TỚi tình trạng dinh dưỠNG, thiếu máu của phụ NỮ CÓ thai và trẻ 24 tuần tuổi luậN Án tiến sĩ dinh dưỠNG


Hình 2.2. Địa điểm chế biến và tổ chức ăn bổ sung



tải về 3.27 Mb.
trang6/30
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích3.27 Mb.
#35589
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   30

Hình 2.2. Địa điểm chế biến và tổ chức ăn bổ sung

Chế biến thực phẩm bổ sung: Nghiên cứu xây dựng 3 điểm nấu (hình 2.2) tại xã Ngô Xá (chế biến thực phẩm bổ sung cho đối tượng tại 11 xã ở thượng huyện), xã Sơn Tình (chế biến thực phẩm cho đối tượng tại 9 xã ở trung huyện) và xã Văn Khúc (chế biến thực phẩm cho đối tượng tại 9 xã ở hạ huyện). Thực phẩm được chế biến hàng ngày, giống nhau ở cả ba bếp nấu, theo đúng thực đơn và trọng lượng đã được xây dựng theo 10 thực đơn quay vòng.

Hàng ngày, người chế biến mua thực phẩm tươi sống và rõ nguồn gốc theo thực đơn, chế biến theo đúng hướng dẫn, chia theo định mức thành các suất ăn bổ sung. Các thực phẩm được chế biến riêng, không cho thêm bất cứ loại dầu mỡ hoặc gia vị nào khi chế biến. Việc nấu và chia thực phẩm được thực hiện xong lúc 8h30’ hàng ngày để người tổ chức ăn đến lấy và mang về điểm ăn tại xã do mình phụ trách.



Địa điểm ăn: Mỗi xã có một điểm ăn tập trung, điểm ăn có thể là trạm y tế xã hoặc nhà văn hóa thôn phụ thuộc vào khoảng cách từ nhà đối tượng đến điểm ăn. Các điểm tổ chức ăn được thể hiện trong hình 2.2. Địa điểm ăn tại mỗi xã có thể thay đổi trong quá trình nghiên cứu cho phù hợp với thực tế tại địa phương. Nghiên cứu có 29 điểm ăn tại 29 xã. Mỗi xã có 1 người tổ chức ăn. Người tổ chức ăn nhận thực phẩm tại các bếp nấu, mang đến điểm ăn do mình phụ trách, tổ chức cho các đối tượng ăn, cân lượng thực phẩm đối tượng không ăn hết và ghi sổ theo dõi lượng thực phẩm thực tế được đối tượng tiêu thụ. Các đối tượng ăn thực phẩm bổ sung cùng với nước mắm để chấm. Không ăn tại nhà đối tượng.

Tính chấp nhận với thực phẩm bổ sung: Việc chế biến thực phẩm và đánh giá tính chấp nhận đối với các thực phẩm bổ sung đã được thực hiện trong nghiên cứu thử nghiệm [5]. Các đối tượng đánh giá loại thực phẩm sử dụng và cách chế biến chấp nhận được, thực phẩm chấm với nước mắm là phù hợp.

Thời gian ăn thực phẩm bổ sung: Thời gian ăn từ 9h00 đến 9h30’ sáng, 5 ngày/tuần từ thứ Hai đến thứ Sáu, trừ các ngày cuối tuần và lễ tết theo quy định của Nhà nước. Trung bình tổng thời gian ăn bổ sung thực tế của các đối tượng tham gia thuộc nhóm can thiệp được thể hiện trong bảng 2.2.

Bảng 2.2: Trung bình thời gian ăn thực phẩm bổ sung của nhóm can thiệp (n = 69)

Thời gian

Median (Min, Max)

Số tháng ăn thực phẩm bổ sung (tháng)

9,8 (7,9; 20,0)

Số ngày ăn thực phẩm bổ sung (ngày)

203 (151; 412)

Số ngày nghỉ theo quy định (ngày)

94 (72; 201)

Số ngày không đến ăn (ngày)

5 (0; 35)

Trong quá trình nghiên cứu với 69 đối tượng tham gia ăn thực phẩm bổ sung đến khi sinh thuộc nhóm can thiệp: trung bình các đối tượng ăn trong vòng 10,6 tháng; thời gian ăn bổ sung trước thời điểm thụ thai kéo dài trung bình 1,5 tháng; trung bình số ngày ăn thực sự là 212 ngày, số ngày nghỉ theo quy định là 98 ngày và trung bình số ngày không đến ăn vì các lý do như đi chơi xa, bị ốm, nhà có việc bận là 8 ngày.

Bảng 2.3: Trung bình thời gian tham gia nghiên cứu (n=144)

Thời gian

Median (Min; Max)

Thời gian từ ban đầu đến khi sinh (tháng)

10,4 (8,0; 20,6)

Thời gian từ ban đầu đến khi bắt đầu có thai (tháng)

1,4 (-0,2; 14,8)

Tổng thời gian tham gia nghiên cứu (tháng)

16,0 (13,5; 26,1)

Loại đối tượng: Đối tượng không đến ăn trong vòng 10 ngày liên tiếp hoặc thời gian ăn kéo dài quá 1 năm mà vẫn chưa có thai bị loại khỏi nghiên cứu. Các đối tượng tham gia tiêu thụ dưới 75% số lần ăn thực phẩm bổ sung do nghiên cứu cung cấp không được đưa vào phân tích số liệu. Trung bình thời gian tham gia nghiên cứu thực tế của các đối tượng được thể hiện trong bảng 2.3. Với 144 đối tượng tham gia đến khi kết thúc nghiên cứu, trung bình thời gian từ khi bắt đầu tham gia đến khi có thai là 2,3 tháng và trung bình tổng thời gian tham gia nghiên cứu là 17,1 tháng.

        1. Tổ chức, quản lý và giám sát nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện tại 29 xã tại huyện Cẩm Khê, Phú Thọ. Trưởng trạm y tế là người chịu trách nhiệm chính tại mỗi xã, quản lý các thông tin về số đối tượng tham gia tại xã, số đối tượng mới tham gia trong tuần, thường xuyên cập nhật thông tin về đối tượng với cán bộ quản lý nghiên cứu trên toàn huyện.

Cán bộ nghiên cứu tại trung ương



Các cộng tác viên nghiên cứu tại xã

  • 3 người nấu tại 3 bếp

  • 29 trưởng trạm y tế

  • 29 người tổ chức ăn

  • 29 Chủ tịch Hội Phụ nữ

Cán bộ nghiên cứu địa phương:

  • 1 cán bộ quản lý tại thực địa

  • 1 cán bộ kiểm tra chất lượng

  • 1 cán bộ kiểm tra ăn

  • 2 cán bộ cân đo nhân trắc

  • 2 cán bộ điều tra khẩu phần

  • 2 cán bộ lấy máu


144 đối tượng




Hình 2.3. Sơ đồ tổ chức và quản lý nghiên cứu

Trong thời gian triển khai, nghiên cứu có 1 cán bộ quản lý tại thực địa, 1 cán bộ chuyên kiểm tra chất lượng, 1 cán bộ chuyên kiểm tra việc tổ chức ăn, 2 cán bộ chuyên cân đo nhân trắc, 2 cán bộ chuyên điều tra khẩu phần và 2 cán bộ chuyên lấy máu (hình 2.3).

Các cán bộ tại thực địa được tập huấn, kiểm tra và đánh giá trước khi tham gia nghiên cứu và thường xuyên được kiểm tra trong quá trình triển khai. Nghiên cứu sinh và nhóm cán bộ tham gia nghiên cứu tại trung ương dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia trực tiếp quản lý việc triển khai nghiên cứu từ xây dựng tài liệu, biểu mẫu thu thập số liệu và biểu mẫu kiểm tra, tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn triển khai, xây dựng lịch tuần, điều tra sàng lọc, tổ chức ăn đến giám sát triển khai, thu thập và giám sát việc thu thập số liệu định kì, nhập, quản lý và làm sạch số liệu. Việc theo dõi, kiểm tra chất lượng được thực hiện theo mẫu biểu đã được thiết kế sẵn (xem phần phụ lục).


        1. Những thuận lợi và khó khăn trong triển khai nghiên cứu can thiệp bổ sung thực phẩm tại cộng đồng

Thuận lợi:

Nghiên cứu đã nhận được sự ủng hộ của chính quyền địa phương, của Bộ Y tế, của các cơ quan tham gia triển khai và phối hợp triển khai nghiên cứu. Nghiên cứu cũng nhận được sự ủng hộ và hỗ trợ tích cực từ các cơ quan tài trợ như Nestle Foundation, Thrasher Research Fund và Sight and Life trong việc tài trợ kinh phí, trang thiết bị và những thay đổi linh hoạt trong việc triển khai cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Ngoài ra, nghiên cứu cũng nhận được sự hỗ trợ sát sao của các chuyên gia đến từ Bệnh viện Nhi Oakland, Đại học Haukeland trong việc thiết kế, triển khai, phân tích mẫu, làm sạch và phân tích số liệu.



Khó khăn:

Bên cạnh những thuận lợi, nghiên cứu cũng đã gặp phải rất nhiều khó khăn, đặc biệt là những khó khăn khi triển khai tại thực địa. Các khó khăn chính bao gồm:

  • Nghiên cứu theo chiều dọc trong thời gian dài. Việc tổ chức ăn hàng ngày rất phức tạp, đòi hỏi phải có nguồn nhân lực và kinh phí lớn để kiểm soát chính xác được lượng thực phẩm đối tượng tiêu thụ.

  • Địa bàn nghiên cứu rộng, gây khó khăn cho đối tượng đến điểm tổ chức ăn, đặc biệt vào những ngày cuối của thai kì.

  • Tổng số phụ nữ 18-30 tuổi đáp ứng được các yêu cầu của nghiên cứu chỉ chiếm hơn 10%. Kể từ năm 2010, tỉ lệ phụ nữ sau khi học xong trung học phổ thông và các cặp vợ chồng mới đăng ký kết hôn đi làm ăn xa cao (chiếm 53% số phụ nữ 18-30 tuổi). Hầu hết họ chỉ quay về địa phương khi cưới và vào tháng cuối của thai kì để chờ sinh con. Tỉ lệ phụ nữ có thai trước hôn nhân ở khu vực nghiên cứu khá cao (chiếm 29%). Đây là hai nguyên nhân chính dẫn đến nghiên cứu phải kéo dài thời gian nhận đối tượng mới nhằm có đủ số đối tượng như mong muốn.

Hạn chế của nghiên cứu:

  • Ngoài thực phẩm bổ sung, nghiên cứu không kiểm soát được lượng thực phẩm đối tượng tiêu thụ hàng ngày tại nhà.

  • Do kinh phí hạn hẹp nên nghiên cứu không thực hiện được việc phân nhóm đối tượng theo xã. Việc có cả hai nhóm đối tượng tại cùng một xã có thể gây nhiễu, gây ảnh hưởng đến lượng thực phẩm các đối tượng tự tiêu thụ tại nhà.

  • Không kiểm soát được việc sử dụng các loại vi chất bổ sung cho phụ nữ khi có thai. Một số đối tượng tự mua viên sắt acid folic hoặc đa vi chất để bổ sung khi có thai.

Các biện pháp khắc phục nghiên cứu đã thực hiện:

  • Nghiên cứu đã phân công cán bộ theo dõi sát lượng thực phẩm chế biến tại

các bếp nấu, cân và ghi lại đầy đủ lượng thực phẩm bổ sung đã được đối tượng tiêu thụ hàng ngày.

  • Nghiên cứu linh hoạt trong việc chọn địa điểm tổ chức ăn để tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng đến ăn. Mang thực phẩm đến nhà, theo dõi và cân lại lượng thực phẩm tiêu thụ nếu đối tượng không đến điểm ăn vào những ngày cuối của thai kì do đi lại khó khăn.

  • Nghiên cứu đã tiến hành điều tra khẩu phần ăn thực tế của đối tượng cả trước và trong khi có thai để phân tích, giúp loại bỏ yếu tố nhiễu do lượng thực phẩm đối tượng tiêu thụ hàng ngày tại nhà gây ra.

  • Khi có thông tin có phụ nữ sắp đăng ký kết hôn thông qua hệ thống y tế,

hội phụ nữ, giáo sứ tại địa phương…, cán bộ nghiên cứu tiến hành tiếp xúc sớm với đối tượng để giải thích và mời tham gia nghiên cứu.

  • Thực hiện loại bỏ các đối tượng có bổ sung viên sắt acid folic hoặc đa vi chất khi phân tích số liệu để tránh ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu.

      1. Các số liệu và thời điểm thu thập số liệu

* Các thông tin và số liệu thu thập với phụ nữ tham gia nghiên cứu:

  • Thông tin chung bao gồm: tuổi, địa chỉ liên lạc, trình độ học vấn, nghề nghiệp của đối tượng và chồng, tiền sử bệnh, điều kiện vệ sinh, kinh tế.

  • Ngày đầu chu kì kinh cuối để đánh giá tuổi thai khi sinh.

  • Tình trạng sức khỏe của đối tượng bao gồm: loại bệnh và số ngày mắc bệnh, loại và liều lượng thuốc hoặc vi chất dinh dưỡng sử dụng, loại hình lao động chính, thời gian làm việc nặng.

  • Các số đo nhân trắc bao gồm: cân nặng, chiều cao đứng, chu vi vòng cánh tay.

  • Xét nghiệm máu: hemoglobin, cobalamin, folate, C-reactive protein (CRP) và α-1-acid-glycoprotein (AGP).

  • Khẩu phần ăn 24 giờ qua.

* Các thông tin và số liệu thu thập với trẻ đến 24 tuần tuổi:

  • Thông tin khi sinh bao gồm: thời gian và địa điểm sinh, tai biến sản khoa, cân nặng và chiều dài sơ sinh, sức khoẻ trẻ sơ sinh.

  • Các số đo nhân trắc: cân nặng, chiều dài nằm.

  • Xét nghiệm máu: hàm lượng hemoglobin

  • Thực hành chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ bao gồm các chỉ số liên quan đến thực hành nuôi con bằng sữa mẹ (bú hoàn toàn, cách cho bú, số lần cho bú, cho trẻ bú bình) và cách nuôi dưỡng trẻ nếu đã cho trẻ ăn bổ sung (loại thực phẩm và cách chế biến)

  • Tình trạng sức khoẻ của trẻ bao gồm thời gian và số ngày mắc 2 bệnh nhiễm khuẩn thường gặp ở trẻ em là tiêu chảy và viêm đường hô hấp

Các thông tin và số liệu của phụ nữ tham gia nghiên cứu được thu thập vào 3 thời điểm là khi bắt đầu tham gia nghiên cứu (T0), khi thai được 16 tuần (T1), và thai được 32 tuần (T2). Các thông tin và số liệu của trẻ được thu thập vào 2 thời điểm là khi sinh (T3) và khi trẻ được 24 tuần tuổi (T4). Các số liệu và thời điểm thu thập số liệu được thể hiện trong bảng 2.4 dưới đây.

Bảng 2.4: Thời điểm và các số liệu cần thu thập

Số liệu thu thập

Ban đầu (T0)

Thai 16 tuần (T1)

Thai 32 tuần (T2)

Khi sinh (T3)

Trẻ 24 tuần (T4)

Thông tin chung

x













Theo dõi có thai: kiểm tra bảng theo dõi hàng tháng cho đến khi phát hiện có thai

Nhân trắc phụ nữ

x

x

x







Xét nghiệm máu phụ nữ

x

x

x







Khẩu phần ăn phụ nữ

x

x

x







Tình trạng sức khỏe của phụ nữ: 2 lần/tháng, từ khi bắt đầu tham gia đến khi sinh

Thông tin khi sinh










x




Nhân trắc trẻ










x

x

Hemoglobin trẻ













x

Chăm sóc trẻ













x

Tình trạng sức khỏe của trẻ: 2 lần/tháng

Giới hạn thời gian thu thập số liệu được quy định trong bảng 2.5.

Bảng 2.5: Quy định khoảng thời gian thu thập số liệu

Loại số liệu / mẫu thu thập

Thời gian quy định

Thông tin chung

Ngày đầu tiên tham gia (N0)

Nhân trắc phụ nữ ban đầu

N0

Mẫu máu ban đầu

N0 + 5 ngày

Khẩu phần 2 ngày không liên tiếp ban đầu

N0 + 1 tuần

Nhân trắc, mẫu máu, khẩu phần thai 16 tuần

16 tuần ± 2 tuần

Nhân trắc, mẫu máu, khẩu phần thai 32 tuần

32 tuần ± 2 tuần

Nhân trắc và thông tin trẻ lúc sinh

7 ngày sau sinh

Nhân trắc và mẫu máu trẻ 24 tuần tuổi

24 tuần ± 4 ngày

Để đánh giá được chính xác hiệu quả của can thiệp bổ sung thực phẩm tới TTDD của trẻ lúc 24 tuần tuổi, các số đo nhân trắc của trẻ tại thời điểm này được hiệu chỉnh theo thời gian để có được các số liệu về nhân trắc trẻ đúng tại 24 tuần tuổi. Sử dụng các số liệu đã được hiệu chỉnh để phân tích đánh giá hiệu quả của can thiệp đối với TTDD của trẻ lúc 24 tuần tuổi.

2.4.5. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu

* Phỏng vấn: Sử dụng bộ câu hỏi đã được thiết kế và thử nghiệm trước khi triển khai để thu thập các thông tin chung của đối tượng, thông tin khi sinh, việc chăm sóc trẻ và tình trạng sức khỏe của trẻ. Sử dụng mẫu phiếu tự điền để đối tượng tự theo dõi chu kì kinh nguyệt hàng tháng cho đến khi có thai.

* Cân đo nhân trắc

Tại mỗi thời điểm thu thập số liệu theo quy định, mỗi đối tượng tham gia được cân đo các chỉ số nhân trắc. Cân đo nhân trắc do các cán bộ của nghiên cứu thực hiện theo kỹ thuật được hướng dẫn [161], [162]. Sử dụng mẫu biểu đã được thiết kế sẵn để ghi lại kết quả cân đo (xem phần phụ lục). Nhân trắc của phụ nữ tham gia nghiên cứu được cân đo tại trạm y tế, các số đo nhân trắc của trẻ lúc sinh được đo tại nơi sinh là bệnh viện hoặc trạm y tế, nhân trắc trẻ lúc 24 tuần tuổi được cân đo tại nhà đối tượng. Các số đo nhân trắc đều được thực hiện hai lần và lấy giá trị trung bình. Dụng cụ thu thập các số đo nhân trắc cụ thể như sau:

  • Cân nặng người lớn được cân bằng cân kỹ thuật số HealthOMeter 349KLX với độ chính xác 0,1 kg.

  • Cân nặng trẻ được cân bằng cân Seca 334 (Seca, Corp, Hanover, MD) có máng để nằm với độ chính xác 5 g.

  • Chiều cao đứng người lớn được đo bằng thước đo chiều cao đứng Microtoise 04-116 (Stanley Black & Decker, New Britain) với độ chính xác 0,1 cm.

  • Chiều dài nằm của trẻ được đo bằng thước Seca 417 (Seca, Corp, Hanover, MD) với độ chính xác 0,1 cm do hai cán bộ cân đo thực hiện.

  • Vòng cánh tay được đo bằng thước Seca 212 (Seca, Corp, Hanover, MD) mềm, không chun giãn với độ chính xác 0,1 cm.

* Điều tra khẩu phần

Sử dụng kỹ thuật hỏi ghi khẩu phần ăn 24 giờ qua [139], [161] trong 2 ngày không liên tiếp tại 3 thời điểm: khi bắt đầu tham gia, tuần thứ 16 và tuần thứ 32 của thai kì để đánh giá thực trạng và những thay đổi trong khẩu phần ăn khi có thai của phụ nữ nông thôn.



Việc hỏi ghi khẩu phần do các cán bộ điều tra có kinh nghiệm, được tập huấn và định kì tập huấn nhắc lại thực hiện tại hộ gia đình. Kết quả phỏng vấn được ghi lại vào phiếu đã được thiết kế sẵn. Sử dụng cân thực phẩm (Laica KS1016E; Laica SpA) với độ chính xác 1 g cân lại tất cả các loại thực phẩm còn lại của ngày hôm trước, sử dụng quyển ảnh có các hình vẽ bằng kích thước thực tế của các dụng cụ dùng để ăn và các món ăn thường gặp để giúp đối tượng nhớ lại chính xác lượng thực phẩm đã được tiêu thụ trong ngày hôm trước.

* Xét nghiệm máu

Tình trạng thiếu máu của phụ nữ trước khi sinh: Sơ đồ lấy mẫu, bảo quản và phân tích mẫu máu được thể hiện trong hình 2.4.

Vào mỗi đợt thu thập số liệu trước khi sinh, mỗi đối tượng được lấy máu tĩnh mạch để xét nghiệm bao gồm 2 mL máu toàn phần bảo quản lạnh với EDTA, đưa về phòng thí nghiệm tại Trung tâm Y tế huyện phân tích hemoglobin bằng phương pháp Cyanmethemoglobin trên máy huyết học bán tự động Drew3 (DREW Scientific, Dallas, Texas, United States); 6 ml máu được lấy vào ống nghiệm chuyên dụng, để đông trong 30 phút ở nhiệt độ phòng, ly tâm với tốc độ 3000 vòng/phút trong 15 phút để tách huyết thanh vào các ống lưu mẫu.



Hình 2.4: Sơ đồ lấy mẫu, bảo quản và phân tích mẫu máu

Mẫu huyết thanh được bảo quản ở -20oC tại thực địa và trung bình hai tuần một lần được vận chuyển trong đá khô về Viện Dinh dưỡng và bảo quản ở -80oC cho đến khi được sử dụng để phân tích. Folate và cobalamin huyết thanh được phân tích bằng phương pháp vi sinh lần lượt sử dụng chủng vi khuẩn kháng chloramphenicol Latobacillus casei và chủng vi khuẩn kháng colistin sulphate Lactobacillus leichmannii [163], [164] tại phòng thí nghiệm Bevital, Bergen, Na Uy. Phân tích C- reactive protein bằng phương pháp hóa sinh đo độ đục sử dụng máy Cobas C501 (Roche Diagnostics GmbH, D-68298 Mannheim) tại Bệnh viện Bạch Mai và α-1-acid-glycoprotein bằng ELISA trên hệ thống Bio Tek Elx808 (BioTek Instruments, Inc., Winooski, VT, USA) tại Viện Dinh dưỡng. Các chỉ tiêu, phương pháp xét nghiệm và nơi tiến hành xét nghiệm được thể hiện trong bảng 2.6.

Bảng 2.6: Các chỉ tiêu xét nghiệm và phương pháp thực hiện

Chỉ tiêu

Loại mẫu

Phương pháp đo

Nơi tiến hành

Hemoglobin

Máu toàn phần

Cyanmethemoglobin

Tại thực địa

Cobalamin

Huyết thanh

Vi sinh

Bevital, Bergen, Na Uy

Folate

Huyết thanh

Vi sinh

Bevital, Bergen, Na Uy

C-reactive protein

Huyết thanh

Hóa sinh đo độ đục

Bệnh viện Bạch Mai

α-1-acid-glycoprotein

Huyết thanh

ELISA

Viện Dinh Dưỡng

Tình trạng thiếu máu của trẻ: Vào lúc 24 tuần tuổi, mỗi trẻ được lấy 500 L máu đầu ngón tay vào ống nghiệm có chứa EDTA. Mẫu máu được bảo quản lạnh và trong vòng 30 phút trước khi đưa về phòng thí nghiệm tại Trung tâm Y tế huyện để phân tích hemoglobin bằng phương phám Cyanmethemoglobin trên máy huyết học bán tự động Drew3 (DREW Scientific, Dallas, Texas, USA).

2.4.6. Các biến số, chỉ số nghiên cứu và chỉ tiêu đánh giá

2.4.6.1. Tình trạng dinh dưỡng

  • Tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ trước khi có thai được xác định bằng chỉ số khối cơ thể BMI (kg/m2) với các điểm ngưỡng sau [162] :

BMI dưới 18,5: Thiếu năng lượng trường diễn (CED)

BMI từ 18,5 đến 24,9: Bình thường

BMI từ 25 trở lên: Thừa cân


  • Tình trạng dinh dưỡng của PNCT theo chu vi vòng cánh tay [139]:

MUAC từ 22 cm trở lên: TTDD bình thường

MUAC từ 19 cm đến dưới 22 cm: SDD vừa

MUAC dưới 19 cm: SDD nặng


  • Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ sơ sinh:

+ Trẻ sinh ra dưới 2500 g được coi là trẻ có CNSS thấp.

+ Trẻ sinh ra trước 37 tuần mang thai được coi là trẻ sinh non

+ Nhỏ so với tuổi thai được định nghĩa là khi cân nặng hoặc chiều dài theo tuổi thai dưới 10th percentile [165].


  • Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Ngoài các giá trị trung bình về cân nặng và chiều dài nằm theo tuổi, mức tăng cân nặng và chiều dài khi trẻ 24 tuần tuổi, tình trạng dinh dưỡng của trẻ còn đước đánh giá dựa vào z-score so với trung vị của chuẩn tăng trưởng WHO 2006. Cụ thể thang phân loại tình trạng dinh dưỡng như sau [162]:

+ Cân nặng theo tuổi: Dưới -2 SD: suy dinh dưỡng thể nhẹ cân

Từ -2 SD đến 2 SD: bình thường

Trên 2 SD: thừa cân

+ Chiều cao theo tuổi: Dưới -2 SD: suy dinh dưỡng thể thấp còi

Từ -2 SD trở lên: bình thường

+ Cân nặng theo chiều dài: Dưới -2 SD: suy dinh dưỡng thể gầy còm

Từ -2 SD đến 2SD: bình thường

Trên 2 SD: thừa cân



        1. Tình trạng thiếu máu, một số vitamin và các chỉ số liên quan

  • Đánh giá tình trạng thiếu máu dựa vào nồng độ hemoglobin (Hb) [166]:

+ Phụ nữ không có thai bị thiếu máu khi hemoglobin < 12 g/dL

+ Phụ nữ có thai và ở trẻ 0,5 - 5 tuổi bị thiếu máu khi hemoglobin < 11 g/dL.



  • Thiếu vitamin B12: hàm lượng cobalamin huyết thanh < 130 pmol/L [167].

  • Thiếu folate: hàm lượng folate huyết thanh ≤ 7,5 nmol/L [167].

  • Nhiễm trùng cấp tính: C-reactive protein (CRP) > 5 mg/L [168].

  • Nhiễm trùng mạn tính: α-1-acid-glycoprotein (AGP) > 1g/L [168].

        1. Khẩu phần thực tế

Mức đáp ứng và tỉ lệ đáp ứng nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng (protein và các vi chất dinh dưỡng), sự cân đối của khẩu phần được so với nhu cầu khuyến nghị dành cho PNTSĐ và PNCT Việt Nam với mức độ lao động vừa [138].

        1. Chỉ số hiệu quả của can thiệp

Lựa chọn biến số tỉ lệ thiếu máu để tính chỉ số hiệu quả can thiệp thô và hiệu quả thực của can thiệp bổ sung thực phẩm đến tính trạng thiếu máu của PNCT [169].

Chỉ số hiệu quả can thiệp thô: Được tính theo công thức:

Trong đó: H là hiệu quả được tính bằng tỉ lệ %.

P1 là tỉ lệ tại thời điểm bắt đầu triển khai

P2 là tỉ lệ vào thời điểm cuối, kết thúc can thiệp



Chỉ số hiệu quả can thiệp thực: Được tính theo công thức:

HQCT = H1 - H2

Trong đó: HQCT là hiệu quả can thiệp

H1 là chỉ số hiệu quả của nhóm can thiệp

H2 là chỉ số hiệu quả của nhóm chứng


Каталог: FileUpload -> Documents -> 2017
Documents -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam qcvn 01 78: 2011/bnnptnt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thứC Ăn chăn nuôi các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và MỨc giới hạn tốI Đa cho phép trong thứC Ăn chăn nuôI
Documents -> TỔng cục dạy nghề
Documents -> BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng nguyễn thị thanh hưƠng thực trạng và giải pháP
Documents -> Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé y tÕ ViÖn dinh d­ìng Ph¹m hoµng h­ng HiÖu qu¶ cña truyÒn th ng tÝch cùc ®Õn ®a d¹ng ho¸ b÷a ¨n vµ
Documents -> TỜ khai xác nhận viện trợ HÀng hóA, DỊch vụ trong nưỚC
Documents -> Phụ lục I mẫU ĐƠN ĐỀ nghị ĐĂng ký LƯu hàNH
2017 -> ĐỂ CẢi thiện tình trạng thiếu máu của phụ NỮ CÓ thai luậN Án tiến sỹ dinh dưỠNG
2017 -> VỚi sắt acid folic lên tình trạng dinh dưỠng của phụ NỮ mang thai và TĂng trưỞng của trẻ

tải về 3.27 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương