Thuyết minh quy hoạch chung khu kinh tế VŨng áng I: Phần mở đầu


Các khu công viên - cây xanh cảnh quan công cộng



trang10/21
Chuyển đổi dữ liệu08.07.2016
Kích3 Mb.
#1580
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   21



  1. Các khu công viên - cây xanh cảnh quan công cộng:

Hệ thống công viên - cây xanh cảnh quan công cộng bao gồm: Hệ thống quảng trường, các công viên chuyên đề, vui chơi giải trí, các vườn hoa trung tâm các khu đô thị và hệ thống cây xanh sinh thái ven sông, ven biển và ven các suối, kênh thoát nước... Trong đó, do đặc thù về nhu cầu bảo vệ môi trường của một trung tâm công nghiệp nặng cũng như của một vùng chịu nhiều tác động khắc nghiệt của thời tiết, gió bão..., các khu vực cây xanh cảnh quan kết hợp rừng phòng hộ ven biển, các khu vực công viên vui chơi giải trí, các khu vực cây xanh cảnh quan ven sông, ven suối kết hợp chức năng cách ly được đặc biệt chú trọng.

- Một phần của sông Quyền và khu đất trũng phía Nam núi Càn được quy hoạch cải tạo thành công viên sinh thái hồ trung tâm quy mô khoảng 320 ha.

- Khu vực hồ Tàu Voi được quy hoạch thành khu công viên vui chơi giải trí, cải tạo vi khí hậu và tạo cảnh quan đô thị quy mô khoảng 375 ha.

- Khu vực hồ Mộc Hương được quy hoạch thành khu trung tâm TDTT quy mô khoảng 100 ha và dự trữ phát triển khu công viên sinh thái hồ.

- Trồng rừng ngập mặn, tổ chức hệ thống kênh rạch phục vụ cho khai thác dịch vụ du lịch sinh thái tại khu vực vịnh Cửa Khẩu.

- Tổng diện tích cây xanh công viên, vườn hoa, quảng trường trong đô thị là khoảng 1.500 ha cho giai đoạn đến năm 2025 và khoảng 2.400 ha giai đoạn định hình - chiếm tỷ lệ khoảng 15% tổng diện tích xây dựng Khu kinh tế cho giai đoạn đến năm 2025 và khoảng 20% khi định hình.

- Các khu cây xanh sinh thái cảnh quan, rừng phòng hộ ven biển có tổng diện tích khoảng 450 ha.

- Các khu cây xanh sinh thái cảnh quan ven sông, mặt nước sông có tổng diện tích khoảng 1.100 ha.



- Tổng diện tích đất cây xanh mặt nước của ba loại đất cây xanh nêu trên chiếm khoảng 28%-30% tổng diện tích Khu kinh tế.

Bảng 17: Quy hoạch các khu cây xanh công cộng

TT

Hạng mục

Diện tích (ha)

Đến 2015

Đến 2025

Định hình




Khu đô thị Kỳ Ninh










X1a

Quảng trường ven biển




7

7

X1b

Cây xanh cảnh quan - rừng phòng hộ

43

43

43

X2a

Công viên chuyên đề




83

83

X2b

Sân golf




143

143

X3

Công viên chuyên đề

55

55

55




Khu đô thị Kỳ Trinh










X4a

Công viên




22

22

X5

Quảng trường hành chính

7

7

7

X6

Công viên trung tâm

46

46

46




Khu đô thị Nam núi Sang










X7

Công viên sinh thái núi







73




Công viên vui chơi giải trí trung tâm










X9

Công viên vui chơi giải trí hồ Tàu Voi




375

375




Khu đô thị Kỳ Long










X11a

Quảng trường trung tâm khu đô thị







7

X11b

Quảng trường trung tâm khu đô thị







8

X11c

Công viên trung tâm khu đô thị




50

50




Khu đô thị Kỳ Liên










X12

Cây xanh cảnh quan







16

X13

Cây xanh cảnh quan







23

X14

Cây xanh cảnh quan




12

12




Khu đô thị Kỳ Phương










X15

Vườn hoa trung tâm khu dân cư







13

X16

Cây xanh cảnh quan







10




Các khu cây xanh công viên khác










X17a

Cây xanh sinh thái - cách ly đường điện







127

X17b

Cây xanh sinh thái (dự trữ phát triển)







70

X17c

Cây xanh sinh thái, rừng phòng hộ ven biển

340

340

340

X18

Quảng trường




10

10

X19

Cây xanh cách ly, mương thoát nước




50

50

X20

Cây xanh cảnh quan







16

X21

Công viên phía Tây KCN thép







45

X22

Cây xanh cảnh quan




28

28

X23

Cây xanh cảnh quan




40

40

X24

Cây xanh cảnh quan




15

15

X25

Cây xanh cảnh quan




30

30

X26

Quảng trường




25

25

X28

Cây xanh cảnh quan




32

32

X29

Quảng trường




18

18

X30

Cây xanh cảnh quan




45

45

X31

Công viên hồ sinh thái Nam núi Càn - hồ trung tâm




320

320

X32

Cây xanh cảnh quan




35

35

X33a

Cây xanh cảnh quan







15

X33b

Cây xanh cảnh quan - cách ly đường sắt







20

X34

Công viên hồ Mộc Hương







425




Khu đô thị du lịch Kỳ Nam










X35

Công viên sinh thái




120

120

X36

Vườn hoa trung tâm khu du lịch Kỳ Nam




6

6

X37

Cây xanh cảnh quan - rừng phòng hộ khu du lịch Kỳ Nam

65

65

65




Tổng cây xanh công cộng

556

2022

2890




Cây xanh sinh thái cảnh quan ven sông, mặt nước sông

1100

1100

1100




Tổng cây xanh đô thị

1656

3122

3990



  1. Các đơn vị ở:

Các đơn vị ở có tổng diện tích khoảng 1.170 ha cho giai đoạn 2025 và khoảng 1.720 ha cho giai đoạn định hình.

  • Các khu dân cư nằm trong vùng ngập sâu của các xã Kỳ Thịnh, Kỳ Long và toàn bộ khu vực xã Kỳ Lợi cũng như một số khu dân cư ven QL1A thuộc các xã kỳ Liên và Kỳ Phương tiếp giáp với khu công nghiệp cần được giải toả tạo điều kiện phát triển khu công nghiệp đồng bộ, hiện đại và tránh các tác động xấu của KCN đến các khu dân cư.

  • Ưu tiên tối đa không gian các khu vực có môi trường khí hậu thuận lợi để bố trí các khu ở.

  • Khu vực xã Kỳ Trinh được tổ chức thành khu đô thị hiện đại kết nối với khu vực thị trấn Kỳ Anh mở rộng thành một trung tâm đô thị mới phục vụ cho khu kinh tế Vũng Áng trong tương lai. Trung tâm hành chính của Khu kinh tế được quy hoạch tại khu đô thị mới Kỳ Trinh.

  • Khu vực xã Kỳ Ninh và xã Kỳ Hà được tổ chức thành trung tâm du lịch sinh thái biển, sinh thái đầm vịnh và các khu ở mật độ thấp.

  • Một số khu dân cư hiện hữu dọc QL1A hiện nay được giữ lại quy hoạch cải tạo, nâng cấp và phát triển mở rộng chủ yếu về phía Nam QL1A thành các khu đô thị mới.

  • Trong Khu kinh tế quy hoạch 7 khu đô thị. Mỗi khu đô thị được quy hoạch gồm một hoặc nhiều đơn vị ở (tương đương các phường). Các đơn vị ở được quy hoạch gồm 3 loại hình: các khu ở cao tầng gắn với trung tâm các khu đô thị Kỳ Trinh, Kỳ Long và Kỳ Liên; Các khu ở nhà vườn - biệt thự được quy hoạch tại Kỳ Ninh và Kỳ Hà; Các đơn vị ở thấp tầng có thể kết hợp hài hòa nhà liền kề phố và nhà vườn tại các khu đô thị Kỳ Trinh, Kỳ Long, Kỳ Liên và Kỳ Phương. Khu vực Kỳ Trinh chú trọng phát triển nhà ở cao tầng, tạo hình ảnh và môi trường sống hiện đại, khu vực Kỳ Phương không bố trí nhà ở cao tầng.

- Các khu đô thị được phân kỳ đầu tư phù hợp với nhu cầu về nhà ở theo từng giai đoạn quy hoạch. Trong đó riêng các khu đô thị Nam núi Sang và Kỳ Phương là các khu vực quy hoạch dự trữ phát triển cho giai đoạn ngoài năm 2025.

- Quy hoạch đa dạng các khu tái định cư, trong đó: Các khu tái định cư cho các hộ không gắn với nghề biển được đan xen trong các khu dân cư mới; Bố trí các khu tái định cư cho các hộ gắn với nghề biển vào các khu đất ven sông Quyền thuộc xã Kỳ Hà và khu vực phía Tây núi Bàn Độ, giáp ranh giới phía Tây của khu kinh tế. Ngoài ra, các khu ở tái định cư theo mô hình ở trang trại nông nghiệp có thể quy hoạch tại khu vực chân núi Hoành Sơn, phía Nam đường QL1A nắn tuyến.



Bảng 18: Cơ cấu quy hoạch các khu đô thị đến năm 2025

TT

Khu chức năng

Tổng diện tích đất (ha)

Đất đơn vị ở (ha)

Đất trung tâm dịch vụ đô thị (ha)

Đất cây xanh, công viên trong khu đô thị (ha)

Số đơn vị ở dự kiến

Dân số (người)

Chỉ tiêu đất đơn vị ở trung bình (m2/ người)

Mô hình nhà ở chủ yếu

1

Khu đô thị Kỳ Ninh

140

258

19

331

2

9.800

263

Nhà vườn, biệt thự

2

Khu đô thị Kỳ Hà

380

218

40




2

11.600

188

Nhà vườn, biệt thự

3

Khu đô thị Bắc Kỳ Trinh

750

380

117

75

9

70.200

54

Nhà chung cư, nhà liên kế phố

4

Khu đô thị Nam núi Sang






















Nhà vườn, biệt thự

5

Khu đô thị Kỳ Long

490

210

15

50

4

40.800

51

Nhà chung cư, nhà liên kế phố, nhà vườn

6

Khu đô thị Kỳ Liên

300

69

5

12

3

16.300

42

Nhà chung cư, nhà liên kế phố, nhà vườn

7

Khu đô thị Kỳ Phương




0




0




0




Nhà vườn




Tổng

2060

1135

196

468

20

148.700

76




Bảng 19: Cơ cấu quy hoạch các khu đô thị đến giai đoạn định hình

TT

Khu chức năng

Tổng diện tích đất (ha)

Đất đơn vị ở (ha)

Đất trung tâm dịch vụ đô thị (ha)

Đất cây xanh, công viên trong khu đô thị (ha)

Số đơn vị ở dự kiến

Dân số (người)

Chỉ tiêu đất đơn vị ở trung bình (m2/ người)

Mô hình nhà ở chủ yếu

1

Khu đô thị Kỳ Ninh

290

418

42

331

2

24300

172

Nhà vườn, biệt thự

2

Khu đô thị Kỳ Hà

380

249

40




2

16500

151

Nhà vườn, biệt thự

3

Khu đô thị Bắc Kỳ Trinh

750

438

117

75

9

116800

38

Nhà chung cư, nhà liên kế phố

4

Khu đô thị Nam núi Sang

100

124

12

73

1

8300

149

Nhà vườn, biệt thự

5

Khu đô thị Kỳ Long

610

288

26

65

6

74700

39

Nhà chung cư, nhà liên kế phố, nhà vườn

6

Khu đô thị Kỳ Liên

400

126

13

51

4

35000

36

Nhà chung cư, nhà liên kế phố, nhà vườn

7

Khu đô thị Kỳ Phương

370

79

19

23

2

10300

77

Nhà vườn




Tổng

2900

1722

269

618

26

285900

60




(Chi tiết quy hoạch đất đơn vị ở xem phụ lục số 1).

4.7.4. Tổng hợp quy hoạch sử dụng đất

Tổng diện tích Khu kinh tế Vũng Áng là 22.781 ha. Được quy hoạch sử dụng như sau:



Bảng 20: Tổng hợp quy hoạch sử dụng đất

TT

Loại đất

Đến 2015

Đến 2025

Khi định hình

Diện tích (ha)

Tỷ lệ %

m2/ người

Diện tích (ha)

Tỷ lệ %

m2/ người

Diện tích (ha)

Tỷ lệ %

m2/ người




Tổng diện tích khu kinh tế

22.781







22.781







22.781







A

Đất xây dựng khu kinh tế

5.092

100

783

10.151

100

677

12.322

100

431

1

Đất cảng - công nghiệp - TTCN

2.135

41,9

323

3.600

35,5

240

3.690

29,9

129




- Cảng và dịch vụ hậu cảng, công nghiệp chế biến gắn với hoạt động tạm nhập tái xuất

140

2,7




995

9,8




995

8,1







- Công nghiệp thép

1.300







1.300







1.300










- Công nghiệp nặng, đóng tàu

320







320







320










- Công nghiệp đa ngành

185







795







795










- Công nghiệp sạch

0







0







90










- Công nghiệp nhiệt điện

190







190







190







2

Đất trường chuyên nghiệp, khu công nghệ cao, trung tâm nghiên cứu

120

2,4

18

560

5,5

37

700

5,7

24

3

Đất các khu trung tâm

246

4,8

37

749

7,4

50

1.033




36




- Đất các trung tâm chuyên ngành

168

3,3

25

553

5,4

37

764




27




- Đất các trung tâm khu đô thị

78

1,5

13

196

1,9

13,1

269




9

4

Đất dịch vụ du lịch tập trung

130

2,6

20

375

3,7

25

375

3,0

13




- Các khu trung tâm khu du lịch

44







85







85










- Các khu dịch vụ du lịch tập trung

86







290







290







5

Đất các đơn vị ở

735

14,4

113

1.170

11,5

78

1.722

14,0

60

6

Đất cây xanh đô thị

108

2,1

17

1.574

15,5

105

2.442

19,8

85

7

Đất giao thông chính đô thị

591

11,6

91

913

9,0

61

1.150

9,3

40

8

Đất giao thông đối ngoại

254

5,0

39

337

3,3

22

337

2,7

12

9

Đất hành lang truyền tải điện (220KV và 500KV) (bao gồm cả đất cây xanh cách ly)

674

13,2




674

6,6




674

5,5




10

Đất bãi thải xỉ than và xỉ quặng thép

100

2,0




200

2,0




200

1,6




B

Đất khác

17.689







12.630







10.459







1

Đất cây xanh sinh thái, rừng phòng hộ ven biển

448

8,8




448

4,4




448

3,6




2

Đất khu dân cư nông thôn

157







46







22







3

Đất quân sự

94







94







94







4

Đất tôn giáo,tín ngưỡng

7







7







7







5

Đất nông nghiệp, trang trại

8.995







4.047







1900







6

Cây xanh sinh thái tự nhiên ven sông, mặt nước sông

1100







1100







1100







7

Cây xanh sinh thái núi

7.336







7.336







7.336







Bảng 21: Dự báo nhu cầu về hệ thống hạ tầng xã hội trong Khu kinh tế

TT

Lọai công trình

Diện tích đất tối thiểu (ha)

Quy mô

Chỉ tiêu tính toán năm 2025

Đến 2015

Đến 2025

Đơn vị

Đến 2015

Đến 2025

I

Công trình công cộng






















1,1

Công trình y tế

8,8

15,6
















-

Bệnh viện đa khoa

4,5

7,9

giường

450

790

5

giường/ 1000dân

-

Bệnh viện y học dân tộc

0,9

1,6

giường

90

158

1

giường/ 1000dân

-

TT y tế khu vực

1

1,4

T.tâm

2

4

1

TT/40000 dân

-

Nhà hộ sinh

0,5

0,9

giường

45

79

0,5

giường/ 1000dân

-

CT Y tế khác

2

4

giường

180

316

2

giường/ 1000dân

1,2

Công trình giáo dục

51,8

102,2
















-

PTTH và dạy nghề

11,3

19,7

chỗ

4505

7860

50

hs/1000dân

-

THCS và PTCS

27,0

59,0

chỗ

13515

23580

150

hs/1000dân

-

Nhà trẻ, mẫu giáo

13,5

23,6

chỗ

5406

9432

60

cháu/1000dân

1,3

Công trình văn hoá

2,0

3,5
















-

Bảo tàng, triển lãm

1

1,0

công trình

1

1







-

Nhà văn hoá, cung thanh thiếu nhi

0,6

1

chỗ

450

790

5

chỗ/1000dân

-

Rạp chiếu phim, câu lạc bộ

0,36

1,26

chỗ

720

1264

8

chỗ/1000dân

-

Thư viện (có thể thuộc các TTVH)







1000 sách

72

126

800

sách/1000dân

II

Trường chuyên nghiệp

120

120

1000 m2sàn

240

480




ước tính

III

Cây xanh, TDTT






















3.1

Trung tâm TDTT

4,5

7,9

1000 m2sàn

2,3

3,9

0,5

m2 đất /người

3.2

Sân vận động

3

5

ha

3

5

0,8

m2 đất /người

3.3

Sân thể thao cơ bản

4

7

ha

4

7

0,6

m2 đất /người

3.4

Cây xanh, công viên, lâm viên

108

1524

ha

108

1524

7

m2 đất /người

3.5

Cây xanh, TDTT trong đơn vị ở

27

47

ha

27

47

3

m2 đất /người


4.7.5. Tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc cảnh quan - Khung thiết kế đô thị tổng thể

4.7.5.1. Quan điểm


- Khai thác các giá trị cảnh quan thiên nhiên, tạo dựng hình ảnh ảo đô thị hiện đại với các hình thái không gian phong phú

- Tạo dựng hình ảnh đặc trưng cho các khu vực khác nhau trong đô thị.


4.7.5.2. Định hướng quy hoạch kiến trúc cảnh quan


  1. Ý tưởng chính:

- Khai thác có giá trị cảnh quan thiên nhiên (biển, núi, sông, suối, hồ…) kết hợp với hệ hống cây xanh - mặt nước nhân tạo để tạo khung liên kết mềm, tạo hệ thống không gian mở chính kết nối đồng thời làm rõ không gian các khu chức năng trong Khu kinh tế. Tạo các điểm nhìn, hướng nhìn khai thác được tối đa giá trị cảnh quan của hệ thống không gian mở, của khung cảnh quan thiên nhiên.

- Các khu chức năng chính của Khu kinh tế (cảng, công nghiệp, các khu trung tâm, các khu đô thị…) được quy hoạch với hình thái đô thị hiện đại, tối ưu hoá công năng sử dụng, tiết kiệm năng lượng và chi phí sử dụng, tạo dựng các không gian trung tâm đặc trưng, điểm nhấn không gian chính cho mỗi khu chức năng, kết nối hợp lý với hệ thống không gian mở chính, tạo dựng không gian đô thị liên hoàn, sinh động và phong phú.

- Các khu dịch vụ du lịch được quy hoạch với hình thái đô thị du lịch sinh thái, không gian thay đổi linh hoạt, mềm mại. Tổ chức các hướng mở rõ nét khai thác được các giá trị cảnh quan thiên nhiên, tổ chức các sản phẩm du lịch phong phú, tạo cảm giác thư giãn và hấp dẫn đối với du khách.

b) Các không gian chủ đạo trong Khu kinh tế:


  • Các khu vực trung tâm:

Các khu vực trung tâm đóng góp quan trọng và tạo dựng giá trị cảnh quan Khu kinh tế bao gồm:

- Các khu cảng;

- Khu trung tâm hành chính, văn hoá của toàn Khu kinh tế được bố trí tại khu đô thị Bắc Kỳ Trinh;

- Các khu trung tâm thương mại tài chính, dịch vụ tổng hợp gắn với không gian công viên hồ;

- Các khu trung tâm giao lưu thương mại, quảng bá sản phẩm dọc theo QL 1A hiện nay;

- Trung tâm giáo dục chuyên nghiệp gắn với không gian quảng trường;

- Các quảng trường và trung tâm dịch vụ du lịch ven biển, ven sông;

- Các khu trung tâm gắn với các trục chính đô thị;

Trong tổ chức không gian Khu kinh tế, các khu trung tâm được bố trí tại những vị trí thuận lợi về giao thông, kết nối thuận lợi với các khu chức năng đô thị khác, khai thác các yếu tố cảnh quan tự nhiên và thuận lợi trong việc đóng góp vào không gian kiến trúc cảnh quan chung của toàn Khu kinh tế. Trong các bước nghiên cứu thiết kế tiếp theo (quy hoạch chi tiết, thiết kế công trình), cần tạo cho các khu vực trung tâm có không gian kiến trúc đặc trưng, đa dạng và có ý nghĩa văn hoá thông qua bố cục các tổ hợp và kiểu mẫu kiến trúc công trình. Ngoài ra cần tạo không gian dẫn hướng đến các khu vực trung tâm, tạo tầm nhìn cho các công trình và tổ hợp công trình trong các khu trung tâm) .


  • Các khu vực cửa ngõ:

Các khu vực cửa ngõ quan trọng của Khu kinh tế bao gồm:

- Cửa ngõ quan trọng nhất đối với Khu kinh tế Vũng Áng là cửa ngõ giao lưu với quốc tế qua không gian cảng biển. Không gian hoạt động của cảng được tổ chức hợp lý về dây chuyền hoạt động, với hình ảnh của một cảng quốc tế, hiện đại. Trục trung tâm tài chính thương mại kề cận cảng được tổ chức cao tầng là một điểm nhấn sinh động trong không gian toàn khu vực cảng.

- Về phía Tây, không gian Khu kinh tế gắn kết với không gian đô thị Kỳ Anh, tuy nhiên cửa ngõ phía Tây Khu kinh tế có thể được xác định là không gian quanh các nút giao cắt, gồm:

+ Khu vực nút giao cắt giữa QL1A hiện nay với tuyến đường du lịch cũng đồng thời là trục trung tâm nối các khu đô thị Kỳ Trinh, Kỳ Hà và Kỳ Ninh. Không gian quanh nút được tạo dựng bởi hệ thống quảng trường có hướng mở về phía tuyến trục du lịch và về phía khu trung tâm thể dục thể thao. Các công trình xây dựng quanh các quảng trường cần có quy mô tương đối lớn, tạo nhịp điệu sinh động và không gian kiến trúc cảnh quan khang trang.

+ Khu vực nút giao cắt giữa QL1A mới (nắn tuyến về phía Nam) với tuyến đường trục trung tâm nối các khu đô thị Kỳ Trinh, Kỳ Hà và Kỳ Ninh. Không gian quanh nút được tổ chức khai thác không gian cây xanh cảnh quan với bố cục hợp lý, hài hòa giữa các hành lang kỹ thuật lớn như: đường sắt, đường điện 220KV, nút giao thông lập thể...

- Về phía Đông, cửa ngõ Khu kinh tế được xác định là không gian cửa ngõ tiếp giáp khu du lịch Kỳ Nam. Không gian cửa ngõ này được tạo dựng bởi hình ảnh của công viên sinh thái cảnh quan với hệ thống không gian mở, khai thác lợi thế về cảnh quan sơn thủy hữu tình giữa vùng cây xanh cảnh quan chân đèo Ngang và mặt nước tĩnh của suối. Không gian này được làm sinh động hơn với hình ảnh của các tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng khai thác tầm nhìn từ phía cửa ngõ vào Khu kinh tế.

- Về phía Nam, cửa ngõ Khu kinh tế được xác định là không gian quanh các nút giao cắt giữa QL1A nắn tuyến và các trục chính đi xuống cảng Vũng Áng và cảng Sơn Dương. Các nút giao cắt này được tổ chức với các hình thức đa dạng. Các công trình quanh các nút giao cắt này cần được quy hoạch với khoảng lùi lớn, tạo tầm nhìn từ khu vực cửa ngõ vào Khu kinh tế.


  • Các trục không gian chủ đạo:

- Trục cảnh quan ven biển phía Đông: được tổ chức với các không gian nhộn nhịp của các hoạt động dịch vụ cảng cũng như cảng đóng tàu, cảng thép…

- Trục cảnh quan ven biển phía Bắc: là không gian chuyển tiếp sinh động giữa khu du lịch tại Kỳ Ninh và khu dịch vụ cảng tại Vũng Áng, gắn với hình ảnh cầu qua vịnh Cửa Khẩu;

- Trục không gian dọc đường từ QL1A vào trung tâm thương mại – tài chính và trung tâm dịch vụ cảng Sơn Dương: tạo dựng bởi không gian của các trung tâm dịch vụ kết hợp với không gian quảng trường, cây xanh – mặt nước.

- Trục không gian kết nối trung tâm các khu du lịch và đô thị phía Tây: tạo dựng bởi các điểm nhấn là các không gian trung tâm của các khu chức năng, đan xen với không gian mở của hệ thống cây xanh – mặt nước sông Vinh, sông Trí, đi qua các khu ở mang sắc thái đặc trưng hiện đại tại khu đô thị Kỳ Trinh và sinh thái tại Kỳ Hà và Kỳ Ninh.

- Các trục không gian Đông – Tây kết nối khu đô thị phía Tây với khu công nghiệp phía Đông, bao gồm không gian phong phú tại khu trung tâm hành chính – văn hóa – thương mại chung của toàn Khu kinh tế tại Bắc Kỳ Trinh, thay đổi bởi không gian cây xanh mặt nước sông Quyền, khu trung tâm giáo dục chuyên nghiệp và các không gian trung tâm các khu công nghiệp, kết thúc tại khu tổ hợp công nghiệp thép.

- Trục không gian dọc quốc lộ 1A hiện hữu: được tạo dựng bởi các điểm nhấn là các không gian trung tâm – quảng trường quanh các điểm giao cắt với các tuyến đường trục chính – chuyển hướng vào các khu chức năng, không gian thay đổi sinh động qua các khu trung tâm dịch vụ, trung tâm giáo dục chuyên nghiệp, các khu ở hiện trạng cải tạo nâng cấp...



  • Các vùng cảnh quan tự nhiên:

- Vùng cảnh quan biển phía Đông và phía Bắc: Được khai thác và tôn tạo bởi các không gian hoạt động của con người được tổ chức trong môi trường cây xanh cảnh quan sinh thái tự nhiên và nhân tạo; Tận dụng tối đa các điều kiện phù hợp để tổ chức các trục cảnh quan đô thị khai thác không gian hướng biển; Các khu rừng phòng hộ được chú trọng bảo vệ và quy hoạch trồng thêm mới.

- Vùng cảnh quan dọc theo hệ thống sông, đặc biệt là dọc sông Vinh, sông Quyền, sông Trí và hệ thống suối, khe tụ thủy từ các lưu vực phía Nam đổ ra biển: Không gian hai bên sông được tổ chức thành hệ thống cây xanh – mặt nước liên hoàn, là khung kết nối mềm gắn kết không gian các khu chức năng trong khu kinh tế; Tận dụng tối đa các điều kiện để khai thác và kết nối không gian cây xanh ven sông với không gian các khu chức năng đô thị.

- Vùng cảnh quan tạo bởi dãy núi bao gồm núi Sang, núi Càn và núi Giòn: khai thác hình ảnh sinh thái tự nhiên, tạo các trục cảnh quan có điểm đón là không gian xanh thẫm của các đỉnh núi, khai thác các triền núi làm phông nền sinh thái tự nhiên cho các khu chức năng lân cận.

- Vùng cảnh quan núi Hoành Sơn: Được khai thác làm phông nền chính trong tổ chức không gian khu kinh tế với hướng nhìn từ phía Đông và phía Bắc.

- Các vùng cảnh quan tự nhiên được bảo tồn và phát huy giá trị ở mức tối đa, riêng sông Quyền có những đoạn đi qua khu công nghiệp nặng buộc phải nắn tuyến để tạo mặt bằng xây dựng, song các tuyến sông mới vẫn phải đảm bảo chức năng thoát lũ và có giá trị cảnh quan cao.


  • Các điểm nhấn không gian chính trong khu kinh tế:

Các khu vực cần được quan tâm trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch tiếp theo, đặc biệt là trong các giải pháp quy hoạch kiến trúc cảnh quan và bố cục công trình để tạo điểm nhấn không gian chính trong khu kinh tế bao gồm:

- Cảng biểnVũng Áng và Sơn Dương;

- Trung tâm thương mại tài chính gắn với không gian cây xanh – mặt nước của công viên trung tâm;

- Trung tâm các khu du lịch ;

- Không gian cửa ngõ phía Tây và phía Đông vào khu kinh tế;

- Khu vực giao cắt giữa QL1A và các tuyến giao thông vào cảng;

- Trung tâm của các khu đô thị .


  • Quy hoạch không gian chiều cao:

Không gian xây dựng Khu kinh tế Vũng Áng kề cận với núi Bàn Độ ở phía Tây và núi Hoành Sơn ở phía Nam, bao bọc núi Sang, núi Càn và núi Giòn vào trong khu kinh tế, chiều cao các công trình xây dựng trong khu kinh tế được quy hoạch để khai thác yếu tố cảnh quan tự nhiên đồng thời tạo nên một số điểm và khu vực có chiều cao tầm nhìn nổi bật cho đô thị nhằm hình thành đường chân trời của đô thị có dáng dấp hiện đại và làm điểm nhấn nhìn từ trên cao xuống đô thị.

Các khu đô thị được xây dựng theo các mô hình nhà ở khác nhau, nhưng cần bố cục hợp lý để tạo ra diện mạo đô thị đẹp không manh mún và đặc trưng cho từng khu vực.

Dựa trên nguyên tắc kết hợp tuyến, điểm và diện, căn cứ hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất để xác định:

- Diện: Các diện được hình thành bởi các khu chức năng với tổ chức không gian theo chiều cao tương đối đồng nhất như: khu nhà vườn biệt thự và các trung tâm dịch vụ du lịch ven biển không quá cao tầng, ẩn hiện trong không gian xanh của vườn cây sinh thái tại Kỳ Trinh và Kỳ Hà; Khu đô thị mới Kỳ Trinh là hình ảnh quần thể khu đô thị cao tầng và có tầng cao thấp dần về phía Đông giáp sông Quyền; Các khu đô thị phía Nam QL1A khai thác diện thoải dần từ phía núi Hoành Sơn ra phía bắc; Trung tâm thương mại tài chính kề cận với cảng trung chuyển là diện tạo bởi các tổ hợp cao tầng hiện đại nổi bật trên nền xanh của công viên và mặt nước hồ trung tâm; Khu vực sản xuất công nghiệp là không gian thấp tầng mang dáng dấp hiện đại, tầng cao xây dựng và mật độ xây dựng thấp, khối tích công trình lớn.

- Tuyến : Dọc theo các trục chính đô thị, khuyến khích tầng cao tối thiểu 5 tầng và tầng cao xây dựng trên 12 tầng; Dọc theo trục du lịch là không gian của các trung tâm dịch vụ du lịch sinh động, nhưng vẫn cần tạo không gian thoáng đãng với hình ảnh của các công trình nhà nghỉ – biệt thự thấp tầng ẩn hiện trong không gian cây xanh, tạo cảm giác thư giãn; Dọc theo hệ thống sông là các tuyến cây xanh – mặt nước; Các tuyến đường chính khu vực khai thác không gian sinh hoạt phong phú và tiện nghi cho người dân đô thị.

- Điểm: tạo các điểm nhấn về không gian chiều cao hoặc không gian mở đan xen trong các diện hoặc điểm xuyết trên các tuyến, khai thác các điểm nhìn là các đỉnh cao của núi tự nhiên hoặc các điểm nhìn thuận lợi đón hướng mở từ các khu chức năng về phía các triền núi.

- Các khu ở cao tầng: khuyến khích tầng cao xây dựng từ 9 tầng trở lên (tầng cao tối thiểu 5 tầng), khu vực kề cận với trục dịch vụ trung tâm khuyến khích xây dựng từ 12 tầng trở lên (tầng cao tối thiểu 9 tầng).

Đối với các công trình hành chính: có thể đan xen với một số văn phòng doanh nghiệp; Không gian kiến trúc cảnh quan của khu vực này cần được bố trí ngăn nắp, nghiêm túc, các công trình kiến trúc cần có khoảng lùi tối thiểu là 10m, bố trí không gian cây xanh cảnh quan, khuyến khích không dùng hàng rào cứng nhằm sử dụng không gian quảng trường trước trung tâm hành chính đô thị như một quảng trường công cộng trung tâm của đô thị, là điểm giao lưu văn hóa, nghỉ ngơi thư giãn của người dân và du khách.

- Các khu vực đào tạo nghề, khu công nghệ cao, nghiên cứu khoa học, y tế tầng cao tối thiểu 3 tầng.

- Các khu nhà vườn biệt thự và trong các khu dân cư làng xóm hiện hữu kề cận khu du lịch, không xây dựng nhà cao trên 3 tầng.

- Các khu vực khác, tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể để xác định chiều cao của công trình kiến trúc cho phù hợp.




Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương