TƯ VẤn tâm lý CĂn bản lời giới thiệU


Thuyết tâm lý hình thái trong tư vấn



tải về 1.32 Mb.
trang9/18
Chuyển đổi dữ liệu22.04.2018
Kích1.32 Mb.
#37038
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   18

4. Thuyết tâm lý hình thái trong tư vấn

Thuyết hình thái (gestalt theory): Có khởi điểm từ tâm lý hình thái chú trọng đến tính hoàn thiện và tính nhất quán trong tư duy và hành vi. Hình thái (gestalt) ở đây có nghĩa là một tổng thể hoàn chỉnh. Fritz Perls là người tiên phong cho học thuyết này.

Quan niệm chính của thuyết hình thái là mọi ứng xử và hành vi của con người đều xuất phát từ tổng thể cuộc sống của họ (bao gồm toàn diện những khía cạnh chủ quan và khách quan). Thân chủ cần được giải thích rằng thái độ và cư xử của họ nên được hiểu trong bối cảnh bức tranh lớn của cuộc sống cá nhân.



Quan điểm về con người của thuyết hình thái: Con người sống và làm việc vì mục đích muốn trở nên hoàn thiện và tìm thấy tính nhất quán trong đời sống của họ. Mỗi cá nhân sẵn có tính hướng đến hoàn thiện được hình thành từ quá trình sống, tiếp cận với môi trường xung quanh, đồng loạt xảy ra với việc khám phá chính bản thân.

Với thuyết này, tính hoàn thiện nằm trong thời điểm hiện tại (here and now), chứ không là một quá trình phấn đấu (striving process) để đạt tới. Thuyết này đề cao tính thông minh khôn ngoan nằm sẵn trong hệ tư duy của mỗi cá nhân. Vì thế, cá nhân có thể sử dụng vốn quý của mình, sống có tiếp cận chủ động với mọi khía cạnh của cuộc đời, nhằm tạo ra những hiệu quả thiết thực, tìm thấy ý nghĩa hoàn thiện ngay từng thời điểm sống.

Như thế, cá nhân không nên phân tích và chia ra thành những mặt mạnh hoặc mặt yếu nhỏ. Mỗi cá nhân nên được nhìn vào như một tổng thể, có tốt có xấu, tác động hỗ tương lên nhau. Cá nhân được mời gọi ứng xử trong tinh thần tôn trọng, trân quý và phát huy cái hay cái đẹp, nhìn nhận và hiểu được những cái xấu, như một phần tất yếu của cuộc sống.

Cuộc sống là một quà tặng. Đây cũng chính là quan điểm của thuyết này, nếu nói một cách tóm lại. Như thế cá nhân phải là người có tinh thần chủ động, chứ không phải là người thụ động, chỉ biết phản ứng trước những diễn biến trong xã hội. Vì thế, trong mọi lúc, họ luôn đối phó và xử lý cuộc sống một cách chủ động, tích cực, kịp thời.

Nan đề xảy ra khi cá nhân ỷ lại vào người khác và không có tinh thần sử dụng sự hiểu biết và khả năng xử lý của mình. Cá nhân vì không sử dụng khả năng hoặc chưa nhìn thấy khả năng của mình, về mặt tình cảm và phán đoán kém, nên họ tự hạn chế mình trong những hòa nhập với cuộc sống sôi động.

Theo thuyết hình thái, cá nhân gặp những nan đề trong cuộc sống thông thường vì những nguyên do như:

- Mất liên lạc với môi trường và những nguồn cung cấp.

- Quá bận rộn với môi trường đến độ không còn thời gian cho bản thân mình.

- Không thể gạt được những việc chưa hoàn tất qua một bên, nên bị đắp mô, nghẽn tắc, bối rối.

- Mất hướng và lạc lối vì quá nhiều sự kiện xảy ra cùng một lúc.

- Bị kẹt giữa cái họ nghĩ mình phải làm (topdog) và cái họ muốn làm (underdog).

- Có khó khăn trong xử lý những vấn đề với hai vế (như tình yêu và căm ghét, từ thiện và độc ác, thật thà và xảo trá…) Nên họ bị tắc nghẽn.



Vai trò của tư vấn viên trong tư vấn hình thái: Là tạo ra một môi trường để thân chủ phát hiện ra đâu là mặt yếu để họ khắc phục. Để làm tốt, tư vấn viên cần nghiêm túc và thật nhiệt tình với vai trò của mình. Tư vấn viên phải thể hiện được tính năng động, xốc vác, hăm hở, não trạng luôn tập trung vào thời điểm tức thời, nghĩa là năng lượng chỉ dồn vào việc xử lý nan đề. Giải quyết từng việc một, tránh lo lắng mình sẽ không đủ thời gian giải quyết mọi việc.

Levitsky và Perls (1970) đề ra vài nguyên tắc cho tư vấn viên thuyết hình thái, gồm:

- Nguyên tắc hiện tại (the principle of now): Chỉ sử dụng cách nói tập trung vào hiện tại.

- Xưng hô cụ thể (I and You): Gọi và xưng hô, tôi và bạn, tránh nhắc đến người thứ ba, cần cụ thể trong xưng hô. Ví dụ, sẽ nói: Tôi buồn. Không nói: Cô ấy làm tôi khó chịu.

- Nhấn mạnh đại từ nhân xưng tôi (The use of I): Sử dụng đại từ tôi trong mọi trường hợp. Ví dụ không nói bụng đau, mà nói: Tôi thấy đau bụng. Hoặc không nói trời nóng quá, mà nói: Tôi thấy nóng bức.

- Tập trung vào quá trình giác ngộ (the use of an awareness continuum): Không chú trọng đến tại sao chuyện xảy ra; nhưng tập trung vào cái gì bị ảnh hưởng, và bị ảnh hưởng như thế nào. Vì tại sao (why) là phạm trù thuộc về quá khứ, trong khi cái gì (what) và như thế nào (how) là những phạm trù của hiện tại.

- Hoán đổi câu hỏi thành câu nhận định (conversion of questions): Yêu cầu thân chủ đổi câu hỏi sang câu nhận định. Ví dụ: Tôi có thể ăn cái bánh này? - được đổi thành: Tôi muốn ăn cái bánh này. Thể hiện chính xác tính hiện tại trong tiêu chí của thuyết hình thái.

Mục đích của thuyết hình thái: Tập trung vào khái niệm chỗ này và ngay bây giờ (here and now) và tính nóng bỏng của kinh nghiệm tức thời (immediacy of experience) trong bối cảnh trực tiếp với môi trường. Cá nhân sẽ được giúp đỡ để hoàn thiện phát triển trí tuệ, tính kết hợp các cảm xúc, tư duy nhận thức, và hành vi có trách nhiệm trong bức tranh toàn cảnh của điêu kiện hiện tại, từ đó cách nhìn vào thực tế được thiết lập.

Công thức tóm tắt: Hiện tại = Kinh nghiệm = Ý thức = Thực tế được sử dụng để tóm tắt mục đích của thuyết hình thái.

Perls (1970) nêu ra trong mỗi cá nhân có 5 lớp vỏ, là:

- Lớp vỏ giả tạo (phony layer): cá nhân không nói thật, đùa tếu, pha trò, thiếu nghiêm túc.

- Lớp vỏ lo sợ (phobic layer): Không muốn bị nhận diện với những điều mình không muốn, vì thế sợ đối diện với người khác khi họ nhìn thấy chân tướng sự việc.

- Lớp bế tắc (inlpasse layer): Lo lắng không biết họ có hội nhập được với cuộc sống.

- Lớp nổ vào (implosive layer): Cá nhân vấp vào tình trạng sầu muộn lo âu, chán nản - tự gây khó cho bản thân.

- Lớp nổ tung ra (explosive layer): Cá nhân phá vỡ được lớp nổ vào trở bên bừng sức sống, vui vẻ, tràn ra những cảm xúc buồn, lo, đau khổ, vì thế mà họ trở nên thực tế và thành thực hơn.



Kỹ thuật trong tư vấn hình thái: Chủ yếu là bài tập và thí nghiệm (experiment). Bài tập thường là những hoạt cảnh đã được biên soạn. Tư vấn viên và thân chủ sẽ thay phiên nhau sắm vai. Từ những đối thoại qua lại, dựa trên những hoạt cảnh nói trên, thân chủ và tư vấn viên sẽ tìm ra được ý nghĩa để thiết lập nhưng kinh nghiệm cá nhân. Ngoài ra còn có những thí nghiệm không được soạn sẵn; thường là những kinh nghiệm tình cờ trong giao tiếp giữa thân chủ và tư vấn viên. Những kinh nghiệm này đến bất ngờ, nhưng được ghi nhận và thảo luận, trở thành thí nghiệm.

Giấc mơ của thân chủ được thảo luận nhưng không có sự cắt nghĩa giống như thuyết phân tích tâm lý. Giấc mơ chỉ cung cấp dữ liệu, nếu như có liên hệ quá rõ ràng với nan đề. Quá nhiều giấc mơ về một đề tài, cho thấy, đề tài đó có thể đã nói rõ hơn về hiện trạng của nan đề.

Một kỹ năng khác là cái ghế trống (empty chair), trong đó có hai cái ghế, một để trống, thân chủ sẽ sắm hai vai, một đại diện cho mặt tốt (tích cực) và một cho mặt xấu (tiêu cực), sau đó anh ta sẽ thay đổi ghế; một cái ghế cho vai kẻ xấu và một cái ghế cho vai người tốt. Những đối thoại, tất nhiên thường là người tốt thắng cuộc, như thế thân chủ sẽ rút ra được những bài học kinh nghiệm rất tốt. Một hạn chế là thân chủ phải được khích lệ thật nhiều. Vì đây là một cách làm bài tập có vẻ rất khác người.

5. Kết luận

Trong Chương 8, phân tích tâm lý được khai thác, áp dụng trong tư vấn, đem so sánh với 3 thuyết tập trung vào cảm xúc và kinh nghiệm sống: thuyết về tập trung - con người, thuyết hiện sinh và thuyết hình thái, ta thấy ngay sự khác biệt.

Phân tích tâm lý và Adlerian nhấn mạnh đến thiết kế lại những tư duy, trong khi 3 thuyết về con người, hiện sinh, và hình thái tập trung vào yếu tố cảm xúc, với những ảnh hưởng của cảm xúc trong tư duy và hành vi, thông qua kinh nghiệm họ được giác ngộ trong quá trình tư vấn.

Ba thuyết vừa nói trên đòi hỏi tư vấn viên phải luôn nhiệt tình, gắn bó với thân chủ, coi họ là những nhân vật có những tiềm ẩn tích cực, như có xu hướng hoàn thiện, khả năng sống tốt, và những ưu điểm khác. Họ rất cần được khơi dậy, nhận ra, và vận dụng những mặt mạnh ấy trong bối cảnh xã hội hiện tại.

Tuy những thuyết này không đề ra một hệ thống kỹ năng nào rõ ràng, ngoại trừ một nét chung là ba học thuyết này đề cao đến bài tập. Điều này có nghĩa kinh nghiệm là một quá trình tiếp cận thường xuyên. Nên nhớ, đây chỉ là những học thuyết. Là tư vấn viên, chúng ta cần ý thức mình có trách nhiệm chọn một học thuyết hay tổng hợp một cách có chọn lọc từ nhiều học thuyết khác nhau. Cần nhớ, tư vấn viên phải chọn học thuyết phù hợp với khả năng tiếp thu của thân chủ; như thế hiệu quả tư vấn đạt được mới cao.

Chương 10
THUYẾT HÀNH VI – TÌNH CẢM – HỢP LÝ VÀ THUYẾT PHÂN TÍCH THỎA HIỆP


1. Dẫn nhập

Khác với tư vấn liệu pháp sử dụng thuyết phân tích tâm lý, thuyết Adlerian, thuyết tập trung- con người, thuyết hiện sinh, và thuyết hình thái; trong Chương 10 này, thuyết Hành vi- Tình cảm hợp lý và thuyết Phân tích Thoả hiệp là hai học thuyết áp dụng trong tâm lý sẽ được bàn thảo.

Nhận thức (cognitive) là suy nghĩ, niềm tin và những hình ảnh lưu lại trong hệ thống tư duy của cá nhân trong quá trình tiếp cận với cuộc sống. Xuất phát từ niềm tin: cái nhìn đối với thực tế xã hội được ảnh hưởng bởi đúc kết trí tuệ qua kinh nghiệm, hai thuyết Hành vi- Tình cảm- Hợp lý và thuyết Phân tích Thoả hiệp tập trung chủ yếu vào tiến trình xây dựng và giúp cá nhân có một trí tuệ lành mạnh.
2. Thuyết Hành vi - Tình cảm - Hợp lý

Một điều mà nhóm học thuyết trí tuệ, tinh thần quyết tâm nhắm đến là chuỗi phản ứng mà họ rất tin tưởng rằng:

Nhận thức  Cảm xúc  Hành vi

Và như thế, theo Burns (1980) nói, mọi cảm xúc tiêu cực đều bắt nguồn từ nhận thức sai lệch. Họ rất tâm đắc với câu nói của Shakespeare trong vở kịch Hamlet: “Không có chuyện xấu hay tốt nhưng chỉ có suy nghĩ khiến mọi chuyện trở thành xấu hay tốt.”



Vài nét chung của tư vấn dựa trên nền tảng nhận thức

Trước hết, theo Hackney và Cormier (1996), thân chủ có thể được áp dụng trong tư vấn nhận thức (cognitive) tối thiểu phải có:

- Trí thông minh từ trung bình trở lên.

- Họ phải có một nan đề tương đối phức tạp, nan giải, nhất là một hành vi không lành mạnh.

- Họ có khả năng xác định và xử lý, và áp các ý tưởng và cảm tưởng.

- Họ không có những triệu chứng tâm lý lâm sàng (psychotics).

- Họ có thiện chí và khả năng làm bài tập (yêu cầu của tư vấn viên homework) có hệ thống và đòi hỏi khả năng tư duy, lý luận.

- Họ có khả năng khéo léo trong xử thế và đối đáp.

- Họ có thể xử lý thông tin ở cấp độ nghe nhìn bình thường.

Tư vấn nhận thức (cognitive counseling): Cho rằng sửa đổi là quá trình điều chỉnh hệ thống suy nghĩ của cá nhân, được phân ra làm ba loại: (a) nhận thức lạnh, (b) nhận thức ẩm, và (c) nhận thức nóng. Để dễ liên tưởng so sánh, ví dụ sau đây cố gắng minh họa: Một người vừa bị thất nghiệp. Sau đây là 3 đại diện nhận thức vừa được đề cập:

- Nhận thức lạnh: Tôi mất việc! Đã sao nào.

- Nhận thức ấm: Mình mất việc. Chắc phải đi kiếm một việc làm mới.

- Nhận thức nóng: Á! Không thể như thế. Mất việc chỗ ấy ư. Ta sẽ tìm một việc y như thế hoặc hơn ở những chỗ khác. Cứ tưởng là báu lắm đấy!

Vì tư vấn nhận thức đòi hỏi những thao tác phức tạp, một chiến lược trong quá trình tư vấn cần được chú trọng đến. Theo Burns (1989) và Schuyler (1991), chiến lược đó cần được xây dựng nhằm giúp thân chủ thay đổi cách nghĩ, cần có:

- Sử dụng một hướng dẫn chuẩn xác để cá nhân tự liệt kê ra những hành vi cụ thể trong cuộc sống.

- Ghi chép hoặc phản ảnh suy nghĩ của cá nhân về những sự kiện trong cuộc sống một cách chính xác rõ ràng.

- Tìm một cách giúp cá nhân dễ nhận ra những suy nghĩ vặn vẹo, sai lạc. Cá nhân cần có khả năng hình tượng hóa những khái niệm trừu tượng.

- Giúp cá nhân áp dụng những cách suy nghĩ mới sát với thực tế và có hiệu quả. Chú trọng đến áp dụng vào hành động.

3. Nhận thức trị liệu của Beck

Do Aaron Beck khởi xướng, theo ông, cá nhân có những suy nghĩ bệnh hoạn (dysfunctional thoughts) là những người thiếu thực tế (unrealistic) và sống không có hiệu quả (unproductive life). Theo Beck, tư vấn viên cần tập trung vào 6 loại hình nhận thức bị khúc xạ (cognitive distortions), gồm:

- Suy luận một chiều (arbitrary inferences): Gò bó trong tư duy, cứng nhắc trong cách nghĩ, mọi công việc sẽ không có giải pháp nào khác.

- Chọn lọc lầm lẫn (selective abstractions): Có những ý tưởng trừu tượng không phù hợp thực tế, luôn đánh giá những diễn biến cuộc sống một cách thiếu thực tế.

- Mọi chuyện đều thế cả (overgeneralization): Sẽ không có cơ hội tốt hơn, ai cũng là người xấu cả, đi đâu cũng thất bại cả.

- Thổi phồng hoá (magnification and minimization): Coi chuyện xấu là quá lớn, và chuyện tốt lại quá nhỏ. Dẫn đến những đánh giá sai lạc về bản thân và người khác - tôi kém quá, chẳng có gì đặc biệt.

- Tự làm khó mình (personalization): Cho rằng mọi chuyện tiêu cực xảy ra đều do lỗi của cá nhân, cho mình là nguyên nhân của mọi chuyện khó chịu và những thất bại trong cuộc sống.

- Suy nghĩ lưỡng cực (dichotomous thinking): Gò bó trong tuy duy, nếu không tốt sẽ tự động xấu, nếu không lỗi ở họ ắt lỗi mình. Không thành công có nghĩa là thất bại.



4. Trị liệu qua hành vi tình cảm hợp lý (Rational Emotive Behavioral)

Đây là cách trị liệu được khởi xướng bởi Albert Ellis.



Quan điểm về con người của thuyết này: Chủ trương con người vốn có thể suy nghĩ hợp lý và bất hợp lý; họ có thể tỉnh táo và sai lệch. Hai trạng thái này tồn tại song song và hành động của cá nhân thường phản ánh điều kiện môi trường. Môi trường thuận lợi, con người suy nghĩ rất minh mẫn. Khi môi trường xấu, tư tưởng của họ trở nên hạn chế cứng ngắc. Chỉ khi một khung tư duy mới được nhận thức rõ ràng, con người mới có thể xử lý mọi tình huống một cách hợp lý, tỉnh táo.

Niềm tin phi lý (irrational beliefs): Dẫn đến những ý tưởng bực bội và khó chịu, gây khó cho cá nhân. Theo Ellis, niềm tin bất hợp lý (phi lý) có dính líu đến 3 trạng trái khó chịu trong cảm xúc.

- Tôi phải làm tốt mọi việc, vì người thân kỳ vọng tôi như thế - trong khi tôi không thể làm được vì tôi có quá nhiều hạn chế và việc ấy ngoài khả năng. Kết quả là: cảm giác lo lắng, chán nản, buồn phiền, hèn kém, càng dẫn đến những bế tắc khác.

- Người thân phải đối xử tốt với tôi - nếu không làm thế, họ là những con người xấu, ích kỷ, nhỏ mọn… Kết quả là: cảm giác giận dữ, bất bình, tôi phải trả đũa, giận cá chém thớt.

- Tôi phải sống đàng hoàng tử tế - nếu không, thật đáng sợ, đời chẳng đáng sống, tôi bị đối xử không công bằng - ai cũng muốn tôi phải là con người gương mẫu. Kết quả: khó chấp nhận cuộc sống, dễ nổi quạu, cáu bẳn, xa lánh mọi người.

Ellis không đề cập đến giai đoạn phát triển nơi con người, nhưng ông tin rằng trẻ con rất dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh, ông tin rằng con người vốn cả tin và dễ bị lung lạc, và cũng dễ có xung động. Trong mỗi cá nhân đều có những khả năng kiểm soát cảm tưởng, suy nghĩ, và hành vi. Theo ông ý thức và nhận thức là những yếu tố quan trọng trong hệ thống tư duy (thinking system), có ảnh hưởng trực tiếp đến biểu hiện của mỗi cá nhân.

Vai trò của tư vấn viên: Trong thuyết của Ellis yêu cầu phải năng động và có tinh thần chỉ đạo. Họ là những thầy giáo, hướng dẫn thân chủ trong việc thay đổi những suy nghĩ sai lạc. Thân chủ thường có những phát biểu với nội dung (content) phản ánh suy nghĩ sai lạc, nên tư vấn viên phải biết lắng nghe để ghi chép những phát biểu ấy, sử dụng chúng như những tư liệu cho các bài tập sau này.

Ellis (1980) đề nghị một tư vấn viên áp dụng theo thuyết này cần có những đức tính sau: Thông minh - có kiến thức biết đồng cảm - biết tôn trọng - thành thật - cụ thể - có quyết tâm - có đầu óc khoa học - hứng thú trong việc giúp đỡ người khác - tận tâm với nghề.

Vì thân chủ trong liệu pháp nhận thức đòi hỏi phải có một tình trạng ổn định về sức khỏe tâm thần, và một mức độ trí tuệ nhất định, tư vấn viên vì thế cũng cần có kiến thức về chẩn đoán và thẩm định, đánh giá khả năng của một thân chủ.

Mục tiêu của tư vấn nhận thức: Theo Ellis, giúp thân chủ hiểu rõ rằng họ có thể sống lành mạnh hơn qua việc suy nghĩ hợp lý, và vì thế cuộc sống của họ sẽ sung mãn, trọn vẹn, đầy đủ ý nghĩa hơn. Nói khác đi, tư vấn nhận thức giúp thân chủ điều chỉnh lại tư duy lệch lạc, vốn dẫn đến những cảm xúc tiêu cực và hành vi sai quấy.

Giống như Epictetus, ở thế kỷ thứ I đã nói: "Con người không phiền muộn vì sự việc ở đời, họ phiền muộn vì cách họ nhìn chúng". Theo Ellis, con người tự biến mình trở thành nạn nhân bằng cách nghiêm trọng hóa, thần tượng hóa, lý tưởng hóa cuộc sống qua các cụm suy nghĩ như:

Tôi phải thế này…

Tôi nên thế kia…

Ông ta đáng lẽ phải…

Bà ấy phải…

Họ nhất định cần phải…

Những cụm tư duy sai lạc này biến những nhu cầu bình thường trở thành những đòi hỏi gay gắt - thiếu thực tế. Sau đó nhưng việc bình thường trớ thành quá xấu, không đủ tốt tôi thất bại, họ quá quắt… Thế là con người trở thành yếu thế, chán nản, bực dọc, bức xúc… Họ bị nhiễm hội chứng PHẢI (must syndrome), một hội chứng đã vặn xoắn hệ tư duy trở thành lệch lạc, bệnh hoạn.

Vì thế, mục tiêu chính của tư vấn nhận thức là giúp cá nhân sửa đổi, chấn chỉnh lại những cụm tư duy sai lệch, đưa họ trở về với những lối suy nghĩ chuẩn xác, lành mạnh.

Nhiều chuyên gia đã thống nhất với nhau rằng suy nghĩ sẽ dẫn đến cảm xúc. Suy nghĩ về những kinh nghiệm có thể được phân loại ra làm 4 nhóm: tích cực - tiêu cực - trung lập - và trộn lẫn. Như thế:

- Suy nghĩ tích cực dẫn đến cảm xúc tích cực.

- Suy nghĩ tiêu cực dẫn đến cảm xúc tiêu cực.

- Suy nghĩ trung lập dẫn đến cảm xúc trung lập.

- Suy nghĩ lẫn lộn dẫn đến cảm xúc lẫn lộn.

Mô hình biểu diễn quan hệ sự kiện có tác động lên tư duy và tình cảm của con người:

Sự kiện xảy ra  Quá trình tư duy  Hệ quả tình cảm

Mô hình này cho chúng ta thấy tóm tắt về quá trình tại sao sự kiện trong cuộc sống có thể trở thành những cảm xúc khác nhau. Những sự kiện xảy ra trong cuộc sống luôn đi vào hệ tư duy của con người. Hệ tư duy sẽ xử lý những thông tin vừa được thu nạp được. Ở đây có hai trường hợp, nếu bộ xử lý tư duy đúng đắn, lành mạnh, cảm giác được sinh ra sẽ đúng đắn, lành mạnh, và ngược lại. Dưới đây là mô hình trình bày hai hệ xử lý tư tuy khác nhau:

Sự kiện  Bộ xử lý tư duy tốt  Cảm xúc tốt

Sự kiện  Bộ xử lý tư duy xấu  Cảm xúc xấu

Đến lượt cảm xúc tốt sẽ dẫn đến hành vi tốt. Mô hình có thể được miêu tả, như sau:

Sự kiện  Xử lý tốt  Cảm xúc tốt  Làm tốt

Sự kiện  Xử lý kém  Cảm xúc xấu  Làm không tốt



Kỹ thuật trong tư vấn nhận thức chủ yếu là dạy (hướng dẫn) và tranh luận. Trước khi bắt tay vào tư vấn, thân chủ cần được giải thích và hiểu cặn kẽ về từng khâu, từng bước trong cả quá trình. Họ phải được giải thích sự liên hệ giữa suy nghĩ tốt sẽ dẫn đến cảm xúc tốt, và sau đó là hành vi tốt. Đây là liệu pháp có tính giáo dục và tính chỉ đạo rất cao. Vì thế thân chủ cần phải tập trung cao độ và thật sự có tinh thần cộng tác, thực hiện tất cả những đề nghị của tư vấn viên một cách triệt để.

Tranh luận về nhận thức là quá trình tư vấn viên hỏi thẳng (ask directly) để đánh giá những trả lời của thân chủ. Một hình thức câu hỏi rất hiệu nghiệm là hỏi: Tại sao (why), ví dụ:

Tại sao anh nghĩ thế?

Tại sao anh phải trốn tránh nói chuyện với con trai?

Tại sao họ cần sự trợ giúp của anh?

Tại sao anh sợ vợ của mình?

Nhờ thế, tư vấn viên sẽ đánh giá được tiến độ điều chỉnh hệ thống tư duy của thân chủ khi họ đưa ra những lý do tại vì (because) cho những câu hỏi tại sao (why). Tư vấn viên sẽ phân tích từng lý do tại vì của thân chủ một cách cụ thể. Chọn lọc những lý do tại vì tốt. Còn những lý do tại vì sai, lệch lạc, sẽ được thay thế bởi những tại sao không nên làm khác đi, chẳng hạn như… Đây là quá trình thiết kế lại khung tư duy (thinking system).

Có thể sử dụng suy diễn (syllogisms) để giúp thân chủ nhận ra chân lý, ví dụ như:

Thân chủ: Tôi ghét làm việc với người nước ngoài.

Tư vấn viên: Họ cũng là người chứ, anh có nghĩ thế không?

Thân chủ: Nhưng họ khác lắm.

Tư vấn viên: Tôi cũng đã làm việc với người nước ngoài, khi tôi còn là sinh viên.

Thân chủ: Rồi sao nữa?

Tư vấn viên: Tôi đã làm việc với họ. Họ cũng là người. Và tôi nghĩ họ có thể hiểu và thông cảm được. Chỉ cần anh cho họ và tự cho mình chút thời gian.



Có thể sử dụng tranh luận về hành vi (behavioral disputation): Trong trường hợp thân chủ có hành vi khó chấp nhận được. Điều này có thể thực hiện được khá thuận lợi khi hai người đang thực tập đóng kịch, dựa trên những hoạt cảnh đã được soạn sẵn.

Chất vấn trong tinh thần xây dựng (confrontation): Và cổ động thân chủ cũng rất hữu hiệu. Trong quá trình tái thiết lại hệ tư duy (lối suy nghĩ), khi thân chủ có những hệ tư duy không lành mạnh, tư vấn viên cần sử dụng chất vấn trong tinh thần xây dựng, cho đến khi tư duy thích hợp (appropriate thinking) được thân chủ nắm bắt. Trong trường hợp, thân chủ có tư duy tốt, tư vấn viên nên cổ động và ủng hộ họ, như thế thân chủ sẽ hứng thú hơn trong tư vấn, và họ sẽ sử dụng nó nhiều hơn, điều này sẽ trở thành một thói quen tích cực.

Bài tập (homework): Là những câu chuyện có hoạt cảnh (theme) do tư vấn viên đề xuất. Thân chủ sẽ đem về nhà, suy nghĩ kỹ, cân nhắc, chọn lựa giải pháp tối ưu, sau đó hai bên ngồi xuống, đối chiếu và đánh giá những mẩu xử lý của thân chủ. Thao tác này sẽ giúp thân chủ có thêm những kinh nghiệm mới, điều này có những tác động tích cực trong việc điều chỉnh lại khung tư duy của họ.

5. Thuyết phân tích thỏa hiệp trong tư vấn (Transactional Analysis)

Khởi xướng bởi Eric Berne, là một thuyết xây dựng trên nền tảng tư duy nhận thức. Theo thuyết này, quan hệ trong cuộc sống giống như một cuộc đối thoại. Vì thế thái độ của những người trong cuộc đối thoại sẽ có ảnh hưởng quyết định đến sự lành mạnh của quan hệ ấy.



Quan điểm về con người của thuyết phân tích thỏa hiệp nhắm vào tính lạc quan trong cuộc sống. Họ tin rằng con người có thể phục hồi một quá khứ, bất kể tình trạng của quá khứ ấy như thế nào. Họ cho rằng con người có quyền lựa chọn. Những lựa chọn này có thể được sửa đổi, nếu có nhu cầu. Thuyết này ủng hộ việc mỗi cá nhân đều bình đẳng và có thể tín thác nơi bản thân họ, suy nghĩ độc lập cho riêng họ, quyết định cho họ, và có quyền phát biểu cảm tưởng của mình.

Có bốn phương pháp sử dụng trong thuyết phân tích thỏa hiệp, là:

- Phân tích hệ cấu trúc (structural analysis): Tìm hiểu những gì đang diễn ra trong thế giới nội tâm của thân chủ.

- Phân tích sự giao tiếp (transactional analysis): Mô tả chính xác những gì đang xảy ra giữa hai người.

- Phân tích những bông đùa (game analysis): Tìm hiểu những giao dịch giữa hai bên dẫn đến những cảm xúc tiêu cực vì lạm dụng những câu nói đùa.

- Phân tích kịch bản cuộc đời (script analysis): Tìm hiểu kế hoạch cuộc đời mà thân chủ đang sống.



Với phân tích hệ cấu trúc: Berne cho rằng cái tôi là một quá trình lưu trữ một cách cố định với những cảm xúc và kinh nghiệm có liên hệ khắng khít với hành vi. Theo ông, mỗi cá nhân được coi như mang trong họ 3 cái tôi:

- Cái tôi trẻ con (child ego): Cá tính non nớt, hiếu kỳ, muốn được chiều, ích kỷ, ác ý, thích đùa, hay dỗi, thích vòi vĩnh.

- Cái tôi phụ huynh (parent ego): Có tính ra lệnh, lo xa quá mức, quan tâm quá mức cần thiết, thích lên lớp, hay chỉ trích.

- Cái tôi người lớn (adult ego): Cá tính trung dung, khách quan, xử lý trên bình diện thu thập tư liệu, dữ kiện, tôn trọng, hòa đồng, trưởng thành.

Trong cuộc sống, nếu chúng ta biết sử dụng cái tôi thích hợp đúng lúc, đúng trường hợp, đúng đối tượng, quan hệ giữa hai cá nhân, với những người khác sẽ diễn ra êm xuôi tốt đẹp. Tất nhiên đây không phải là trường hợp khả thi trong mọi tình huống, với mọi cá nhân. Rất nhiều lúc cá nhân đã sử dụng sai cái tôi của mình và sử dụng cái tôi không thích hợp. Điều này đưa đến những căng thẳng trong cuộc sống, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Với phân tích giao tiếp: có 3 hình thái giao tiếp là:

- Giao tiếp có bổ sung (complementary transaction): Trong trường hợp này, hai cá nhân trong quan hệ tiếp cận nhau trong cương vị tương đồng, bình đẳng, như:



tải về 1.32 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương