TƯ VẤn tâm lý CĂn bản lời giới thiệU



tải về 1.32 Mb.
trang16/18
Chuyển đổi dữ liệu22.04.2018
Kích1.32 Mb.
#37038
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18

4. Tư vấn phục hồi lao động

Theo định nghĩa, thân chủ nhóm đối tượng này là những người có những hạn chế về khả năng làm việc như người bị thương tật, người bị tai nạn lao động, hay những tai nạn khác, người có bệnh sau này chứ không phải do bẩm sinh, thương binh, nhóm đối tượng này có những bức xúc và nan đề khác, chồng chất lên những trăn trở của đời sống bình thường. Tư vấn phục hồi lao động nhắm đến việc giáo dục những cá nhân trước đây đã từng sống độc lập, có đầy đủ các chức năng sinh hoạt như người bình thường.

Cần phân biệt rõ ràng giữa mất khả năng lao động do tai nạn khác hẳn với rất khả năng lao động của người khuyết tật, mặc dù đối tượng của hai nhóm trên có cùng một điểm chung giống nhau là khả năng lao động và làm việc bị hạn chế. Người bị tai nạn đã từng có một thời gian hoạt động độc lập trong khi người khuyết tật luôn luôn sống với những hạn chế từ nhỏ (bẩm sinh).

Ví dụ điếc bẩm sinh và điếc do tai nạn là hai dạng điếc khác nhau và kinh nghiệm về điếc cũng rất khác nhau. Một người chưa bao giờ biết đến âm thanh, một người thì đã được nghe những âm thanh trong một thời gian dài. Cảm nhận về điếc và thái độ đón nhận của hai người này khác nhau vì thế tư vấn viên cần chú trọng đến khía cạnh này khi tư vấn cho người bị tai nạn lao động và người khuyết tật.



Tư vấn viên phục hồi lao động cần có một kiến thức căn bản thường thức y học về các loại chấn thương, phương pháp điều trị, cách chẩn đoán, cách chăm sóc,… Đơn giản là vì những cá nhân đến với tư vấn phục hồi lao động đều đã trải qua nhưng kinh nghiệm trị liệu trong bệnh viện hoặc bởi những bác sĩ chuyên môn.

Chính những kiến thức này sẽ tạo ra mối quan hệ tốt, giúp củng cố niềm tin của cá nhân vào khả năng nghiệp vụ của tư vấn viên. Có lẽ vì thế mà người xưa đã có câu vô tri bất mộ. Đấy cũng là lẽ căn bản, không am tường làm sao hứng thú được. Thân chủ sẽ ngờ vực hoặc không thật sự tin tưởng vào khả năng của tư vấn viên khi kiến thức căn bản về tai nạn và chữa trị của tư vấn viên ấy rất nghèo nàn.

Cần biết, vai trò của tư vấn viên phục hồi lao động cần phải chuyên nghiệp và có tính chuyên môn cao. Tuyệt nhiên không nên có thái độ thương hại hoặc lấy làm tiếc. Ngoài kiến thức căn bản về tai nạn và điều trị, tư vấn viên cần có kiến thức về phúc lợi, việc làm: quyền lợi của thân chủ… Bộ Lao động Hoa Kỳ đã liệt ra 12 chức năng tiêu chuẩn của một tư vấn viên phục hồi lao động:

1. Tư vấn cá nhân (personal counseling) giúp xử lý những vấn đề khó khăn với đời sống mới.

2. Lập hồ sơ ca (case finding) với những ban ngành có chức năng giúp cá nhân bị nạn.

3. Thẩm định mức độ thương tật (eligibility determination) để hưởng trợ cấp.

4. Huấn luyện (training) nghề nghiệp.

5. Cung cấp dụng cụ trợ giúp (provision of restoration) máy trợ tim, máy điếc, nạng gỗ…

6. Dịch vụ nâng đỡ (support service) lãnh hộ thuốc men.

7. Tìm việc hộ (job placement) nơi những cơ quan thu nhận người sau tai nạn.

8. Giúp lên kế hoạch hoạt động (planning) cho tương lai.

9. Đánh giá bản thân (evaluation) giúp cá nhân học hỏi thêm về những khía cạnh khác của đời sống và của bản thân, ghi nhận, đánh giá chúng trong bối cảnh mới.

10. Tham vấn với những chức năng khác (agencies consultation) nhằm giúp cá nhân trong mọi nhu cầu cần thiết trong khả năng cho phép.

11. Tiếp cận với xã hội (public relations) nhằm hướng mọi người vào việc giúp đỡ và ủng hộ người bị tai nạn.

12. Đồng hành (follow-along) với các cá nhân và ban ngành khác trong nỗ lực chung giúp đỡ cho thân chủ.

5. Kết luận

Tư vấn sức khỏe tâm thần, tư vấn cho người nghiện, và tư vấn cho người phục hồi lao động là một ngành phục vụ xã hội rất bức thiết. Tính ngăn ngừa trong tư vấn sức khỏe tâm thần được nhấn mạnh nhiều nhất. Tính trị liệu rất quan trọng, song can thiệp với thân chủ trong tư vấn sức khỏe tâm thân chủ yếu vẫn là cố gắng đạt được mục đích sống khỏe. Môi trường là điều kiện quan trọng của tư vấn sức khỏe môi trường, nên thân chủ được mời gọi trong việc cải thiện môi trường họ đang sống.

Tư vấn người nghiện cần chú ý đến mảng gia đình, vì gia đình có một vai trò quan trọng trong quá trình trị liệu. Thân chủ cần được quan tâm, nhất là trong môi trường họ sống.

Tư vấn phục hồi lao động cần chú ý đến tính đặc biệt của các loại thương tật, có kiến thức về thương tật và cách chữa trị, điều chỉnh và chăm sóc sức khỏe đối với người bị thương tật.

Trong cuộc sống, đôi lúc có những khúc quanh bất ngờ, chủ quan và khách quan, ảnh hưởng đến sinh hoạt của con người. Lâm vào cảnh chán đời, bị nghiện mà không biết.

Một tai nạn nghề nghiệp, hẳn nhiên không ai trong chúng ta muốn những điều ấy xảy ra cho bản thân và gia đình. Vết thương có thể được chữa lành nhưng ảnh hưởng của nó lên người bị tai nạn là rất lớn. Và cuộc sống vẫn có những điều ngoài ý muốn đau lòng ấy.

Tư vấn viên sức khỏe tâm thần, tư vấn viên cho người nghiện, tư vấn viên phục hồi lao động chính là những anh hùng, hoạt động âm thầm, tận tụy trong việc chữa lành những vết thương trong cuộc sống.

Chương 18
THAM VẤN


1. Dẫn nhập

Tham vấn là một khái niệm tương đối mới và được các tư vấn viên thường sử dụng trong bối cảnh nghề nghiệp. Tuy nhiên vì tính chất mới mẻ của ứng dụng trong nghề tư vấn nên khái niệm tham vấn khiến nhiều người vẫn còn lung túng trong cách hiểu, cách sử dụng khái niệm này.

Đây cũng là một điểm nóng trong hội thảo Tư vấn Tâm lý - Giáo dục ở thành phố Hồ Chí Minh đầu năm 2006. Trong kỷ yếu tại hội thảo, TS. Đinh Phương Duy đã thay mặt rất nhiều người nêu lên trăn trở này với câu hỏi: “Nên dùng thuật ngữ tư vấn hay tham vấn trong lĩnh vực tâm lý - giáo dục, làm thế nào để phân biệt tư vấn và tham vấn, các mức độ để tư vấn hoặc tham vấn?”

Không chỉ ở Việt Nam, ở nước ngoài, đội ngũ tư vấn viên cũng gặp khó khăn tương tự. Nhằm tiến đến trả lời cho câu hỏi này; thiết nghĩ thững thảo luận trong chương này về tư vấn là một việc làm nhằm cung cấp đôi điều để đội ngũ tư vấn viên chúng ta tham khảo.

Tham vấn thật ra là một hoạt động rất đa diện. Để tận dụng nó tối đa, quán triệt về nó thiết tưởng là điều rất cần thiết.

2. Mấy vấn đề về từ ngữ học

Theo định nghĩa (Gladding, 2000), tham vấn là quá trình một chuyên viên có kinh nghiệm chuyên môn đặc biệt nào đó, chia sẻ với người nhận những chia sẻ đó.

Xét trên phương diện từ vựng học, dựa theo tiếng Anh, ta thấy sự khác biệt về tên gọi như trình bày dưới đây:

Tư vấn: (counseling)

Tham vấn: (consultation)

Tư vấn viên (counselor)

Tham vấn viên (consultant)

Thân chủ trong tư vấn (client)

Người nhận dịch vụ tham vấn (consultee/ client)

Tuy nhiên định nghĩa và quá trình làm việc lại được mô tả rất giống nhau, được thực hiện bởi các nhà tư vấn, thành ra vấn đề khi nào được gọi là tư vấn viên hay tham vấn viên thật ra cần phải được đặt trong một bối cảnh cụ thể. Cho đến lúc này, hiện vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất chính thức nào cho tất cả mọi người. Đại khái, vẫn phải còn chờ. Và người ta chỉ hiểu nó trong bối cảnh đặc biệt (context) của quá trình giúp đỡ.

Theo Caplan (1970) tham vấn là một quá trình diễn ra giữa hai người đều cỏ chuyên môn nghiệp vụ, người tham vấn, là một chuyên gia, người nhận dịch vụ tham vấn có yêu cầu giúp đỡ từ tham vấn viên, vấn đề cần xử lý liên quan đến công việc.

Nếu lấy tiêu chuẩn hai người đều có chuyên môn nghiệp vụ và xử lý liên quan đến công việc, ta thấy tham vấn có khác với tư vấn, theo định nghĩa của Hiệp hội Tư vấn Hoa Kỳ (ACA). Theo tổ chức này, tư vấn là: "ứng dụng sức khỏe tâm thần, tâm lý và những nguyên tắc trong quá trình phát triển con người, thông qua những can thiệp về nhận thức, cảm xúc, và hành vi, có hệ thống và chiến lược, nhằm hướng đến đời sống lành mạnh, phát triển cá nhân, phát triển nghề nghiệp, và trị liệu những rối loạn." Nguyên văn: (The application of menltal health, psychological or human development principle, through cognitive, affective, behavior, or system interventions, strategies that address wellness, personal growth, or career development, as well as pathology.) (Xin xem www.counseling.com). Ở đây ta thấy trong tư vấn mang rõ tính chất trị liệu.

Cũng theo ACA, định nghĩa về tham vấn là: “Quan hệ tự nguyện giữa một chuyên viên và một cá nhân, nhóm, hay đơn vị xã hội cần sự trợ giúp từ tham vấn viên để xác định nan đề tìm hướng giải quyết có liên hệ đến công việc, hoặc những nan đề có thể xảy ra với thân chủ hay hệ thống thân chủ”. Nguyên văn: (A voluntary relationship between a professional helper and help-needing individual, group, or social unit in which the consultant is providing help to the client(s) in defining and solving a work-related problem or potential problem with client or client system). Ở đây ta thấy rõ tính giải quyết vấn đề.

Tạm hiểu, tham vấn là quá trình trợ giúp giữa hai cá nhân có chuyên môn nghiệp vụ về một vấn đề liên quan đến công việc. Thiết nghĩ, tuy hai chuyên môn của họ không hẳn là giống nhau, song có những liên hệ công việc căn bản nào đó. Vì một chuyên viên chỉ tìm đến tham vấn khi họ biết những lời khuyên trong tham vấn phải gần gũi với nan đề, sẽ được áp dụng vào công việc mà họ đang gặp khó khăn. Trong khi đó tư vấn là qui trình trợ giúp giữa một người có chuyên môn nghiệp vụ với cá nhân có vấn đề (song thân chủ thường có chút ít hoặc không có chuyên môn đặc biệt về vấn đề đó


3. Ví dụ minh họa

Ví dụ một: An là một học sinh cấp ba, có thai, em tìm đến tư vấn viên học đường để biết thêm những chỉ dẫn. An rất yêu Dũng, mặc dù cả hai còn đi học. An nhất quyết muốn giữ lại đứa con. An muốn biết giữ lại con thì cô sẽ có những trợ giúp nào, nhất là trong trường hợp vừa tốt nghiệp cấp ba, chưa đi làm và còn trẻ. Tư vấn viên của An là cô Vi. Không thể trả lời chắc chắn những câu hỏi của An, cô Vi quyết định tìm đến Hội phụ nữ Thành phố. Tại đây, chị Thanh là cán bộ phụ nữ, tiếp cô Vi và đã trả lời tất cả những câu hỏi liên quan đến trường hợp của An.

Phân tích ví dụ:

Quan hệ tư vấn:

Thân chủ: là An có nhu cầu tư vấn cá nhân, không có chuyên môn.

Tư vấn viên: Cô Vi là người có chuyên môn (nhưng giới hạn).

Chị Thanh là cán bộ phụ nữ, có chuyên môn. Không có vai trò liên quan nào.

Để giúp trường hợp của An, có liên quan đến trách nhiệm công tác nghiệp vụ tư vấn của mình (liên quan đến công việc), cô Vi đã đến gặp chị Thanh.

Quan hệ tham vấn:

Người có nhu cầu tham vấn: Cô Vi là người có nhu cầu tham vấn, có chuyên môn.

Tham vấn viên: Chị Thanh là người có nghiệp vụ chuyên môn.

Họ gặp gỡ để có thêm ý kiến chuyên nghiệp các nguồn trợ giúp cho bà mẹ trẻ để cùng tháo gỡ vấn đề có liên quan đến công việc (nghiệp vụ tư vấn của cô Vi không thể giúp học sinh An).



Ví dụ hai: Thu mất việc, rất buồn. Lại bị chồng xem thường, anh ta lại có bạn gái mới. Qua lời khuyên, Thu tìm đến dịch vụ tư vấn và gặp cô Nga là tư vấn viên. Sau bốn cuộc hẹn tư vấn, Nga biết chị Vân là một chuyên viên giỏi về tâm lý hôn nhân, nên đề nghị Thu qua bên đây. Thu ngại, muốn được giữ quan hệ tư vấn với Nga. Nga hứa sẽ thu thập thêm dữ kiện để cùng tháo gỡ với Thu. Qua quá trình gặp gỡ Vân, cả Nga và Vân là hai tư vấn viên đều phát hiện ra vấn đề sinh lý của Thu là then chốt. Để học hỏi kinh nghiệm, cả hai quyết định gặp bác sĩ phụ khoa tên Hải để có thêm dữ kiện nhằm giúp đỡ trường hợp của Thu.

Phân tích ví dụ:

Quan hệ tư vấn:

Thu là thân chủ.

Nga là tư vấn viên.

Quan hệ tham vấn A:

Nga là người có nhu cầu tham vấn.

Vân đóng vai trò tham vấn viên.

Quan hệ tham vấn B:

Cả Nga và Vân là người có nhu cầu tham vấn.

Bác sĩ Hải là người đóng vai trò tham vấn viên.

Trong trường hợp này: làm việc với Nga, chị Vân là tham vấn viên, song vị trí này thay đổi khi Vân và Nga gặp gỡ bác sĩ Hải. Lúc ấy chị Vân trở thành người có nhu cầu tham gia tư vấn. Như thế, một tham vấn viên có thể trở thành người tìm ý kiến trong quan hệ tham vấn với một chuyên gia khác.



Ví dụ ba: Đặt trường hợp Nga thuyết phục được Thu đi gặp chị Vân. Và Thu đồng ý. Như thế, sau này khi Nga có nhu cầu đến gặp chị Vân về vấn đề của một thân chủ khác. Thu bây giờ đã ngưng dịch vụ tư vấn với Nga và đang có dịch vụ tư vấn với chị Vân. Lúc ấy,

Quan hệ tư vấn:

Thân chủ là Thu.

Tư vấn viên là chị Vân.

Quan hệ tham vấn:

Người có nhu cầu tham vấn là Nga.

Tham vấn viên cũng là chị Vân.

Như thế: một tư vấn viên có thể là một tham vấn viên. Điều này phụ thuộc vào phía người nhận dịch vụ trợ giúp (helping services).

Gallessich (1985), Kurpius và Fuqua (1993), và Newman (1993) đề ra những tiếp cận trong công tác tham vấn bao gồm: Tham vấn phải dựa trên nội dung chuyên môn cụ thể (consultation is content based).

- Tham vấn phải có mục tiêu cụ thể, có một phạm vi, thường là liên hệ đến công việc (goal oriented, has an object, often a work-related).

- Tham vấn được quyết định bởi vị trí vai trò của đối tác và quy tắc trong quan hệ (is governed by variable roles and relationship rlues).

- Tham vấn có tính quá trình, chú ý đến thu thập dữ kiện, đề nghị cấp giải pháp, và cung cấp những hỗ trợ cần thiết (is process oriented, involves gathering data, recommending silutions, and offering support).

- Tham vấn có tính chất ba đối tác (is triadic): thân chủ - tư vấn viên - tham vấn viên.

- Tham vấn dựa trên cơ sở tư tưởng học, hệ giá trị, và đạo đức (is based on ideologies, value systems, and ethics). Đặc biệt Kurpius (1988) nhấn mạnh rằng tham vấn nên áp dụng vào những điều kiện bối cảnh có hệ thống.



Ví dụ bốn: Hiệu trưởng trường A, học sinh chưa ngoan, tỉ lệ thi rớt tốt nghiệp cao, nhiệt tình dạy học giáo viên thấp; đến gặp hiệu trường trường B, học sinh có tư cách đạo đức tỉ lệ thi đậu tốt nghiệp rất cao, tinh thần giảng dạy và học ở trường B rất hăng hái. Quá trình hiệu trưởng trường A đến gặp hiệu trưởng trường B để hỏi về giải pháp nhằm áp dụng cải tiến trường của mình.

Đây là mô hình tham vấn được mô phỏng theo Kurpius (1988).


4. Tham vấn khác tư vấn ở chỗ nào?

Theo Schmidt và Osborne (1981) thì hiện tại vẫn rất khó trong việc phân biệt giữa tư vấn và tham vấn. Theo hai tác giả trên thì nguyên tắc và quá trình hoạt động rất giống nhau.

Tuy nhiên Stum (1982) đã đưa ra một phân biệt, theo tác giả, sự khác biệt đó là:

- Trong tham vấn: nội dung của vấn đề (problem content) trong tham vấn không thuộc hệ tư duy của người có nhu cầu tham vấn, nội dung vấn đề trong tham vấn là một đơn vị độc lập nằm bên ngoài hệ thống cá nhân của người tìm đến dịch vụ tham vấn. Khác với tư vấn, những vấn đề là một phần lớn từ hệ tư duy khung hoặc là một bộ phận có quan hệ với thân chủ.

- Địa điểm tham vấn: thường xảy ra nơi làm việc của người xin ý kiến trong tham vấn, vì mục đích của tham vấn là liên quan đến công việc, cho nên tham vấn viên đến tại cơ quan của người xin tham vấn để quan sát và thu thập dữ kiện. Đây là một việc làm dễ hiểu.

Như vậy trong ví dụ bốn ở phần nên, ta thấy, để cung cấp dịch vụ tham vấn, hiệu trưởng trường B sẽ phải đích thân đến tận trường A để tận mắt chứng kiến, thu thập dữ liệu: từ đó ông sẽ đề xuất hướng giải quyết, và cung cấp hỗ trợ. Nên cần, các bạn cứ sang bên tôi quan sát!

Cân nhắc, vấn đề của trường A không phải là vấn đề nằm trong hệ tư duy hay là bộ phận thuộc về hiệu trưởng trường A. Vấn đề là những khó khăn tại nơi ông ta đang làm việc.

Nelson và Shifron (1985) vạch ra rằng, tham vấn là quá trình xác ra sau khi một hệ thống cơ cấu đang đi xuống, rơi vào khủng hoảng. Trong khi đó với tư vấn, người tìm đến dịch vụ tư vấn có hai động cơ: (1) để điều trị - khi nan đề đã xảy ra, và (2) để ngăn chặn nan đề trước khi chúng xảy ra.

Động cơ thứ hai (để ngăn chặn nan đề) này trong tư vấn sẽ không khá thi trong tham vấn. Là vì một tổ chức đang hoạt động bình thường thì không cần đến tham vấn để cải thiện nó. Hơn nữa, nếu có nhu cầu cải tiến, tổ chức ấy không thể tìm ra được một tham vấn viên, nhất định người ta sẽ nói: Các anh không có vấn đề gì? Tại sao cần đến tham vấn, vốn là một quan hệ giúp đỡ để cải tiến một hệ thống? Hóa chẳng phải công việc không có vấn đề, nhưng anh lại nghĩ là nó có vấn đề, như thế, có khác nào vấn đề là nan đề của cá nhân anh hay không (?)

Vẫn theo Kurpius (1988) và Schdmit (1999) thì điểm khác biệt giữa tư vấn và tham vấn nằm ở chỗ trọng tâm của tham vấn là nhằm vào nội dung (content) có quan hệ với công việc; trong khi đó tư vấn chú ý đến cả nội dung (content), cảm xúc (emtions), cảm giác (feelings) và nhiều mảng phụ khác có quan hệ tới thân chủ trong quá trình làm việc.

Ta có thể tóm tắt:

Tham vấn = Nội dung (công việc) + Hệ thống thao tác

Tư vấn = Nội dung (hệ tư duy) + Cảm xúc + Cảm giác + hành vi + f (môi trường)

Các mô hình trong tham vấn:

Mô hình chuyên viên (expert) hay còn gọi mô hình cung cấp (provision): Tham vấn viên cung cấp dịch vụ trực tiếp cho người có nhu cầu vì họ không có thời gian, ít hứng thú, hoặc không có kỹ năng xử lý trong một nan đề.

Mô hình bác sĩ - bệnh nhân (doctor-patient) hay còn gọi mô hình toa thuốc (prescription): Tham vấn viên khuyến cáo những điều sai (wrong) với đối tác thứ ba và đề nghị người cần tham vấn nên làm những gì. Giống như bác sĩ ghi toa thuốc vậy.

Mô hình trung gian (mediation): Tham vấn viên giúp như vai trò trung gian, hòa giải, xử lý một vấn đề có quan hệ đến nhiều người khác nhau bằng cách (a) thông qua dịch vụ tham vấn có đàm phán, hoặc (b) tạo ra một kế hoạch khác đã được các bên tham gia thỏa thuận.

Mô hình quá trình tham vấn (process consultation) hay còn gọi mô hình hợp tác (collaboration): Tham vấn viên có vai trò như một người điều khiển quá trình giải quyết vấn đề. Rất giống trường hợp tư vấn viên học đường và học sinh, với cha mẹ các em, cùng bàn thảo đến vấn đề trong trường học.

5. Cấp độ trong tham vấn

Tham vấn cá nhân: Tham vấn viên thường làm gương hoặc ghi ra những giải pháp, yêu cầu cá nhân phải thực hiện.

Tham vấn nhóm: Được áp dụng khi vài hoặc nhiều người có chung một bức xúc (trường hợp đông đảo hoặc một nhóm công nhân). Kurpius (1986) nhắc đến 2 vấn đề trong các bức xúc của nhóm: (a) vấn đề thuộc về một cá nhân, (b) vấn đề quan hệ tới công việc. Khi vấn đề liên hệ đến cá nhân, tham vấn viên sẽ giúp nhóm xây dựng tinh thần đồng đội, thông cảm và mở rộng đón nhận. Trong trường hợp vấn đề quan hệ đến công việc, tham vấn viên sẽ điều khiển để mọi người tìm ra cách tháo gỡ.

Nhóm C: Chúng có tên bắt đầu bằng các chữ c: cộng tác - cần tham vấn - cắt nghĩa - chất vấn lẫn nhau - chú ý đến nhau - cẩn thận về thông tin - cố gắng với công việc chung. Những nhóm có nhu cầu bắt đầu bằng chữ c nêu trên sẽ trở thành tham vấn nhóm.

Tham vấn cộng đồng/ cơ quan: Vì tính hoành tráng và tầm quan trọng của tham vấn trong cộng đồng/ cơ quan, tham vấn phải là một quá trình có chuẩn bị kiến từ thức toàn diện. Tính tổ chức và trang trọng cần được chú ý. Tính chuyên môn phải cao vì đặc tính hoành tráng, không để qua loa, sơ sài được.

Các giai đoạn trong tham vấn:

1. Thủ tục trước hợp đồng (precontrac): Tham vấn viên phải trình bày chuyên môn nghiệp vụ và tư cách hoạt động hợp pháp của mình.

2. Hợp đồng và khám phá quan hệ (contract and exploration of relationship): Tham vấn viên thảo luận với thân chủ một cách nghiêm túc, sau đó thân chủ sẽ cho biết nếu như mình đã sẵn sàng với dịch vụ tham vấn.

3. Chính thức hợp đồng (contracting): Thỏa thuận giữa hai bên về những gì bao gồm trong gói dịch vụ và thủ tục dịch vụ tham vấn.

4. Xác định vấn đề (identifying problem): Cả hai phía cùng tham gia định nghĩa của vấn đề.

5. Phân tích vấn đề (problem analysis): Tập trung vào dữ kiện có liên quan và đề xuất hướng giải quyết.

6. Ý hiến phản hồi và lên kế hoạch (feedback and planning): Một kế hoạch được đề ra. Cũng cần có kế hoạch khác (kế hoạch B) sau khi giải pháp khả thi nhất được cân nhắc dựa trên điều kiện thực tế. Kế hoạch được chọn sẽ được đưa vào thực hiện.

7. Thực hiện kế hoạch (implementation of the plan): Thân chủ sẽ bắt tay thực hiện kế hoạch.

8. Đánh giá kế hoạch (evaluation of the plan): Hai phía cùng đánh giá xem kế hoạch đã thực hiện như thế nào, vấn đề đã được giải quyết đến đâu - có đi đúng hướng hay không?

9. Kết luận và ngưng quan hệ tham vấn (Conclusion and termination of relationship): Hai bên sẽ điểm lại những gì đã xảy ra đề ra kế hoạch kiểm tra chất lượng sau khi chấm dứt dịch vụ.

6. Những lĩnh vực hữu ích với tham vấn

Mặc dù trên thực tế và trên lý thuyết, tham vấn có thể xảy ra bất cứ với ai và bất cứ môi trường nào, tuy nhiên vài môi trường sẽ có nhiều ích lợi hơn trong quá trình tìm đến dịch vụ tham vấn.



Tham vấn trong học đường: thông thường tư vấn viên học đường rất tuyệt vời trong vai trò tham dân viên. Họ thường là nhân viên có liên hệ gần gũi với ban giám hiệu và có chức năng như trực thuộc giới hạn của một nhân viên. Họ thường có nhiều kinh nghiệm vời những ban ngành, tổ chức trong địa bàn. Với tính chất quan hệ rộng rãi, quen biết nhiều như thế, họ có thể hoạt động với vai trò như tham vấn viên - là nguồn cung cấp và là cán sự liên đới với bên ngoài về những chương trình mang tính hệ thống phục vụ cho trường.

Với các trung tâm sức khỏe tâm thần cộng đồng: các tư vấn viên cũng có vai trò tương tự. Đối tượng của sức khỏe tâm thần là cộng đồng trong xã hòi. Nhiều ngành liên quan và có chung những ưu tư chăm lo đến lợi ích công cộng sự là những địa chi quen thuộc với họ. Tư vấn sức khỏe tâm thần cần có một kiến thức bao quát, việc liên hệ với những ngành phục vụ phúc lợi khác là hoạt động có ích; nhằm đáp ứng được như cần đa dạng của thân chủ. Tất nhiên vai trò của họ như những tham vấn viên sẽ đem lại hiệu quả rất cao cho mọi người trong cộng đồng.

7. Kết luận

Tham vấn về mặt căn bản có chung những điểm rất gần với tư vấn. Phần nhiều các tư vấn viên trong những trường hợp nhất định đã trở thành tham vấn viên. Mục đích của tham vấn và tư vấn nhiều khi gối lên nhau, điều này đã gây ra rất nhiều lúng túng trong cách chúng ta trao đổi nói chuyện hàng ngày. Vì thế, thuật ngữ sẽ trở nên dễ nhầm lẫn.

Mong là khi sử dụng trong bối cảnh cụ thể - tham vấn hay tư vấn - khái niệm cụ thể về sự khác biệt sẽ trở thành sáng tỏ hơn.

Tham vấn là một phát sinh khi nhu cầu tư vấn đang trở nên đa dạng hơn, tiếp cận với những chuyên môn, lĩnh vực khác, phong phú và đa dạng hơn. Trong khi chờ đợi có một định nghĩa cụ thể hơn, thiết nghĩ trong công tác, nhất là những lúc thuật ngữ gây trở ngại, sự linh hoạt uyển chuyển trong lối suy nghĩ sẽ trở thành cần thiết.

Như thế chúng ta có thay vì lãng phí những năng lượng vào việc đánh vật với thuật ngữ, chúng ta có thế an tâm chuyển tải năng lượng ấy vào những công việc khác có ích cho công tác chuyên môn của mình.

PHỤ LỤC
TƯ VẤN TÂM LÝ Ở HOA KỲ

Bài viết tham gia kỷ yếu Hội thảo Tư vấn Tâm lý giáo dục

thành phố Hồ Chí Minh 18/02/2006

GIỚI THIỆU

Tư vấn tâm lý là một ngành chuyên nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn tâm lý rất phát triển, rất thịnh hành ở những nước công nghiệp như Hoa Kỳ. Với quá trình phát triển của ngành phục vụ tâm lý này, nhu cầu tìm đến những cố vấn tâm lý chuyên nghiệp đã trở thành một thói quen phổ thông cho một số rất đông trong xã hội Hoa Kỳ. Văn hoá và tư duy Hoa Kỳ còn là một trong những động lực quan trọng then chốt trong việc thúc đẩy ngành khoa học xã hội này có được một vị trí quan trọng trong những sinh hoạt hàng ngày của nhiều tầng lớp khác nhau.

Đặc trưng của tư vấn tâm lý là ở tính đa năng và đa dạng của nó. Tư vấn tâm lý đóng vai trò như một nhịp cầu nối liền giữa các ngành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Bên cạnh đó ngành Tư vấn tâm lý còn có những quan hệ hữu cơ với những bộ phận khác, có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu tâm lý phức tạp của con người, chẳng hạn như nghệ thuật, giáo dục, tư tưởng, phát triển tư duy, tôn giáo. Nói khác đi, tư vấn tâm lý là một trục giao thông cho những quan hệ hữu tương rất phong phú của xã hội được nối kết với nhau. Với những khám phá và nhưng nghiên cứu quan trọng của ngành tâm lý học, tư vấn tâm lý có thể nói đã được thừa hưởng những ứng dụng rất hữu ích khả dĩ có thể giúp cho dịch vụ này được phát huy cả về bề sâu lẫn bề rộng. Tuy nhiên tư vấn tâm lý vẫn còn gặp phải những thử thách trước mắt khi sự thay đổi và đà tiến hóa của xã hội ngày càng trở nên phức tạp và đa dạng hơn. Vì dịch vụ tư vấn tâm lý trực tiếp làm việc với con người, nên dịch vụ này có nhiều điểm rất giống những dịch vụ xã hội khác. Ngay cả những người làm công tác cung cấp dịch vụ tư vấn tâm lý ở Hoa Kỳ cũng dễ bị nhầm lẫn giữa tư vấn tâm lý (counseling psychology) và tâm lý lâm sàng (clinical psychology) cùng với những phục vụ công ích xã hội khác.



tải về 1.32 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương