Thuyết minh quy hoạch chung khu kinh tế VŨng áng I: Phần mở đầu



trang2/21
Chuyển đổi dữ liệu08.07.2016
Kích3 Mb.
#1580
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21

1.4. Căn cứ lập quy hoạch


  1. Nghị quyết 39-NQ/TW ngày 16/08/2004 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ đến năm 2010.

  2. Quyết định 113/2005/QĐ-TTg ngày 20/ 05/ 2005 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ đến năm 2010.

  3. Quyết định số 72/2006/QĐ-TTg ngày 03/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc Thành lập và ban hành quy chế hoạt động của Khu kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh.

  4. Quyết định số 308/QĐ-TTg ngày 13/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh.

  5. Quyết định số 946/2006/QĐ-TTg ngày 12/7/ 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh.

  6. Quyết định số 1195/2005/QĐ-TTg ngày 09/11/ 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù để đầu tư xây dựng các công trình điện cấp bách giai đoạn 2006 – 2010, trong đó có nhà máy nhiệt điện tại Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh.

  7. Quyết định số 904/1997/QĐ-TTg ngày 23/10/1997 của Thủ tướng Chính phủ v/v phê duyệt định hướng quy hoạch chung Khu công nghiệp - Cảng biển Vũng Áng.

  8. Quyết định số 406 QĐ/1999/UB-CN ngày 10/03/1999 của UBND tỉnh Hà Tĩnh v/v phê duyệt quy hoạch chung Khu công nghiệp - cảng biển Vũng Áng.

9. Quyết định số 202/1999/QĐ-TTg ngày 12/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ v/v phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2010.

  1. Quyết định số 2619/2003/QĐ-BGTVT v/v phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Bắc Trung Bộ.

  2. Nghị quyết 19-NQ/TU ngày 06/06/2005 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh v/v triển khai thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW ngày 16/08/2004 của Bộ Chính trị.

  3. Quyết định số 1410 QĐ/UB-TH ngày 14/07/2005 của UBND tỉnh Hà Tĩnh v/v Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TU về triển khai thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW ngày 16/08/2004 của Bộ Chính trị.

  4. Nghị quyết 21-NQ/TU ngày 22/11/2005 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về công tác quy hoạch đến năm 2020 và những năm tiếp theo.

  5. Luật Xây dựng ban hành 6/2003 và có hiệu lực từ 1/7/2004.

  6. Nghị định của Chính phủ số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/1/2005 về Quy hoạch xây dựng.

  7. Bản đồ đo đạc địa hình tỷ lệ 1/10.000, bản đồ nền quân sự 1/25.000 và tỷ lệ 1/100.000.

  8. Các tài liệu về hiện trạng kinh tế - xã hội của khu vực lập quy hoạch và các tài liệu, số liệu khác có liên quan.

II. Điều kiện tự nhiên và hiện trạng

2.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1. Vị trí địa lý


Khu kinh tế Vũng Áng nằm ở phía Nam tỉnh Hà Tĩnh, thuộc huyện Kỳ Anh bao gồm các xã Kỳ Nam, Kỳ Phương, Kỳ Lợi, Kỳ Long, Kỳ Liên, Kỳ Thịnh, Kỳ Trinh, Kỳ Hà và Kỳ Ninh. Khu kinh tế có diện tích tự nhiên 22.781ha, được giới hạn như sau:

- Phía Bắc giáp biển Đông

- Phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình

- Phía Tây giáp các xã: Kỳ Khang, Kỳ Thọ, Kỳ Hải, Kỳ Hưng và Thị trấn Kỳ Anh thuộc huyện Kỳ Anh

- Phía Đông giáp biển Đông.

2.1.2 Địa hình


Địa hình khu vực nghiên cứu quy hoạch KKT Vũng Áng có độ dốc thoải dần từ Tây Nam xuống Đông Bắc, được chia thành 3 dạng địa hình khác nhau. Cụ thể là:

- Vùng núi cao: Địa hình hiểm trở với dãy núi Hoành Sơn cao từ 700 - 900m, nằm dưới chân núi là các thung lũng hẹp và bị chia cắt nhiều, có cao độ tự nhiên từ (65,5 - 235,5)m.

- Vùng trung du: Thuộc lưu vực sông Trí và sông Quyền, đây là vùng đồi thoải, địa hình dốc từ Tây Nam xuống Đông Bắc, bị chia cắt nhiều bởi các sông, suối và khe nhỏ, có cao độ tự nhiên từ (12,4 - 47,5)m. Khu vực này rất thích hợp xây dựng các hồ chứa nhỏ và đất xây dựng công trình.

- Vùng Đồng bằng ven Biển: có cao độ tự nhiên từ 1,25 đến 8,5m. Các vùng cửa sông Cửa Khẩu, sông Vịnh và dọc sông Quyền là vùng ngập nước có cao độ từ -0,3m đến 0,95m. Mặt khác, đây là vùng canh tác lớn của huyện, có hệ thống đê biển bao bọc và các đê sông thuộc các xã Kỳ Long, Kỳ Phương, Kỳ Lợi, Kỳ Thịnh. Đây là vùng có nguy cơ bị nhiễm mặn thường xuyên thiếu nước về mùa khô.

- Vùng ven biển: có cao độ tự nhiên từ -0,9 đến 5,5m. Ngoài ra còn có một số núi cao như: núi Đọ, núi Cao Vọng, núi Bò Càn, núi Cơn Trè đều có cao độ từ 32,5m đến 415,7m và một dãy cồn cát dài nằm về phía Đông Nam có cao độ từ 3,5m đến 20,2m.

2.1.3. Khí hậu


Vũng Áng thuộc vùng nhiệt đới gió mùa

a) Nhiệt độ

- Nhiệt độ trung bình: 24oC

- Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối: 40oC

- Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối: 6o 9C.

b) Độ ẩm:



Bảng 1: Độ ẩm tương đối trung bình hàng tháng

Trạm

Tháng

1


Tháng

2


Tháng

3


Tháng

4


Tháng

5


Tháng

6


Tháng

7


Tháng

8


Tháng

9


Tháng

10


Tháng

11


Tháng

12


Kỳ Anh

90

92

91

88

80

74

71

77

88

88

88

88

- Độ ẩm thấp nhất trong mùa đông: 35%

+ Độ ẩm thấp nhất các tháng mùa hè: 27%

+ Mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 11.

c) Chế độ mưa:

Mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 11

- Lượng mưa trung bình hàng năm: 2.858 mm

- Lượng mưa (mm) lớn nhất 5 ngày liên tục ứng với các tầng suất (%)

Bảng 2

Trạm

Tầng suất %

1

2

5

10

Kỳ Anh

1554

1365

1120

930

d) Chế độ gió:

Trong năm có hai mùa rõ rệt: Gió Đông Bắc và gió Đông Nam.

Gió Đông Bắc từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau.

Gió Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 9.

- Tốc độ gió trung bình (m/s) hàng tháng trong năm :

Bảng 3


Trạm

Tháng

1


Tháng

2


Tháng

3


Tháng

4


Tháng

5


Tháng

6


Tháng

7


Tháng

8


Tháng

9


Tháng

10


Tháng

11


Tháng

12


Kỳ Anh

2,2

2,1

1,8

1,8

2,2

2,8

2,4

2,4

1,9

2,3

2,6

2,3

- Tốc độ gió lớn nhất trung bình ở đồng bằng ven biển có thể đạt tới 15 – 20 m/s.

- Gió Tây: Tháng 6 và tháng 7 là thời kỳ gió Tây khô nóng thịnh hành nhất.

- Tốc độ gió (m/s) lớn nhất ứng với các chu kỳ (năm):

Bảng 4:


Trạm

Tháng

1


Tháng

2


Tháng

3


Tháng

4


Tháng

5


Tháng

6


Tháng

7


Tháng

8


Tháng

9


Tháng

10


Tháng

11


Tháng

12


Kỳ Anh

36

35

42

45

48

47

48

49

50

50

-

-

          1. Chế độ sóng:

Theo “Báo cáo nghiên cứu khả thi xây dựng Cảng Vũng Áng” tần suất gió ứng với các cấp tốc độ của trạm Hòn Ngư trong thời kỳ 1973 đến 1993 cho thấy: Tần suất gió hướng Tây Bắc chỉ chiếm 5,92% trong cả năm. Trong đó có 0,53% (02 ngày hoặc 8 lần) có thể gây ra sóng với độ cao ≥0,76m. Tính đến hướng Bắc, Tây và Tây Bắc có thể gây ra sóng với độ cao ≥0,76m và theo tài liệu quan trắc gió một năm tại Vũng Áng khu vực xây dựng cảng cũng gây ra sóng với cao độ ≥0,76m.

          1. Chế độ nắng:

Bảng 5: Số giờ nắng các tháng trong năm

Trạm

Tháng

1


Tháng

2


Tháng

3


Tháng

4


Tháng

5


Tháng

6


Tháng

7


Tháng

8


Tháng

9


Tháng

10


Tháng

11


Tháng

12


Kỳ Anh

79

60

96

152

142

228

253

87

171

127

79

85


2.1.4. Đặc điểm địa chất


a. Địa chất kiến tạo

Được nghiên cứu trên bản đồ địa chất Việt Nam tỷ lệ 1:500.000 và tham khảo tài liệu khảo sát địa chất phục vụ cho dự án khả thi xây dựng cảng giai đoạn I.

Địa chất khu vực cảng có các kết quả như sau :

- Khu vực Ròn - Kỳ Anh (cực Nam tỉnh Hà tĩnh) có hệ thành tạo chủ yếu là đá phun trào hệ thống Trần thuộc kỷ Triat và hệ Đệ tứ.

- Kỷ Triat tạo nền móng của đá gốc và các đồi núi xung quanh trong vùng, loại đá này phân bố rất rộng suốt từ Ròn - Kỳ Anh sang tận Đông.

- Trầm tích địa tứ ở khu vực này có bề dày không lớn thuộc nhiều kiểu nguồn gốc khác nhau tạo nên, cụ thể là :

Trầm tích đêvuli, eluvi, trầm tích biển Haloxen giữa, trầm tích biển Haloxen muộn, trầm tích biển hiện đại, trầm tích đo gió, trầm tích Aluvi. Các trầm tích này xen kẽ nhau.

Thành phần thạch học chính của các loại trầm tích này là cát các loại (mịn, vừa, thô) màu vàng trắng. Chiều dày có chỗ vài mét có nơi tới trên 30m. Ngoài ra còn xen kẹp các lớp mỏng đất dính sét cát, sét màu xám xanh, xám đen.



b. Địa chất công trình:

Địa tầng: Căn cứ vào kết quả khoan và xuyên (11 lỗ khoan, 11 lỗ xuyên) địa tầng của khu vực Vũng Áng có thể phân ra các lớp như sau:

- Lớp số 1 gồm có 2 lớp phụ:

+ Phụ lớp 1a cát mịn màu xám ghi phớt vàng kết cấu chặt vừa đến chặt, chiều dày trung bình là 5,42m, ứng suất có điều kiện (R’)= 2kg/cm2.

+ Phụ lớp 1b cát hạt thô màu xám ghi phớt vàng bề dày không đồng đều. Tại lỗ khoan VA dày 6,6m, ứng suất có điều kiện (R’) = 3kg/cm2.

- Lớp số 2 gồm có 2 phụ lớp.

+ Phụ lớp 2a: Cát sét màu xám đen, phớt vàng dẻo, chiều dày không đồng đều. Tại lỗ khoan VA9 dày 6,6m, ứng suất có điều kiện (R’) = 1kg/cm2.

+ Phụ lớp 2b: Sét màu xám đen, trạng thái chảy có nơi bùn, chiều dày trung bình là 1,85m, ứng suất có điều kiện (R’) < 1kg/cm2.

- Lớp số 3 gồm có 3 phụ lớp.

+ Phụ lớp 3a: Cát hạt mịn phân bố hẹp ở hai lỗ khoan VA9 dày 3,3m và VA11 dày 9,04m, ứng suất có điều kiện (R’) = 2kg/cm2

+ Phụ lớp 3b: Cát hạt mịn tại lỗ khoan VA11 dày 1,8m, ứng suất có điều kiện (R’) = 2,5kg/cm2.

+ Phụ lớp 3c: Cát hạt thô chỉ gặp lỗ khoan VA7 và VA8 chiều dày trung bình 2,2m, ứng suất có điều kiện (R’) = 3,5kg/cm2.



2.1.5. Đặc điểm thuỷ, hải văn:

a. Sông ngòi:

+ Sông Trí: Bắt nguồn từ vùng núi thấp huyện Kỳ Anh, chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc đổ ra biển tại Vũng Áng. Diện tích lưu vực F=57 Km2, chiều dài sông L=26 km.

+ Sông Quyền: Bắt nguồn từ vùng đồi núi có cao độ 300 m tại làng Dính, chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc, đổ ra biển tại Vũng Áng. Diện tích lưu vực F= 216 km2, chiều dài sông L=34 km, độ dốc lưu vực i=13,1%. Mật độ lưới sông 1,26 km/km2, hệ số uốn khúc 3,16. Các nhánh lớn của sông Quyền là Khe Lau, Tàu Voi, Thầu Dầu, Khe Luỹ, Khe nước mặn.

Hai con sông này xả trực tiếp ra biển tại Cửa khẩu nên ảnh hưởng trực tiếp chế độ thuỷ văn, thuỷ triều.



b. Thuỷ văn, hải văn:

Theo báo cáo NCKT xây dựng cảng Vũng Áng của TEDI tháng 11-1997, chế độ triều ở khu vực Vũng Áng, Mũi Ròn chủ yếu thuộc chế độ nhật triều không đều, theo bảng tổng hợp mực nước giờ, trung bình, đỉnh triều và chân triều (cm) ứng với tần suất thiết kế tại Vũng Áng (theo hệ cao độ hải đồ).

Bảng 6:

Mực nước

P(%)


Giờ

Trung bình(cm)

Đỉnh triều (cm)

Chân triều(cm)

1

224

172

243

113

2

212

163

234

106

5

203

154

228

098

10

189

147

218

087

50

134

126

192

054

95

044

109

152

019

99

026

098

139

013

Trong báo cáo của dự án đầu tư xây dựng bến số 2 cảng Vũng Áng - giai đoạn II do TEDI lập 2003 (trang 7) mực nước cao nhất nhiều năm ở Vũng Áng (hệ hải đồ ) là 285cm và mức chênh cao độ của hải đồ so với hệ cao độ nhà nước như sau:

H hải đồ = Hnn-72 + 130 cm.





Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương