TỚi tình trạng dinh dưỠNG, thiếu máu của phụ NỮ CÓ thai và trẻ 24 tuần tuổi luậN Án tiến sĩ dinh dưỠNG



tải về 3.27 Mb.
trang9/30
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích3.27 Mb.
#35589
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   30

1 Số liệu được trình bày dưới dạng TB±SD

2 t-test so sánh trung bình của hai nhóm nghiên cứu tại mỗi thời điểm

3 T-test ghép cặp so sánh trung bình của cùng một nhóm nghiên cứu giữa hai thời điểm T0 và T2

Kết quả nghiên cứu cho thấy cân nặng của các đối tượng tham gia nghiên cứu thuộc nhóm can thiệp và nhóm chứng tại thời điểm thai 16 tuần lần lượt là 47,0 ± 4,9 kg và 47,3 ± 5,5 kg và tại thời điểm thai 32 tuần là 52,9 ± 5,4 kg và 53,5 ± 5,5 kg, khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Trung bình phụ nữ tăng được 1,3 kg khi thai được 16 tuần và 7,2 kg khi thai được 32 tuần, không có sự khác biệt về cân nặng trung bình cũng như mức tăng cân nặng khi có thai của đối tượng thuộc hai nhóm nghiên cứu (p > 0,05). Xét riêng ở nhóm phụ nữ ban đầu bị thiếu năng lượng trường diễn, trung bình cân nặng khi thai 32 tuần và mức tăng cân khi có thai cao hơn ở nhóm can thiệp nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Chu vi vòng cánh tay (MUAC) được sử dụng để đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng ở phụ nữ có thai (MUAC < 22 cm). Hình 3.2 cho thấy hiệu quả của can thiệp bổ sung thực phẩm cho phụ nữ trước và trong khi có thai tới tỉ lệ SDD của phụ nữ khi thai được 16 và 32 tuần tuổi.


Tỉ lệ suy dinh dưỡng





Hình 3.2: Sự thay đổi tỉ lệ suy dinh dưỡng của phụ nữ khi có thai

Tỉ lệ SDD có xu hướng tăng khi có thai. Tỉ lệ SDD của đối tượng thuộc nhóm can thiệp ở cả hai thời điểm 16 và 32 tuần đều có xu hướng thấp hơn so với ở nhóm chứng. Ngoài ra, nếu so sánh giữa hai thời điểm thai 16 tuần và thai 32 tuần, tỉ lệ SDD ở nhóm can thiệp tăng 0,4% trong khi ở nhóm chứng tăng 2,2%. Tuy nhiên, sự khác biệt về tỉ lệ SDD của phụ nữ tham gia nghiên cứu ở cả hai thời điểm thai 16 tuần và thai 32 tuần không khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng (p > 0,05)

Hiệu quả của can thiệp đến sự thay đổi chu vi vòng cánh tay của phụ nữ khi có thai được thể hiện ở bảng 3.9.



Bảng 3.10: Sự thay đổi chu vi vòng cánh tay của phụ nữ khi có thai theo nhóm nghiên cứu1

Chỉ số

Nhóm CT (n=69)

Nhóm chứng (n=75)

p2

Thay đổi MUAC khi thai 16 tuần (T1-T0)

-0,30 ± 1,38

-0,33 ± 1,48

> 0,05

Thay đổi MUAC khi thai 32 tuần (T2-T0)

0,05 ± 1,88

-0,23 ± 1,81

> 0,05

1 Số liệu được trình bày dưới dạng TB±SD. MUAC: chu vi vòng cánh tay

2 T-test so sánh giữa hai nhóm nghiên cứu

Bảng 3.11: Sự thay đổi chu vi vòng cánh tay khi có thai của phụ nữ ban đầu bị thiếu năng lượng trường diễn theo nhóm nghiên cứu1

Chỉ số

Nhóm CT (n=18)

Nhóm chứng (n=17)

p2

Thay đổi MUAC khi thai 16 tuần (T1-T0)

0,24 ± 1,64

-0,25 ± 1,76

> 0,05

Thay đổi MUAC khi thai 32 tuần (T2-T0)

0,69 ± 2,17

-0,07 ± 1,94

> 0,05

1 Số liệu được trình bày dưới dạng TB±SD. MUAC: chu vi vòng cánh tay

2 T-test so sánh giữa hai nhóm nghiên cứu

Chu vi vòng cánh tay của các đối tượng khi thai 6 tuần ở cả hai nhóm đều giảm so với thời điểm trước khi có thai, trung bình giảm khoảng 0,3 cm. Ở thời điểm 32 tuần, MUAC của các đối tượng nhóm can thiệp hầu như không thay đổi so với thời điểm ban đầu, tăng 0,05 ± 1,88 cm, trong khi con số này ở nhóm chứng lại giảm 0,23 ± 1,81 cm, tuy nhiên sự khác biệt về mức thay đổi MUAC giữa hai nhóm nghiên cứu ở cả hai thời điểm thai 16 tuần và thai 32 tuần đều chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Ở nhóm phụ nữ ban đầu bị CED, MUAC tăng lên khi có thai ở nhóm can thiệp trong khi MUAC của phụ nữ thuộcchúng lại giảm đi, tuy nhiên sự khác biệt giữa hai nhóm chưa có ý gnhĩa thống kê (p > 0,05).

Mối tương quan tuyến tính giữa mức tăng cân khi có thai của đối tượng thuộc nhóm can thiệp với tổng số ngày ăn bổ sung và các đặc điểm ban đầu của đối tượng được thể hiện trong bảng 3.10.



Bảng 3.12: Tương quan tuyến tính giữa mức tăng cân khi có thai với can thiệp và đặc điểm trước khi có thai của phụ nữ nhóm nghiên cứu (n=69)

Chỉ số

Hồi quy đơn biến

Hồi quy đa biến*

B (95% CI)

p

B (95%CI)

p

Tuổi khi tham gia (năm)

0,28 (-0,01; 0,58)

<0,05

0,30 (0,02; 0,59)

<0,05

Nghề nghiệp (làm nông nghiệp)

-1,96 (-3,86; -0,06)

<0,05

0,28 (-1,81; 2,36)

>0,05

Đặc điểm gia đình (sống cùng bố mẹ)

1,06 (-0.98; 3,11)

>0,05







Chiều cao (cm)

0,13 (-0,04; 0,31)

>0,05







BMI (kg/m2)

-0,11 (-1,52; -0,47)

<0,05

-0,94 (-1,52; -0,36)

< 0,01

Năng lượng tiêu thụ (100 kcal)

-0,04 (-0,33; 0,24)

>0,05







Số ngày ăn bổ sung (100 ngày)

0,70 (-0,84; 2,23)

>0,05







* Mô hình được hiệu chỉnh với số ngày ăn bổ sung

Trong mô hình hồi quy tuyến tính đa biến giữa mức tăng cân của phụ nữ khi thai 32 tuần với các đặc điểm ở thời điểm ban đầu trước khi có thai của các đối tượng nghiên cứu thuộc nhóm can thiệp, sau khi hiệu chỉnh với số ngày ăn bổ sung, tuổi của đối tượng khi tham gia nghiên cứu có tương quan thuận trong khi BMI có mối tương quan nghịch với mức tăng cân khi có thai. Nếu tuổi của đối tượng khi tham gia nghiên cứu tăng 1 tuổi thì mức tăng cân nặng khi có thai tăng 280 g (p < 0,05). Nếu BMI ban đầu tăng 1 đơn vị thì mức tăng cân giảm 940 g (p > 0,05). Như vậy, ở phụ nữ tuổi 18-30 tham gia nghiên cứu, nếu tuổi mang thai lần đầu muộn và BMI ban đầu thấp thì mức tăng cân khi có thai cao hơn so với phụ nữ có tuổi mang thai lần đầu sớm và BMI ban đầu cao.

Ở nhóm đối tượng trước khi có thai bị thiếu năng lượng trường diễn, mức tăng cân khi có thai có xu hướng có mối tương quan tuyến tính thuận với tổng số ngày ăn bổ sung. Nếu tổng số ngày ăn bổ sung tăng lên 100 ngày thì mức tăng cân khi có thai sẽ tăng thêm 2,3 kg (p < 0,01). Như vậy, can thiệp cho thấy xu hướng cải thiện mức tăng cân khi có thai ở nhóm đối tượng bị CED ở thời điểm ban đầu khi bắt đầu tham gia nghiên cứu.



      1. Hiệu quả của can thiệp tới một số chỉ số nhân trắc của trẻ đến 24 tuần tuổi

Bảng 3.13: Đặc điểm chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ đến 24 tuần tuổi theo nhóm nghiên cứu

Chỉ số

Nhóm CT (n=69)

Nhóm chứng (n=75)

p*

Bú mẹ hoàn toàn lúc 1 tháng (%)

68,1

80,0

>0,05

Bú mẹ hoàn toàn lúc 3 tháng (%)

46,4

58,8

>0,05

Bú mẹ hoàn toàn lúc 6 tháng (%)

5,8

2,5

>0,05

Nhiễm khuẩn trong 6 tháng đầu (%)

20,3

32,5

>0,05

* Chi-square test so sánh tỉ lệ giữa hai nhóm nghiên cứu

Bảng 3.11 thể hiện đặc điểm về nuôi con bằng sữa mẹ và tình trạng mắc bệnh theo nhóm nghiên cứu của 144 trẻ trong 6 tháng đầu sau sinh. Tỉ lệ trẻ được nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 1 tháng đầu là 75,4%, 3 tháng đầu là 52,1%, và 6 tháng đầu sau sinh giảm xuống chỉ đạt 4,2%. Trong số 144 trẻ tham gia nghiên cứu, có 26,4% số trẻ trong 24 tuần đầu sau sinh có mắc một trong hai bệnh nhiễm trùng thường gặp là tiêu chảy và viêm đường hô hấp. Tỉ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn cũng như tỉ lệ mắc bệnh nhiễm trùng trong 24 tuần sau sinh không khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm nghiên cứu (p > 0,05).

Hiệu quả của can thiệp bổ sung thực phẩm trước và trong khi có thai tới kết quả thai nghén được thể hiện trong bảng 3.12.

Bảng 3.14: Tình trạng dinh dưỡng của trẻ sơ sinh theo nhóm nghiên cứu


Chỉ số

Nhóm CT (n=69)

Nhóm chứng (n=75)

p*

Cân nặng TB±SD (g)

2920 ± 297

3017 ± 345

>0,05

Chiều dài TB±SD (cm)

49,0 ± 1,6

49,2 ± 1,5

>0,05

Tuổi thai TB±SD (tuần)

38,9 ± 2,1

39,5 ±1,9

>0,05

Tỉ lệ sinh non (%)

14,5

5,3

>0,05

Tỉ lệ CNSS thấp (%)

7,2

4,0

>0,05

Tỉ lệ CNSS nhỏ so với tuổi thai (%)

14,7

14,9

>0,05

Tỉ lệ chiều dài sơ sinh nhỏ so với tuổi thai (%)

5,2

4,8

>0,05

*: t-test so sánh trung bình, chi-square test so sánh tỉ lệ của hai nhóm nghiên cứu

Tuổi thai trung bình của trẻ khi sinh là 39,2 tuần. Cân nặng và chiều dài sơ sinh trung bình của trẻ lần lượt là 2970 g và 49,1 cm. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm nghiên cứu về tuổi thai trung bình khi sinh cũng như cân nặng và chiều dài trung bình của trẻ (p > 0,05). Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở phụ nữ 18-30 tuổi tham gia nghiên cứu, tỉ lệ sinh non là 9,7%, tỉ lệ trẻ sinh ra có cân nặng sơ sinh thấp là 5,6%, tỉ lệ trẻ sinh ra có cân nặng sơ sinh và chiều dài sơ sinh nhỏ so với tuổi thai lần lượt là 14,8% và 5,0%, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm nghiên cứu (p > 0,05). Kết quả phân tích trên nhóm đối tượng bị thiếu năng lượng trường diễn trước khi có thai cũng chưa cho thấy hiệu quả của can thiệp tới tình trạng dinh dưỡng của trẻ sơ sinh.

Ngoài thời điểm khi sinh, trẻ còn được cân đo và đánh giá tình trạng dinh dưỡng tại thời điểm 24 tuần. Hiệu quả của can thiệp tới cân nặng, chiều dài nằm trung bình và sự thay đổi cân nặng, chiều dài nằm của trẻ 24 tuần tuổi so với khi mới sinh được thể hiện ở bảng 3.13 và 3.14.



Bảng 3.15: Số đo nhân trắc của trẻ 24 tuần tuổi theo nhóm nghiên cứu1

Trẻ nam 24 tuần tuổi

Chỉ số

Nhóm CT (n=34)

Nhóm chứng (n=35)

p2

Cân nặng (g)

7553 ± 926

7368 ± 672

> 0,05

Chiều dài (cm)

65,3 ± 2,0

65,7 ± 2,2

> 0,05

Trẻ nữ 24 tuần tuổi

Chỉ số

Nhóm CT (n=35)

Nhóm chứng (n=40)

p2

Cân nặng (g)

6994 ± 1049

6849 ± 550

> 0,05

Chiều dài (cm)

64,4 ± 2,7

64,6 ± 1,8

> 0,05

Toàn bộ trẻ 24 tuần tuổi

Chỉ số

Nhóm CT (n=69)

Nhóm chứng (n=75)

p2

Cân nặng (g)

7269 ± 1022

7092 ± 657

> 0,05

Chiều dài (cm)

64,9 ± 2,4

65,1 ± 2,1

> 0,05

1 Số liệu được trình bày dưới dạng TB±SD

2 T-test, so sánh trung bình giữa hai nhóm nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu từ bảng 3.13 cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về cân nặng và chiều dài nằm của trẻ 24 tuần tuổi ở cả trẻ nam, trẻ nữ và chung cả trẻ nam và trẻ nữ (p > 0,05). Sự khác biệt về cân nặng và chiều dài nằm của trẻ giữa hai thời điểm khi sinh và khi trẻ được 24 tuần tuổi có ý nghĩa thống kê với p < 0,001 (paired t-test) ở cả hai nhóm. Can thiệp bổ sung thực phẩm cho phụ nữ trước và trong khi có thai chưa cho thấy hiệu quả đến cân nặng và chiều dài nằm trung bình của trẻ 24 tuần tuổi.



Bảng 3.16: Mức tăng cân nặng, chiều dài nằm của trẻ 24 tuần tuổi theo nhóm nghiên cứu1

Trẻ nam 24 tuần tuổi

Chỉ số

Nhóm CT (n=34)

Nhóm chứng (n=35)

Chênh lệch giữa 2 nhóm

p2

Mức tăng cân nặng (g)

4610 ± 833

4313 ± 621

297

> 0,05

Mức tăng chiều dài nằm (cm)

16,0 ± 1,6

16,4 ± 2,2

-0,4

> 0,05

Trẻ nữ 24 tuần tuổi

Chỉ số

Nhóm CT (n=35)

Nhóm chứng (n=40)

Chênh lệch giữa 2 nhóm

p2

Mức tăng cân nặng (g)

4096 ± 941

3876 ± 605

220

> 0,05

Mức tăng chiều dài nằm (cm)

15,6 ± 2,6

15,7 ± 2,2

-0,2

> 0,05

Toàn bộ trẻ 24 tuần tuổi

Chỉ số

Nhóm CT (n=69)

Nhóm chứng (n=75)

Chênh lệch giữa 2 nhóm

p2

Mức tăng cân nặng (g)

4350 ± 920

4075 ± 647

275

< 0,05

Mức tăng chiều dài nằm (cm)

15,8 ± 2,2

16,0 ± 2,2

-0,2

> 0,05

Каталог: FileUpload -> Documents -> 2017
Documents -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam qcvn 01 78: 2011/bnnptnt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thứC Ăn chăn nuôi các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và MỨc giới hạn tốI Đa cho phép trong thứC Ăn chăn nuôI
Documents -> TỔng cục dạy nghề
Documents -> BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng nguyễn thị thanh hưƠng thực trạng và giải pháP
Documents -> Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé y tÕ ViÖn dinh d­ìng Ph¹m hoµng h­ng HiÖu qu¶ cña truyÒn th ng tÝch cùc ®Õn ®a d¹ng ho¸ b÷a ¨n vµ
Documents -> TỜ khai xác nhận viện trợ HÀng hóA, DỊch vụ trong nưỚC
Documents -> Phụ lục I mẫU ĐƠN ĐỀ nghị ĐĂng ký LƯu hàNH
2017 -> ĐỂ CẢi thiện tình trạng thiếu máu của phụ NỮ CÓ thai luậN Án tiến sỹ dinh dưỠNG
2017 -> VỚi sắt acid folic lên tình trạng dinh dưỠng của phụ NỮ mang thai và TĂng trưỞng của trẻ

tải về 3.27 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương