Thuyết minh quy hoạch chung khu kinh tế VŨng áng I: Phần mở đầu


Định hướng thoát nước bẩn - vệ sinh môi trường



trang15/21
Chuyển đổi dữ liệu08.07.2016
Kích3 Mb.
#1580
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   21

4.8.5. Định hướng thoát nước bẩn - vệ sinh môi trường


1. Hệ thống thoát nước thải

  • Tiêu chuẩn và dự báo khối lượng nước thải:

- Tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt lấy bằng tiêu chuẩn cấp nước.

+ Đợt đầu tỷ lệ thu gom: 80%.

+ Dài hạn tỷ lệ thu gom: 90%.

+ Công nghiệp luyện thép và hậu thép: tính cho 10% diện tích.

+ Công nghiệp nhiệt điện: tính cho 15% diện tích.

+ Công nghiệp đa ngành và các loại hình công nghiệp khác : tính cho 70% diện tích.



Bảng 29: Dự báo khối lượng nước thải sinh hoạt và Công nghiệp

TT

Thành phần dùng nước

Đợt đầu

Dài hạn

Quy mô

Tiêu chuẩn

Nhu cầu (m3/ngđ)

Quy mô

Tiêu chuẩn

Nhu cầu (m3/ngđ)

1

Nước sinh hoạt Qsh

66100 người

100l/ng-ngđ

5288

150000

người


120l/ng-ngđ

16200

2

Nước CTCC





15% Qsh

793




15% Qsh

2430

3

Dịch vụ du lịch

130 ha

5m3/ha-ngđ

650

354 ha

5 m3/ha-ngđ

1770

4

Cảng Vũng Áng

75 ha

30m3/ha-ngđ (cho 70% diện tích)

1575

150 ha

30m3/ha-ngđ (cho 70% diện tích)

3150

5

Dịch vụ hậu cảng Vũng Áng

50 ha

25 m3/ha-ngđ (cho 70% diện tích)

875

100 ha

25 m3/ha-ngđ (cho 70% diện tích)

1750

6

Cảng Sơn Dương




30m3/ha ngđ (cho 70% diện tích)




410 ha

30m3/ha-ngđ(cho 70% diện tích)

8610

7

Công nghiệp và dịch vụ hậu cảng Sơn Dương




25 m3/ha-ngđ (cho 70% diện tích)




325 ha

25 m3/ha-ngđ (cho 70% diện tích)

5688

8

Công nghiệp đóng tàu và các CN gắn trực tiếp
với cảng Sơn Dương

320 ha

30m3/ha-ngđ (cho 70% diện tích)

6720

320 ha

30m3/ha-ngđ (cho 70% diện tích)

6720

9

Nhà máy nhiệt điện

190 ha

25 m3/ha-ngđ (cho 15% diện tích)

713

190 ha

25 m3/ha-ngđ (cho 15% diện tích)

713

10

Tổ hợp CN thép

1300

25 m3/ha-ngđ (cho 10% diện tích)

3250

1300

25 m3/ha-ngđ (cho 10% diện tích)

3250

11

Kho tàng, CN đa ngành

185

25 m3/ha-ngđ (cho 70% diện tích)

3238

795

25 m3/ha-ngđ (cho 70% diện tích)

13913

12

Khu công nghệ cao và trường chuyên nghiệp

110

15 m3/ha-ngđ

1650

550

15 m3/ha-ngđ

8250

13

Tổng cộng







24.751







72.443

7

Lấy tròn







24.800







72.500



  • Nguyên tắc chung:

Xây dựng hệ thống cống riêng hoàn toàn để thoát nước thải cho khu kinh tế. Trong khu kinh tế có 2 hệ thống thoát nước: hệ thống thoát nước thải công nghiệp và hệ thống thoát nước thải sinh hoạt của khu dân cư đô thị.

Thành phần hệ thống thoát nước bao gồm:

+ ống tự chảy bằng bê tông cốt thép tiết diện tròn.

+ ống áp lực dùng ống gang, bố trí hai ống cùng đường kính đi song song để đảm bảo an toàn khi vận hành.

+ Trạm bơm nước thải dùng máy bơm thả chìm.

+ Trạm làm sạch nước thải dùng công nghệ sinh học (trạm XLNT).

Nước thải được thu gom theo nguyên tắc tự chảy, độ sâu chôn cống tính tới đỉnh cống tối thiểu 0,7m, tối đa 4,0 m. Tại các vị trí có độ sâu chôn cống lớn hơn 4m cần bố trí trạm bơm chuyển tiếp.

Khu kinh tế có diện tích lớn, chia làm nhiều phân khu với tính chất và chức năng khác nhau, địa hình bị chia cắt bởi các sông, suối nên chọn phương án xử lý nước thải phân tán cho từng cụm công nghiệp và các khu đô thị. Xây dựng các trạm XLNT loại vừa và nhỏ để làm sạch nước thải. Điều này cũng phù hợp với phân đợt xây dựng cho từng giai đoạn phát triển của khu vực nghiên cứu.



    • Cụm công nghiệp luyện thép: Nước dùng cho cụm nhà máy luyện thép phần lớn là nước thô dùng cho việc làm nguội thép, nước thải ra không chứa những thành phần gây ô nhiễm nặng nên là nước thải quy ước sạch, chỉ cần xử lý sơ bộ trong nhà máy. Nước sau sử dụng được xử lý trong các hồ lắng để thu hồi kim loại nặng (chủ yếu là vẩy thép) sau đó đưa qua hệ thống hồ làm nguội trong nhà máy để giảm nhiệt độ rồi đưa vào tái sử dụng nhằm tiết kiệm chi phí và tài nguyên nước.

    • Nước thải nhà máy nhiệt điện: Công nghệ của nhà máy nhiệt điện là sử dụng nhiệt độ để hoá hơi nước tạo áp suất làm quay tuốcbin máy phát điện. Nước sử dụng sau quá trình phát điện là nước quy ước sạch, được tuần hoàn để tái sử dụng cho quá trình phát điện.

Phần nước thải cần xử lý của công nghiệp luyện thép và nhà máy nhiệt điện là nước thải sinh hoạt của công nhân và nước làm nguội không thu hồi được phát sinh trong quá trình hoạt động của nhà máy. Lượng nước thải này tạm tính bằng 10% (đối với công nghiệp thép) và 15% (đối với công nghiệp nhiệt điện) lượng nước cấp cho nhà máy và được xử lý cơ học kết hợp làm nguội sau đó xử lý sinh học nhân tạo đạt loại B theo TCVN 5945-2005 tại các trạm xử lý tập trung trước khi thải ra hồ chứa để tái sử dụng cho các mục đích như tưới cây, rửa đường, dự phòng nước cứu hỏa.

    • Các khu công nghiệp tập trung bao gồm nhiều loại hình công nghiệp, thành phần và tính chất nước thải rất khác nhau, nước thải cần được làm sạch theo hai bước.

+ Tất cả các nhà máy phải có công trình XLNT cục bộ trong nhà máy để làm sạch nước thải tới giới hạn C theo TCVN 5945-2005 rồi mới được xả ra hệ thống cống của khu công nghiệp.

+ Làm sạch lần 2 tại trạm XLNT tập trung của khu công nghiệp đạt tới giới hạn B theo TCVN 5945-2005 trước khi xả ra hồ chứa.



  • Nước thải các khu đô thị:

Trong khu vực thiết kế bố trí 4 trạm XLNT tương ứng với 4 lưu vực thoát nước thải cho các khu dân cư với tổng công suất dài hạn là 18.630 m3/ngđ. Trong đó:

- Khu Đô thị Kỳ Ninh có quy mô 9.100 người, tổng lượng thải 1130 m3/ngđ. Nước thải được đưa về trạm XLNT sinh hoạt số 1, công suất dài hạn 1200 m3/ngđ, công suất đợt đầu 400 m3/ngđ, diện tích dự kiến 0,3 ha. Trong lưu vực có các trạm bơm chuyển:

+ Trạm bơm 1: Công suất dài hạn 700 m3/ngđ, đợt đầu 300 m3/ngđ.

+ Trạm bơm 2: Công suất dài hạn 700 m3/ngđ.

- Khu Đô thị Kỳ Hà có quy mô 11.000 người, tổng lượng thải 1366 m3/ngđ. Nước thải được đưa về trạm XLNT sinh hoạt số 2, công suất dài hạn 1400 m3/ngđ, đợt đầu 800 m3/ngđ diện tích dự kiến 0,3 ha. Trong lưu vực có các trạm bơm chuyển:

+ Trạm bơm 3: Công suất dài hạn 300 m3/ngđ, đợt đầu 150 m3/ngđ.

+ Trạm bơm 4: Công suất dài hạn 700 m3/ngđ, đợt đầu 400 m3/ngđ.

- Khu Đô thị Bắc Kỳ Trinh có quy mô 65.000 người, tổng lượng thải 8073 m3/ngđ. Nước thải được đưa về trạm XLNT sinh hoạt số 3, công suất dài hạn 8000 m3/ngđ, đợt đầu 2400 m3/ngđ, diện tích dự kiến 1,8 ha. Trong lưu vực có các trạm bơm chuyển:

+ Trạm bơm 5: Công suất dài hạn 1300 m3/ngđ.

+ Trạm bơm 6: Công suất dài hạn 1700 m3/ngđ.

+ Trạm bơm 7: Công suất dài hạn 3800 m3/ngđ, đợt đầu 1500 m3/ngđ.

+ Trạm bơm 8: Công suất dài hạn 5400 m3/ngđ, đợt đầu 2000 m3/ngđ.

- Khu Đô thị Kỳ Long và Kỳ Liên có quy mô 63.200 người, tổng lượng thải 7849 m3/ngđ. Nước thải được đưa về trạm XLNT sinh hoạt số 4, công suất dài hạn 7900 m3/ngđ, đợt đầu 2500 m3/ngđ, diện tích dự kiến 1,8 ha. Trong lưu vực có các trạm bơm chuyển:

+ Trạm bơm 9: Công suất dài hạn 2700 m3/ngđ, đợt đầu 1200 m3/ngđ.

+ Trạm bơm 10: Công suất dài hạn 1900 m3/ngđ.

- Các khu dân cư nông thôn chưa được di dời, dân cư nằm phân tán, rải rác với quy mô nhỏ nước thải được xử lý cục bộ. Nước thải phải qua bể tự hoại hợp quy cách trước khi thải ra hệ thống cống chung xả ra các ao hồ tự nhiên. Các ao hồ này sẽ đóng vai trò như các hồ sinh học để xử lý nước thải bậc hai.



  • Nước thải các khu công nghiệp:

Trong khu vực thiết kế bố trí 8 trạm XLNT cho các khu công nghiệp với tổng công suất dài hạn 53800 m3/ngđ. Trong đó:

+ Cụm nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 và cảng Vũng Áng: Xây dựng trạm xử lý công suất dài hạn 5000 m3/ngđ, đợt đầu 2500 m3/ngđ, diện tích dự kiến 1 ha.

+ Cụm cảng Sơn Dương, dịch vụ hậu cảng và công nghiệp: Xây dựng trạm XLNT CN2 công suất dài hạn 13.200 m3/ngđ, diện tích dự kiến 2,5 ha.

+ Cụm công nghiệp đóng tàu và các ngành CN gắn kết trực tiếp với cảng: Xây dựng trạm XLNT CN3 công suất dài hạn 7800 m3/ngđ, đợt đầu 6700 m3/ngđ, diện tích dự kiến 1,5 ha.

+ Tổ hợp luyện thép và nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 2: Xây dựng trạm XLNT CN4 công suất 3300 m3/ngđ, diện tích dự kiến 0,7 ha.

+ Cụm công nghiệp đa ngành phía Đông khu Kinh tế: Xây dựng trạm XLNT CN5, công suất dài hạn 5300 m3/ngđ, diện tích dự kiến 1,0 ha.

+ Cụm công nghệ cao và trường chuyên nghiệp phía Bắc quốc lộ 1 nắn tuyến: Xây dựng trạm XLNT CN6, công suất dài hạn 7400 m3/ngđ, đợt đầu 1700 m3/ngđ, diện tích dự kiến 1,5 ha.

+ Cụm công nghiệp đa ngành phía Bắc quốc lộ 1 hiện nay: Xây dựng trạm XLNT CN7, công suất dài hạn 8700 m3/ngđ, đợt đầu 3300 m3/ngđ, diện tích dự kiến 1,8 ha.

+ Cụm công nghệ cao, trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ phía Bắc quốc lộ 1 hiện nay: Xây dựng trạm XLNT CN8, công suất dài hạn 2000 m3/ngđ, diện tích dự kiến 0,5 ha.


  • Nước thải các khu du lịch:

Các khu du lịch được xây dựng thành từng cụm với mật độ xây dựng thấp, xen kẽ các khu cây xanh, giải pháp thoát nước thải ở các khu vực này là xử lý cục bộ nước thải cho từng công trình hoặc nhóm công trình bằng các loại bể tiên tiến như bể tự hoại cải tiến (BASTAF), bể lọc kỵ khí với lớp vật liệu nổi, bể lọc ngược qua tầng bùn kỵ khí (UASB) hoặc các loại công trình xử lý sinh học kiểu hợp khối theo công nghệ hiện đại (JRY) có hiệu suất sử dụng cao. Các loại bể này đều có thể bố trí trong các khu đất nhỏ, ít ảnh hưởng đến cảnh quan chung và môi trường. Nước thải sau các bể này sẽ được thu vào hào thấm lọc bằng cát để làm sạch bổ sung sau đó được lưu giữ ở các bể chứa nước phục vụ cho tưới cây, rửa đường và dự phòng cứu hỏa.

  • Nước thải các khu dân cư nông thôn chưa được quy hoạch cải tạo hoặc di dời:

Các khu dân cư nông thôn có mật độ xây dựng thấp, giải pháp thoát nước thải ở các khu vực này là xử lý nước thải cục bộ cho từng công trình hoặc nhóm công trình bằng các loại bể cải tiến như bể tự hoại cải tiến (BASTAF), tận dụng các ao hồ, các bãi trống ngập nước để xử lý sinh học trong điều kiện tự nhiên, giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường.

  • Trạm XLNT tập trung:

Dự kiến dùng dây chuyền làm sạch nhân tạo bao gồm: Trạm bơm nâng, bể điều hoà, bể lắng đợt 1, aeroten, bể lắng đợt 2, bể tiếp xúc, khử trùng bằng Clo. Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn TCVN 7222-2002, “Nước thải sau trạm XLNT sinh hoạt”.

+ Với các trạm xử lý nước thải đô thị: Nước sau xử lý cần đạt giới hạn B theo TCVN 5942 –1995. Nước sau xử lý xả ra các hồ điều tiết hoặc ra sông.

+ Với các trạm xử lý nước thải công nghiệp: Nước sau xử lý cần đạt giới hạn B theo TCVN 5945 –2005. Nước sau xử lý xả ra các hồ điều tiết hoặc ra sông.

2. Quy hoạch thu gom và xử lý chất thải rắn


  • Tiêu chuẩn và dự báo khối lượng chất thải rắn (CTR):

- Tiêu chuẩn CTR sinh hoạt:

+ Đợt đầu: 1kg/ng-ngđ; tỷ lệ thu gom: 80%

+ Dài hạn: 1,2 kg/ng-ngđ; tỷ lệ thu gom: 90%

- Tiêu chuẩn CTR công nghiệp: 0,3 tấn/ha.ngđ



Bảng 30: Dự báo khối lượng chất thải rắn

TT

Thành phần xã thải

Đợt đầu

Dài hạn

Quy mô

Tiêu chuẩn

khối lượng (tấn/ngày)

Quy mô

Tiêu chuẩn

Khối lượng (tấn/ngày)

1

CTR sinh hoạt Rsh

66100 người

1kg/ng-ngđ

66,1

150000 người

1,2 kg/ng

180

2

CTR CTCC




15% Rsh

9,9




15% Rsh

27

3

CTR công nghiệp

755 ha

0,3 t/ha.ngđ

226,5

2665 ha

0,3 t/ha.ngđ

799,5

4

Tổng cộng







320,5







1006,5

5

Làm tròn







320







1000

(CTR của công nghiệp luyện thép và nhà máy nhiệt điện có khu xử lý riêng. Lượng thải tính toán theo các dự án riêng).

  • Khu kinh tế Vũng Áng sẽ có các loại chất thải rắn sau:

+ CTR sinh hoạt của dân cư đô thị

+ CTR sinh hoạt của công nhân nhà máy sinh ra trong quá trình làm việc.

+ CTR công nghiệp: Phát sinh ra trong quá trình sản xuất, chúng rất đa dạng do có nhiều loại hình công nghiệp khác nhau. Thành phần và khối lượng CTR phụ thuộc vào loại hình công nghiệp, dây chuyền sản xuất và trình độ công nghệ. Khối lượng CTR do sản xuất sinh ra sẽ được làm rõ khi có dự án khả thi của từng nhà máy.


  • Quy hoạch thu gom và xử lý CTR:

Khu vực dân cư: CTR sinh hoạt khu vực nghiên cứu được thu gom tập trung. CTR cần được phân loại tại nguồn thành CTR vô (kim loại, thuỷ tinh, giấy, nhựa...) và CTR hữu cơ (thực phẩm thừa, rau, quả, củ...). hai loại này được để vào bao chứa riêng. Chất rắn vô cơ được định kỳ thu gom và tận dụng tối đa đem đi tái chế. CTR hữu cơ được thu gom hàng ngày đem đi chôn lấp tại khu xử lý CTR chung. Bố trí các thùng chứa CTR có nắp đậy trong các khu đông dân cư ở các vị trí thuận tiện cho việc thu gom.

Khu vực nhà máy nhiệt điện: CTR của loại hình công nghiệp này chủ yếu là xỉ than.



4.8.5. Định hướng phát triển bưu chính - viễn thông

Trong tương lai, nhu cầu về thông tin, liên lạc của người dân trong khu vực sẽ ngày càng tăng cao, đặc biệt là khi Khu kinh tế Vũng Áng hình thành. Chính vì vậy cần mở rộng dung lượng tổng đài, bố trí hệ thống bưu cục, điểm văn hoá có phạm vi phục vụ dày hơn, tăng thêm các dịch vụ mới...



1. Viễn thông:

a) Nguồn và cơ sở thiết kế

Nguồn tín hiệu chính sẽ được lấy từ tổng đài Vũng Áng, thông qua đường trung kế, sẽ đưa tới cấp cho khu vực thiết kế.

b) Giải pháp quy hoạch:



  • Dự báo nhu cầu mạng:

- Như đã đánh giá của Công ty Bưu chính - Viễn thông Hà Tĩnh, hiện nay, khu vực Vũng Áng có mật độ thuê bao là 4 máy/100 dân, điều đó cho thấy khu vực thiết kế đang ở giai đoạn phát triển về thông tin.

- Dự báo nhu cầu mạng có thể thực hiện theo nhiều phương pháp:



  • Phương pháp tính toán (quy nạp, nội suy...)

  • Phương pháp thăm dò ý kiến

  • Các phương pháp khác

Dựa vào các phương pháp đó, có thể xác định được nhu cầu phát triển mạng. Căn cứ vào phương trình đường cong:

Y = x(M + a) + b

dự báo được nhu cầu phát triển mạng thông tin khu vực Vũng Áng như sau:

Y (2015) = 20 máy/100 dân

Y (2025) = 10 (1,4 + 1) + 20 = 44 máy/100 dân.

Dung lượng thuê bao:

DL (Dung lượng) = dân số * mật độ/100 dân

DL (2015) = 90.000 * 20/100 dân = 18.000 thuê bao

DL (2025) = 150.000 * 44/100 dân = 66.000 thuê bao

Như vậy, nhu cầu đến năm 2025: Khu kinh tế Vũng Áng cần 66.000 thuê bao



  • Chuyển mạch:

Theo kết quả dự báo thuê bao đến năm 2025, trong phạm vi quy hoạch cần một hệ thống chuyển mạch có tổng dung lượng 66.000 số với hệ số sử dụng là 70%, đạt mật độ 44 máy/100 dân. Do vậy cần phải mở rộng dung lượng tổng đài Vũng Áng và xây dựng tổng đài vệ tinh Vũng Áng thành trung tâm thông tin của tỉnh.

Trước mắt thực hiện kế hoạch phát triển của tỉnh.



Bảng 31:

1

Tổng đài vệ tinh 34

AXE 810

Kỳ Anh

5500

63

Quang

2

Tổng đài vệ tinh 6

AXE 810

Vũng Áng

4000

63

Quang

3

Tổng đài vệ tinh 1

Neax - 61 E

Kỳ Lâm

2000

63

Quang

4

Tổng đài vệ tinh 2

Neax - 61 E

Kỳ Hải

1000

63

Quang

5

Tổng đài vệ tinh 3

Neax - 61 E

Kỳ Phú

2500

63

Quang

6

Tổng đài vệ tinh 4

Neax - 61 E

Kỳ Tây

2000

63

Quang



  • Truyền dẫn:

Nâng cao chất lượng truyền dẫn cáp quang, tiếp tục đầu tư các tuyến cáp quang mới và hoàn thiện những mạch vòng để nâng cao độ tin cậy của mạng, tạo điều kiện mở rộng các loại hình dịch vụ như truyền hình cáp, Internet băng thông rộng, Video phone,...cụ thể:

Bảng 32:

TT

Tuyến truyền dẫn

Điểm đầu

Điểm cuối

Phương thức truyền dẫn

Khoảng cách (km)

1

Hà Tĩnh - Cầu Phủ - Cẩm Xuyên - Cẩm Trung - Voi - Kỳ Phú (Kỳ Đồng) - Kỳ Anh - Kỳ Trinh - Kỳ Phương - Kỳ Nam

Hà Tĩnh

Kỳ Nam

Quang




2

Kỳ Anh - Vũng Áng - KCN cảng Vũng Áng

Kỳ Anh

KCN Vũng Áng

Quang




3

CNĐ Kỳ Anh - Viettel

CNĐ Kỳ Anh




Quang






  • Mạng ngoại vi:

Tiếp tục xây dựng và mở rộng cáp gốc, cáp nhánh trong giai đoạn tới để đáp ứng được tốc độ phát triển thuê bao cũng như phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Hạ ngầm các loại cáp trên đường phố để đảm bảo chất lượng thông tin và mỹ quan cho thị xã và đồng bộ với các cơ sở hạ tầng khác để tiết kiệm chi phí khi thi công.

Các cống bể cáp và nắp bể đã được chuẩn hoá về kích thước cũng như kiểu dáng - theo quy chuẩn của ngành.

Cần thống nhất rằng: Khi đã và đang dùng họ thiết bị nào thì lúc mở rộng dung lượng chuyển mạch chỉ nên dựa trên họ thiết bị đã có. Không nên sử dụng các họ thiết bị do hãng khác sử dụng để giảm chi phí cho việc khai thác, bảo dưỡng và quản lý thiết bị.

Tất cả các tuyến cống trên đường trục chính trong khu vực có dung lượng là ống PVC Ф 110 x 0,65 mm.

Cáp trong mạng nội bộ của khu vực thiết kế chủ yếu sử dụng loại cáp cống có dầu chống ẩm đi trong ống bể (ngầm) có tiết diện lõi dây 0,5 mm.

Các bể cáp sử dụng bể đổ bê tông loại 2,3 nắp đan bê tông dưới hè, 1,2 hoặc 3 lớp ống.

Vị trí và khoảng cách bể cáp cách nhau 60 - 80 m.



Các tủ, hộp cáp dùng loại vỏ nội phiến ngoại, bố trí tại các ngã ba, ngã tư tạo thuận lợi cho việc lắp đặt và quản lý sau này.

  • Mạng di động:

Bảng 33:

TT

Loại

Địa điểm

Dung lượng

Đường truyền

EVN Telecom







1

BTS

Xã Kỳ Nam

4 E1

Cáp quang

2

BTS

CA Huyện Kỳ Anh

4 E1

Cáp quang

3

BTS

Xã Kỳ Tiến - Kỳ Anh

4 E1

Cáp quang

4

BTS

UBND xã Kỳ Khang-Kỳ Anh







5

BTS

Xã Kỳ Thịnh-Kỳ Anh

4 E1

Cáp quang

Viettel







6

BTS

Xã Kỳ Đồng-Kỳ Anh

2-Feb

Quang

7

BTS

Xã Kỳ Nam-Kỳ Anh

2-Feb

Quang

Vinaphone







8

BTS

Xã Kỳ Đồng-Kỳ Anh

Sector 2/2/2

Quang

9

BTS

Xã Kỳ Trinh-Kỳ Anh

Sector 4/2/2

Quang

10

BTS

Xã Kỳ Phương-Kỳ Anh

Sector 4/4/4

Quang

11

BTS

KCN Vũng Áng

Sector 2/2/2

Quang

12

BTS

Xã Kỳ Lâm-Kỳ Anh

Sector 2/2/2

Quang

13

BTS Đèo Ngang

Xã Kỳ Nam-Kỳ Anh

Sector 4/4/4

Quang

Mobifone







14

BTS

Cảng Vũng Áng-Kỳ Anh

Sector 4/4/4

Quang

15

BTS

Kỳ Lâm-Kỳ Anh

Sector 2/2/2

Quang

16

BTS

Kỳ Đồng - Kỳ Anh

Sector 4/2/2

Quang

- Khu vực thiết kế đang sử dụng các mạng sau: Vina phone, Mobile phone, Viettel, EVN. Trong tương lai sẽ có thêm các nhà cung cấp dịch vụ khác. Do vậy đã đảm bảo được nhu cầu về thông tin của người dân cũng như nhu cầu của Khu kinh tế.

  • Internet:

- Khuyến khích các nhà cung cấp dịch vụ lắp thêm các đường DSLAM có tốc độ cao.

- Mở ra một trang Web riêng cho Khu kinh tế để luôn cập nhật thông tin trong và ngoài nước.





Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương