Thuyết minh quy hoạch chung khu kinh tế VŨng áng I: Phần mở đầu


Quy hoạch cấp điện đợt đầu



trang17/21
Chuyển đổi dữ liệu08.07.2016
Kích3 Mb.
#1580
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   21

5.8. Quy hoạch cấp điện đợt đầu

Bảng 40: Khái toán kinh phí xây dựng lưới điện đợt đầu

TT

Tên hạng mục

ĐVT

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

(Triệu đồng)



1

Xây mới trạm 220 kV-2x125MVA

Trạm

1

150.000

150.000

2

Xây mới trạm 110 kV-2x40MVA

Trạm

2

55.000

110.000

3

Xây mới tuyến điện 110kV mạch kép

km

21,5

1.700

36.550

4

Xây mới trạm hạ thế 220.4kV dân dụng (TT)

KVA

34.000

1,1

37.400

5

Xây mới đường dây trung thế 22kV (TT)

km

240

630

151.200




Tổng










485.150

Khái toán kinh phí xây dựng lưới điện cao áp đợt đầu là khoảng 485 tỷ đồng.

Ghi chú: Không tính kinh phí đường dây và trạm biến áp của các dự án nhà máy nhiệt điện, nhà máy thép vào kinh phí xây dựng lưới điện chung khu kinh tế do hạng mục này chủ đầu tư dự án thực hiện.



5.9. Quy hoạch hệ thống thoát nước thải và VSMT đợt đầu

Bảng 41: Kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước thải và VSMT đợt đầu

TT

Hạng mục

Đơn vị

Đơn giá

(triệu đồng)



Số lượng

Thành tiền

(triệu đồng)



A

Đường cống tự chảy

m










1

D300mm




0,3

24.000

7.200

2

D400mm




0,4

8.500

3.400

3

D600mm




0,6

2.000

1.200

B

Đường cống áp lực

m










1

Ø 100mm




0,3

3.000

1.500

2

Ø 150mm




0,5

2.000

1.000

C

Trạm bơm

m3/ngđ

0,5

8.050

4.025

D

Trạm xử lý

m3/ngđ

5

6.100

30.500

E

Thu gom CTR













1

Xe thu gom đẩy tay

xe

1000

2

2.000

2

Xe thu gom cơ giới

xe

30

500

15.000

3

Điểm tập trung CTR

điểm

50

20

1.000

F

Nhà vệ sinh công cộng

nhà

100

10

1.000

G

Nghĩa trang nhân dân










10.000

H

Khu xử lý CTR










20.000

I

Chi phí khác




20%




19.565




Tổng cộng










117.390




Làm tròn










118 tỷ đồng

Kinh phí trên không bao gồm kinh phí thu gom xử lý nước bẩn, chất thải rắn công nghiệp sẽ do Khu công nghiệp đầu tư.

5.10. Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng thiết yếu

Bảng 42: Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu đến năm 2015

TT

Hạng mục

Nhu cầu vốn (tỷ đồng)

I

Công trình hạ tầng xã hội thiết yếu

2.024,7

II

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật chính

4.212,1

1

Hệ thống giao thông

792,0

2

Chuẩn bị kỹ thuật

2.420,0

3

Hệ thống cấp điện

485,0

4

Hệ thống cấp nước

397,1

5

Hệ thống thoát nước thải-VSMT

118,0

III

Chi phí đền bù giải toả

1.000,0

IV

Chi phí khác và dự phòng (20%)

1.447,4




Tổng nhu cầu vốn đầu tư

8.684,2

5.11. Các chương trình - dự án ưu tiên xây dựng đợt đầu

- Các dự án xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng chính;

- Tổ hợp công nghiệp thép;

- Khu công nghiệp đóng tàu;

- Dịch vụ cảng Vũng Áng: xây dựng đạt khoảng 50% quy mô;

- Một khu trung tâm giáo dục chuyên nghiệp;

- Các khu dịch vụ du lịch tại Kỳ Ninh và Kỳ Nam;

- Trung tâm hành chính chung của toàn đô thị, trung tâm y tế và trung tâm TDTT tại khu vực Kỳ Trinh...



- Các khu dân cư (bao gồm cac skhu tái định cư): Khu vực phía Đông khu đô thị Kỳ Trinh; Các khu dân cư lân cận phục vụ các khu du lịch; Khu dân cư thuộc xã Kỳ Long và Kỳ Liên (phía Nam QL 1A) trên cơ sở cải tạo nâng cấp và mở rộng các khu dân cư hiện hữu; Một số khu dân cư tiếp cận với tuyến đường nối từ QL1A đi khu du lịch Kỳ Ninh.

CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ - KỸ THUẬT CHÍNH ĐẠT ĐƯỢC

Bảng 43:

TT

Hạng mục

ĐVT

Chỉ tiêu quy hoạch

2015

2025

Định hình

I

Quy mô dân số Khu kinh tế

Người

90.000

157.000

287.000

II

Quy mô đất đai













2.1

Tổng quy mô dất xây dựng

ha

5.092

10.151

12.322

2.2

Quy mô đất công nghiệp, dịch vụ cảng

ha

2.135

3.600

3.690

2.3

Quy mô đất trường chuyên nghiệp, khu công nghệ cao

ha

120

560

700

2.4

Quy mô đất dịch vụ du lịch tập trung

ha

130

375

375

III

Chỉ tiêu đất xây dựng đô thị đối với khu đô thị

m2/người










3.1

Chỉ tiêu đất đơn vị ở

m2/người

113

78

60

3.2

Chỉ tiêu đất công trình dịch vụ đô thị

m2/người

13

13,1

9,4

3.3

Tỷ lệ đất cây xanh công cộng

% đất xây dựng

10,9

19,9

23,5

3.4

Chỉ tiêu đất cây xanh công cộng

m2/người

17

105

85

IV

Hạ tầng kỹ thuật













4.1

Tỷ lệ đất giao thông chính

% đất xây dựng

11,6

9,0

9,3

4.2

Mật độ đường giao thông chính

km/km2

2

3

3

4.3

Chỉ tiêu cấp nước
















- Nước sinh hoạt

l/người/ng.đ

100

120







- Nước công nghiệp

m3/ha-ng.đ

25-35

25-35




4.4

Chỉ tiêu cấp điện
















- Điện sinh hoạt

kw/người

0,5

0,5







- Điện công nghiệp

kw/ha

200-400

200-400




4.5

Chỉ tiêu thoát nước thải
















- Nước thải sinh hoạt

l/người/ng.đ

100

120







- Nước thải công nghiệp

m3/ha-ng.đ

25-35

25-35




4.6

Chỉ tiêu tính toán thải rác
















- Rác thải sinh hoạt

kg/ng/ng.đ

1

1,2







- Rác thải công nghiệp

tấn/ha/ng.đ

0,3

0,3




VII: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG SƠ BỘ

7.1. Đánh giá tác động môi trường của đồ án quy hoạch

7.1.1. Dự báo các nhân tố quy hoạhc tác động đến môi trường

a) Các khu dân cư

Các khu dân cư và đô thị mới với chất lượng tốt xen kẽ với khu công viên cây xanh tạo ra cảnh quan đẹp, cải thiện môi trường đồng thời đáp ứng nhu cầu về ở khi dân cư trong khu vực tăng lên.



b) Các khu công nghiệp

Khu công nghiệp tập trung, nằm ở vị trí phù hợp, đảm bảo khoảng cách ly môi trường với khu dân cư tập trung. Việc này góp phần nâng cao chất lượng môi trường sống của người dân, giảm thiểu các tác động có hại với môi trường khi các xí nghiệp công nghiệp hoạt động, đồng thời việc xử lý ô nhiễm môi trường sẽ dễ dàng và ít tốn kém hơn. Cùng với việc tập trung các xí nghiệp công nghiệp và việc hình thành vành đai cây xanh cách ly khu công nghiệp với các khu chức năng khác cũng góp phần giảm thiểu tác động đến môi trường tạo mỹ quan.

* Khu công nghiệp luyện thép

Phát thải kim loại phi kim loại và khói là vấn đề môi trường quan trọng nhất trong quá trình luyện, đúc thép. Mức phát thải sẽ phụ thuộc vào công nghệ cũng như quá trình sản xuất. Ví dụ như: tách và giữ kim loại từ quặng, loại bỏ xỉ quặng từ lò luyện kim, làm lạnh... Quá trình này tạo ra các COx, SO2 và tạp chất khí khác gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, quá trình sử dụng năng lượng cho luyện thép cũng tạo COx, SO2, nitrogen...Đặc biệt nếu sử dụng than là nguyên liệu chính.

Các xưởng đúc có thể đòi hỏi một lượng nước lớn cho mục đích của quá trình làm mát. Nước của quá trình này có chứa biôxít. Nước thải đặc thù của loại hình công nghiệp này có thành phần kim loại nặng khá cao ví dụ như: cadmium, chì, kẽm cũng như dầu mỡ. Chất thải rắn chủ yếu là xỉ, kim loại nặng.

Vì vậy, cần phải sử dụng công nghệ tiên tiến để đạt được hiệu suất cao trong quá trình sản xuất, sử dụng hệ thống xử lý chất thải trước khi phát thải ra môi trường nhằm giảm thiểu tới mức thấp nhất những tác động tiêu cực tới môi trường.

* Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp là động lực phát triển của địa phương, là nơi thu hút lao động tạo điều kiện cho việc nâng cao mức sống của người dân, góp phần cải thiện môi trường xã hội.

c) Các khu chức năng đặc biệt:

Các khu trung tâm dịch vụ, thương mại là nơi tập trung đông khách vãng lai, sẽ là nguồn gây ô nhiễm về tiếng ồn, cũng như nguồn phát sinh chất thải khá lớn, nếu không có biện pháp quản lý phù hợp sẽ gây ra những tác động không nhỏ đến môi trường tự nhiên...Tuy nhiên, chính những khu dịch vụ này sẽ tạo ra nguồn việc làm cho cư dân địa phương, góp phần nâng cao mức sống của người dân, cải thiện điều kiện môi trường xã hội, tạo nguồn thu cho địa phương thông qua các hoạt động thương mại.

Các khu du lịch, bãi tắm tại Kỳ Ninh, các khu công viên cây xanh với diện tích và số lượng cây xanh mặt nước lớn, ngoài việc đảm bảo cảnh quan đô thị còn góp phần cải thiện vi khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm khói bụi và ô nhiễm tiếng ồn. Ngoài ra, với các khu du lịch và khu công viên cũng sẽ góp phần nâng cao môi trường sống cho nhân dân, cải thiện sức khoẻ cộng đồng. Đồng thời thu hút lao động trong lĩnh vực dịch vụ, nâng cao thu nhập, đáp ứng nhu cầu du lịch nghỉ mát biển.

d) Hệ thống giao thông và các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật

+ Giao thông

Trong giai đoạn thi công gây ra ô nhiễm bụi, tiếng ồn, rung phát sinh từ các máy thi công và phương tiện vận chuyển vật liệu. Trong trường hợp lặng gió, mức độ ồn sẽ giảm. Khi mật độ phương tiện giao thông tăng cao sẽ là nguồn gây ô nhiễm không khí và tiếng ồn. Trong đồ án, hệ thống giao thông được tổ chức tốt chính là một yếu tố tích cực giúp sản xuất gắn với thị trường và các hoạt động khác được diễn ra một cách thông suốt.

* Hệ thống giao thông biển và cảng biển

Nạo vét vịnh, xây dựng cầu cảng, kho tàng bến bãi chất thải sinh hoạt, chất thải của tàu, dịch vụ hậu cần cảng...là nguy cơ ô nhiễm môi trường nước biển ven bờ. Tại các khu vực xây dựng cầu cảng, bến cảng và kho bãi, bùn cát cùng vật liệu xây dựng, đất đá sạt lở có nguy cơ làm đục nước. Dòng nước đục này chủ yếu theo dòng bùn cát chảy về phía Nam hoặc vào vòng xoáy trong vịnh làm đục nước toàn vịnh. Độ đục của nước tăng, khả năng xuyên của ánh sáng sẽ bị hạn chế, giảm hiệu suất quang hợp và oxy hoà tan. Nước thải từ sản xuất trên cảng đều có thể chứa dầu, hoá chất. Để ngăn ngừa và giảm thiểu cần có bể lắng nước thải ở khu vực cảng.

Chất thải từ tàu bao gồm chất thải lỏng và chất thải rắn từ nước thải của tàu, thường là dầu mỡ, hoá chất, chất tẩy rửa và các loại rác. Tràn dầu là sự cố rất nghiêm trọng, trong khu vực nghiên cứu, điều kiện tự nhiên như gió bão, sóng lớn làm cho xác suất sự cố này tăng lên. Một khi sự cố xảy ra thì lượng sinh vật ở các vùng Cửa Sót, Cửa Nhượng sẽ bị giảm. Khu du lịch ở Kỳ Ninh cũng như khu du lịch dự kiến ở Kỳ Hà sẽ bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng. Vì vậy, cần phải có các biện pháp ứng phó kịp thời khi sự cố xảy ra.

Hệ sinh thái vùng triều và cửa sông sẽ bị ảnh hưởng đặc biệt là khu vực xây dựng cảng. Một số loài có giá trị sẽ bị giảm về số lượng và có nguy cơ biến mất do bị ảnh hưởng bởi nước ô nhiễm từ cảng biển...Đặc biệt khi nước và trầm tích bị ô nhiễm hoá chất và kim loại nặng thì những tích tụ và chuyển hoá diễn ra trong cơ thể những loài động vật thân mềm lại là mối đe doạ với người sử dụng chúng làm suy giảm hệ sinh thái vùng vịnh.

Hoạt động của cảng biển sẽ góp phần làm tăng nguồn thu cho địa phương cũng như cả nước, tạo nhiều cơ hội về công ăn việc làm cho người dân địa phương, nâng cao thu nhập. Bên cạnh đó làm giảm chi phí vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu của địa phương. Hệ thống cảng biển là một thế mạnh góp một phần không thể thiếu cho sự phát triển của Khu kinh tế Vũng Áng nói riêng và tỉnh Hà Tĩnh nói chung.

+ Cấp điện:

Theo quy hoạch 100% dân số khu vực sẽ được cấp điện với các tiêu chuẩn của đô thị, như vậy môi trường sống của người dân sẽ được cải thiện đáng kể. Trạm lưới theo yêu cầu là trạm kín với kiến trúc đẹp, lưới điện hạ thế khu vực dân cư cùng với hệ thống chiếu sáng đạt các tiêu chuẩn chiếu sáng đô thị và đảm bảo mỹ quan đô thị. Mặt khác cung cấp đủ cho khu công nghiệp và các vùng lân cận.

* Nhà máy nhiệt điện:

Chất lượng môi trường không khí bị ảnh hưởng bởi quá trình đốt cháy nhiên liệu cho hoạt động của nhà máy. Chất ô nhiễm bao gồm: SO2, CO2, CH4, một số kim loại và hợp chất khác. Tuy nhiên thành phần và khối lượng các chất ô nhiễm phát thải còn phụ thuộc vào chất lượng nhiên liệu đầu vào và công nghệ đốt nhiên liệu. Tiếng ồn tác động tới môi trường xung quanh chủ yếu từ sự vận hành của máy móc, tuabin, máy hơi nước...và quá trình vận chuyển nhiên liệu cho hoạt động của nhà máy.

Những vấn đề về môi trường nước trong quá trình hoạt động của nhà máy bao gồm nước thải, nước làm mát. Nước thải thường chứa dầu mỡ, BOD, COD, chất phụ gia hoá học...từ nhà máy và hoạt động của sinh hoạt của công nhân. Một phần nước làm mát tuần hoàn sẽ được thải ra môi trường tiếp nhận. Nước này thường có nhiệt độ cao ảnh hưởng tới hệ sinh thái thuỷ sinh tại khu vực phân bố nhà máy, làm giảm hàm lượng ô xy hoà tan trong nước. Vì vậy cần có biện pháp thích hợp xử lý trước khi phát thải.

Chất thải rắn của nhà máy nhiệt điện chủ yếu là xỉ tảng, căn dầu, tro đốt từ hệ thống xử lý ô nhiễm. Chất thải rắn này có thể được dùng làm vật liệu xây dựng.

+ Thoát nước bẩn:

Trong đồ án Quy hoạch chung, kiến nghị sử dụng hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn cho các khu vực dân cư mới. Nước bẩn được thu gom và đưa về các trạm xử lý tập trung đạt các tiêu chuẩn môi trường trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.

Nước bẩn sinh hoạt tại các cụm dân cư độc lập sẽ được xử lý bằng phương pháp tự làm sạch sinh học trong các ao hồ và tận dụng để tưới cây nông nghiệp.

Nước bẩn công nghiệp phải được xử lý tại trạm xử lý nước bẩn công nghiệp đạt các tiêu chuẩn môi trường trước khi xã ra nguồn tiếp nhận. Nước bẩn của các xí nghiệp có mức độ độc hại cao, phải xử lý sơ bộ đến tiêu chuẩn cho phép.

Như vây, toàn bộ nước bẩn phát sinh trên địa bàn được thu gom và xử lý giúp cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm mạch nông sẽ được giải quyết.

+ Chất thải rắn:

Chất thải rắn sinh hoạt phải được phân loại tại nguồn thành chất thải vô cơ và chất thải hữu cơ. Chất thải vô cơ sẽ được thu gom hàng tuần và đưa về khu xử lý chất thải rắn để tái sử dụng hoặc đưa đi chôn lấp, chất thải rắn hữu cơ sẽ được thu gom hàng ngày và được đưa về khu xử lý chất thải rắn tập trung để chế biến thành phân hữu cơ.

Chất thải rắn công nghiệp sẽ được phân loại để tái sử dụng hoặc đem đi chôn lấp, trước khi chôn lấp cần có biện pháp khử các chất độc hại.





Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương