Thuyết minh quy hoạch chung khu kinh tế VŨng áng I: Phần mở đầu


Đánh giá tác động đến môi trường khi thực hiện đồ án quy hoạch



trang18/21
Chuyển đổi dữ liệu08.07.2016
Kích3 Mb.
#1580
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   21

7.1.2. Đánh giá tác động đến môi trường khi thực hiện đồ án quy hoạch

7.1.2.1. Tác động của đồ án đến môi trường nước

Trong giai đoạn xây dựng các công trình kiến trúc, xây dựng đường giao thông cũng như các công trinhg hạ tầng kỹ thuật khác, nước thải xả tràn trên mặt đất gây ra những ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước, đặc biệt là nước mặt.

Khi san nền, một số hồ, sông bị san lấp, nắn dòng làm thay đổi chế độ thuỷ văn và chế độ dòng chảy mặt.

Sau khi đồ án được thực hiện, mặt phủ khu vực thị xã sẽ thay đổi làm cho khả năng thấm của đất giảm đi, hơn nữa các bụi bẩn, rác thải phát sinh trong các hoạt động sản xuất có thể bị cuốn theo dòng nước mưa gây ô nhiễm nguồn nước mặt.

Hệ thống cung cấp nước sạch khi đồ án được thực hiện sẽ đưa nước sạch đến cho toàn bộ dân số đô thị và phần lớn dân số nông thôn, cải thiện đời sống của nhân dân, giúp cho người dân được sử dụng nước sạch.

Khi đồ án quy hoạch được thực hiện sẽ dẫn đến sự gia tăng dân số làm cho nguồn thải nước nhiều hơn và nếu không quản lý tốt đây chính là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất cho nước mặt cũng như nước ngầm trong khu vực. Tuy nhiên nếu nước bẩn thải ra được thu gom và xử lý tốt thì sẽ không còn nguy cơ gây ô nhiễm cho nguồn nước mặt cũng như nước ngầm. Từ đó góp phần cải tạo chất lượng nước tự nhiên.

Khi đô thị phát triển thì chất thải rắn là một trong những vấn đề cần quan tâm nhất. Việc thu gom và xử lý chất thải rắn không đúng quy cách sẽ tác động rất lớn đến môi trường nước khu vực. Nếu lượng chất thải rắn được thu gom không hết sẽ tồn tại ở nhiều khu vực khác nhau trong đô thị, nhất là ven các ao, hồ, sông. Việc phân huỷ rác (đặc biệt là chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ) sẽ làm tăng mức độ ô nhiễm BOD trong nguồn nước mặt. Tuy nhiên nếu việc thu gom chất thải rắn được thực hiện tốt theo quy hoạch thì sẽ làm cho khả năng gây ô nhiễm nguồn nước do chất thải rắn gây ra được giảm thiểu tối đa.

7.1.2.2. Tác động của dự án đến môi trường đất

Khu vực quy hoạch Khu kinh tế có cao độ địa hình tự nhiên thấp, khối lượng đào đắp lớn nên các hoạt động đào đắp có thể gây ảnh hưởng đến đất đai các khu vực xung quanh và cho chính các khu vực dân cư hiện trạng.

Trong quá trình thi công xây dựng, do nằm trong vùng có lượng mưa khá lớn nên khi thi công, nước mưa chảy tràn qua khu vực sẽ cuốn theo đất, cát, xi măng và các loại rác thải xây làm cơ cấu lý tính của đất khu vực này bị ảnh hưởng theo chiều hướng xấu như: giảm độ tơi xốp, khả năng thấm nước, giữ ẩm...

Trong quá trình Khu kinh tế đi vào hoạt động, tác nhân chủ yếu gây ảnh hưởng đến môi trường đất chính là chất thải rắn và một phần là các nguyên vật liệu rơi vãi trong quá trình vận chuyển và sản xuất. Ngoài ra, nước thải và khí thải của hệ thống cống, mương thoát nước mặt và nước bẩn được thiết kế trong đồ án sẽ góp phần giảm mức độ ô nhiễm lên môi trường đất do các chất thải từ nước ngấm trực tiếp vào đất, cũng như do sự rửa trôi của nước mưa.

Quy hoạch sẽ làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất của khu vực, biến đất thổ cư, đất nông nghiệp và đất hoang thành đất sản xuất phi nông nghiệp và đô thị, sẽ làm tăng giá trị sử dụng đất.

7.1.2.3. Tác động đến môi trường không khí

Bụi đất, cát và khí thải của các máy móc trong khi tiến hành san nền gây ra ô nhiễm bụi cho môi trường không khí khu vực dự án. Khói bụi sinh ra trong giai đoạn này chủ yếu ảnh hưởng đến các công trình tham gia xây dựng, rất ít có ảnh hưởng đến các khu vực lân cận.

Trong giai đoạn xây dựng các công trình, vì đặc điểm các công trình được phân đợt xây dựng và phát sinh thêm một số tác nhân gây ô nhiễm không khí nữa như: quá trình chuyên chở vật liệu, quá trình lắp đặt, chạy thử máy móc...nên mức độ ô nhiễm cục bộ môi trường không khí cao hơn giai đoạn san nền và còn ảnh hưởng cả đến các công nhân và các thiết bị máy móc tham gia sản xuất tại các khu vực đã xây dựng xong.

Các xí nghiệp công nghiệp trong quá trình hoạt động sẽ phát sinh ra một lượng khói bụi đáng kể và cần phải có biện pháp xử lý khói bụi công nghiệp trước khi xả ra môi trường không khí.

Dân số tăng lên kéo theo sự gia tăng mạnh về nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu (điện, than, xăng, dầu...) làm gia tăng tải lượng phát thải các chất ô nhiễm vào khí quyển và ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí đô thị.

Trong các hoạt động sinh hoạt, quá trình đốt cháy nhiên liệu hoá thạch (đun nấu) là quá trình phát thải nhiều tác nhân gây ô nhiễm với tải lượng phát thải tuỳ theo khối lượng và chủng loại nhiên liệu sử dụng. Nhưng chỉ có khả năng gây ô nhiễm không khí cục bộ trong từng phòng hoặc từng hộ gia đình của các khu dân cư, ít ảnh hưởng đến môi trường chung.

Hệ thống các khu du lịch sinh thái, cây xanh công viên được xây dựng với mật độ cao góp phần làm giảm ô nhễm không khí, giảm lượng bụi...

7.1.2.4. Tác động đến môi trường tiến ồn và chấn động

Trong giai đoạn thi công xây dựng, tiếng ồn và chấn động chủ yếu là do các phương tiện vận chuyển và các máy móc xây dựng, tuy nhiên tiếng ồn cũng chỉ tác động đến các công nhân xây dựng, ít có ảnh hưởng đến dân cư các khu vực lân cận.

Sự gia tăng dân số đô thị cũng kéo theo sự gia tăng cường độ tiếng ồn sinh hoạt trong khu vực dân cư, khu vực thương mại, khu vui chơi...

Hệ thống đường giao thông sau khi hình thành cũng là một nguồn gây ô nhiễm về không khí và tiếng ồn khá lớn cho khu vực.

Tiếng ồn cũng phát sinh trong các xí nghiệp công nghiệp, nhất là khu công nghiệp thép gây ảnh hưởng lớn đến các khu vực lân cận.

Tuy nhiên, hệ thống cây xanh công viên, cây xanh sinh thái và những dải cây ven đường được xây dựng sẽ là hệ thống lưới lọc âm thanh và chấn động rất tốt, góp phần làm giảm ô nhiễm tiếng ồn.



7.1.2.5. Tác động đến hệ sinh thái nông nghiệp

Quá trình thực hiện quy hoạch sẽ lấy mất đất nông nghiệp là do diện tích đất nông nghiệp bị suy giảm, hệ sinh thái nông nghiệp cũng bị ảnh hưởng.

Quá trình đô thị hoá cũng sinh ra các chất thải có hại cho hệ sinh thái nông nghiệp và đòi hỏi phải có những biện pháp xử lý chất thải thích hợp trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.

7.1.2.6. Tác động đến cảnh quan đô thị

Các công trình kiến trúc mới được xây dựng, cải tạo, đặc biệt là các khu vực du lịch sinh thái, công viên cây xanh sẽ góp phần nâng cao mỹ quan đô thị, cải thiện chất lượng môi trường sinh thái đô thị.

Các hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật khi đi vào vận hành, nếu được thực hiện theo đúng quy hoạch (các nút giao thông hoa thị, giao thông khác mức, hệ thống đèn chiếu sáng, hệ thống đường điện ngầm, hệ thống ga thu nước mưa, cống mương thoát nước, hệ thống cáp điện, đường ống cấp nước, cáp thông tin đi trong hào kỹ thuật...) sẽ tạo ra mỹ quan đô thị.

7.1.2.7. Tác động đến môi trường sức khoẻ cộng đồng

Vì trong khu vực dự án có tồn tại các khu dân cư hiện trạng, do đó trong quá trình xây dựng dự án sẽ dẫn đến những ảnh hưởng bất lợi đến sức khoẻ của cộng đồng dân cư đang sinh sống tại đây. Ngoài ra trong quá trình hoạt động của dự án, nếu các nguồn phát thải không được quản lý tốt sẽ là nguồn gây bệnh ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng.

Tuy nhiên với việc hình thành hệ thống công trình hạ tầng xã hội về chăm sóc sức khoẻ, khi dự án đi vào hoạt động lại là một yếu tố góp phần nâng cao sức khoẻ cho cộng đồng dân cư.

Đồng thời, hệ thống hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh gióp phần cải thiện môi trường sống của người dân là một yếu tố không thể thiếu trong việc nâng cao sức khoẻ cộng đồng.

Các công trình công nghiệp, dịch vụ thương mại, du lịch...góp phần tạo ra công ăn việc làm từ đó cải thiện mức sống của người dân, tạo điều kiện đảm bảo tốt hơn sức khoẻ người dân.

7.1.2.8. Tác động tới kinh tế xã hội

- Tác động đến môi trường văn hoá, giáo dục

Cùng với việc cải thiện đời sống người dân thông qua việc tạo lập công ăn việc làm từ hệ thống các khu công nghiệp, các công trình dịch du lịch, dịch vụ đô thị....sẽ làm cho nhu cầu về văn hoá và giáo dục của người dân được nâng lên.

Hệ thống các công trình hạ tầng xã hội, đặc biệt là các công trình văn hoá thể thao và hệ thống trường đào tạo được quy hoạch trong đồ án góp phần nâng cao đời sống văn hoá công cộng và trình độ học vấn của người dân, từ đó góp phần cải thiện môi trường văn hoá, giáo dục.

- Tác động đến tâm lý, tín ngưỡng cộng đồng

Trong quá trình thực hiện quy hoạch, sẽ có một bộ phận dân cư phải di dời, giải toả...và gặp những bất ổn tạm thời trong đời sống, dẫn đến những tác động tiêu cực đến tâm lý người dân. Tuy nhiên, nếu có những biện pháp chuẩn bị trước và sau khi giải phóng mặt bằng như: bố trí tái định cư, đền bù hợp lý...thì sẽ góp phần làm giảm bớt các tác động tiêu cực nêu trên.

Khi đồ án quy hoạch thực hiện xong, sẽ hình thành hàng loạt các công trình phúc lợi xã hội góp phần ổn định tâm lý người dân, tạo nên những tác động tích cực. Đồng thời với những giải pháp bảo tồn, và duy tu các công tình tôn giáo tín ngưỡng sẽ tạo ra những tác động tích cực đến vấn đề tín ngưỡng cộng đồng.

Các khu dân cư mới chất lượng cao, tạo ra điều kiện sống tốt hơn cho người dân là những ảnh hưởng tích cực đến môi trường xã hội, đặc biệt là làm ổn định tâm lý cộng đồng.

Hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật hình thành đảm bảo các yêu cầu ngày càng cao của cộng đồng cũng tạo ra những tác động tích cực đến tâm lý người dân

- Các tác động tích cực chính tạo ra bởi việc hình thành và phát triển Khu kinh tế:

+ Thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hà Tĩnh.

+Tạo ra nhiều sản phẩm có gái trị cho tiêu dùng.

+ Giải quyết công ăn việc làm, nâng cao đời sống cho nhân dân tại khu vực và lân cận.

+ Sự phát triển của các hoạt động sản xuất công nghiệp sẽ nâng cao trình độ dân trí và ý thức văn minh đô thị cho nhân dân khu vực.

+ Tạo ra cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho khu vực.

+ Tăng nguồn đóng góp cho ngân sách của địa phương cũng như trung ương.

- Các tác động tiêu cực:

Xuất hiện một số tệ nạn xã hội do sức ép tăng dân số cũng như tập trung số lượng lớn công nhân lao động, ảnh hưởng đến tình hình trật tự an ninh khu vực và xuất hiện những tệ nạn xã hội.

7.1.2.9. Công trình di tích văn háo lịch sử

Hiện tại trong khu vực quy hoạch có đền Bà Bích Châu, các hoạt động quy hoạch không có tác động tiêu cực đến điểm di tích này. Mặt khác, quy hoạch tốt mạng lưới giao thông và tôn tạo không gian kiến trúc cảnh quan chung trong khu vực góp phần cho khu di tích này trở thành một điểm du lịch có sức hấp dẫn hơn, cũng tạo điều kiện sinh hoạt tín ngưỡng cho người dân.



7.2. Một số kiến nghị và giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường

7.2.1. Giảm thiểu ô nhiễm đối với môi trường không khí và tiếng ồn

Đối với các khu công nghiệp phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường của toàn khu trước khi thực hiện dự án xây dựng, sau đó đối với từng nhà máy trong khu công nghiệp cũng phải tiến hành lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường nhằm kiểm soát ngay từ giai đoạn đầu thực hiện dự án không để các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường không khí. Tất cả các khu công nghiệp đều phải có vành đai cây xanh phù hợp với quy chuẩn xây dựng Việt Nam.

Trong quá trình thi công xây dựng, cần thiết lập một hệ thống cây xanh cách ly để hạn chế sự phát tán của bụi và hấp thu tiếng ồn từ công trường và phương tiện vận chuyển vật liệu. Đồng thời kết hợp với việc sử dụng xe phun nước chuyên dùng trên các tuyến đường tới khu vực thi công.

Xe vận chuyển vật liệu xây dựng cần hpải phun nước rửa, phủ kín bạt, hạn chế rơi vãi vật liệu xây dựng. Quy định thời gian hoạt động của các phương tiện và máy móc.

Nhà máy nhiệt điện và cán thép sử dụng công nghệ tiến tiến, kết hợp với hệ thống xử lý khí thải trước khi phát thải ra môi trường và phải đảm bảo tiêu chuẩn TCVN 5937 – 2005 (tiêu chuẩn chất lượng không khí).

Đối với nhà máy nhiệt điện, sử dụng hệ thống xử lý hiện đại có khả năng bắt giữ thuỷ ngân khi phát thải. Sử dụng chất hấp thu để thu SO2 và các kim loại nặng. Công nghệ này còn có ưu điểm là tro bay thu lại được có thể tái chế làm vật liệu xây dựng, hơn nữa, còn kéo dài tuổi thọ bãi chôn lấp chất thải cho nhà máy điện. Nồng độ tối đa cho phép của NOx, SO2 và bụi trong khí thải của nhà máy nhiệt điện phải tuân thủ theo TCVN 7440: 2005 như sau:

Bảng 48:

Thông số

Loại nhiên lệu sử dụng

Than

Dầu

Khí

Bụi

200

150

50

NOx

650 (với than có hàm lượng chất bốc > 10%)

600

250

1000 (với than có hmà lượng chất bốc ≤ 10%)

SO2

500

500

300




Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương