TƯ VẤn tâm lý CĂn bản lời giới thiệU


Tư vấn viên làm việc với gia đình



tải về 1.32 Mb.
trang12/18
Chuyển đổi dữ liệu22.04.2018
Kích1.32 Mb.
#37038
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   18

Tư vấn viên làm việc với gia đình phải biết đặt những triệu chứng trong gia đình vào bối cảnh toàn cục, mời gọi mọi người cộng tác trong tinh thần trách nhiệm. Không quy trách nhiệm, cần coi triệu chứng của một người là của cả gia đình. Nói khác đi, chính mỗi thành viên trong gia đình, bằng cách nào đó đã trở thành nguyên nhân góp phần tạo ra những xung đột trong gia đình. Tránh đổ lỗi cho một người.

Năng lực tâm lý (psychodynamic): do Ackerman (1966) phá vỡ quan niệm truyền thống, cho rằng cá nhân là trung tâm của nan đề trong gia đình. Ông chủ trương những vấn đề tiêu cực nảy sinh từ quá trình bó chặt trong hệ nội tại đến độ trở thành bệnh lý (interlocking pathology); trong đó thân chủ vô ý đã có những hành xử không lành mạnh.

Ông giới thiệu liệu pháp năng lực tâm lý để giúp từng cá nhân trong gia đình sử dụng năng lực và năng lượng của họ trong tiến trình tìm hiểu và thông cảm chấp nhận những thành viên khác trong gia đình. Ông chủ trương những gút mắc thời thơ ấu (object relations) đã ảnh hưởng đến quan hệ hiện tại, nên cần được giải tỏa và quên đi. Mục tiêu của thuyết này hướng đến việc:

- Giúp gia đình xóa đi những kỷ niệm đau đớn trong quá khứ bằng những nhận thức mới mẻ, lành mạnh, tập trung vào hiện tại với tinh thần chấp nhận, thông cảm.

- Giúp gia đình dẹp bớt những tư tưởng, hình ảnh vốn đã bị bóp méo, khúc xạ.

- Giúp gia đình tái thiết lại cấu trúc vận hành của gia đình (trách nhiệm và vai trò, đóng góp của mỗi cá nhân, trách nhiệm chung và riêng).

- Ủng hộ tiến trình thăng tiến của mỗi cá nhân như một đóng góp và tiến trình phát triển chung của cả nhà.



Liệu pháp kinh nghiệm gia đình (Experiential family): Tập trung vào từng cá nhân trong bối cảnh lớn của tổng thể gia đình. Tư vấn viên sử dụng thói quen không lành mạnh (maladaptive behavior) của gia đình như chất liệu để họ làm việc với gia đình. Tư vấn viên sẽ nhìn vào nan đề xảy ra trong gia đình có nguồn gốc từ những cá nhân không có khả năng biểu lộ cảm tình với những người nhà khác, và thiếu tính chủ động độc lập.

Các thành viên trong nhà không chỉ tránh né với chính họ và cả với những người khác trong gia đình. Vì thế, họ là những người đã thật sự chết về mặt cảm xúc (emotionally dead). Tư vấn viên có nhiệm vụ giúp họ cởi mở hơn, từ đó tiếp cận với những tư tưởng mới, rồi rút ra những kinh nghiệm mới mẻ. Tư vấn viên phải giúp các thành viên gắn bó với gia đình hơn. Satir (1972) cho rằng khi đối diện với căng thẳng, những thành viên trong gia đình đã phản ứng qua bốn cách có hại sau:

- Lấy lòng người khác (placater).

- Chỉ trích và cửa quyền, gia trưởng (blamer).

- Xem thường, lơ là, tỏ vẻ bất cần, ra ý mình thông minh (responsible analyzer)

- Đánh trống lảng, tránh né sang vấn đề khác (distractor).

Satir (1972) chủ trương mỗi thành viên trong gia đình nên sử dụng cảm xúc của họ một cách rõ ràng, có trách nhiệm. Bà khuyến khích mọi người nên cho nhau những phản tỉnh, trả lời chân thành (sincere feedback) cũng như tích cực thương thảo để đạt được những thỏa hiệp lành mạnh.

Whietaker (1989) khuyến khích các thành viên nên tập trung vào những kinh nghiệm tích cực, nhằm xây dựng những quan hệ có ý nghĩa giữa các thành viên trong gia đình với nhau.



Hành vi liệu pháp trong tư vấn gia đình (behavioral family counseling): Không chú trọng đến tính năng hệ thống trong gia đình. Họ chủ trương mỗi thành viên cần phải học hỏi và thực hành để có những bài học kinh nghiệm. Họ nhấn mạnh đến cấu trúc của gia đình và những kỹ năng đối xử, tiếp cận, trao đổi giữa các thành viên trong gia đình. Họ nhắm tới mục tiêu rõ ràng, cụ thể, có thể quan sát và kiểm chứng được. Họ tin rằng thay đổi trong gia đình phải bắt đầu từ việc tăng cường những hành vi có ích (useful deeds), có ý nghĩa, lành mạnh; và xóa bỏ những hành vi vô ích, không hiệu quả, thiếu lành mạnh của các thành viên trong nhà.

Tái thiết cơ cấu trong tư vấn gia đình (structural family counseling): Được sáng lập bởi Salvador Minuchin (1974) và ông định nghĩa cấu trúc gia đình là những cách thức bình thường hàng ngày (formal ways) mà gia đình vận dụng để sắp xếp lại trật tự gia đình. Họ chủ trương thay đổi cơ cấu trong những gia đình có những dấu hiệu trục trặc qua việc xúc tiến những thay đổi trong cách cư xử giao tiếp với nhau. Ông chủ trương gia đình nên có những giới hạn cụ thể rõ ràng (clear boundaries) giữa các thành viên. Người nào nhiệm vụ nấy. Họ muốn vạch ra những đường hướng sai phạm đã trở thành thói quen, từ đó phá vỡ những thói quen này. Tư vấn viên sẽ tận dụng những cơ hội một thành viên có những hành vi không lành mạnh, sau đó một môi trường cởi mở được thiết lập để cá nhân đó có cơ hội sửa chữa hành vi không lành mạnh đó.

Chiến lược liệu pháp trong tư vấn (strategic family counseling): Do Jay Haley (1973) và Cloe Macdanes (1991) khai thác. Họ chủ trương trị liệu thật mau. Không cần giác ngộ. Theo họ, học những kỹ năng căn bản và áp dụng là được họ không chú trọng đến hành vi, nhưng lại quan tâm đến quá trình của hành vi nhiều hơn. Họ thích liệt kê ra triệu chứng không lành mạnh (prescribing the sympyoms) một cách cụ thể và cả nhà sẽ lần lượt sử dụng nhưng triệu chứng tiêu cực này, dưới sự giám sát của tư vấn viên, (như những triệu chứng tiêu cực xảy ra tự nhiên trong hàng ngày), sau đó toàn thể gia đình sẽ tẩy chay những hành vi tiêu cực nói trên. Vì thế những thành viên sẽ trải qua những đau đớn (ordeal) khi phải chịu sự phản đối của cả nhà. Nhóm này còn chủ trương ra thật nhiều bài tập (homework) xen kẽ giữa những ca tư vấn để gia đình có cơ hội thực tập. Tóm lại, liệu pháp này rất có tính thực dụng.

Tập trung vào giải pháp (solution-focused family counseling): Là liệu pháp biến thể của liệu pháp chiến lược. Phần lớn liệu pháp này từ Milton Erickson (1954) với khái niệm sử dụng nguyên tắc gia đình (utilization principle) trong đó những nan đề và hành vi tiêu cực xảy ra trong những ca tư vấn được sử dụng triệt để như gợi ý cho giải pháp. Ông tin rằng trong mỗi cá nhân, luôn ẩn chứa một khả năng tự chữa lành và vươn lên. Ông khuyến khích những hành động nho nhỏ sẽ dẫn đến những hành động có ý nghĩa hơn.

f(hành vi) = (Việc nhỏ) x (n) = VIỆC LỚN

Điểm son của liệu pháp này là nan đề xuất phát từ cách nhìn của cá nhân với người thân. Ông đề nghị giúp đỡ thân chủ thay đổi cái nhìn với người thân trong bối cảnh những giải pháp trong các ca tư vấn cần được thực hiện với tinh thần nghiêm túc.

Liệu pháp kể chuyện (narrative family counse]ing): Là liệu pháp gia đình trẻ nhất, do Michael White và David Epston (1990). Họ áp dụng triệt để khả năng hỏi những câu hỏi có ý nghĩa, phục vụ tiến trình thay đổi đối với thân chủ. Thuyết này chủ trương con người sống bằng những câu chuyện họ kể. Vì thế những mấu chuyện có ý nghĩa, trong sáng, lành mạnh, sống động sẽ giúp hình thành một lối sống tích cực trong thực tế. Họ ủng hộ nhiều câu chuyện tích cực được kể ra để từ đó có những lựa chọn tốt nhất và những chiến lược tích cực được áp dụng, từ đó cá nhân sẽ kết lại câu chuyện cuộc đời (rewrite new stories) như một tác giả có tinh thần lạc quan (optimistic author), nhằm tạo tính trị liệu cho những nan đề trong cuộc sống. Họ chủ trương mọi thành viên trong gia đình hãy tách hành vi ra khỏi con người (externalize problem), như thế vấn đề sẽ được tập trung để mổ xẻ, thay vì cứ tập trung vào con người. Đây là một nét tích cực. Như là ta nói: ăn cắp là một việc làm xấu và con người chưa hẳn tất cả là xấu khi ăn cắp. Tính tích cực, nhân văn vẫn là thế.

7. Kết luận

Tư vấn viên khi làm việc với gia đình, hôn nhân gia đình, hôn nhân vợ chồng… đang đứng trước những yêu cầu rất nghiêm túc khi cơ cấu gia đình trong mọi xã hội đang thay đổi rất nhanh.

Môi trường có tác động trực tiếp lên sinh hoạt của mọi gia đình. Mỗi gia đình lại có những điều kiện và hoàn cảnh rất đặc biệt. Vì thế, tư vấn viên cần xác định được hoàn cảnh cụ thể của từng gia đình để quá trình can thiệp sẽ đạt được hiệu quả cao nhất. Cần biết, tư vấn gia đình, hôn nhân, vợ chồng là một hình thái đặc trưng trong đó quan hệ giữa họ là một quan hệ vòng tròn, nghĩa là không có ai sai, chỉ có những sự khác biệt cần được điều chỉnh cân bằng để những hành vi lành mạnh được nảy mầm, bén rễ và phát triển.

Những khó khăn của các thành viên trong gia đình gặp phải thường là những hệ lụy trong quá trình tác động hỗ tương giữa những thành viên khác nhau trong gia đình. Như thế, tư vấn viên sẽ luôn tranh thủ mọi cơ hội để đưa những thành viên của gia đình xích lại gần nhau hơn. Đó cũng là tiêu chí cao nhất của tư vấn trong hôn nhân và gia đình.



Chương 13
TƯ VẤN NHÓM


1. Dẫn nhập

Mặc dù mỗi cá nhân là một sinh thể rất đặc biệt, song vì sống chung trong một xã hội vốn có những khó khăn khách quan giống nhau, nên nhiều người sẽ có cùng một loại nan đề tương tự. Vả lại, con người là sinh thể có tính xã hội cao, nên ít nhiều họ cũng chia chung những trăn trở, bức xúc, nhức nhối như những người khác trong xã hội.

Nhiều diễn biến khi xảy ra sẽ có tác động lớn lên xã hội, ảnh hưởng đến nhiều người trong xã hội, ví dụ thiên tai, kinh tế đi xuống, dịch cúm gà, trào lưu văn hóa, tiến trình công nghiệp hóa… Những sự kiện vừa đơn cử trên vô tình tạo ra những nan đề rất chung, vì thế tư vấn nhóm là một nhu cầu rất thực. Hơn nữa kinh nghiệm làm người cho thấy nhiều lúc trong xã hội rộng lớn kia, sẽ có nhiều người trải nghiệm qua những vấn đề rất chung (common concerns) trong cuộc sống như bệnh tật, ly dị, vỡ nợ… Vì thế tư vấn nhóm càng có cơ sở để được thảo luận.

Tại sao tư vấn nhóm? Lý do đơn giản là tư vấn nhóm sẽ tiết kiệm tiền bạc của thân chủ, công sức và thời gian, vốn quy ra thành những đại lượng kinh tế khác không nên lãng phí.

Riêng với Việt Nam, trong tổng số 67 bài tham luận trong kỷ yếu Tư vấn Tâm lý - Giáo dục, không có bài nào viết qua về tư vấn nhóm. Chỉ có TS. Huỳnh Văn Sơn đã viết về “Hiệu ứng lan tỏa từ chương trình tư vấn trên sóng phát thanh” - có đề cập đến cảm giác tán thành hoan nghênh của bạn nghe đài khi một vấn đề được mổ xẻ ngoài phạm vi hai người: tư vấn viên và thân chủ. Tất nhiên tư vấn nhóm, theo tiêu chuẩn được thực hiện ở Hoa Kỳ lại khác hẳn.

Điểm quan trọng mà tư vấn nhóm đem đến xã hội như một đáp ứng có ý nghĩa vì nó cho các thân chủ một cơ hội được trải nghiệm sự quan tâm từ các thân chủ khác. Họ sẽ cảm thấy mình bình thường hơn, vì những vấn đề bức xúc của họ cũng là những vấn đề bức xúc của bao người khác.

Có vài ngộ nhận cho rằng:

- Tư vấn nhóm không thật, chỉ là huyên thuyên bề nổi, không đạt hiệu quả…

- Nan đề không được coi nặng, chỉ là một hình thức trị liệu cấp hai.

- Họ xem nhẹ cá nhân, mọi người bị lột trần truồng trên bình diện tâm lý.

- Thân chủ bị lột áo và buộc phải trải lòng mình ra.

- Tư vấn viên xốc nổi, chất vấn, nóng nảy, gần như một cuộc tẩy não tập thể.

Thực tế chứng minh ngược lại. Trong chương này tư vấn nhóm sẽ được đề cập và mổ xẻ kỹ hơn như một tham khảo cần thiết, dựa trên kinh nghiệm giáo dục tâm lý ở Hoa Kỳ.

2. Vị trí của tư vấn nhóm trong nghiệp vụ tư vấn

Một nhóm được định nghĩa là từ 2 người hoặc hơn trở lên, trao đổi với nhau vì có cùng mục đích và nhu cầu chung. Trong sinh hoạt hằng ngày, ai cũng có kinh nghiệm với nhóm, nhà trường, sở làm, hàng xóm, vui chơi nhóm, đi du lịch…

Giao tiếp là nhu cầu của con người. Chưa kể đến có những công việc đòi hỏi phải có nhiều người mới thực hiện được. Thế thì tạo sao lại không tư vấn theo nhóm chứ?

Tất nhiên không phải loại nan đề nào, thân chủ nào cũng thích hợp cho tiến trình tư vấn nhóm. Công việc của một tư vấn viên khi nghĩ đến tư vấn nhóm là phải cẩn thận trả lời những câu hỏi: ai là thân chủ thích hợp, nan đề gì, khi nào, như thế nào, tại sao tư vấn nhóm. Cũng như vài trường hợp, tư vấn nhóm không thể thực hiện được, chẳng hạn như tư vấn nhóm cho một số học trò có thái độ và hành vi phá phách. Gom các em lại, chúng ta không khác nào tự hại mình và tự hại các em!

Tư vấn nhóm, xét về mặt căn bản, khác tư vấn cá nhân về (a) mục đích, (b) khâu tổ chức, (c) thời gian kéo dài của một ca tư vấn, (d) về kỹ thuật. Tuy nhiên tính làm việc (work) trong tư vấn nhóm rất cao - trong suốt một ca tư vấn lúc nào cũng có tác động và tiếp cận xảy ra giữa các nhóm viên.

Gazda (1989) đã đánh giá cao rằng tư vấn nhóm với đặc trưng sôi nổi, sống động đã giúp thân chủ ngăn chặn những tư tưởng tiêu cực, sửa chữa, và thăng tiến cả về phương diện cá nhân lẫn cả ích lợi cho cả nhóm trong những giao tiếp rất thực tế, vì các nhóm viên cung cấp những chia sẻ từ nhiều góc nhìn khác nhau.

Những thuận lợi của tư vấn nhóm đem đến cho cá nhân khi họ tìm thấy đồng cảm trong quan hệ với những cá nhân có cùng cảnh ngộ. Qua tác động với những cá nhân khác, họ học hỏi được những bài học kinh nghiệm trong sự tương quan xã hội. Họ có cơ hội được tiếp cận với những kinh nghiệm phong phú từ những thế giới quan khác nhau, và ngược lại họ cũng có cơ hội thể nghiệm và tích lũy được nhiều thông tin và dữ kiện hơn.

Thân chủ sẽ có dịp bộc lộ nhiều phương pháp xử thế, giải pháp cho cùng một vấn đề. Sau cùng, tư vấn nhóm khuyến khích thân chủ vì họ học hỏi một cách gián tiếp những kỹ năng phong phú, chia sẻ bởi những thân chủ khác. Những nghiên cứu gần đây cho thấy tư vấn nhóm rất hữu hiệu cho:

- Tư vấn học đường khối lớp 9, 10 (cho các em nhút nhát, có khó khăn trong các kỹ năng giáo tiếp xã hội). (Hutchinson: Freeman, Quick, 1996).

- Học hỏi từ tư vấn nhóm dẫn đến chia sẻ cộng tác kinh nghiệm giữa các thân chủ nhằm đạt đến mục tiêu kế hoạch trong nhóm cao hơn, theo Avasthi (1990).

- Hỗ trợ trong tư vấn nhóm rất hữu ích cho những thân chủ nữ sau ly dị (Blatter và Jacobsen, 1993).

Ngoài ra tư vấn nhóm không thể thiếu được trong nhưng trường hợp cai nghiện, nạn nhân chiến tranh, người bị bạo hành… vì tính giáo dục trong tư vấn nhóm rất cao.

Tuy nhiên, tư vấn nhóm cung có những hạn chế và nhược điểm như:

- Nó không phù hợp cho những thân chủ có nhu cầu về nan đề thuộc nhân cách và cá tính.

- Vấn đề sâu xa của thân chủ đôi lúc không được mổ xẻ, khai thác triệt để trong môi trường nhóm.

- Tư vấn nhóm có thể gây sức ép, buộc tư vấn chia sẻ khi họ chưa sẵn sàng.

- Tư duy theo hùa (groupthinking) đôi khi có thể dẫn đến những thành kiến, khuôn sáo, bảo thủ, bế tắc trong tiến trình tư vấn có ảnh hưởng tiêu cực.

- Tính bè phái có thể xảy ra, mục tiêu và tác dụng của tư vấn nhóm có thể bị ảnh hưởng.

- Nhiều thân chủ không có tinh thần cộng tác, chỉ mượn tư vấn nhóm cho những hành vi và mục đích cá nhân.

- Vấn đề thời gian và địa điểm luôn là một trở ngại rất phổ biến.

- Nếu nhóm không xử lý và đạt mục tiêu đề ra, tất sẽ không tránh khỏi những xung đột, hành vi thiếu tôn trọng, có hại, như thế ảnh hưởng tiêu cực sẽ lớn hơn.



3. Các loại tư vấn nhóm

Tư vấn nhóm có nhiều hình thái, vì nhóm cần được thiết kế để đáp ứng những nhu cầu rất riêng, phù hợp với yêu cầu chung nhất định của một nhóm đặc biệt. Thân chủ đến với tư vấn nhóm thật ra vẫn có những nhu cầu về mảng tâm lý, nhu cầu được người khác chấp nhận, muốn thăng tiến, và các vấn đề cá nhân khác.



Giáo dục/ hướng dẫn cho nhóm: Theo Brown (1998) chủ yếu mang tính giáo dục và xây dựng về những vấn đề gay cấn chung của xã hội như nghiện ngập ma tuý, quan hệ tình dục tiền hôn nhân, HIV, AIDS, các giai đoạn phát triển của tuổi dậy thì và thanh niên mới lớn. Đây không phải là tư vấn nhóm. Vì tác động và đóng góp của các thành viên tham gia rất hạn chế, chỉ có ban tổ chức đưa ra thông tin là chủ yếu.

Với người lớn tuổi: Những chương trình giáo dục này giúp trong các lĩnh vực như đối diện với tuổi già, cá nhân người thân vừa ra đi, vấn đề sức khỏe, phúc lợi, lợi ích cộng đồng. Ngoài ra các nhóm như phụ nữ, thanh niên, công nhân… luôn có những nhu cầu giáo dục và thông tin, tư vấn nhóm vì thế sẽ hữu ích. Có người cho rằng đây là tư vấn cộng đồng, song thuật ngữ này cần được hiểu trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể.

Với trẻ em: Tư vấn nhóm giúp các em phát triển những kỹ năng xã hội. Đặc biệt với sinh viên và lớp trẻ, tư vấn nhóm cho họ để tìm đến những thông tin và giải pháp liên quan đế những vấn đề quan trọng, nóng bỏng, như kiềm chế nóng giận, quan hệ tình dục lành mạnh, kỹ năng học tập, vấn đề hướng nghiệp, lao động…

Tư vấn nhóm trong giải quyết các vấn đề cá nhân: Giúp thân chủ giải quyết những xung đột và bế tắc trong quan hệ hàng ngày; không chỉ với những vấn đề gai góc của hiện tại mà cả những kỹ năng cần thiết để giải quyết những trường hợp tương tự trong tương lai. Theo Gazda (1989) tư vấn nhóm khác với chương trình giáo dục hướng dẫn ở chỗ:

- Tư vấn nhóm tập trung vào vấn đề tức thời, có nội dung trọng tâm xoáy vào thân chủ, - trong khi đó chương trình giáo dục hướng dẫn tập trung vào những vấn đề không đổi hoặc có ảnh hưởng chung đến mọi người.

- Tư vấn nhóm có tính chỉ đạo cao, giúp thân chủ giải quyết vấn đề thuộc phạm trù hành vi và nhận thức; nên mang tính cải tổ nhận thức cho thân chủ nhiều hơn, điều này không có trong giáo dục hướng dẫn.

- Tư vấn nhóm gói gọn trong khuôn khổ nhỏ hơn, gần gũi hơn, trong khi đó giáo dục hướng dẫn mở rộng ra với công chúng, môi trường giống như lớp học, giảng đường vậy.

Tất nhiên, nhìn kỹ, tư vấn nhóm (nếu được tổ chức và kết thúc nhanh chóng), sẽ không khác hướng dẫn giáo dục mấy. Vì nhanh quá, tính cải thiện nhận thức và sửa đổi hành vi không có điều kiện phát triển với môi trường tư vấn nhóm. Đây chính là điểm đặc thù then chốt để tư vấn nhóm khác với giáo dục/ hướng dẫn.

Liệu pháp tâm lý/ nhân cách cho nhóm: Được soạn ra nhằm giúp thân chủ xử lý các vấn đề thuộc phạm trù rối loạn về tâm lý. Vì thế, tư vấn nhóm trong khuôn khổ này tập trung vào việc giúp từng cá nhân một - kiến tạo và điều chỉnh lại hệ thống tâm lý sao cho lành mạnh, hiệu quả hơn - trong tương tác bối cảnh tư vấn nhóm.

Giống tư vấn cá nhân, tư vấn nhóm trong lĩnh vực tâm lý có nhiều điểm giống nhau, tuy nhiên điểm nóng của tư vấn nhóm tâm lý xoay quanh vấn đề khung tâm lý của nhiều người, một mảng liên quan đến tình cảm và cách nghĩ, mang tính chất hệ thống, vì thế thường kéo dài với con số các cuộc hẹn tư vấn (sessions) nhiều hơn.

Vì tính chất tinh thần của tư vấn liệu pháp tâm lý, loại liệu pháp này thường được tổ chức trong nhưng trung tâm y tế bệnh viện tâm thần… với những thân chủ đang điều trị. Tuy nhiên, với nhóm giải quyết nhu cầu cá nhân thì sẽ được tổ chức ở những địa điểm ngoại trú bình thường.

Nhiệm vụ đặc biệt cho nhóm: Được thiết kế nhằm giúp cá nhân áp dụng những nguyên tắc và quá trình vận hành (liên quan đến cả một nhóm người) vào một công tác nhất định. Con người là yếu tố rất cần thiết cho những cơ quan, tổ chức, đơn vị, khi hoạt động của tập thể có ảnh hưởng tác động hỗ tương trong việc sản xuất hoặc tạo ra những sản phẩm. Tư vấn viên trong bối cảnh này nên tập trung vào giải quyết những vấn đề nội bộ cơ quan và cả bên ngoài, vận động mọi người tham gia đóng góp ý kiến; để tiến trình áp dụng và thao tác giữa các bộ phận trong cơ quan, tổ chức, đơn vị đạt được hiệu quả và công việc chung được thúc đẩy.

Ngoài ra còn có những hoạt động nhóm cho các cá nhân với những mục đích khác như nhóm tổ chức về lịch sử khu vực, nhóm sinh hoạt văn hóa truyền thống, hiệp hội, ban ngành, huấn luyện. Ở Hoa Kỳ nhóm T (T-group) là nhóm tập trung vào việc hướng dẫn nghiệp vụ.

Ngoài ra còn có cả nhóm có tiêu chí phục vụ cho những nhu cầu đặc trưng khác, đến từ cuộc sống phong phú và đa dạng. Trong đó các nhóm viên tự nhóm họp, tự tổ chức, tập trung giải quyết những vấn đề có liên quan đến sở thích, tâm nguyện, và nhu cầu riêng. Ví dụ như hội nuôi chim, nhóm nhạc, nhóm săn bắn, nhóm thể dục…

4. Các thời kỳ trong quá trình nhóm làm việc

Giống như những cơ quan sinh thể (living organism) khác nhóm cũng có tuổi thọ bao gồm những thời kỳ phát triển rất đặc trưng. Khác với tư vấn cá nhân, làm việc với nhóm cần chú trọng đến từng thời kỳ một. Đây cũng là nét đặc trưng của quá trình làm việc với nhóm. Mặc dù cả hai hình thái trợ giúp đều có một lịch kế hoạch, tuy nhiên trong làm việc với nhóm, tính đi sát lịch kế hoạch (work schedule) thể hiện rất cao. Nhiều trường hợp, mọi người đến với nhóm và cùng hoạt động với nhóm. Vì thế tư vấn viên cần có những kinh nghiệm và kiến thức căn bản về các thời kỳ của nhóm, điều này sẽ giúp nhóm hoạt động thuận lợi, nhịp nhàng, và đạt hiệu quả cao hơn.

Những tranh cãi về nội dung hoạt động (content) và thời gian (time length) và thời điểm bắt đầu và kết thúc (when) cho từng thời kỳ vẫn đang được thảo luận. Tuckman (1965) đã giới thiệu một mô hình 4 thời kỳ trong thời gian hoạt động của nhóm bao gồm: (1) tạo nhóm, (2) bão táp/ luật chung, (3) giải quyết, (4) kết thúc. Bốn thời kỳ này sẽ được bàn kỹ hơn dưới đây:

Thời kỳ I: Tạo nhóm (forming): là thời kỳ đầu tiên, điểm nóng bao gồm cơ cấu làm việc, nội dung cần giải quyết ai sẽ là người thích hợp để ở lại, hoặc sẽ phải rời nhóm, những luật định và nguyên tắc căn bản áp dụng cho mọi thách viên của nhóm, thông tin và giải đáp về các câu hỏi liên quan đến nhóm. Thường thì tâm trạng của thành viên là lo lắng, băn khoăn, họ không biết nhiều lắm về nhóm và vì thế kỳ vọng của các cá nhân thường rất khác nhau. Thời kỳ này, các cá nhân thường nói về những vấn đề ngoài lề. Tư vấn viên cần tạo ra một bầu không khí tư nhiên, cởi mở. Mời gọi mọi người cộng tác trong tinh thần tôn trọng và lắng nghe. Mỗi cá nhân được yêu cầu cung cấp một số thông tin cá nhân cơ bản như lý lịch bản thân, vấn đề cần tháo gỡ, nguyện vọng và nhu cầu của họ trong kinh nghiệm làm việc nhóm lần này và những gì họ mong đợi thu hoạch được từ nhóm.

Thời kỳ II: Bão táp/ luật chung (storming / norming): là giai đoạn căng thẳng nhất. Có thể nói đây là giai đoạn những mâu thuẫn gay gắt và những xáo trộn không thể tránh khỏi. Thường các cá nhân có những tranh cãi về mức độ tác động qua lại với các cá nhân khác. Họ đùn đẩy và chọn lựa trách nhiệm chung và riêng của mỗi cá nhân trong tương quan vai trò trong nhóm. Họ đôi co về tính độc lập. Có người cố gắng tìm vị trí quan trọng cao nhất trong nhóm. Vấn đề lo lắng và ưu tư về kết quả trị liệu của nhóm có thể bị hoài nghi. Nhiều lúc tư vấn viên có thể bị các cá nhân đồng thanh họp lại tấn công. Tư vấn viên trong giai đoạn này cần bình tĩnh, khách quan, kiên nhẫn… Họ cần giữ vai trò là người điều tiết để giữ cho nhóm không đi vào cao trào xung động, có thể vượt quá mức an toàn, dẫn đến việc nhóm bị tổn thương không còn cách cứu vãn. Cũng trong thời kỳ này, tính luật chung (norming) của nhóm; giống như sau cơn bão sẽ trở lại bình thường. Lúc này các thành viên sẽ nhìn ra sự gắn bó sau khi trưởng thành sau trận bão (storming). Vì thế những mục đích và kế hoạch sẽ được đặt ra. Họ chuẩn bị cho những bước hoạt động kế tiếp.

Thời kỳ III: Làm việc (working): là giai đoạn quan trọng nhất của nhóm. Có thể nói đây là điểm mấu chốt của mục đích hiện diện và tồn tại của nhóm. Lúc này các nhóm viên đã hiểu nhau, tin nhau, và có một khái niệm tương đối định hình về các cá nhân khác. Năng lượng (energy) và tâm trí không còn bị chi phối bởi chuyện tranh thủ đạt được những vị trí trong nhóm, họ có nhiều thời gian hơn cho việc tập trung vào giải quyết các vấn đề trọng tâm của từng nhóm viên. Nhiệm vụ của tư vấn viên là sắp xếp để cho mỗi nhóm viên cùng tham gia cộng tác. Không thể tránh khỏi chuyện có nhiều nhóm viên hoạt động hăng hái nhiệt tình hơn những nhóm viên khác, vì thế tư vấn viên cần nhắm vào việc điều chỉnh, khéo léo động viên để mức độ cộng tác của mọi nhóm viên bằng nhau, bình đẳng.

Thời kỳ IV: Kết thúc nhóm (terminating): như tên gọi, giai đoạn này là giai đoạn chuẩn bị cho việc kết thúc. Giống như bao nhiêu kinh nghiệm chia tay khác, chuẩn bị cho kế hoạch tốt nghiệp (graduation) cho các nhóm viên là một công tác đầy cảm xúc và không dễ dàng. Nhiều nhóm viên đã tạo được một sự gắn bó (bonding) với những nhóm viên khác. Họ gần như là bạn bè hay chiến hữu trong những trận đánh tấn công vào những vấn đề cá nhân. Nhiều người mang cảm giác trân quý, biết ơn với những nhóm viên đã có những kiến nghị, ý tưởng, giúp họ tìm ra giải pháp chọn nan đề của họ: Trong thời gian này, 15% thời gian được sử dụng vào việc điểm lại nội dung hoạt động, tiến trình đạt được trong kinh nghiệm làm việc với nhóm. Tư vấn viên sử dụng thời gian này như một cơ hội để các nhóm viên lập lại (review) những nan đề, cách suy nghĩ cũ và lối suy nghĩ mới, những cảm nghiệm và những giải pháp hữu ích cho họ. Tư vấn viên cũng cần khuyến khích động viên, trấn an từng nhóm viên rằng họ sẽ bước vào cuộc sống với những kinh nghiệm có ý nghĩa với nhóm. Một điều quan trọng nữa là tư vấn viên cần chúc mừng (congratulate) các nhóm viên về việc họ đã thành công và tư vấn viên phải tỏ được cảm xúc tự hào thực sự.



tải về 1.32 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương