,8


20,3

2,9

77,3

16,0


6,7

> 0,05


Đối tượng sống cùng (%)

  • Cùng bố mẹ chồng

  • Cùng bố mẹ đẻ

  • Chỉ sống cùng chồng

76,8


14,5

8,7

70,7

17,3


12,0

> 0,05


* Chi-square test so sánh tỉ lệ giữa hai nhóm nghiên cứu

Hơn một nửa số đối tượng tham gia nghiên cứu (53,1%) có có trình độ trung học cơ sở (cấp 2), 46,2% số đối tượng học hết trung học phổ thông (cấp 3) hoặc có trình độ trung cấp trở lên. Trên 70% số đối tượng là làm ruộng, 18,3% số đối tượng tham gia nghiên cứu làm công ăn lương cho các cơ quan nhà nước, xí nghiệp tư nhân hoặc nhà máy đóng trên địa bàn huyện, 4,9% số đối tượng là kinh doanh buôn bán nhỏ tại gia đình, ở chợ địa phương, hoặc làm các công việc khác như đan lát, cắt may tại gia đình. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về trình độ học vấn cũng như loại hình nghề nghiệp của các đối tượng tham gia thuộc hai nhóm nghiên cứu (p > 0,05).

Tương tự như các vùng nông thôn phía Bắc Việt Nam, sau khi kết hôn có tới 73,2% số đối tượng sống cùng với bố mẹ chồng, có 16,2% số đối tượng sống cùng với bố mẹ đẻ và chỉ có 10,6% số đối tượng sống ở nhà riêng chỉ có hai vợ chồng. Hầu hết gia đình các đối tượng tham gia sử dụng nước giếng khơi làm nước ăn uống và sinh hoạt (90,2%). Gần 20% số gia đình các đối tượng là hộ nghèo hoặc gia đình chính sách, được nhận trợ cấp xã hội. Người làm ra thu nhập chính trong gia đình chủ yếu là chồng và bố mẹ chồng của đối tượng (88,1%). Không có sự khác nhau về đặc điểm gia đình của các đối tượng tham gia thuộc hai nhóm nghiên cứu (chi-square test, p > 0,05).

Trong số chồng của các đối tượng tham gia nghiên cứu, 43,9% có trình độ trung học cơ sở, hơn 50% có trình độ trung học phổ thông hoặc trung cấp trở lên và vẫn còn 2,9% có trình độ tiểu học. Công việc đồng áng trong gia đình chủ yếu do vợ và bố mẹ phụ trách, trong số những người chồng, chỉ có 38% số người chồng làm việc thuần nông nghiệp, 41,1% làm thuê hoặc các làm dịch vụ khác như làm thợ xây, lái xe, làm máy xay xát, có 15,5% làm công ăn lương tại các cơ quan nhà nước hoặc nhà máy xí nghiệp và 5,4% là kinh doanh buôn bán nhỏ tại địa phương. Các đặc điểm nói trên không khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm nghiên cứu (chi-square test, p > 0,05).



Nhìn chung các đối tượng khá đồng nhất, không có sự khác biệt có ý nghĩa về tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp cũng như đặc điểm gia đình của các đối tượng tham gia nghiên cứu thuộc hai nhóm can thiệp và đối chứng (p > 0,05).

Đặc điểm nhân trắc của đối tượng khi tham gia nghiên cứu được thể hiện ở bảng 3.2 và bảng 3.3



Bảng 3.2: Đặc điểm nhân trắc của đối tượng trước can thiệp theo nhóm nghiên cứu1

Đặc điểm

Nhóm CT (n=69)

Nhóm chứng (n=75)

p2

Cân nặng (kg)

45,3 ± 4,7

46,2 ± 4,9

> 0,05

Chiều cao (cm)

152,4 ± 5,0

152,1 ± 5,6

> 0,05

MUAC (cm)

23,9 ± 1,5

24,4 ± 1,9

> 0,05

BMI (kg/m2)

19,5 ± 1,5

20,0 ± 1,8

> 0,05

1 Số liệu được trình bày dưới dạng TB±SD. MUAC: chu vi vòng cánh tay; BMI: chỉ số khối cơ thể.

2 t-test so sánh trung bình giữa hai nhóm nghiên cứu.

Đối tượng tham gia nghiên cứu có cân nặng, chiều cao và BMI trung bình khi bắt đầu tham gia nghiên cứu lần lượt là 45,8 ± 4,8 kg, 152,0 ± 5,3 cm và 19,7 ± 1,7 kg/m2. Không có sự khác nhau về đặc điểm cân nặng, chiều cao và BMI của các đối tượng thuộc hai nhóm nghiên cứu với p > 0,05 (bảng 3.2). Tuy nhiên, tại thời điểm chưa có thai khi bắt đầu nghiên cứu, BMI của các đối tượng thuộc nhóm chứng có xu hướng cao hơn so với các đối tượng thuộc nhóm can thiệp (p < 0,1).



Bảng 3.3: Tình trạng dinh dưỡng của đối tượng trước can thiệp theo nhóm nghiên cứu

Đặc điểm

Nhóm CT (n=69)

Nhóm chứng (n=75)

p*

Cân nặng < 45 kg (%)

58,0

45,3

> 0,05

Chiều cao < 145 cm (%)

5,8

10,7

> 0,05

BMI < 18,5 (%)

26,1

22,7

> 0,05

* Chi-square test so sánh tỉ lệ giữa hai nhóm nghiên cứu

Tính chung cho toàn bộ 144 đối tượng tham gia nghiên cứu, tỉ lệ đối tượng bị thiếu năng lượng trường diễn là 24,7%, hơn một phần hai số đối tượng tham gia có cân nặng dưới 45 kg (51,4%) và 8,3% số đối tượng có chiều cao dưới 1,45 m tại thời điểm bắt đầu tham gia nghiên cứu. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ đối tượng có cân nặng và chiều cao thấp cũng như tỉ lệ thiếu năng lượng trường diễn (BMI < 18,5) giữa hai nhóm nghiên cứu (p > 0,05) (bảng 3.3). Nhìn chung tình trạng dinh dưỡng của đối tượng tại thời điểm bắt đầu tham gia nghiên cứu là khá tương đồng, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm.

Gần một phần tư số đối tượng khi bắt đầu tham gia nghiên cứu bị thiếu máu. Tỉ lệ đối tượng thuộc nhóm can thiệp và nhóm chứng bị thiếu máu lần lượt là 25,4% và 23,3%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05, chi-square test). Đặc điểm một số chỉ số sinh hóa máu của các đối tượng được thể hiện trong bảng 3.4.



Bảng 3.4: Một số chỉ số sinh hóa máu của đối tượng trước can thiệp theo nhóm nghiên cứu1

Chỉ số

Nhóm CT (n=69)

Nhóm chứng (n=75)

p

Hemoglobin (g/dL)

12,9 ± 1,1

12,9 ± 1,2

> 0,052

Sắt (µmol/L)

16,5 ± 5,4

16,9 ± 5,8

> 0,052

Kẽm (µmol/L)

9,6 ± 1,3

9,9 ± 1,6

> 0,052

Vitamin A (µmol/L)

1,61 ± 0,37

1,64 ± 0,37

> 0,052

Folate (nmol/L)

17,5 (14,3; 26,4)

18,3 (14,5; 25,8)

> 0,053

Cobalamin (pmol/L)

659 (501; 805)

672 (539; 816)

> 0,053

1 Số liệu trình bày dưới dạng TB ± SD và median (25th; 75th percentile)

2 t-test so sánh trung bình giữa hai nhóm nghiên cứu

3 Mann Whitney U test so sánh trung vị giữa hai nhóm nghiên cứu

Nồng độ sắt, kẽm huyết tương, vitamin A, folate và cobalamin (vitamin B12) huyết thanh trung bình lần lượt là 16,5 µmol/L, 9,8 µmol/L, 1,62 µmol/L, 21,5 nmol/L và 727 pmol/L. Không có đối tượng nào bị thiếu vitamin A hay cobalamin; tỉ lệ thiếu hụt sắt, kẽm và folate đều dưới 2%. Không có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng về nồng độ cũng như tỉ lệ thiếu sắt, kẽm, vitamin A, folate và cobalamin (p > 0,05)



      1. Đặc điểm khẩu phần ăn của đối tượng tham gia nghiên cứu

        1. Đặc điểm khẩu phần ăn của đối tượng trước can thiệp

Sử dụng phương pháp hỏi ghi khẩu phần 24 giờ qua để thu thập số liệu khẩu phần ăn của đối tượng, giá trị năng lượng và một số chất dinh dưỡng nghiên cứu quan tâm có trong khẩu phần của đối tượng trước khi can thiệp được thể hiện trong bảng 3.5.

Bảng 3.5: Giá trị dinh dưỡng khẩu phần của đối tượng trước can thiệp theo nhóm nghiên cứu1

Chất dinh dưỡng

Nhóm CT (n=69)

Nhóm chứng (n=75)

p2

Năng lượng (kcal)

1759 (1533; 1941)

1847 (1693; 1946)

> 0,05

Protein (g)

69,2 (61,3; 74,7)

72,3 (66,3; 79,1)

> 0,05

Sắt (mg)

12,6 (11,0; 14,5)

12,5 (11,1; 15,4)

> 0,05

Kẽm (mg)

9,1 (8,0; 9,9)

9,2 (8,5; 10,2)

> 0,05

Vitamin A (mcg)

503 (330; 648)

562 (292; 679)

> 0,05

Folate (mcg)

318 (199; 432)

294 (189; 407)

> 0,05

Vitamin B12 (mcg)

1,9 (1,3; 3,1)

1,8 (1,3; 2,7)

> 0,05

Каталог: FileUpload -> Documents -> 2017
Documents -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam qcvn 01 78: 2011/bnnptnt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thứC Ăn chăn nuôi các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và MỨc giới hạn tốI Đa cho phép trong thứC Ăn chăn nuôI
Documents -> TỔng cục dạy nghề
Documents -> BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng nguyễn thị thanh hưƠng thực trạng và giải pháP
Documents -> Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé y tÕ ViÖn dinh d­ìng Ph¹m hoµng h­ng HiÖu qu¶ cña truyÒn th ng tÝch cùc ®Õn ®a d¹ng ho¸ b÷a ¨n vµ
Documents -> TỜ khai xác nhận viện trợ HÀng hóA, DỊch vụ trong nưỚC
Documents -> Phụ lục I mẫU ĐƠN ĐỀ nghị ĐĂng ký LƯu hàNH
2017 -> ĐỂ CẢi thiện tình trạng thiếu máu của phụ NỮ CÓ thai luậN Án tiến sỹ dinh dưỠNG
2017 -> VỚi sắt acid folic lên tình trạng dinh dưỠng của phụ NỮ mang thai và TĂng trưỞng của trẻ

tải về 3.27 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương