Thuyết minh quy hoạch chung khu kinh tế VŨng áng I: Phần mở đầu


Định hướng chuẩn bị kỹ thuật



trang12/21
Chuyển đổi dữ liệu08.07.2016
Kích3 Mb.
#1580
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   21

4.8.2. Định hướng chuẩn bị kỹ thuật


1. Thuỷ lợi:

Theo quy hoạch thuỷ lợi do cục thuỷ lợi Hà Tĩnh cấp: hồ Mộc Hương và hồ Tàu Voi sẽ được cải tạo nâng cấp và dự kiến xây dựng mới hồ Thượng Thầu Dầu có diện tích lưu vực FLV =6,5 Km2, dung tích khoảng 10x106m3. Khi hồ Thượng Thầu Dầu được xây dựng sẽ giải quyết được nguồn nước tưới và nước sinh hoạt, đồng thời giảm được lưu lượng nước lũ trên lưu vực khe Thầu Dầu.

2. San nền:

a. Các cơ sở thiết kế:

- Số liệu thuỷ văn, hải văn trong dự án tiền khả thi lập 1997 và dự án đầu tư xây dựng bến số 2 cảng Vũng Áng - giai đoạn II lập năm 2003 do “Công ty tư vấn thiết kế - Bộ giao thông “ lập (TEDI).

- Quy hoạch chung xây dựng KCN cảng biển Vũng Áng được phê duyệt năm 1998, do “ Viện quy hoạch đô thị Nông thôn - Bộ xây dựng” lập.

- Các dự án QHCT đã được duyệt và chuẩn bị triển khai trên địa bàn nghiên cứu.



b. Nguyên tắc thiết kế.

- Tận dụng triệt để địa hình tự nhiên để san đắp nền với mức ít nhất.

- Độ dốc dọc đường theo quy chuẩn hiện hành để đảm bảo giao thông thuận lợi.

- Đảm bảo độ dốc nền công trình để đảm bảo thoát nước tự chảy.

- Thoát nước mưa thuận tiện và không ngập úng.

c. Giải pháp thiết kế:

- Nhận xét đồ án quy hoạch chung giai đoạn 1998: cao độ xây dựng khống chế cho Khu kinh tế Vũng Áng là ≥ +4,0m nhưng không nêu rõ dùng hệ cao độ nào.

- Trong đồ án lần nghiên cứu này (2007) xác định cao độ khống chế nền xây dựng trên cơ sở sau:

+ Bản đồ nền 1/2000 và 1/10.000 mới đo năm 2006 theo hệ cao độ Quốc gia VN 2000. Trong đó: Cao độ xây dựng hiện trạng của bến cảng số 1 cảng Vũng Áng thấp nhất là 3,12 m; Cao độ của các tuyến đê sông cũng như các tuyến đê ngăn chặn hiện trạng có cao độ thấp nhất là 3m (P 10%);

+ Dự án đầu tư xây dựng bến số 2 cảng Vũng Áng - giai đoạn II (lập năm 2003); Cao độ thiết kế là +4,5m theo hệ cao độ hải đồ, quy đổi sang hệ cao độ quốc gia là +3,2m.

+ Quy chuẩn xây dựng Việt Nam.

+ Giải pháp san nền cụ thể như sau: Độ dốc nền tối thiểu 0,004; Độ dốc đường đô thị theo đúng tiêu chuẩn hiện hành. Cao độ khống chế chọn:

* Đối với Khu công nghiệp: Cao độ xây dựng khống chế ≥ +3, 0m. Đảm bảo không ngập lụt với tần suất P = 1%



Các khu công nghiệp (kho tàng, công trình phụ trợ cảng) được bố trí cạnh biển: Thuỷ triều khu vực Vũng Áng cực đại 155 cm (cao độ Quốc gia), sóng TB 0,76 cm. Căn cứ trên số liệ đó, căn cứ trên thực tế công trình cảng đã và đang xây dựng (>+3,1) chọn cao độ xây dựng khống chế cho Khu công nghiệp này dự kiến ≥ +3, 0 m.

Khu công nghiệp phía Tây sông Quyền nằm phần lớn trên nền đất có cao độ cao hầu như không bị ảnh hưởng của lũ, chỉ một phần diện tích nhỏ có cao độ thấp dự kiến sẽ tôn nền tới cao độ ≥ +3,5 m.

* Đối với Khu dân dụng:



- Cao độ xây dựng khống chế cho từng vị trí khác nhau để đảm bảo hạn chế nhu cầu san lấp nền.

- Các khu dân cư làng xóm hiện có giữ nguyên. Đối với các công trình có cao độ < +2,5m, khi có điều kiện nên tôn nền > +2,5m, còn sân vườn có thể giữ nguyên cao độ hiện trạng.

- Các khu bị ảnh hưởng của triều có tính đến khả năng sóng trong bão chọn cao độ xây dựng khống chế ≥+2,8m.

- Cao độ xây dựng khống chế cho các khu vực dự kiến phát triển trong đê chọn ≥+2,5m (đảm bảo không ngập lụt với lũ tần suất P = 10%).

- Các khu vực dự kiến phát triển có cao độ nền không bị ảnh hưởng lũ (>+2,5m) san gạt cục bộ tạo độ dốc thuận tiện thuận tiện cho việc thoát nước mặt.

- Khu vực ngoài đê chỉ nên khai thác làm cây xanh giữ nguyên dòng thoát lũ.

- Tuyến đê hiện tại vừa được kiên cố hoá trong giai đoạn đầu vẫn giữ nguyên, song khi có điều kiện đề nghị nâng cấp vừa thành tuyến giao thông ven sông vừa chống được lũ tần suất P = 5%.

3. Thoát nước mưa: Chọn hệ thống thoát nước mưa riêng hoàn toàn

* Nguyên tắc thiết kế:

- Đảm bảo thoát nước mưa tự chảy

- Thoát nước bám theo địa hình tự nhiên

- Phân chia thành các lưu vực nhỏ.

* Kết cấu cống:

- Chọn kết cấu cống hộp bê tông cốt thép đúc sẵn đối với khu công nghiệp.

- Đối với khu đô thị mới và du lịch dịch vụ, dùng cống hộp xây bê tông cốt thép trên đậy nắp kín hoặc cống tròn bê tông cốt thép. Trong khuôn viên khu công viên, dùng mương xây đậy nắp đan hở, riêng cống qua đường dùng cống tròn đúc sẵn.

* Hướng thoát nước chính: Ra lưu vực sông Quyền, sông Trí, sông Vinh, sau đó ra Cửa khẩu và thoát trực tiếp ra biển Đông. Toàn bộ khu vực thiết kế được chia thành 5 lưu vực chính. Cụ thể như sau:

+ Lưu vực 1: Nằm phía Bắc sát biển, một phần nước mưa từ các lô đất chảy vào hệ thống cống rồi thoát trực tiếp ra biển, một phần vào hệ thống hồ và sau đó xả ra sông Vinh bằng các cống qua đê theo chế độ đóng mở hợp lý.

+ Lưu vực 2: Lưu vực sông Trí nằm phía Tây Bắc gần trung tâm huyện Kỳ Anh, nước mưa từ các lô đất chảy vào hệ thống cống rồi thoát vào sông Trí, ra biển. Riêng khu vực có đê, nước mưa thoát vào các hồ điều hoà rồi chảy ra sông qua các cống qua đê có chế độ đóng mở hợp lý khi mùa mưa đến.

+ Lưu vực 3: Lưu vực sông Quyền nằm phía Nam, nước mưa từ các lô đất được thu vào hệ thống cống rồi chảy vào các khe Tàu Voi nối với sông Rào Cái đã được nắn theo dọc đường để đổ vào hồ điều hoà.

+ Lưu vực 4: Lưu vực phía đông nằm sát biển ở khu vực cảng Vũng Áng, nước mưa theo địa hình tự nhiên thoát ra biển.

+ Lưu vực 5: Lưu vực nằm ở giữa sông Quyền và sông Trí, nước mưa từ các lô đất, các khe núi chảy vào hệ thống cống và mương hở, sau đó thoát ra biển.

- Đối với khu vực phía Tây Khu công nghiệp nặng, dự kiến xây dựng mới tuyến kênh rộng 30 - 40 m chạy dọc theo đường Quốc lộ 1A nằm trong khoảng cách ly và dẫn về Hồ Điều Hoà. Tận dụng tối đa các cống qua QL1A để đón nước từ những khe suối chính tự nhiên ở phía Tây đưa vào mương đón hợp lý nhất.

- Chi tiết cụ thể về giải pháp CBKT xem trên bản vẽ quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật KTh08.

e. Giải pháp kỹ thuật khác:

+ Đối với hồ dự kiến xây dựng mới, dùng hệ thống phai đóng mở hợp lý để xả nước vào mùa mưa và tích nước cho mùa khô cải tạo vi khí hậu. Theo biên độ giao động của thuỷ triều và số liệu thuỷ văn thiết kế cốt mở phai ngăn mặn ở cao trình ≥ +2,0m thì tự chảy như đập tràn. Chỉ sử dụng phai đóng mở hợp lý khi mực triều cường dâng.

+ Nạo vét định kỳ và kè bờ các đoạn suối, các hồ trong khu vực nghiên cứu.

+ Xây dựng chắn tại các khu vực có nguy cơ sạt lở.





Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương