Thuyết minh quy hoạch chung khu kinh tế VŨng áng I: Phần mở đầu



trang1/21
Chuyển đổi dữ liệu08.07.2016
Kích3 Mb.
#1580
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21

THUYẾT MINH QUY HOẠCH CHUNG KHU KINH TẾ VŨNG ÁNG

I: Phần mở đầu

1.1. Lý do lập quy hoạch và sự cần thiết của đồ án


Khu kinh tế Vũng Áng nằm ở phía Nam tỉnh Hà Tĩnh, với hạt nhân phát triển là cụm cảng biển nước sâu Vũng Áng - Sơn Dương. Đây là khu vực có vị trí địa lý thuận lợi cho giao lưu quốc tế, nằm trên hành lang của các tuyến hàng hải quốc tế, là cửa ngõ ra biển của Lào và Thái Lan thông qua QL12A, cảng Vũng Áng - Sơn Dương. Đồng thời, khu vực quy hoạch khu kinh tế Vũng Áng có QL1A, xa lộ Bắc Nam đi qua (và tương lai sẽ đấu nối với đường sắt Quốc gia). Đây cũng là khu vực có quỹ đất lớn, sản xuất nông nghiệp ít hiệu quả, phù hợp cho xây dựng các công trình công nghiệp và đô thị. Điều kiện tự nhiên của khu vực Vũng Áng tương đối thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

Việc xây dựng Khu kinh tế Vũng Áng sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng của tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và tạo sự liên kết phát triển giữa các tỉnh Duyên hải Bắc Trung bộ, đưa miền Trung hội nhập với sự phát triển của cả nước.

Trong những năm qua, khu vực Vũng Áng đã được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền, bước đầu đã có những bước đi nhằm phát huy các tiềm năng và lợi thế của khu vực này, góp phần thực hiện chiến lược phát triển kinh tế vùng ven biển Việt Nam.

- Định hướng quy hoạch chung Khu công nghiệp - Cảng biển Vũng Áng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 904/1997/QĐ-TTg.

- Ngày 10/03/1999, UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành quyết định số 406 QĐ/1999/UB-CN phê duyệt quy hoạch chung Khu công nghiệp - cảng biển Vũng Áng.

- Căn cứ Quyết định số 202/1999/QĐ-TTg ngày 12/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2010, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã phối hợp với Tổng Công ty Tư vấn thiết kế GTVT thuộc Bộ Giao thông Vận tải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng cảng Vũng Áng giai đoạn 1. Đến nay, cầu cảng số 1 đi vào hoạt động năm thứ 3 và đã vượt công suất thiết kế. Cầu cảng số 2, thiết kế cho tàu đến 50.000 DWT vào ra đã được khởi công xây dựng.

- Nghị quyết 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ đến năm 2010 xác định việc hình thành đô thị Vũng Áng và khu vực kinh tế Bắc Quảng Bình - Nam Hà Tĩnh gắn với khu công nghiệp Vũng Áng, cảng Hòn La, khu du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng với đường 12A và cửa khẩu Cha Lo.

- Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh ra Nghị quyết 19-NQ/TU ngày 06/06/2005 v/v triển khai thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW ngày 16/08/2004 của Bộ Chính trị nêu quyết tâm “Tập trung nghiên cứu xây dựng quy hoạch và lập các dự án xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện cho ngành công nghiệp phát triển như: Cảng Vũng Áng giai đoạn II, hệ thống giao thông nối Thạch Khê - Vũng Áng, Thạch Khê - Quốc lộ 1A; thủy điện - thủy lợi cấp nước phục vụ khai thác mỏ sắt Thạch Khê, khu công nghiệp Vũng Áng và đô thị Nam Hà Tĩnh; quy hoạch phát triển khu Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị Nam Hà Tĩnh gắn với cụm cảng nước sâu Vũng Áng - Sơn Dương và khu công nghiệp Vũng Áng; hệ thống trường đào tạo, dạy nghề...”

- UBND tỉnh Hà Tĩnh có Quyết định số 1410 QĐ/UB-TH ngày 14/07/2005 ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TU về triển khai thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW ngày 16/08/2004 của Bộ Chính trị.

- Ngày 03 tháng 4 năm 2006 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 72/2006/QĐ-TTg về việc thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Khu kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh.

Để định hướng phát triển Khu kinh tế Vũng Áng được triển khai một cách đồng bộ, hiệu quả, đáp ứng được các nhu cầu trước mắt, đảm bảo tính bền vững trong tương lai lâu dài, việc nghiên cứu lập quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vũng Áng là cần thiết và cấp bách.

1.2. Quan điểm lập quy hoạch

Phát triển Khu kinh tế Vũng Áng phù hợp với quan điểm phát triển và hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới, tăng cường hợp tác kinh tế, thu hút đầu tư trong và ngoài nước, thích ứng linh hoạt với môi trường cạnh tranh quốc tế.

Gắn kết và phối hợp giữa việc xây dựng phát triển Khu kinh tế Vũng Áng với sự phát triển của tỉnh Hà Tĩnh, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, với các nước trong Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng, đặc biệt là với các nước láng giềng Lào và Thái Lan, nhằm xây dựng khu vực Nam Hà Tĩnh thành một cực phát triển quan trọng ở Bắc Trung Bộ.

Khai thác và phát huy triệt để những lợi thế hiện có để xây dựng Khu kinh tế Vũng Áng theo mô hình Khu kinh tế tổng hợp với hạt nhân là cụm cảng nước sâu Vũng Áng - Sơn Dương. Bên cạnh hoạt động dịch vụ cảng và sản xuất công nghiệp, chú trọng phát triển các ngành dịch vụ đi kèm như: thương mại, xuất nhập khẩu, dịch vụ kho bãi, tài chính ngân hàng, các dịch vụ hậu cần cho tàu thuyền và khai thác các tiềm năng du lịch trong khu vực.

Tập trung xây dựng cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng Khu kinh tế Vũng Áng hiện đại, đồng bộ.

Phát triển Khu kinh tế Vũng Áng đảm bảo hiệu quả tổng hợp, cả kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng, bảo vệ môi trường.

1.3. Mục tiêu lập quy hoạch

1.3.1. Mục tiêu tổng quát


  1. Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh.

  2. Tạo điểm bứt phá về kinh tế – xã hội trong khu vực Bắc Trung Bộ, tạo sự liên kết phát triển giữa các tỉnh Bắc Trung Bộ, thu hẹp khoảng cách trong phát triển kinh tế – xã hội, hội nhập với cả n­ước và quốc tế.

1.3.2. Mục tiêu cụ thể


  1. Định hướng phát triển Khu kinh tế, đảm bảo phát triển phù hợp trong giai đoạn trước mắt, bền vững trong tương lai lâu dài; cụ thể hoá chủ trương của Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ.

  2. Phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý và chính trị để phát triển Khu kinh tế Vũng Áng, tạo khả năng liên kết chặt chẽ, thuận lợi giữa các khu chức năng trong Khu kinh tế cũng như giữa Khu kinh tế Vũng Áng với các khu kinh tế khác của khu vực miền Trung.

  3. Xây dựng khu kinh tế năng động, hiệu quả, có tầm cỡ quốc tế:

+ Phát triển ngành công nghiệp luyện kim gắn với lợi thế về tài nguyên, nguồn nguyên liệu; các ngành công nghiệp gắn với cảng biển; các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động; các ngành công nghiệp định hướng xuất khẩu.

+ Phát triển đồng bộ khu liên hợp cảng Vũng Áng - Sơn Dương: đầu tư và khai thác có hiệu quả khu liên hợp cảng, phát triển dịch vụ cảng và các dịch vụ vận tải biển để tạo thành một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của vùng Bắc Trung Bộ và các nước bạn Lào, Thái Lan, khai thác cơ hội hội nhập với các luồng dịch vụ cảng biển quốc tế…



+ Xây dựng các khu đô thị mới, đồng thời ưu tiên phát triển các khu dịch vụ thương mại – tài chính, dịch vụ du lịch sinh thái, du lịch nghỉ biển, trở thành điểm du lịch hấp dẫn trong tuyến du lịch ven biển Bắc Trung Bộ.

  1. Làm cơ sở pháp lý quản lý xây dựng và triển khai các dự án đầu tư trong Khu kinh tế.



Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương