Thuyết minh quy hoạch chung khu kinh tế VŨng áng I: Phần mở đầu


Tiềm năng phát triển công nghiệp tại Khu kinh tế Vũng Áng



trang5/21
Chuyển đổi dữ liệu08.07.2016
Kích3 Mb.
#1580
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21

3.3. Tiềm năng phát triển công nghiệp tại Khu kinh tế Vũng Áng


Khu kinh tế Vũng Áng được quy hoạch trên khu vực có qũy đất rộng lớn, hiện đang là khu vực sản xuất nông nghiệp năng suất thấp, gắn với cụm cảng nước sâu và tiềm năng phát triển công nghiệp luyện thép sử dụng quặng một phần (khoảng 30 - 50%) từ mỏ sắt Thạch Khê.

Mỏ Thạch Khê cách Khu kinh tế Vũng Áng khoảng 60 km, có trữ lượng 544 triệu tấn, nằm trên diện tích khoảng 200 ha ở ven biển Hà Tĩnh, được đánh giá có trữ lượng lớn vào hàng nhất nhì khu vực Đông Nam Á, việc khai thác và xây dựng khu liên hợp thép từ mỏ Thạch Khê sẽ đáp ứng nhu cầu ít nhất 7,62 triệu tấn tinh quặng/năm với hàm lượng 61% Fe và chủ động 90% phôi thép trong vòng 70 - 80 năm.

Trong xu thế nguồn và giá quặng sắt trên thế giới ngày càng lên cao, việc mở mỏ Thạch Khê và tiến hành xây dựng khu liên hợp luyện kim được coi là cơ hội lớn của thị trường thép Việt Nam.

Qua tham khảo mô hình xây dựng của tập đoàn thép Posco của Hàn Quốc cho thấy để phát triển tổ hợp công nghiệp thép tại KKT Vũng Áng, cần dành quỹ đất khoảng 700 ha cho nhà máy luyện thép, khoảng 1.000 ha cho các ngành công nghiệp chế biến thép và công nghiệp sản xuất, lắp ráp sử dụng nguyên liệu đầu vào là sản phẩm thép tại khu vực gần cảng nước sâu.

Ngoài công nghiệp luyện thép, tại Khu kinh tế Vũng Áng có thể phát triển các ngành công nghiệp như: Công nghiệp hậu thép, công nghiệp đóng tàu (tiềm năng đóng - sửa tàu 20 vạn tấn), các ngành công nghiệp khai thác lợi thế gần cảng biển và các ngành công nghiệp khai thác nguồn nguyên liệu từ các vùng lân cận cũng như từ Lào và Đông Bắc Thái Lan. Với điều kiện về qũy đất và khả năng kết nối về giao thông, có thể mở rộng khu công nghiệp hiện nay lên khoảng 500 ha đất để phát triển các loại hình công nghiệp khác bên cạnh công nghiệp thép và hậu thép và khoảng 300 ha tại khu vực hai bên QL1A tại xã Kỳ Phương để sử dụng linh hoạt cho cả hai mục đích là công nghiệp hậu thép hoặc công nghiệp đa ngành.

3.4. Tiềm năng phát triển du lịch - Dịch vụ tại Khu kinh tế Vũng Áng


Hà Tĩnh thuộc vùng du lịch Bắc bộ, tiểu vùng du lịch Nam Bắc bộ gồm Nghệ An và Hà Tĩnh. Trong chiến lược phát triển chung của cả nước, du lịch Hà Tĩnh được xác nhận là một điểm quan trọng trên tuyến xuyên Việt có tính chất trung chuyển. Du khách có thể đi thăm các khu du lịch đặc sắc về sinh thái, lịch sử văn hóa của Hà Tĩnh như khu bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang, hồ Kẻ Gỗ, các di tích gắn với cuộc đời đại thi hào Nguyễn Du, khu di tích đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng; di tích Ngã ba Đồng Lộc; du khách có thể nghỉ ngơi tại biển Xuân Thành, Thạch Hải, Thiên Cầm, Đèo Con, khu dưỡng bệnh suối nước nóng Sơn Kim. Từ Hà Tĩnh du khách có thể đi thăm di tích quê hương Bác Hồ, các thắng cảnh của Nghệ An, theo đường biển đi Đồ Sơn, Hạ Long hoặc vào Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Hội An và cũng có thể theo quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh đi Phong Nha - Kẻ Bàng, theo quốc lộ 8A, quốc lộ 12A tham quan Lào, Thái Lan và các nước trong khối ASEAN.

Khu kinh tế Vũng Áng nằm ở phía Nam tỉnh Hà Tĩnh, có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, là nơi có nhiều khu vực có bãi tắm đẹp có thể xây dựng khu du lịch như Đèo Ngang, Đèo Con, Kỳ Ninh thuận tiện cho việc xây dựng và phát triển các khu nghỉ dưỡng, giải trí. Tổng chiều dài bãi biển có thể khai thác làm bãi tắm du lịch khoảng 8,5 km, bao gồm : khu vực xã Kỳ Ninh khoảng 6km và khu vực xã Kỳ Nam khoảng 2,5km. Ngoài ra, tại khu vực xã Kỳ Ninh có di tích lịch sử Đền thờ Chế thắng phu nhân - bà Nguyễn Thị Bích Châu - là di tích lịch sử nổi tiếng, hàng năm thu hút đông đảo khách du lịch.

Khu kinh tế Vũng Áng nói riêng và toàn tỉnh Hà Tĩnh nói chung rất thuận lợi trong việc kết nối tour du lịch với các trung tâm du lịch lớn trong vùng như: Hà Nội, Vinh – Cửa Lò, Chân Mây – Lăng Cô - Bạch Mã, Đà Nẵng…, tham gia vào hành lang du lịch ven biển.

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Hà tĩnh đến năm 2020 đã xác định khu vực Đèo Con nằm phía Nam Khu kinh tế là điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia và quốc tế, khu vực Kỳ Ninh là điểm du lịch có ý nghĩa vùng, ngoài ra khu vực Kỳ Nam ở chân Đèo Ngang cũng là điểm danh thắng nổi tiếng đã được nhắc đến từ xa xưa và đến nay vẫn còn giữ được những nét hoang sơ sơn thủy hữu tình là những tiềm năng để phát triển du lịch trong Khu kinh tế.

Bên cạnh dịch vụ du lịch, mối quan hệ liên vùng giữa Khu kinh tế Vũng Áng với các tỉnh lân cận, với miền Trung và cả nước cũng như mối liên kết với Lào và Thái Lan thông qua cửa khẩu Chalo và cửa khẩu Cầu Treo là những điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình dịch vụ thương mại, giao lưu hàng hóa và xuất nhập cảnh. Dịch vụ thương mại - tài chính và dịch vụ vận tải gắn với hoạt động cảng công nghiệp cũng như các dịch vụ đô thị gắn với các khu đô thị cũng sẽ là những tiềm năng và động lực chính tác động đến sự phát triển của Khu kinh tế.

IV. Định hướng quy hoạch xây dựng khu kinh tế

4.1. Giai đoạn quy hoạch


Nội dung quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vũng Áng được nghiên cứu theo ba giai đoạn: đến năm 2015; đến năm 2025 và đến khi Khu kinh tế phát triển đến giai đoạn định hình, hoàn thiện các không gian phát triển của các khu chức năng chính. Việc nghiên cứu tổng thể với tầm nhìn dài hạn đảm bảo một định hướng lâu dài, đồng bộ và bền vững cho quá trình phát triển khu kinh tế, với các định hướng về phân khu chức năng mang tính nguyên tắc, đảm bảo tính mở và linh hoạt trong thực tế triển khai xây dựng, đồng thời đảm bảo các yêu cầu phát triển bền vững.

Giai đoạn quy hoạch xây dựng đợt đầu được xác định là năm 2015.


4.2. Tính chất khu kinh tế


Là khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực bao gồm: Dịch vụ cảng biển - công nghiệp - thương mại - dịch vụ - du lịch - đô thị và nông lâm ngư nghiệp. Trong đó trọng tâm là dịch vụ cảng biển, công nghiệp luyện kim gắn với lợi thế về tài nguyên và nguồn nguyên liệu (mỏ sắt Thạch Khê, mỏ titan,...) ; Các ngành công nghiệp gắn với việc khai thác cảng biển; Các ngành công nghiệp khai thác nguồn nguyên liệu trong vùng cũng như nhập khẩu, đặc biệt là từ Lào và Thái Lan; Các ngành công nghiệp phục vụ xuất khẩu.





Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương