Thuyết minh quy hoạch chung khu kinh tế VŨng áng I: Phần mở đầu


III. CÁC TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ



trang4/21
Chuyển đổi dữ liệu08.07.2016
Kích3 Mb.
#1580
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21

III. CÁC TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ

3.1. Mối quan hệ liên vùng


Khu kinh tế Vũng Áng, gắn với cảng biển Vũng Áng - Sơn Dương là khu vực có vị trí địa lý thuận lợi cho giao lưu quốc tế, nằm trên hành lang của các tuyến hành hải quốc tế, là cửa ngõ ra biển của lào và Thái Lan thông qua QL 12A, cảng Vũng Áng - Sơn Dương.

Khu kinh tế Vũng Áng nằm ở phía Nam tỉnh Hà Tĩnh, trên hành lang giao thông quốc gia là QL 1A, có mối quan hệ tương tác và cạnh tranh phát triển với các đô thị dọc theo hành lang kinh tế ven biển, đặc biệt là các đô thị - Khu kinh tế trong khu vực Bắc Trung bộ.

Trong mối quan hệ trong vùng tỉnh Hà Tĩnh, Khu kinh tế Vũng Áng có mối quan hệ tương tác trực tiếp với Thị xã Hồng Lĩnh (cách phía Bắc Khu kinh tế 70 km) và Thị trấn Kỳ Anh (giáp ranh giới phía Bắc Khu kinh tế). Trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển Khu kinh tế, đây sẽ là những nguồn cung cấp nhân lực, dịch vụ quan trọng cho Khu kinh tế.

Xu thế phát triển mới của các Khu kinh tế trong nước:

Thực hiện Nghị quyết hội nghị TW 4 khoá VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam “Nghiên cứu xây dựng thí điểm một vài Khu kinh tế, khu mậu dịch tự do ở những địa bàn ven biển có đủ điều kiện”, từ đó đến nay ở Việt Nam đã có 12 Khu kinh tế (KKT), trong đó có:

- 8 KKT được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập và ban hành quy chế hoạt động (Chu Lai, Dung Quất, Chân Mây, Nhơn Hội, Phú Quốc, Vũng Áng, Vân Phong, Nghi Sơn).

- 4 KKT đang lập dự án và trình duyệt Chính phủ (Vân Đồn - tỉnh Quảng Ninh, Nam Phú Yên - Tỉnh Phú Yên, Đông Nam nghệ An - tỉnh Nghệ An, Hòn La - tỉnh Quảng Bình).

Các KKT đều tập trung khai thác tiềm năng kinh tế biển, đặc biệt là dịch vụ cảng biển và công nghiệp khai thác lợi thế về cảng biển.

Các KKT đã và đang thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo nên những động lực lớn về phát triển kinh tế - xã hội.


3.2. Tiềm năng phát triển cảng tại Khu kinh tế Vũng Áng




  • Nhu cầu sử dụng vận tải đường biển tại Việt Nam tăng nhanh trong những năm gần đây. Tổng lượng hàng hoá qua các cảng biển Việt Nam năm 2005 là 83 triệu tấn, năm 2006 là 190 triệu tấn.

  • Hiện trạng lượng hàng hoá qua các cảng biển Việt Nam: Hiện nay các cảng miền Trung đang thừa công suất, các cảng miền Nam quá tải, nghẽn mạch hàng hoá.

Cụ thể là:

+ Miền Bắc: Chiếm khoảng 27-30%

+ Miền Nam: Chiếm khoảng 57-60%

+ Miền Trung: Chiếm khoảng 13%



  • Theo Báo Giao thông vận tải điện tử ngày 1/12/2006, lượng hàng hoá thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam đựơc dự báo như sau:

- Năm 2010 sẽ có khoảng 265 triệu tấn hàng hoá thông qua.

- Con số này vào năm 2020 sẽ là 480 triệu tấn.

Trong đó: Khu vực Bắc Trung bộ:

+ 2010: 23,6 triệu tấn

+ 2020: 44,8 triệu tấn


  • Đáp ứng sự gia tăng nhanh chóng về số lượng này, đến năm 2010, hệ thống cảng biển Việt nam phải nâng công suất tiếp nhận lên gấp 2 lần hiện nay và nâng gấp 4 lần vào năm 2020.

  • Quy hoạch một số cảng nước sâu tại khu vực miền Trung:

Bảng 9:

TT

Hạng mục

Chân Mây

Đà Nẵng

Kỳ Hà

Dung Quất

Vân Phong

1

Tổng chiều dài cầu cảng (m)

1350

1830

939

1250

3790-5710

2

Cỡ tàu (DWT)

50000

50000

20000

30000

60000

3

Diện tích (ha)

48

60

35

65

254-405

4

Công suất đến 2020 (triệu tấn/năm)

6

6.3-6.7

3.1

3.7

2-4.5



  • Đối với khu vực Vũng Áng:

Khu vực Vũng Áng là vũng nước sâu kín gió và có quỹ đất để xây dựng khu vực dịch vụ hậu cảng, rất lý tưởng để phát triển cảng nước sâu. Khu vực vũng Sơn Dương cũng là vũng nước sâu nhưng quỹ đất để xây dựng khu vực dịch vụ hậu cảng hạn chế hơn, để phát triển cảng cần xây dựng đê chắn sóng.

Cụm cảng Vũng Áng – Sơn Dương là cụm cảng duy nhất trong khu vực Bắc Trung Bộ cũng như Bắc Bộ có khả năng phát triển cảng nước sâu. Trong đó: cảng Vũng Áng có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải 5 vạn tấn, riêng cảng Sơn Dương có thể tiếp nhận tàu 20 vạn tấn.

Tổng công suất tiềm năng của cụm cảng Vũng Áng – Sơn Dương là khoảng 48 triệu tấn hàng hoá/năm.

Theo quyết định 202/1999/QĐ-TTg của Thủ tư­ớng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2010, cảng Vũng Áng - Sơn Dương được quy hoạch đến năm 2010 có công suất: 2,6 - 3,9 triệu tấn, có khả năng tiếp nhận tàu 50.000 DWT, mớn n­ước: 13,3m.

Theo Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Bắc Trung Bộ được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt năm 2003, cảng Sơn Dương được xác định là cảng tiềm năng, cảng Vũng Áng giai đoạn đầu 2010, dự kiến công suất 1,74 - 2,8 triệu tấn, giai đoạn 2020 dự kiến công suất 4,7 - 5,5 triệu tấn.




Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương