TƯ VẤn tâm lý CĂn bản lời giới thiệU


Tư vấn viên không muốn kết thúc



tải về 1.32 Mb.
trang7/18
Chuyển đổi dữ liệu22.04.2018
Kích1.32 Mb.
#37038
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   18

Tư vấn viên không muốn kết thúc (resistance from counselor) trong việc chấm dứt dịch vụ tư vấn là có thực. Mặc dù họ đã vạch rõ chương trình kế hoạch tư vấn và mục tiêu đề ra đã đạt được cho thân chủ, nhiều tư vấn viên vẫn cảm thấy khó khăn, lúng túng trong việc kết thúc quá trình tư vấn. Goodyear (1981) đã liệt kê ra những khó khăn sẽ đến với tư vấn viên, như sau:

- Khi tư vấn viên có những băn khoăn quan ngại về khả năng sinh hoạt độc lập của thân chủ.

- Khi tư vấn viên có mặc cảm vì mình đã chưa hết mình với thân chủ.

- Khi tự ái nghề nghiệp nổi dậy, trường hợp thân chủ bước đi quá vội vàng. Vậy mà đi như không biết mang ơn là gì? Tệ thiệt.

- Khi việc chấm dứt dịch vụ tư vấn lấy đi từ tư vấn viên những kinh nghiệm họ đang có được từ quá trình tư vấn với thân chủ. Mình học hỏi ở cô ấy nhiều quá.

- Khi những kinh nghiệm gián tiếp liên quan đến đời sống thân chủ không còn nữa. Đây là một suy nghĩ rất ích kỷ.

- Khi chia tay trong chấm dứt tư vấn gợi lại những vết thương tình cảm cũ trong cuộc sống quá khứ của tư vấn viên.

- Khi mâu thuẫn cá nhân đến với tư vấn viên. Tại sao phải ngưng dịch vụ này vậy?

Cần nhớ, chia tay với thân chủ là một vấn đề thuộc phạm trù tình cảm, rất phổ thông. Song nó cũng là vấn đề thuộc phạm trù đạo đức trong tư vấn. Tư vấn viên cần sáng suốt cảnh giác rằng, sẽ có nhiều thân chủ rất khó khăn khi chấm dứt dịch vụ tư vấn.

Trong trường hợp tư vấn viên có những vấn đề dính líu đến ký ức chia tay đau khổ trong quá khứ, họ cần tìm đến những tư vấn viên khác, xử lý những vấn đề riêng của mình cho thỏa đáng. Bởi lẽ, sớm muộn gì họ cũng phải ngưng dịch vụ tư vấn với thân chủ.



5. Ngưng tư vấn nửa chừng bởi thân chủ

Không thể nói được là trong bao nhiêu cuộc hẹn về các ca tư vấn, sau đó dịch vụ tư vấn bị cắt ngang bởi thân chủ là có quá vội vã hay không?

Nên nhớ, cắt ngang dịch vụ tư vấn tâm lý có thể xảy ra từ hai phía. Thân chủ có thể tự động cắt ngang. Tuy nhiên, nếu dịch vụ tư vấn cắt ngang từ phía tư vấn viên, thủ tục chăm sóc sau kết thúc dịch vụ tư vấn (follow-up) sẽ khác đi vì liên quan đến nghiệp vụ. Trường hợp thân chủ ngưng ngang dịch vụ tư vấn, việc áp dụng chăm sóc sau tư vấn (follow-up) thường là rất khó khăn.

Nhiều thân chủ tự giác và chủ động ngưng dịch vụ tư vấn khi họ đạt được mục tiêu.

Khi thân chủ không quay lại với cuộc hẹn với tư vấn viên. Trách nhiệm của tư vấn viên là liên lạc với họ. Nếu như thân chủ có chủ ý ngưng dịch vụ tư vấn; họ nên được tư vấn viên mời đến, làm một cuộc phỏng vấn tổng kết trước khi ngưng tư vấn (exit interview), Ward (1984) đã nêu ra tầm quan trọng của một cuộc phỏng vấn trước khi ngưng tư vấn:

- Giúp giải tỏa những căng thẳng, hiểu lầm trong quá trình tư vấn giữa hai phía.

- Tiếp tục dịch vụ tư vấn, nếu thân chủ ý thức được họ chưa trưởng thành và chủ động trong việc xử lý nan đề trong thời gian này.

- Đề nghị phương pháp trị liệu mới, hoặc tư vấn viên mới được giới thiệu, thu xếp thỏa đáng.

- Đề nghị thân chủ, trong tương lai, khi cần dịch vụ tư vấn họ sẽ luôn được hoan nghênh trở lại.

Cavanagh (1990) vạch ra, khi tư vấn bị cắt ngang do thân chủ, tư vấn viên thường tự khiển trách nghiệp vụ của mình hoặc do thừa cho thái độ thiếu trưởng thành của thân chủ. Dù là quy trách nhiệm về phía mình hay cho thân chủ, tư vấn viên đều khó tránh được tính tiêu cực trong quan hệ bị cắt ngang này. Vì thế, thái độ không quy trách nhiệm cho bất cứ ai là thái độ lành mạnh nhất. Nhiều tư vấn viên có thái độ bất cần, cho rằng sẽ là thiệt hại cho thân chủ nếu họ tự ý cắt ngang tư vấn. Đây cũng không phải là một biện hộ tốt. Tác giả Cavanagh (1990) đề nghị tư vấn viên nên xem xét có phải thân chủ đã quyết định ngưng tư vấn vì:

- Tư vấn viên không quan tâm đủ đến nan đề của họ.

- Thân chủ không tiếp thu được những tư tưởng tích cực của tư vấn viên.

- Thân chủ muốn trả đũa và phá tư vấn viên do tư tưởng thiếu trưởng thành.

- Thân chủ tránh cảm giác như lo lắng khi phải đối diện nan đề, đôi khi bị phanh phui bởi tư vấn viên - được diễn ra trong tiến trình tư vấn.

- Thân chủ đã tìm ra một cách giải quyết nan đề mới, hữu hiệu hơn.

- Thân chủ đã lĩnh hội được những tư tưởng cần được hấp thụ và cảm thấy họ tự xử lý được vấn đề một mình.

Cần lưu ý, tư vấn viên nên chủ động chấp nhận chuyện sẽ có một số thân chủ tự ý cắt ngang dịch vụ tư vấn. Khi nắm bắt được thực tế này, tư vấn viên sẽ tránh được những băn khoăn, bức xúc không cần thiết. Tại sao họ bỏ tư vấn ngang, hay là mình tư vấn dở quá! Vấn đề không hoàn toàn bởi nghiệp vụ yếu hay họ không có duyên may với nghề. Ngay cả những tư vấn viên giỏi, tận tâm, có trách nhiệm, đôi lúc vẫn vấp những trường hợp này. Nói khác đi, đây là một mặt trái, rất bình thường của nghề tư vấn.

Tuy nhiên, nếu như tỷ lệ thân chủ cắt ngang quá nhiều, tư vấn viên cần bỏ chút thời gian để phản tỉnh xem xét đâu đó trong quá trình tư vấn họ đã làm thiếu, làm sai một khâu then chốt nào đó. Rồi từ đó tìm cách khắc phục và phát huy.

Có tâm lý chuẩn bị về chuyện một số thân chủ sẽ cắt ngang dịch vụ tư vấn, sẽ giúp cho tư vấn viên đối diện với nghề một cách thực tế hơn, lành mạnh hơn trong cách suy nghĩ, một khi những vấn đề bất ngờ ấy xảy ra.

Nhiều thân chủ phát huy sớm những kỹ năng đối phó với nan đề do tư vấn viên cung cấp, nên chuyện ngưng dịch vụ tư vấn có thể được coi là cần thiết này không hẳn là cắt ngang không có lợi.

Tư vấn viên không thể kiểm soát toàn bộ những tác nhân ảnh hưởng đến việc thân chủ cắt ngang dịch vụ tư vấn. Tuy nhiên, Young (1918) có vài đề nghị khuyên tư vấn viên nên điều chỉnh:

- Có khoảng cách giữa các cuộc hẹn, càng xa, càng thưa, thân chủ càng dễ lỡ hẹn. Chờ lâu quá nên họ quên, hoặc làm biếng, nản lòng.

- Nên cắt nghĩa và giải thích cặn kẽ về quá trình tư vấn. Thân chủ càng hiểu về cách thức và tác dụng tư vấn, họ sẽ thiết tha hơn với việc giữ các cuộc hẹn.

- Tư vấn viên trọn gói (whole pack) từ đầu đến cuối, không nên để thân chủ gặp nhiều tư vấn viên khác nhau, trường hợp này hay thấy trong những trung tâm tư vấn công cộng, miễn phí. Ủa sao tui gặp toàn là tư vấn viên mới không là sao vậy?

- Nhắc nhở thân chủ hãy giữ những cuộc hẹn bằng các cuộc điện thoại, email… động viên họ giữ hẹn, vì đây là một điều cần thiết.

6. Ngưng tư vấn bởi tư vấn viên

Ngược với cắt ngang tư vấn bởi thân chủ, kết thúc dịch vụ tư vấn bởi tư vấn viên thường là một việc làm đúng hướng trong dịch vụ tư vấn. Tuy nhiên, một vài trường hợp bất khả kháng xảy ra, khi tư vấn viên buộc phải ngưng làm việc hoặc rời nghiệp vụ tư vấn (nghỉ việc) với nhiều lý do khác nhau, đây là những điều đáng tiếc đã xảy ra, tuy có thể chấp nhận được. Đây là điều ngoài ý muốn của tất cả mọi người.

Tất nhiên, có lúc tư vấn viên chấm dứt tư vấn vì thân chủ quá nhàm chán, chậm thiếp thu, thiếu cộng tác, hoặc tư vấn viên nóng náy, bực dọc, sốt ruột, mất kiên nhẫn… Nếu cắt ngang tư vấn như thế, thân chủ sẽ có cảm giác bị xem thường, bị hất hủi. Cavanagh (1990) khuyên, mặc dù có những cảm giác không lành mạnh với thân chủ, tư vấn viên vẫn có thể thảo luận với thân chủ để tạo thêm thông cảm và ủng hộ. Nhiều lúc, thân chủ đã không ý thức được họ cần phải công tác, nên khi ý thức được vai trò của mình, họ sẽ trở nên chủ động hơn.

Khi chuẩn bị rời nghề, tư vấn viên nên có sự chuẩn bị, càng chu đáo càng tốt trong việc giúp thân chủ hiểu được phương pháp vận hành trong tư vấn. Thân chủ cần được thông báo và giải thích về những sự cố bất ngờ xảy ra với tư vấn viên khi họ nghỉ việc. Họ cần hiểu rằng việc thay đổi tư vấn viên sẽ không gây quá nhiều tác hại (vì những tư vấn viên khác sẽ cung cấp những dịch vụ tư vấn có chất lượng giống như của tư vấn viên nghỉ việc) và đây là điều ngoài ý muốn.

Lý tưởng nhất, trước khi chia tay, tư vấn viên nên có một đánh giá xem thân chủ đang ở giai đoạn phát triển nào trong tiến trình tư vấn. Tình hình của thân chủ đã có phát triển khả quan hay chưa gặt hái nhiều, và đã gặt hái được bao nhiêu. Tư vấn viên cần lên những kế hoạch hành động cho sau này, nếu cần thiết; được vạch ra và bàn bạc cụ thể. Những cảm xúc chân thành (tích cực lẫn tiêu cực) cần được ghi nhận và tư vấn viên cần cảm ơn thân chủ về kinh nghiệm tích cực được làm việc chung với nhau.

Khi thân chủ hoàn toàn thông cảm và hiểu được nguyên do của việc chấm dứt dịch vụ tư vấn, điều này sẽ có ảnh hưởng thuận lợi đến tiến trình tư vấn. Họ tôn trọng và tin tưởng vào dịch vụ tư vấn nhiều hơn. Có thể nói, không giống những dịch vụ khác, dịch vụ tư vấn là một dịch vụ đòi hỏi người cung cấp dịch vụ phải đặt lợi ích của thân chủ lên hàng đầu. Những bước kế hoạch lo cho thân chủ qua việc thu xếp tiếp tục tư vấn (với một tư vấn viên mới) cần được bàn thảo rõ ràng. Tuyệt đối tránh tình trạng đem con bỏ chợ, gây những khó khăn đến cho thân chủ.



7. Kết thúc dịch vụ tư vấn với ấn tượng tốt

Quá trình chấm dứt tư vấn cần được coi như một việc làm cần được quan tâm thích đáng. Đây là khâu chuẩn bị quan trọng. Nên nhớ, kết thúc dịch vụ tư vấn không nên chỉ hiểu một cách đơn giản như kết thúc một quá trình làm việc dẫn đến những thay đổi và giác ngộ. Giống như đi máy bay vậy, kết thúc dịch vụ tư vấn chính là quá trình hạ cánh - đòi hỏi phải được bảo đảm tuyệt đối an toàn.

Chấm dứt hoạt động tư vấn với một thân chủ cần phải được coi như một bước mở đầu sang một giai đoạn mới của thân chủ - giai đoạn áp dụng những kinh nghiệm họ đã thu thập được vào đời sống thực tế. Vì thế phải có chuẩn bị và họ cần được hướng dẫn những việc cần làm sau khi dịch vụ tư vấn kết thúc.

Cần nhất, nếu có thể được, kết thúc dịch vụ tư vấn khi hai bên cùng thỏa thuận và nhất trí. Những kinh nghiệm tích cực được ghi nhận, cả hai đều đồng ý rằng họ đã đạt được những mục tiêu đề ra trong hợp đồng. Nếu những cuộc tư vấn đã kết thúc trong lạc quan như mong muốn, điều tư vấn viên nên làm, dựa theo Patterson và Welfel (1994) là:

- Vạch rõ và ghi nhận nhu cầu của thân chủ và những mong muốn của họ đã đạt được.

- Ghi nhận rằng quan hệ tư vấn là quan hệ hai chiều, phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của cả hai bên, khi kết thúc, cả hai phía đều mãn nguyện.

- Chia sẻ rằng tư vấn viên thật ra cũng có những xúc cảm hỉ, nộ, ái, ố.

- Mời gọi thân chủ cùng chia sẻ kinh nghiệm cộng tác và cảm xúc chia tay.

- Chia sẻ kinh nghiệm của tư vấn viên với thân chủ.

- Ôn và điểm lại những khúc quanh, vận dụng những giác ngộ và kỹ năng mới vào thực tế.

- Chỉ rõ những thành tựu cá nhân thân chủ đã đạt được.

- Động viên thân chủ tiếp tục phát huy và phấn đấu trong thời gian tới.



8. Chăm sóc nhắc nhở sau kết thúc và thủ tục giới thiệu tư vấn mới nếu cần

Một tư vấn viên có trách nhiệm sẽ không phủi tay, giũ bỏ tất cả quan tâm sau khi quan hệ tư vấn đã được chấm dứt. Việc tiếp tục nâng đỡ thân chủ phải là một phần quan trọng trong quá trình tư vấn, nó được xem như là quá trình kiểm tra xem thân chủ có thực sự tiếp tục áp dụng những kỹ năng học hỏi được vào đời sống hiện tại. Nó thể hiện được sự quan tâm của tư vấn viên đối với thân chủ. Ngoài ra nó cũng là một dụng cụ giám sát hữu hiệu. Nói khác đi, quá trình tư vấn là học hỏi. Hành động theo dõi để nâng đỡ thân chủ là việc đánh giá kết quả của quá trình học hỏi đó xem có hiệu quả không?



Kế hoạch chăm sóc sau dịch vụ (follow-up): là kiểm tra sau khi tư vấn chấm dứt được sau 3 đến 6 tháng, tính từ khi tư vấn viên hoàn tất cuộc hẹn sau cùng với thân chủ. Coemiers (1998) giới thiệu 4 cách chăm sóc nhắc nhở sau kết thúc tư vấn qua cách:

1. Mời thân chủ đến để thảo luận về những tiến bộ áp dụng sau khi đã kết thúc quá trình tư vấn.

2. Gọi điện thoại, tuy nhiên cách này chỉ cho phép nói chuyện, sẽ có hạn chế nhất định vì tư vấn viên không nhìn thấy hết bức tranh toàn cảnh (nhìn xem thân chủ có vui vẻ không, cách ăn mặc…)

3. Viết thư, hỏi thăm về hiện trạng sinh hoạt và những tiến bộ mà thân chủ đạt được.

4. Gửi bản trắc nghiệm đến thân chủ, hỏi về những vấn đề liên quan, tuy cách này dường như không có vẻ gần gũi cho lắm.

Dù bằng cách nào cũng thế, việc chăm sóc nhắc nhở (follow-up) sau khi kết thúc dịch vụ tư vấn sẽ giúp thân chủ kiểm chứng xem họ có thật sự tiến bộ hay không. Đây là một việc làm rất có ý nghĩa, vì thân chủ có được cơ hội đối chiếu và phản tỉnh. Thân chủ cung cấp những thông tin sẽ giúp tư vấn viên có thêm nhiều khái niệm tích cực của quá trình tư vấn. Và tư vấn viên sẽ sử dụng những kinh nghiệm này trong tương lai với những thân chủ khác.



Giới thiệu tư vấn viên mới (refer client to new counselor): Khi cần là một việc làm không thể xem nhẹ. Đây là một việc làm thể hiện tinh thần có trách nhiệm của một tự vấn viên. Có thể việc làm này ngay sau buổi phỏng vấn đầu tiên (initial interview), nhưng nó cũng có thể xảy ra bất cứ lúc nào sau này trong suốt quá trình tư vấn, bởi vì khi tác dụng trị liệu của tư vấn không đạt được, tư vấn viên cần giới thiệu thân chủ với một tư vấn viên mới.

Việc giới thiệu tư vấn mới này được thực hiện bởi những lý do chính sau đây, dựa theo Goldstein (1971):

- Thân chủ có những nan đề mà tư vấn viên không có cách giải quyết thỏa đáng.

- Tư vấn viên không có kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực thân chủ cần.

- Tư vấn viên biết về một tư vấn viên khác có chuyên môn nghiệp vụ cao hơn.

- Thân chủ và tư vấn viên có quá nhiều điểm khác biệt về nhân cách, cá tính, văn hóa xã hội.

- Quan hệ giữa hai bên bế tắc, không phát triển ngay trong lần đầu tư vấn.

Việc giới thiệu thân chủ với tư vấn viên mới cần chú trọng đến hai yếu tố then chốt: (1) giới thiệu như thế nào và (2) giới thiệu khi nào. Yếu tố giới thiệu như thế nào là việc tư vấn viên phải trình bày được lý do cần thiết của quyết định này, xuất phát từ quan điểm và tính đạo đức trong nghề. Như thế, thân chủ sẽ dễ chấp nhận và việc giới thiệu sẽ giúp họ có một ý tưởng tích cực giành cho những tư vấn viên đồng nghiệp trong tương lai.

Yếu tố giới thiệu khi nào được thực hiện một cách cẩn thận [không căn cứ dựa vào thời gian lâu hay mau trong quan hệ tư vấn giữa hai bên]. Khi tư vấn viên cảm thấy quá trình giới thiệu thân chủ với tư vấn viên mới là cần thiết, anh ta nên xúc tiến ngay. Tuy nhiên anh ta cần cân nhắc vài điều.

Quan hệ tư vấn càng lâu, thân chủ càng gặp phải những cảm xúc lưỡng lự, thiếu dứt khoát. Nên nhớ, vì mục đích của giới thiệu tư vấn mới dựa trên nền tảng tư lợi ích của thân chủ, nên đây là việc cần làm, kể từ khi tư vấn viên nhận ra khả năng không phù hợp của mình. Song, với những thân chủ đã có một thời gian làm việc chung, tư vấn viên nên thu xếp một khoảng thời gian để thân chủ quen dần với bước ngoặt này trong kinh nghiệm tiến trình tư vấn. Tránh họ không bị sốc hay bất ngờ.

Ngoài ra, khi tư vấn viên có đủ bằng chứng kết luận rằng quan hệ tư vấn và tiến độ tư vấn không phát triển, hoặc phát triển quá chậm chạp, hai bên cần ngồi xuống, cùng tìm ra những lỗ hổng. Sau đó những phương hướng thực hiện khắc phục được soạn thảo và kế hoạch thực hiện những bước sẽ đề ra sau đó. Nếu cố gắng thứ hai vẫn không có kết quả, nhất định giới thiệu thân chủ với tư vấn viên mới là rất cần thiết.

9. Kết luận

Giống như bao nhiêu tiến trình khác, tư vấn là một tiến trình có mở đầu và có kết thúc. Song, không giống những tiến trình khác, tiến trình tư vấn có những kết thúc nhanh hoặc chậm, bởi nhiều lý do, vì nhiều hoàn cảnh rất khác nhau. Đây cũng là một nét đặc trưng của nghề Tư vấn. Từ tính đa dạng của vấn đề, tư vấn viên cần có những kỹ năng và hành động thỏa đáng đối với từng trường hợp cụ thể.

Trong tư vấn, kết thúc một quan hệ giữa thân chủ và tư vấn viên luôn đặt ra những cảm xúc gai góc. Tuy nhiên, vì lợi ích của thân chủ, tư vấn viên có trách nhiệm cần cẩn thận, khéo léo, nhưng cương quyết thực hiện để việc kết thúc một quá trình tư vấn đem lại hiệu quả cao nhất, cho cá nhân tư vấn viên và cho cả thân chủ các thân chủ. Chăm sóc nhắc nhở cho thân chủ là một khâu quan trọng không thể xem nhẹ - đây là khâu sẽ giúp tư vấn viên xác định xem thân chủ có áp dụng được kỹ năng mới trong cuộc sống.

Kết thúc dịch vụ có thể xảy ra bất cứ lúc nào, từ cả hai phía. Dù với hình thức nào đi chăng nữa, vì trách nhiệm nghề nghiệp, tư vấn viên cần động viên thân chủ hãy áp dụng những kỹ năng vào đời sống. Thân chủ cần được nhắc nhở rằng, kinh nghiệm học được trong tư vấn phải là một kinh nghiệm được sử dụng bởi thân chủ cho cuộc đời sắp tới của họ.


PHẦN BA
CÁC HỌC THUYẾT ỨNG DỤNG TRONG TƯ VẤN

Chương 8
THUYẾT PHÂN TÍCH TÂM LÝ VÀ


THUYẾT ADLERIAN TRONG TƯ VẤN

1. Dẫn nhập

Tư vấn, theo Patterson (1995) là một quan hệ giao tiếp trợ giúp giữa hai cá nhân. Điều này cần đến sự tin tưởng và tín thác; vì thân chủ không chia sẻ những nan đề của họ cho bất cứ ai họ quen biết trong cuộc sống.

Bốn nhân tố quan trọng quyết định đến chất lượng tư vấn bao gồm: (1) bản thân nhà tư vấn, (2) thân chủ, (3) môi trường / hạ tầng cơ sở tư vấn, và (4) học thuyết áp dụng trong tư vấn.

Để làm tốt nghiệp vụ tư vấn, một tư vấn viên cần đánh giá những giá trị sống, áp dụng triết lý và nhân sinh quan của mình để chọn lựa một học thuyết phù hợp, nhằm ủng hộ trong quá trình tư vấn với thân chủ. Vì mỗi học thuyết có một hệ thống bao gồm những nhãn quan (view) đặc trưng riêng, vì thế khi áp dụng một học thuyết vào tư vấn, tư vấn viên cần cân nhắc đến khả năng lĩnh hội và xử lý những hệ tư duy mới trong quá trình tư vấn của thân chủ.

Nói khác đi, một học thuyết có thể hữu dụng cho người này nhưng lại không có lợi ích nhiều cho người khác.

Cho đến năm 1994, trên thế giới đã có đến hơn 400 hệ thống tư tưởng trong tư vấn (Corsilli, 1995). Điều này cho thấy việc sử dụng các học thuyết khác nhau là một tất yếu. Phần nhiều những tư vấn viên đi theo bốn nhánh học thuyết chính là:

Phân tích tâm lý (psychoanalytic).

Cảm xúc (affective).

Tư duy nhận thức (cognitive).

Hành vi (behavioral).

Ngoài ra còn những học thuyết khác không dược chú ý lắm hoặc là một sự pha trộn (eclectism) có chọn lọc các học thuyết khác, ứng dụng vào tư vấn. Những năm gần đây, sự kết hợp hai học thuyết tư duy nhận thức và hành vi gộp lại (cognitive- behavioral) trở thành một học thuyết mới, được đón nhận và sử dụng một cách rộng rãi.

Chương 8, tập trung vào phân tích tâm lý và những hệ thống học thuyết khác sẽ được bàn kỹ hơn trong ba chương 9, 10, 11 kế tiếp.


2. Thuyết phân tích tâm lý cổ điển

Phân tích tâm lý (Psychoanalytic) là hệ thống học thuyết đầu tiên gây được chú ý trong giới tâm lý. Sigmund Freud là cha đẻ của học thuyết này. Những nhà tâm lý tiên phong khác như Adler Alfred: Carl Jung, Albert Ellis, Rolo May, Fritz Perl… đã chịu ảnh hưởng của Freud. Vì thế, là một tư vấn viên không được trang bị những kiến thức về khối học thuyết phân tích tâm lý này, có thể coi như là một tư vấn viên đã thực sự không qua đào tạo có căn bản.

Học thuyết phân tích tâm lý của Freud Sigmund được coi là học thuyết cổ điển.



Quan điểm về con người của học thuyết này dựa chủ yếu trên ba khái niệm của hệ thống hoạt động tâm lý trong mỗi con người bao gồm: ý thức (conscious) tiền ý thức (preconscious), và vô thức (unconscious). Có thể hiểu:

Ý thức: Là trạng thái tỉnh táo, hoạt động, có thể quản lý và xử lý tốt môi trường xung quanh. Như việc bạn đang đọc cuốn sách này là một ví dụ.

Tiền ý thức: Nơi những kỷ niệm trong quá khứ, những kinh nghiệm đã quên, lẩn quất trong hệ thống tư duy, được gợi lại khi con người tiếp cận với những kích thích, hoàn cảnh, điều kiện trong cuộc sống, trung gian giữa ý thức và tiềm thức. Như việc bạn hầu như quên một món ăn, cho đến một hôm nhìn thấy bà hàng bún, thế là kỷ niệm chợt ùa về. Hay là khi đọc cuốn sách này, bạn sẽ được gợi lại những kinh nghiệm trong đâu đó.

Vô thức: là thành phần (ít được hiểu biết nhất) đóng vai trò chủ yếu trong việc chi phối những ham muốn, thuộc bản năng, bị dồn nén, ảnh hưởng đến nhân cách con người. Ví dụ, ai cũng thích ngồi chơi, ăn sung sướng vậy.

Cũng theo Freud, nhân cách bao gồm 3 thành phần: xung động vô thức (id), cái tôi, còn gọi cá tính hay là bản ngã (ego), và siêu ngã (superego). Có thể hiểu tóm tắt:



Xung động vô thức: Thuộc vô thức, thuộc bản năng, chú trọng vào khoái cảm, chi phối những ham muốn của con người, ngại khó, chiều xác thịt.

Siêu ngã: Thuộc những phạm trù lý tưởng, lương tâm, điều thiện, hoàn hảo, tốt tuyệt đối, thánh thiện.

Cái tôi: Trung gian, điều tiết hai thái cực đối lập là xung động vô thức và tiêu ngã. Giúp cân bằng và quân bình cuộc sống, không quá dung tục và cũng không quá thánh thiện.

Một khái niệm trong thuyết Freud nhắc đến là những giai đoạn phát triển tâm - tính dục (psychosexua/ developments stages) của con người. Tóm tắt những giai đoạn ấy, gồm:



Thời kỳ miệng (Oral stages): Chú trọng đến miệng, như bú, khóc, liếm, nói - trung tâm điểm với trẻ 1 tuổi.

Thời kỳ hậu môn (Anal stages): Chú trọng đến đi cầu kiết, bón - trung tâm điểm từ đến 2 tuổi.

Thời kỳ bộ phận sinh dục nam (Phallic stages): Chú trọng đến việc nhận định giới tính - từ 3 đến 5 tuổi, trong thời kỳ này, hội chứng ghét bố và thích mẹ nơi trẻ nam (Oedipus complex) và hội chứng thích có dương vật nơi các trẻ em nữ (Electra complex) thường xảy ra.

Thời kỳ tiềm tàng (Latency stages): Tập trung vào bạn bè xung quanh, tính dục không có những tập trung gắt gao - từ 6 đến 12 tuổi. Trẻ tập trung vào học tập, kết bạn, kỹ năng học tập.

Thời kỳ bộ phận sinh dục (Genital stages): ở thanh niên - tỏ thái độ và thích quan hệ tính dục với người khác. Từ tuổi dậy thì trở đi đến hết phần cuộc đời còn lai.

Theo Freud, mỗi thời kỳ cần được phát triển hoàn thiện mới qua thời kỳ khác, cao hơn. Nếu không tuân theo tiến trình nhịp nhàng, một cá nhân sẽ vấp phải tình trạng liệt, dẫm chân (fixated); một trạng thái bức bí, có ảnh hưởng đến hình thành nhân cách. Khi lớn lên các cá nhân ấy phải vận dụng những cơ chế tự vệ (defense mechanism) trong thời điểm họ trưởng thành. Phần nhiều, những cơ chế tự vệ này là không lành mạnh.

Với Freud, những biểu hiện hành vi bất bình thường (abnormal behavior) của một cá nhân là do việc họ sử dụng những cơ chế tự vệ như những van xả trong sinh hoạt hàng ngày. Một điều đáng buồn là những cơ chế tự vệ này gây ra những khó khăn trong sinh hoạt cá nhân và ảnh hưởng đến quan hệ giữa con người với nhau (ảnh hưởng đến người xung quanh)..

Cơ chế tự vệ là hậu quả khi cá nhân còn bé đã gặp trở ngại trong quá trình phát triển bình thường các thời kỳ phát triển tâm - tính dục (nêu trên). Dưới đây là những cơ chế tự vệ được Anna Freud (1936) đưa ra:

- Ức chế (repression): Nguồn gốc căn bản (làm nền móng) để những cơ chế tự vệ khác phát triển, Cá nhân tập trung vào việc đẩy hoặc cố tình chôn giấu những cảm xúc, kinh nghiệm đau thương vào hệ tư duy kín, không dám dối diện với chúng. Chôn chặt nỗi đau vào lòng.

- Gạt/ gán cho người (projection): Cá nhân gán cho người khác những cảm xúc mà cá nhân đang thực sự có. Ví dụ. Tớ ghét chủ, nhưng nghĩ là chủ ghét mình.

- Tạo phản ứng ngược lại (reaction formation): Cá nhân từ chối cảm xúc tiêu cực, khó chịu đang có, và cố hành xử với cảm giác ngược lại, như có vẻ tích cực, dễ chịu với hiện tại. Ví dụ, ghét ăn khoai nhưng lại nói thích khoai, thích anh A nhưng lại chối rằng mình không thích anh A này lắm.

- Hoán vị (displacement): Cá nhân có thói quen giận cá chém thớt, bực người này đổ cho người khác, ghét việc này bỏ việc khác. Ví dụ: Bực bội với chủ, về đánh chửi con cái ở nhà.

- Thoái lùi (regression): cá nhân thích quay về quá khứ, hoài cổ, ngại tiến về phía trước. Ví dụ, cứ gặp khó khăn ở phố thị là lại muốn dọn về quê để sống.

- Biện hộ, hay còn gọi hợp lý hóa (rationalization): Cá nhân tìm cách hợp lý hóa những việc làm vô lý. Ví dụ: Mượn rượu để giải sầu. Thực ra là để trốn tránh thực tế, đánh đề như chuyện thử thời vận may mắn.

- Phủ nhận (denial): Cá nhân không chịu nhìn nhận thực tế. Ví dụ, vợ chồng ly dị nhưng không chịu thừa nhận họ đã hết thương nhau, nghèo nhưng vẫn xài sang, cố tình không chấp nhận hoàn cảnh khó khăn, thích giữ kẽ.

- Sắm vai (identification or sublimation)): Cá nhân áp đụng những cái hay, tích cực của người khác với mình để bỏ đi cảm giác sợ hãi họ. Ví dụ, trẻ ghét thầy giáo, nhưng vẫn chịu khó học, để tránh bị phạt. Người thích bạo lực, nên chọn nghề đấu võ đài chuyên nghiệp.

Theo Freud, tư duy và hành xử của cá nhân là sản phẩm của tác động qua lại giữa ý thức và vô thức, giữa xung động vô thức và siêu ngã. Những trục trặc trong giai đoạn phát triển tâm - tính dục là nguyên do nảy sinh những hành vi trái ngược, lập dị xảy ra.

Vì thế tư vấn viên sử dụng học thuyết của Freud cần có một chuyên môn nghiệp vụ rất cao. Họ khai thác kỷ niệm thời thơ ấu và thường sử dụng ghế sô-pha, văn phòng đèn mờ, thân chủ nằm nhắm mắt, kể ra tất cả những gì họ suy nghĩ, nhiệm vụ của tư vấn viên là ghi chép những mục đề có nội dung liên hệ quan trọng; được đánh giá như là những dấu hiệu dẫn đến những hành vi khác thường (abnormal behavior) của thân chủ. Vai trò của tư vấn viên là để cắt nghĩa những nội dung đáng lưu ý trong quá trình nói chuyện tự do ấy (free association).




tải về 1.32 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương