Thiên chúa giáo và tam giáO Đường Thi Trương Kỷ


B. Sự Quan Trọng Của “Lịch Sử Cứu Độ”



tải về 2.02 Mb.
trang12/31
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích2.02 Mb.
#9077
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   31

B. Sự Quan Trọng Của “Lịch Sử Cứu Độ”

Đối với Thiên Chúa Giáo, tính chất “lịch sử” rất quan trọng, vì Kế Hoạch Cứu Độ nhân loại được tuần tự diễn ra trong thời gian, từ nguyên nhân khởi thuỷ, qua các biến cố, các nhân vật lịch sử và cuối cùng được kết thúc nơi biến cố duy nhất là việc Con Thiên Chúa giáng thế làm Người để cứu chuộc thiên hạ.



1. Ý Niệm về Lịch Sử :

Thiên Chúa giáo tin vào Vị Chúa Tể vũ trụ càn khôn xếp đặt và điều khiển mọi vật mọi loài theo một trật tự và một hướng đi để tiến đến cùng đích của chúng. Từ bình diện thiên nhiên như tinh tú, địa cầu, thời tiết, cỏ cây, cầm thú, nhân loại, vươn lên bình diện siêu nhiên: tất cả mọi loài thụ tạo đều do một Bàn Tay Chúa Quan Phòng an bài. Các diễn biến lịch sử đều nhằm vào một cùng đích (telos): Vị Chúa Tể vũ trụ vừa là Nguyên thủy (ALPHA) và Cứu Cánh (OMEGA) của mọi loài. Ngài đã an bài xếp đặt mọi biến cố của Lịch Sử Cứu Độ, trong tôn giáo cũng như ngoài thế tục, để được kết thúc nơi Con Người-Chúa Cứu Thế, khi thời gian đã được viên mãn. Chúa Cứu Thế là biến cố lịch sử duy nhất của vũ trụ, và của nhân loại. Bởi vậy, theo Thiên Chúa Giáo, Lịch Sử Cứu Độ cũng giống như tấn tuồng mà Thiên Chúa là Tác Giả: nguyên nhân mở màn, các biến cố, các diễn viên, và cuối cùng kết thúc nơi Chúa Cứu Thế.

Hơn nữa, ý niệm về Lịch sử liên quan với ý niệm về Bản vị, Ngôi vị, Nhân vị. Hai quan niệm này đi liền với nhau. Thần học Thiên Chúa giáo nhấn mạnh ý niệm Ngôi Vị của Thiên Chúa, nên cũng diễn giảng sâu rộng về việc Thiên Chúa can dự vào các biến cố của dòng lịch sử nhân loại. Vũ trụ càn khôn, kể cả nhân loại, không phải do một thế lực hay một luật lệ khắc nghiệt, vô-bản vị điều động một cách tiền định, nhưng do một Thiên Chúa, như một người Cha đầy tình thương dẫn dắt nhân loại tiến đến một cùng đích là được lĩnh Ơn Cứu Độ, và Giải Thoát khỏi cảnh hư nát, diệt vong.

Theo Kinh Thánh và Thần học Thiên Chúa Giáo thì Thiên Chúa, vì Tình Thương vô hạn, vô vị lợi, đã hoàn toàn tự ý muốn cứu độ hết mọi người, không trừ một ai (coi 1 Tim 2:1-6 và Mt 26:28, Mk 10:45, Rom 11:31, Mat 23:27, Lk 19:41). Kinh Tin Kính có câu : “Vì loài người chúng tôi, và để cứu rỗi chúng tôi, Người (Chúa Giêsu Kitô ) đã từ trời xuống thế…”. Do đó, chẳng những Chúa Kitô chịu chết để chuộc tội cho các tín hữu, cho những ai đã được Ân Huệ nhận biết Chúa, nhưng cho hết mọi người ngoại giáo, lạc giáo, vô thần, tất cả những ai đứng ngoài Hội Thánh cũng được Thiên Ân đủ để lĩnh Ơn Cứu Độ.(96)

Tại sao ý niệm “lịch sử” được nhấn mạnh trong chương trình Cứu Độ ? Vì Chúa muốn cứu độ mọi người và Ân Huệ Cứu Độ của Chúa phải được thực hiện một cách cụ thể trong Lịch Sử của nhân loại. Lịch sử Cứu Độ, theo nghĩa tổng quát, bao gồm tất cả những kinh nghiệm về Cứu Độ, Giải Thoát của nhân loại từ xưa tới nay, từ thời trước Chúa Cứu Thế ra đời, và những kinh nghiệm của các tôn giáo ngoài Thiên Chúa Giáo. Những kinh nghiệm tôn giáo đó như chuẩn bị cho một biến cố độc nhất, vĩ đại nhất là sự xuất hiện của Chúa Cứu Thế trong lịch sử nhân loại. Do đó, loài người hi vọng đón nhận Hồng Ân Cứu Độ trong lịch sử, và Ân Huệ Cứu Độ đó mang tính chất lịch sử vì được ban xuống khi thời gian đã viên mãn. Có thể nói một cách tổng quát, toàn thể lịch sử, tôn giáo cũng như thế tục của nhân loại đều được sửa soạn để đón nhận Thiên Ân Cứu Độ. Bởi đó, Lịch Sử là Thiên Ân, Thiên Ân là Lịch Sử! Thật vậy, ta nhận thấy biết bao Ân Huệ mà Đấng Tạo Hóa ban cho thế giới này. Chẳng hạn, sự duy nhất của giống người, dầu khác mầu da chủng tộc. Theo triết gia và nhà cổ sinh vật học Teilhard de Chardin, mỗi người có “cái khiếu về hiện hữu” (le gout de l’être, the taste for being). Năng khiếu này là một Ân Huệ Chúa ban để giúp ta cảm nghiệm được sự hiện hữu, hiện diện của Chúa trong các sự vật. Thần Linh không ở ngoài lãnh vực nhân sinh, nhân sự, nhưng ở khắp mọi nơi. Nhờ năng khiếu biết cảm nghiệm sự Linh Thiêng, con người có thể nhìn thấy ánh sáng Thần Linh chiếu qua các vật hiện hữu. Bởi đó, nhiều sử gia đã nhận thấy sự trùng hợp kỳ diệu của các nền triết học, tôn giáo đông -tây xuất hiện đồng thời vào thế kỉ thứ 6 thứ 5 trước khi Chúa Cứu Thế mở đầu một kỉ nguyên mới. Bên tây phương, ở Hilạp, có Héraclite (535-475), Pythagore (570-496), Plato (428-348), Socrates (470-399), Aristotle (384-322); bên đông phương, vào thời Xuân thu (772-481) có Khổng Tử (khoảng 552 và 479) và Lão Tử (khoảng 570 và 490); bên Ấn độ, có Siddhartha Gautama tức Phật Thích Ca (khoảng thế kỉ 6). Các nền văn minh cổ thuộc miền Cận đông, Tiểu Á, Ai cập, các đế quốc Hi lạp, La mã kế tiếp nhau… tất cả như để chuẩn bị cho ngày quang lâm, giáng thế của Chúa Cứu Thế. Ngài đến để hiệp nhất các nền văn hóa, văn minh, và triệu tập toàn thể nhân loại vào một mối (coi Chú thích: Bản lược đồ: Lịch sử đạo đời đồng qui về Chúa Cứu Thế).

2. Lịch Sử của Dân Tộc được Tuyển Chọn

Như vừa trình bày ở trên, đó là Lịch Sử Cứu Độ theo nghĩa tổng quát. Dưới đây, ta sẽ tìm hiểu Lịch Sử Cứu Độ chính thức hay đặc biệt. Để thực hiện việc Cứu Độ nhân loại, Thiên Chúa đã đặc biệt tuyển chọn một dân tộc, là dân Do thái, để chuẩn bị kĩ càng hơn cho biến cố độc nhất vô nhị: Chúa Cứu Thế là Con Thiên Chúa giáng trần. Lịch Sử Cứu Độ đặc biệt này bắt đầu khi Thiên Chúa ký kết một Giao Ước (Covenant) với Tiên tri Maisen (Moses), vị Lãnh đạo dân Do thái. Thiên Chúa đã muốn dùng Giao Ước lịch sử, đặc biệt ký kết với dân tộc nhỏ bé, làm phương thế để đạt tới cùng đích phổ quát là kết nạp tất cả mọi người về cùng Chúa, nhờ Con Thiên Chúa giáng thế làm Người. Do dó, có thể nói, “LỊCH SỬ CỨU ĐỘ” đặc biệt này là một giai đoạn lịch sử đặc biệt xuất phát tự dòng Lịch Sử Cứu Độ phổ quát, vì trong Cựu Ước (Old Covenant, Old testament) cũng đề cập đến Nguyên nhân Cứu Độ và lòng mong đợi một Vị Cứu Tinh, chẳng những cho dân tộc được tuyển chọn để chuẩn bị là dân Do thái, mà còn cho toàn thể nhân loại nữa!



a. Giao Ước là gì ? Tại sao gọi là Cựu Ước, Tân Ước?

Chữ “Giao Ước” dùng trong Kinh Thánh dựa theo kiểu mẫu khế ước mà các dân tộc cổ thường kí kết giữa vị quân vương và các chư hầu. Do đó, danh từ Giao Ước( Covenant) bao hàm ý nghĩa hai bên trao đổi lẫn nhau. (Danh từ “Testament”, nghĩa là “tờ chúc thư” (last will and testament), không diễn tả yếu tính của sự Giao Ước là trao đổi giữa đôi bên). Khi Giao Ước tại núi Sinai được kí kết, thì một bên là “Yahweh” hứa sẽ yêu thương và bên kia, dân Do thái cũng phải đáp lại, bằng sự phục tùng và trung thành. Khi làm lễ ký Giao Ước, thì giết thú vật, lấy máu để tế. Đó là Giao Ước thời xưa, gọi là thời Cựu Ước ( Old Covenant, Old Testament). Từ khi Con Thiên Chúa giáng thế làm Người, thì Hồng Ân Cứu độ của Chúa cũng được gọi là một Giao Ứớc, Giao Ước Mới, Tân Ước (New Covenant, New Testament ), vì một bên là Chúa ban Hồng Ân Cứu độ, bên kia là nhân loại được cứu rỗi nhờ lòng tin vào Chúa Cứu Thế (coi Heb 7-10). Trong thời Tân Ước, không dùng máu súc vật khi giao kết, nhưng nhờ Máu Chúa Giêsu Kitô đã đổ ra trên Thập Giá để cứu chuộc (Mk 14:24, Lk 22:20, 1 Cor 11:25).



b. Hợp Nhất giữa Cựu Ước và Tân Ước

Toàn bộ Kinh Thánh được chia ra Cựu Ước và Tân Ước. Cựu Ước gồm nhiều tập sách nhỏ mà nội dung là những sự kiện và những lời tiên tri, tiên đoán về sự xuất hiện của một Mashiah sẽ đến để thiết lập Vương Quốc Thiên Chúa. Các vị Tiên tri, là những Phát ngôn viên ( Prophets) được Thiên Chúa soi sáng, chỉ dẫn để rao giảng, dạy đỗ, cảnh cáo dân chúng biết trung thành tuân giữ lời Giao ước, vì Nước Thiên Chúa đang tiến lại. Tân Ước là những tập sách ghi lại những Lời rao giảng của chính Chúa Cứu Thế. Ngài là Lời Giao Ước đã dược thực hiện. Ngài chính là Lời (Verbum, Word) Thiên Chúa hóa thành Huyết Nhục, thành Người, và cư ngụ giữa chúng ta (Jn 1:14 ), vì Nước Thiên Chúa, tức là Hồng Ân Cứu độ đã kề bên. Hãy tỉnh ngộ, hối cải và tin vào Tin Mừng Cứu độ (Mk 1:15). Do đó, Cựu Ước và Tân Ước không phải không liên quan với nhau. Có thể nói, Cựu Ước và Tân Ước là một, vì Cựu Ước dọn đường, tiên đoán những điều sẽ thực hiện trong Tân Ước, khi thời gian viên mãn đến .



c. Cựu Ước Tiên Báo về Tân Ước

Vì tính chất duy nhất giữa Cựu Ước và Tân Ước, như vừa trình bày ở trên, và vì có bàn tay Thiên Chúa Quan Phòng điều khiển, hướng dẫn lịch sử, nên một số nhân vật và biến cố xuất hiện trong Cựu Ước, được Chúa dùng làm điềm tiên báo, làm hình bóng tượng trưng, tiên trưng (type) cho biến cố và nhân vật sẽ đến trong thời Tân Ước. Chẳng hạn, Tiên tri Maisen là “tiên trưng” cho Chúa Giêsu Kitô. Chính Chúa Giêsu đã dùng sự tích “con rắn đồng” trong Cựu Ước để làm hình bóng, tiên trưng cho sự kiện lịch sử trong Tân Ước, là chính “cây thập giá” của Chúa Giêsu Kitô. (coi Numbers 21:4-9, Wisdom 16:5 và Jn 3:14-15).

_ Ông Adong và Bà Evà, nguyên tổ của nhân loại, vì phạm tội bất phục tùng chống lại Thiên Chúa, gọi là Tội Nguyên Tổ, nên hết thảy dòng dõi con cháu đều mất ân nghĩa với Thiên Chúa. Do đó, nhân loại cần Hồng Ân Cứu độ để chuộc lại lỗi xưa (coi Genesis 3). Trong Tân Ước, Chúa Giêsu Kitô được gọi là “Adong mới”, vì Ngài đã Chuộc tội cho nhân loại và nhờ Ngài mà nhân loại được “sinh lại” trong tình nghĩa với Thiên Chúa (coi Rm 5:12-20, Jn 8:37-59).

_ Sau khi Adong_Evà phạm tội, bản tính nhân loại ra hư hỏng đồi bại, các thứ tội ác tràn ngập mặt đất, nên Thiên Chúa đã khiến Lụt Hồng Thuỷ tiêu diệt những kẻ gian ác, trừ gia đình ông Noe được cứu sống vì ở trong một chiếc tàu. Sau này, “chiếc tàu Noe” được coi là tiên trưng cho Hội Thánh do Chúa Cứu Thế lập ra để cứu vớt những ai đang chìm đắm trong tội lỗi.

_ Thiên Chúa đã kêu gọi Abraham đi đến một miền Đất Hứa mới lạ. Ông đã vâng phục và tin tưởng vào Chúa. Yahweh cũng đã hứa sẽ cho dòng dõi con cháu ông thành một dân lớn. Qua bao thử thách, đau khổ, ông vẫn luôn tin tưởng vào Chúa. Vì thế, Abraham được làm Tổ phụ của dân Do thái (coi Genesis 12). Thời Tân Ước, ông được tước hiệu là “Cha của những kẻ tin”, vì các tín hữu tin Chúa Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa đã giáng thế như lời Chúa hứa (coi Hebrew 11:8-20). Do đó, ai có đức tin là thuộc dòng dõi, không phải huyết nhục nhưng tinh thần của Ông .

_ Khi dân Do Thái làm nô lệ ở Ai cập thì Yahweh sai Ông Maisen (Moses) làm vị lãnh đạo cuộc giải phóng. Ông đã đưa dân vượt qua Biển Đỏ, thoát ách nô lệ, tiến sang bờ tự do (coi Exodus 14:15-30). Sau dó, trong thời gian bốn mươi năm hành hương của dân Do thái tiến về Đất Hứa, Nhà Lãnh đạo Maisen đã long trọng ký kết Giao Ước với Yahweh (coi Exodus 19:3-25 )và Chúa đã ban Thập giới ( Exodus 20:1-21). Do đó, Ông Maisen, lãnh đạo dân Do thái trong công cuộc giải phóng, được coi là hình bóng tượng trưng khá rõ ràng ám chỉ Chúa Giêsu Kitô. Thật vậy, Thiên Chúa đã sai Con một Ngài xuống thế gian để giải phóng nhân loại khỏi tội lỗi và rao giảng luật yêu thương .Nhờ máu đổ ra trên Thánh Gía, Ngài đã ký một Giao Ước mới, một Tân Ước với Thiên Chúa. Ai tin Ngài là Chúa Cứu Thế và chịu Phép Rửa tội (tiên trưng là hành động vượt qua Biển Đỏ) thì trở thành người tự do, thoát ách nô lệ tội lỗi và được làm con Thiên Chúa (coi Jn 1:17). Qua phép Bí Tích Rửa Tội, chất liệu “nước” ám chỉ “Ân Sủng” thiêng liêng Chúa ban để thanh tẩy tâm hồn khỏi mọi tội khiên nhờ lòng Tin vào sự Cứu Độ của Chúa Cứu Thế.

_ Vua Đavít sống vào khoảng một ngàn năm trước Chúa Cứu Thế. Ông đã được xức dầu phong vương (coi Samue l1 16:11-13). Lịch sử đã ghi lại nhiều chiến công oanh liệt và một vương quốc rộng lớn. Trong Tân Ưóc, Chúa Cứu Thế được gọi là “Con vua Đavít “. Theo gia phả thì Chúa Cứu Thế sẽ sinh ra bởi dòng họ vua Đavít (coi Mt 1:1, Lk 1:32, 69 và Mt 22:41-46 ).

_ Còn khá nhiều những hình bóng tuợng trưng khác mà thời Cựu Ước dùng làm “tiên trưng” ám chỉ thời Tân Ước, hoặc chính Chúa Giêsu cắt nghĩa, hoặc do các Thánh Giáo Phụ giảng giải, để minh chứng sự duy nhất của Cựu Ước và Tân Ước. Trong Thánh Lễ Misa, phần Phụng vụ Lời Chúa, các bài đọc trích ra trong Cựu Ước thường có nội dung tương xứng với ý nghĩa của bài đọc Phúc Âm trong Tân Ước, theo nguyên tắc Cựu Ứớc dọn đường hay tiên báo cho những sự kiện xẩy ra trong thời Tân Ước. Do đó, trong những mùa Phụng Vụ quan trọng như mùa Giáng Sinh, mùa Chay, ta được nghe những bài “Sấm ký” của các vị Đại Tiên Tri thời Cựu Ước như Isaia, Ezechiel, Jeremia,… loan báo trước về sự giáng thế làm Người, về việc rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó, về cuộc tử nạn bị đóng đinh trên thập gía và sự sống lại vinh hiển của Chúa Cứu Thế, Mashiah. Bởi vì, như lời Chúa Giêsu Kitô xác nhận, Ngài đến để thực hiện, hoàn thành những lời tiên tri đã loan báo (coi Jn 19:30): “Mọi sự đã hoàn tất”. Trong khi giảng thuyết, suy niệm và đọc Kinh Thánh, người ta vẫn có thể khám phá ra một cách lý thú, sự tương xứng lạ lùng giữa những hình bóng trong Cựu Ước, làmtiên trưng” và những sự kiện xẩy ra sau này trong Tân Ưóc. Nhưng khi so sánh, ta phải dựa theo nguyên tắc cắt nghĩa Kinh Thánh của Giáo Hội, và phải có thái độ thận trọng, chừng mực!



3. Lịch Sử Đạo và Đời đều Qui Hướng về Chúa Cứu Thế

Đọc Kinh Thánh, ta thấy “Lịch Sử Cứu Độ” bao gồm nhiều biến cố, nhiều thánh nhân, nhiều tiên tri để dạy dỗ, truyền lệnh hay cảnh cáo dân Chúa chọn (dân Do thái). Đến thời gian viên mãn, đã ấn định, Thiên Chúa đã tự mặc khải, “tự-thông-truyền” (Self-Communication) chính Ngài nơi Chúa Cứu Thế. Đây là một biến cố lịch sử độc nhất trong lịch sử cứu độ, và lịch sử của nhân loại. Tất cả vạn sự vạn vật đều vận chuyển theo một chiều hướng là qui tụ lại nơi Chúa Cứu Thế như Tâm Điểm và Tuyệt Đỉnh của vũ trụ.

Kinh Thánh đã ghi nhận những lời tiên tri loan báo về sứ mệnh, cuộc tử nạn và phục sinh của Chúa Cứu Thế (coi Isaia 7:14, 35:4-7, 53:2-7, 61:1-2). Trên thập giá, sau khi đã hoàn tất sứ mệnh cứu độ nhân loại mà các tiên tri đã loan báo, Chúa Cứu Thế đã phán lời sau cùng: “Mọi sự đã hoàn tất”, nghĩa là tất cả dòng lịch sử cứu độ, lịch sử nhân loại đã tuôn chảy về một cội nguồn Cứu Độ (coi Gioan 19:30). Dòng Lịch Sử không tuôn chảy một cách “vô định”, “vô bờ bến”, nhưng phải qui hướng và hiện thực nơi Chúa Cứu Thế. Đó là ý nghĩa của ngày “Chung Thẩm” (eschatology) đã đến, thời của Cựu Ước đã hoàn thành sứ mệnh chuẩn bị và loan báo. Từ nay, Chúa Cứu Thế Phục Sinh vinh hiển khai nguyên một Giao Ước Mới, tức thời Tân Ước.

C. Thiên Chúa Nhập Thể để Chuộc Tội cho
Nhân Loại

Sau khi ngược dòng Lịch Sử Cứu Độ để tìm ra chiều hướng và mục đích của con Đường Cứu Độ là dẫn ta đến Chúa Cứu Thế, ta sẽ đi sâu vào chính mầu nhiệm Cứu Độ, đó là sự kiện lịch sử: “Vị Thiên Tử” đầu thai giáng thế làm Người, hy sinh mạng sống, chịu chết, để Chuộc Tội thay cho nhân loại. Do đó, những câu hỏi cần giải đáp như: muốn được hạnh phúc trường sinh, nhân loại có cần đền tội đã phạm không? Tại sao nhân loại không thể “tự cứu” lấy mình được? Ai sẽ thay thế để đền bù tội lỗi cho nhân loại? Muốn hưởng Hồng Ân Cứu Độ, mỗi người chúng ta có cần phải “cộng tác” với Thánh Sủng, từ bỏ tội lỗi và canh tân đời sống không?



1. Sự Cần Thiết của Công Cuộc Chuộc Tội

Như đã nhận định ở trên, đời là “bể khổ”, con người sống trong khắc khoải lo âu, nên cần được cứu thoát. Nguyên nhân cúa sự đau khổ là tội lỗi! Tội Nguyên Tổ của Adong- Evà truyền lại cho con cháu, và các tội cá nhân phạm. Nếu không sạch tội thì không thể sống bình an hạnh phúc được. Nhưng TỘI là gì,”ghê gớm”thế nào, đến nỗi làm ta mất Phúc Trường Sinh?



a. Thập Giá Chúa Kitô

Theo Thần học Thiên Chúa Gíáo, Tội (Tội Nguyên Tổ và tội cá nhân) là một hành vi, một quyết định tự do chống lại lề luật của Chúa, từ chối không chấp nhận Thiên Ân do Tình Thương của Chúa, hoàn toàn tự do ban cho. Đây là một trọng tội vì là một hành động quyết liệt đối nghịch với Thánh Ý Chúa. Chữ Thiên Ân (Hồng Ân, Ân Sủng, Ân Huệ…) dịch nghĩa chữ “Gratia” (Latinh) hay “Charis” (Hylạp). Theo định nghĩa, Thiên Ân là Ân Sủng siêu nhiên, cho phép nhân loại tham dự vào Thần Tính của Thiên Chúa, trở nên đồng-thừa-tự với Chúa Cứu Thế là Con Thiên Chúa, được hưởng Tôn Nhan Chúa, diện đối diện, trong cõi Phúc Trường Sinh. Gọi là Siêu Nhiên vì bản tính tự nhiên của loài thụ tạo không có quyền đòi hỏi, nhưng do Thánh Ý Chúa hoàn toàn tự do ban cho. Hồng Ân này được Chúa ban cho nhân loại ngay cả trước khi phạm tội. Thời kỳ ấy gọi là thời “Công chính nguyên thuỷ” (Original justice). Sau khi con người phạm tội, Chúa vẫn tự ý ban Hồng Ân Siêu Nhiên để siêu hóa và tha thứ cho nhân loại, hoàn toàn cậy nhờ công nghiệp của Chúa Giêsu Kitô. Thiên Chúa luôn luôn muốn ban Hồng Ân cho mọi người, mọi nơi, mọi lúc, nhưng Ân Sủng đó phải lệ thuộc vào “biến cố lịch sử” là Chúa Giêsu Kitô Nhập Thể và vào Hội Thánh như “Nhiệm Thể Chúa Kitô” (Church as mystical Body of Christ). Do đó, chỉ nhờ đời sống, sự chết của Chúa Giêsu Kitô mà nhân loại được tha tội, được chuộc tội, và hy vọng đưọc hưởng Phúc Trường Sinh. Do đó, “Thập Giá Chúa Kitô” trước sau luôn là căn nguyên của việc Chuộc Tội cho thiên hạ, vì Thiên Chúa hằng muốn ban Hồng Ân Cứu Chuộc, nhờ công nghiệp của Chúa Giêsu Kitô.



b. Con Người Cần Hợp Tác với Thiên Ân Cứu Độ

Như đã bàn luận ở trên, Hồng Ân Cứu Độ có tính chất Siêu Nhiên, nên theo bản tính tự nhiên của loài người, chúng ta không có quyền đòi hỏi, nhưng hoàn toàn do Thiên Chúa tự ý ban cho. Ta cũng nhận thấy Tội của nhân loại nặng vô cùng, vì cả dám chống lại Thánh Ý Chúa, và khước từ Ân Huệ Siêu Nhiên ấy. Do đó, nhân loại không thể tự cứu lấy mình được (“Tự độ”), vì bản tính nhân loại hữu hạn, vì tính chất và sự cần thiết của việc Cứu Độ cao sâu vô cùng. Thật vậy, Cứu Độ, Chuộc Tội là Hồng Ân Siêu Nhiên hoàn toàn do Chúa ban, vượt hẳn khả năng hữu hạn của loài thụ tạo. Vả lại, Tội là chối bỏ Tình Thương vô biên của Chúa thì làm sao loài người hèn hạ có thể yêu mến đền đáp cho cân xứng được? Có gì bảo đảm chắc chắn là ta sẽ không bao giờ phản bội lại Chúa nữa? Dĩ nhiên, muốn được lĩnh Hồng Ân Cứu Chuộc, ta phải cố gắng hợp tác với Ân Huệ của Chúa để thực hiện. Những nỗ lực để đạt tới Giải Thoát là những biểu lộ, thái độ cần thiết, nhưng không phải là yếu tính của việc Chuộc Tội, tức là làm sao có thể đền Tội cho cân xứng để được Chúa tha Tội, và cho hưởng Phúc Trường Sinh. Không hết Tội thì con người vẫn triền miên trong Đau Khổ .



2. Chúa Nhập Thể để Chuộc Tội

Ta đã nhận định việc tha Tội để nhân loại có thể hưởng Tôn Nhan Chúa trên cõi Phúc Trường Sinh, và cách thức để lĩnh nhận Hồng Ân Cứu Chuộc, hoàn toàn do sáng kiến của Chúa mà thôi (coi Eph 1:3-23), lại phải cậy nhờ công nghiệp của Con Thiên Chúa giáng thế làm Người, chính là Chúa Giêsu Kitô lịch sử (coi Heb 10:5-9, Phil 2:5-11).

Nhưng Thiên Chúa và Chúa Giêsu Kitô lịch sử có phải là “kẻ xa lạ”, không liên hệ gì tới vận mệnh của nhân loại sao? Thiên Chúa là Đấng Tự Hữu tạo thành vũ trụ càn khôn, nên mọi loài mọi vật đều lệ thuộc vào Ngài mà có. Thiên Chúa không “xa lạ”, nhưng rất gần với ta vì Ngài là căn nguyên của hiện hữu. Vì Tình Thương vô biên, Ngài đã dựng nên ta, lại cứu độ ta. Nhân loại phạm tội. Cũng do Tình Thương vô cùng ấy, Thiên Chúa đã sai Con Ngài giáng thế làm Người, mặc lấy xác phàm để đại diện cho nhân loại, dâng lễ hy sinh đền tội. Đó là giáo thuyết về Thiên Chúa Nhập Thể (Incarnation) để Chuộc Tội cho nhân loại (Rom 5:12-21, 1 Cor 15:45).

a. Nhiệm Hợp là gì? (Hypostatic Union)

Nhân loại phạm trọng tội đáng luận phạt đời đời, lại vì bất lực, nên cần đến một vị làm Trung gian Hòa Giải giữa Thiên Chúa và loài người. Nếu vị Trung gian đó không phải là Thiên Chúa thì không thể yêu mến Thiên Chúa một cách tương xứng được; nếu vị Trung gian đó không phải là Người thật thì không thể làm đại diện cho nhân loại được. Do đó, ở trong Ngôi Vị ( Person) của Chúa Cứu Thế làm Trung Gian (Mediator) phải vừa có Thiên tính (divinity) vừa có Nhân tính (Humanity) nữa. Sự phối hợp giữa Thiên Tính và Nhân Tính đó, gọi là Nhiệm Hợp (Hypostatic Union) (coi 1 Tim 2:5).



b. Thiên Tính của Chúa Giêsu KiTô

Thiên Tính của Chúa Giêsu đã được Kinh Thánh minh chứng. Thánh Sử Marcô thuật lại những phép lạ Chúa làm để tỏ ra Ngài có quyền năng như Thiên Chúa, Ngài được Thiên Chúa sai đến (coi Mk 2:1-12, 3:7-12, 12:35-37). Phúc Âm do Thánh Marcô tuờng thuật được viết trước các sách Phúc Âm khác, (năm 65-70 A.D.). Thánh sử Matthêu chép Phúc Âm để độc giả gốc đạo Do Thái nhìn nhận Chúa Giêsu mà họ đã đóng đanh trên cây thập giá, là Mashiah các Tiên tri đã loan báo. Ngài giáng sinh làm Người, thụ thai một cách lạ lùng trong lòng Trinh Nữ Maria (Mt 1:18-21). Ngài gọi Thiên Chúa là Cha và xưng mình là Con (Mt 11:25-27). Thánh sử Luca viết Phúc Âm để giới thiệu Chúa Cứu Thế cho các dân tộc khác. Ngài được mô tả như một vị Cứu Tinh nhân loại, đầy lòng nhân ái (Lk 15:11-32). Ngài là KYRIOS, là CHÚA của Vua Đavit (Lk 20:41-44). Thánh Sử Gioan viết Phúc Âm thứ bốn, đặc biệt chú trọng đến Thiên Tính của Chúa Giêsu Kitô. Thánh Gioan gọi Ngài là “LỜI của Thiên Chúa đã trở thành huyết nhục và đã sống giữa chúng ta, và chúng ta đã thấy sự vinh quang của Người, vinh quang Người nhận bởi Chúa Cha như Con độc nhất, đầy Ân sủng và Chân lý” (Jn 1:14 ). Ngài bởi Thiên Chúa mà ra, Ngài là Con Thiên Chúa, Ngài hằng có từ trước vô cùng. Nhờ Ngài mà vạn vật được hiện hữu (Jn 1:1-18). Ngài đồng bản tính với Thiên Chúa. “Ta và Cha Ta là Một (Jn 10:30). “Ai thấy Ta thì thấy Cha Ta” (Jn 14:9). Thánh Phaolô đã giải nghĩa về sự kiện lịch sử Con Thiên Chúa Nhập Thể như sau: “Dầu bản thể thuộc Thần Linh, Chúa Giêsu nghĩ chẳng cần bám lấy quyền bình đẳng với Thiên Chúa. Nhưng Ngài đã tự hóa ra hư vô và chuốc lấy thân phận tôi đòi, trở nên giống như mọi người. Cư xử hành động như một con người, Ngài còn hạ mình hơn nữa, vâng phục cho đến chết và chết trên thập giá! Bởi đó, Thiên Chúa đã vinh thăng Ngài và ban cho Danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu, để khi nghe Danh thánh Chúa Giêsu, vạn vật trên trời, dưới đất, trong hỏa ngục, đều quì lậy, mọi ngôn ngữ đều tuyên xưng “Chúa Giêsu Kitô là CHÚA (Kyrios), vinh hiển của Thiên Chúa Cha” (Phil 2:6-11). Lạc giáo của Nestorius đã chối bỏ Thiên Tính của Chúa Giêsu Kitô, nên đã bị Đại Công Đồng họp tại Ephesus luận phạt năm 431.



c. Nhân Tính của Chúa Giêsu Kitô

Chúng ta đã biết, Thiên Chúa là Đấng Tự Hữu, Tuyệt Đối, Siêu Việt, vô hình vô tượng, ta không thấy, không hiểu biết được. Chỉ khi nào Thiên Chúa mặc khải, bộc lộ bản tính Ngài ra thì ta mới biết mà thôi. Vì thế, Thánh sử Gioan đã dùng danh từ “LỜI” (LOGOS) để chỉ Chúa Giêsu Kitô khi Nhập Thể, vì Ngài chính là “Lời của Thiên Chúa” nói ra cho nhân loại được nghe biết Tình Thương vô biên và Ý định Cứu Độ của Chúa (Jn 1:18 ). Vì có Thiên Tính, Ngôi Lời Thiên Chúa hằng có từ trước vô cùng (pre-existence), nhưng khi Nhập Thể, đã kết hợp với Nhân Tính của một con người giống như chúng ta, trừ tội lỗi. Do đó, ở nơi Chúa Giêsu Kitô, Ngôi Lời Thiên Chúa, có hai bản tính: Thiên tính và Nhân tính (coi Công Đồng Chalcedon năm 451). Không phải Ngài chỉ có bóng dáng người như “bóng ma”, nhưng là “người thật”, nghĩa là có xác hồn, ý chí và hành động tự do, ý thức về thân phận của loài thụ tạo phải tôn thờ và vâng phục Thiên Chúa. Nếu Đấng Cứu Thế không phải là “người thật”, làm sao Ngài có thể “đại diện” cho nhân loại để chuộc tội được. Ngài là “người thật” để làm gương cho ta noi theo bắt chuớc, và để thông cảm với mọi nỗi khó khăn của kiếp người (Heb 4:12-16). Ngôi Lời Thiên Chúa làm người để, nhờ Thiên Tính, phá hủy tội cho nhân loại và chỉnh đốn lại con người nên giống hình ảnh Chúa .Vì thế, Thánh ÂucơTinh viết: “Con Một Thiên Chúa trở thành con người để cho con người trở nên con Chúa” (Sermon 194:3-4). Qua Lịch sử Cứu Độ, lòng khoan dung đại lượng tha thứ của Chúa đã đạt tới cực điểm nơi Chúa Giêsu Kitô và do đó, quyết định không thay đổi nữa: Thiên Chúa đã chấp thuận cứu chuộc cả vũ trụ và nhân loại như một toàn thể, mặc dầu tội lỗi bất toàn. (Heb 2:11, Rom 8:29). Vũ trụ này nhờ Ngôi Lời mà có, thì cũng nhờ Ngôi Lời Nhập Thể mà được chuộc tội. Nhờ công nghiệp của Chúa Giêsu Kitô, Hồng Ân Hòa giải với Chúa được ban cho mọi người không trừ ai (2 Cor 5:18, Col 1:21, Jn 3:16). Lạc giáo Arius, năm 315, và lạc giáo Apollinarius, năm 360, vì không công nhận Chúa Giêsu Kitô có đầy đủ nhân tính, nên đã bị Công Đồng luận phi (coi Công Đồng Nicaea năm 325).



d. Ý Nghĩa cái Chết của Chúa Giêsu

Để đền tội nhân loại, sự Công Bằng vô cùng của Chúa muốn đời sống theo bản tính nhân loại của Con Chúa phải hoàn toàn vâng phục Thánh Ý Chúa, dầu phải chấp nhận cái chết (Jn 10:17, Mk 10:45, Heb); nhờ vậy, Chúa nhìn nhận đó là một lễ hy sinh đền tội thay cho cả nhân loại cùng liên đới với nhân tính của Chúa Giêsu (Thánh Phaolô, Phil 2:5-11). Khi xưa, Thủy Tổ của nhân loại là Ông Adong và Bà Evà, đã cả dám chống lại Mệnh Lệnh của Chúa, thì muốn đền bù một cách cân xứng, chính Chúa Cứu Thế, vừa có Thần Tính, vừa có nhân tính để “đại diện” cho loài người, đã hoàn toàn vâng phục Thánh Ý Chúa, dầu phải hy sinh mạng sống.

Tới đây, ta trở lại vấn đề then chốt: Thiên Chúa có thể dùng nhiều thể cách để cứu chuộc nhân loại, nhưng Ngài đã chọn một biến cố lịch sử độc nhất làm nguyên nhân phát sinh Hồng Ân Cứu Độ. Lịch sử nhân loại là tội lỗi, nhưng Thiên Chúa đã chấp nhận thời điểm viên mãn đó để hoàn tất việc Cứu chuộc. Nên giây phút lịch sử trọng đại độc nhất đó vừa là nguyên nhân vừa là hiệu quả của Hồng Ân Cứu Độ .

Câu hỏi quan trọng khác: tại sao chính cái Chết và cuộc Khổ hình của Chúa Giêsu đã đền tội và chuộc tội cho thiên hạ? Ý nghĩa cái Chết của Chúa Giêsu trên Thánh Giá là gì? Ý nghĩa cái chết của mỗi người chúng ta là gì? Ta biết Thiên Chúa vì Tình Thương vô hạn đã tự ý muốn cứu độ ta, đó là biến cố lịch sử Thập Giá của Chúa Giêsu Kitô. Nhưng cũng cần mỗi người đáp ứng thì Hồng Ân Cứu Độ mới hoàn thành như lời Thánh ÂuCơTinh nói: Khi tạo dựng nên ta, Chúa không cần ta (ý kiến ta), nhưng khi cứu chuộc ta thì cần ta (đáp ứng). Do đó, chỉ lúc chết mới biết một cách quyết liệt và dứt khoát, ta có tin, và chấp nhận Hồng Ân Cứu Độ hay là từ chối. Chết ở đây hiểu nghĩa là một hành vi do cá nhân tự do quyết định chấp thuận. Chẳng hạn, dầu bị khổ hình tra tấn, tù tội…, cuối cùng bị chém chết, các vị Tử đạo vẫn cương quyết tuyên xưng Đức Tin. Cái Chết anh hùng đó là một hành vi tự do của sự Trung Tín! Phần Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, Ngài đã tự ý chấp nhận bị bắt, chịu khổ hình, và CHẾT trên thập giá để tỏ ra hoàn toàn vâng phục, yêu mến và thực thi Ý Chúa. Cho nên, nhờ cái Chết đó là một hành vi Hy Sinh cao cả, là một Lễ Vật giá trị vô cùng mà Thiên Chúa đã tha tội và Hòa Giải lại với toàn thể nhân loại và vũ trụ. Chính hành vi tự khiêm, hạ mình cùng tột như Hư Vô, Kinh thánh gọi là Kenosis (Diệt tính), để vâng phục Thánh Ý Chúa mà nhân loại được chuộc tội và được cứu độ (Phil 2:6-11).



Каталог: wp-content -> uploads -> downloads -> 2011
2011 -> CÔng đỒng vatican II qua bốn thập niêN
2011 -> TÒa giám mục xã ĐOÀi chỉ nam giáo phận vinh lưỢC ĐỒ TỔng quáT
2011 -> 1. phép lạ thánh thể ĐẦu tiên khoảng năm 700 Tại làng Lanciano, nước Ý (italy)
2011 -> Tác giả Võ Long Tê chưƠng I bối cảnh lịch sử
2011 -> LỊch sử truyền giáo tại việt nam quyển II lm. Nguyễn hồng chưƠng I: MỘt cha dòng têN Ở việt nam tới rôMA
2011 -> Các mẫu thức MẠc khải lm. Lê Công Đức
2011 -> Một lời nói đầu không phải là nơi nhiều chỗđể tóm lược lập luận của một cuốn sách cũng như định vị hoặc phát biểu về sựquan trọng của nó. Đây quả thực là một cuốn sách rất quan trọng
2011 -> LỜi giới thiệu suy tư ban đẦu về MẦu nhiệm giêSU
2011 -> Tu luật thánh biểN ĐỨc ngày 1 tháng 1

tải về 2.02 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   31




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương