TƯ VẤn tâm lý CĂn bản lời giới thiệU



tải về 1.32 Mb.
trang4/18
Chuyển đổi dữ liệu22.04.2018
Kích1.32 Mb.
#37038
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18

2. Khái niệm văn hóa

Văn hóa là một khái niệm có thể định nghĩa qua nhiều khía cạnh khác nhau. Nó bao gồm những đại lượng thuộc về chủng học, như nhân học, dân tộc học, tôn giáo, ngôn ngữ, phong tục. Những đại lượng thuộc nhân khẩu học, như tuổi tác giới tính, nơi sống. Ngoài ra còn có những đại lượng xã hội, như nghề nghiệp, trình độ giáo dục, sức khỏe, thu nhập kinh tế…



Định Nghĩa: Từ đó, một định nghĩa thật rộng về một nền văn hóa, có thể được gọi là: Bất cứ một nhóm những cá nhân liên kết với nhau, có chung một bối cảnh xã hội, chung mục đích, và cùng có chung những nhu cầu tương tự.

Ngoài ra trong một xã hội sẽ có những nhóm văn hóa đem theo những kinh nghiệm rất đặc trưng rất khác nhau của những con người trong các nhóm này như: niềm tin, triết lý sống, nhân sinh quan, giá trị sống. Ví dụ, một người thuộc giới dân cư lao động nghèo sẽ có những não trạng rất khác với một người thuộc nhóm trong giới trí thức, quân đội, kinh doanh thương mại, hay giới công nhân viên chức.



Đa văn hóa: Vì tính đa dạng nhiều mặt của văn hóa, từ ngữ đa văn hoá trở thành một từ khá phổ biến trong thuật ngữ xã hội học hiện đại. Khó có một khái niệm thống nhất về đa văn hoá. Và có thể hiểu, đa văn hoá là nhiều nhóm văn hoá nhỏ cùng tồn lại song song với nhau trong một nền văn hoá của một dân tộc, đất nước.

Một tư vấn viên, nếu không có não trạng cần thiết về khái niệm đa văn hoá, anh ta sẽ dễ rơi vào lúng túng khi tiếp cận với những thân chủ có quá nhiều điểm khác biệt với tư vấn viên; xét trên bình diện văn hóa.

Ý thức sâu sắc được mỗi cá nhân sẽ thuộc về một nhóm văn hóa nhất định trong xã hội (gồm nhiều thành phần - đa văn hóa) sẽ giúp tư vấn viên cảnh giác khi tiếp cận những thân chủ. Như thế quá trình tư vấn sẽ đạt được những hiệu quả thiết thực và đáp ứng được chính xác nhu cầu tư vấn của từng thân chủ.

Với kiến thức về đa văn hoá, tư vấn viên có thể mạnh dạn thẩm định khả năng của mình trong việc đem đến những dịch vụ tư vấn bổ ích cho thân chủ. Như đã trình bày trong chương 3 về tính đạo đức trong tư vấn, một tư vấn viên phải chú trọng đến lợi ích của thân chủ, không được làm hại đến thân chủ. Nên biết, khác biệt về văn hóa có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ và chất lượng tư vấn. Đôi khi có ảnh hưởng của đối chọi trong hệ văn hoá tư tưởng sẽ có những phản tác dụng với mục tiêu tư vấn.

Ví dụ, nếu như một tư vấn viên hoàn toàn có thành kiến với quan niệm đồng tình luyến ái. (Dù đây là một điều hoàn toàn có thể chấp nhận được trong não trạng của mình), tư vấn viên này nhất định không nên cung cấp dịch vụ tư vấn cho thân chủ đã trình bày rõ ràng anh ta là người đồng tình luyến ái.

Một thân chủ sẽ mạnh dạn tự nhiên hơn khi tư vấn viên có cùng một hoàn cảnh văn hoá như họ. Điều này sẽ giúp tư vấn viên ứng xử sao để sự đồng cảm có thể đạt hiệu quả cao nhất.

Tư vấn viên cần chủ động trong mảng văn hoá khi thực hiện tư vấn. Hoàn toàn có thể chấp nhận được, nếu tư vấn viên từ chối làm việc với một thân chủ vì lý do khác nhau về văn hóa tư tưởng. Nhiệm vụ của tư vấn viên là mạnh dạn trình bày quan điểm của mình về vấn đề tế nhị này. Nếu thân chủ vẫn yêu cầu tiếp tục được tư vấn, tư vấn viên có thể thử một lần. Tuy nhiên, khi phát hiện ra hiệu quả không đạt được, tư vấn viên sẽ giới thiệu thân chủ với một tư vấn viên khác, thích hợp với thân chủ hơn.

3. Những khó khăn trong công tác tư vấn đa văn hoá

Một vấn đề nóng bỏng đến từ hiện thực đa văn hoá là tư vấn viên đánh giá không chính xác về điều kiện cụ thể và não trạng của thân chủ đến từ những hoàn cảnh xã hội khác nhau.

Con người vốn hay có một lối đánh giá chung hay có thành kiến (stereotype). Ví dụ, họ nghĩ người giàu sẽ keo kiệt và người nghèo sẽ tiêu hoang khi họ có tiền. Hay là phụ nữ thì nhiều chuyện và đàn ông thì thích hảo ngọt. Điều này hoàn toàn không hẳn như thế. Chính vì vậy, thành kiến với những đặc điểm bên ngoài về mặt văn hóa xã hội dễ dẫn đến những hiểu lầm chủ quan, vốn rất dễ xảy ra. Những sai sót này, nếu như tư vấn viên được trang bị và có cảnh giác trong quá trình tư vấn, họ có thể tránh được.

Ngôn ngữ là một khó khăn không nhỏ. Ta biết, mỗi một nhóm người trong xã hội có một nhóm từ vựng ngôn ngữ riêng. Đôi lúc ta vẫn nghe thấy người ta bảo:



Ông ấy ăn nói nghe chính trị lắm.

Bà ấy nói chuyện sặc mùi tiền.

Anh ta dân võ biền, ăn nói chắc như đinh đóng cột.

Cậu phải để ý, họ dùng toàn thuật ngữ chuyên môn…

Như thế, tuy rằng ngôn ngữ chung là tiếng Việt, nhưng ngôn ngữ văn hóa của một nhóm nào đó lại có những từ vựng và não trạng riêng. Nắm bắt được điều này, tư vấn viên sẽ điều chỉnh sao cho phù hợp, để những chia sẻ trong quá sinh tư vấn sẽ vận hành nhịp nhàng thuận lợi, tạo ra những hiểu biết cần thiết.



Đối xử phân biệt với thân chủ (discrimination): Là một thách thức nhức nhối đối với những người làm công tác tư vấn. Nhiều lúc chúng ta bắt gặp những đối tượng thân chủ hoàn toàn không hợp với cảm giác làm việc; thật đáng buồn, do chủ yếu chỉ vì họ không được giống như chúng ta.

Tư vấn viên không đối xứ với thân chủ một cách bình đẳng, không có tôn trọng là phạm đến lỗi đối xử phân biệt với khách. Chẳng hạn, khi tiếp một thân chủ nghèo, cao tuổi, chậm chạp, nếu không có cái tâm, tận tụy với nghề, nhiều tư vấn viên sẽ lộ vẻ không hào hứng, ngán ngẩm ra mặt, điều này sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả tư vấn; như chuyện họ sẽ tư vấn cho xong, gay gắt, thiếu thân thiện, dè bỉu.

Một điểm khác cần quan tâm đến là quá trình hội nhập của một cá nhân trong xã hội. Ví dụ, một thân chủ gốc miền Bắc, sau một thời gian sống ở miền Nam, rất có thể não trạng của anh đã miền Nam hóa. Nếu tư vấn viên cẩn thận, khéo léo thăm dò, sẽ tránh được những hiểu lầm, đôi khi không đáng xảy ra. Đừng vì giọng anh ta nói nghe Bắc quá rồi đóng kịch cho Bắc hóa là thiếu tôn trọng. Văn hóa trong tư vấn phải chân thành, trung thực, hợp với tinh thần tôn trọng tối thiểu.

4. Vấn đề cần chú ý trong tư vấn đa văn hóa

Một vấn đề thường gặp với tư vấn viên là họ luôn coi mọi đối tượng thân chủ đều giống nhau. Từ đó những khuôn mẫu được áp dụng cho mọi đối tượng. Tư vấn vì thế mà công thức, sáo và tẻ ngắt. Điều này sẽ tạo ra những hạn chế nhất định. Khi thân chủ không nhận ra sự đồng cảm nơi tư vấn viên, họ sẽ không nhiệt tình cộng tác. Như thế hiệu quả tư vấn sẽ không cao.

Nên nhớ, chất lượng tư vấn chủ yếu phụ thuộc vào sự cộng tác của thân chủ. Nói khác đi, không có sự cộng tác của thân chủ, tư vấn viên sẽ không thật sự sử dụng hết khả năng tư vấn của họ được. Tư vấn phải là một nỗ lực cộng tác hai chiều.

Quá nhạy cảm (oversensitive) một cách không cần thiết cũng là một vấn đề trong tư vấn đa văn hóa. Khi thân chủ hiểu lầm thiện ý của tư vấn, có thể họ sẽ khựng lại vì ngộ nhận tư vấn viên đã có một thái độ vồ vập. Thông thường các thân chủ muốn mình được tiếp đón, đối xử một cách công bằng. Họ không muốn được đối xử gần như được thương hại. Vì thế, tư vấn viên rất cần quan tâm đến khía cạnh tế nhị này.

Trang bị kiến thức về đa văn hóa, tư vấn viên sử dụng nó như dụng cụ sẽ giúp họ công tác hiệu quả hơn. Tất nhiên thân chủ không nhất thiết phủ nhận ra điều này nơi tư vấn viên. Kiến thức về đa văn hóa trong tư vấn phải được áp dụng khéo léo, vì tính chất tế nhị của vấn đề.

Để thật sự tạo ra sự đồng cảm với một thân chủ về những khác biệt trong văn hóa, Peterson (1977) đã đề nghị một tư vấn viên chỉ nên đi vào những mảng văn hóa sau khi đã thăm dò một thân chủ về những điểm sau:

- Nhắc lại nan đề của thân chủ bằng ngôn ngữ văn hóa của thân chủ.

- Thăm dò xem thân chủ có phản ứng tiêu cực nào không?

- Nếu thân chủ không tỏ thái độ bảo vệ quan điểm văn hóa.

- Rút tỉa kinh nghiệm với thân chủ, tùy theo phản ứng của thân chủ.

Tư vấn viên cũng nên luôn cảnh giác những tín hiệu thuộc phạm trù văn hóa, được gửi đi bởi thân chủ. Những tín hiệu này có thể là tín hiệu thăm dò mà thân chủ thường dùng để xác định năng lực chuyên môn của tư vấn viên. Vì thế, thái độ khách quan và trung lập luôn là lựa chọn an toàn, thích hợp. Nhất là những vấn đề thuộc phạm trù luân lý, tín lý, tôn giáo, đạo đức…

Nwachula và Ivey (1991) đề cao việc tư vấn viên nên có một kiến thức cơ bản về tập tục (customs) văn hóa của thân chủ. Những kiến thức này sẽ hỗ trợ sự liên kết khi tư vấn viên và thân chủ cùng ngồi xuống. Sự gần gũi đôi khi nảy sinh một cách thuận lợi khi thân chủ biết tư vấn viên có một kinh nghiệm cá nhân với những gì họ đã trải nghiệm. Hai tác giả này đề nghị tư vấn viên, nếu có thể, nên xem qua những tư liệu về quê hương, tập tục của thân chủ. Điều này sẽ giúp thân chủ và tư vấn viên có được những nhịp cầu gần gũi.

Ví dụ khi tư vấn viên nói: Ô! Quê anh ở gần chùa Hương à. Tôi đã đến đấy. Một kỷ niệm thật là khó quên. Tôi thích lắm, nhất là đi vào thăm động Hương Tích. Sau khi nghe thế, thân chủ nhất định sẽ cảm thấy gần gũi hơn.

Tuy nhiên những vấn đề khác, tế nhị như việc bình luận về một trận đấu bóng, bình phẩm về một cuốn phim, khen chê về một ca sĩ nổi tiếng nào đó… tư vấn viên cần đứng ở vị trí trung lập, tránh hăng say quá đà, vô tình sẽ tạo ra một chân dung thích bè phái… Tất nhiên đứng về phía thân chủ trong việc ủng hộ một đội bóng không phải là sai, nhưng tránh quá khích, dễ để cho cảm xúc lèo lái đến những nơi không cần thiết



Học tập từ đồng nghiệp (colleague): Một điểm cần bàn là trách nhiệm học tập về những nhóm văn hóa khác nhau từ những đồng nghiệp có kinh nghiệm. Cố gắng tham khảo với những đồng nghiệp có kinh nghiệm. Họ sẽ cung cấp cho những tư vấn viên trẻ những lời khuyên bổ ích. Nên nhớ, đôi khi, chỉ năm mười phút tham khảo, một tư vấn viên có thể có được những thông tin cần thiết, tương đương với kết quả đọc hẳn một cuốn sách 300 trang.

Một tư vấn viên muốn có những kiến thức nhất định về một tập tục sinh hoạt của một nhóm thân chủ cần có những tham khảo cụ thể. Để làm tốt điều này, các tư vấn viên nên tạo được một mạng lưới, để khi cần thiết, những tham khảo ấy sẽ cung cấp cho họ những kiến thức có thể áp dụng nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian. Cần biết, trong nghiệp vụ tư vấn, thói quen có mạng lưới đội ngũ tư vấn viên để tham khảo là một điều không thể xem nhẹ được.

Sue (1978) đã đề nghị 5 hướng dẫn khi làm việc với thân chủ từ các nhóm văn hóa khác:

1. Tư vấn viên cần xác định được giá trị văn hóa và nhân sinh quan của mình. Chỉ áp dụng những tình cảm và hành vi chấp nhận được bởi xã hội và sử dụng chúng một cách thích hợp trong những tình huống đặc biệt. Nên giữ thái độ trung lập.

2. Tư vấn viên cần quan tâm đến tính phổ thông của những học thuyết và kỹ thuật tư vấn. Nên nhớ, không một học thuyết hay kỹ thuật tư vấn nào an toàn tuyệt đối khi tiếp cận với vấn đề văn hóa trong tư vấn.

3. Tư vấn viên cần nắm bắt những diễn biến xã hội có ảnh hưởng đến nhóm xã hội của thân chủ, vì con người là sản phẩm của những diễn biến xảy ra trong một xã hội. Tránh chủ quan và thành kiến cứng nhắc.

4. Tư vấn viên cần có thái độ tôn trọng, nếu như họ không có quan điểm đồng nhất với thế giới quan của thân chủ, không nhất thiết phải chất vấn về thế giới quan của thân chủ.

5. Tư vấn viên cần sử dụng tính tổng hợp (eclectic) trong kỹ năng tư vấn để đáp ứng nhu cầu văn hóa lớn rộng của toàn bộ các nhóm đối tượng thân chủ.

Nhiều tư vấn viên xuất thân từ những nhóm văn hóa xã hội thiểu số khác, có thể không được trang bị hoặc thiếu những trải nghiệm cá nhân về nền văn hóa chung. Điều này cần được các tư vấn viên quán triệt. Như thế, họ sẽ không có lý do để dễ dãi với mình. Cần biết, nỗ lực học hỏi về văn hóa là một yêu cầu với tư vấn viên có trách nhiệm.

Cần biết, làm một tư vấn viên trung bình không khó. Rất dễ dàng nếu hành nghề như một tư vấn viên yếu nghiệp vụ, cẩu thả, bừa bãi. Để trở thành một tư vấn viên có chuyên môn nghiệp vụ cao, có tinh thần trách nhiệm, am tường về văn hóa xã hội mới là một việc làm khó khăn hơn rất nhiều.



5. Những đề nghị cho ca tư vấn với nhóm đối tượng đặc biệt

Vừa nêu trên là những nhóm xã hội tương đối chung. Tư vấn viên nên ý thức rằng, còn có những thân chủ trong một nhóm xã hội nào đó, có những nhu cầu còn khác biệt hơn vì hoàn cảnh đặc trưng của nan đề cũng như điều kiện của thân chủ. Vì thế, mỗi tư vấn viên phải cảnh giác rằng mỗi thân chủ là một cá nhân độc nhất, và mỗi ca tư vấn đều đặc biệt.

Đôi khi, có thể ngạc nhiên, khác biệt bên trong một nhóm xã hội còn lớn hơn khác biệt giữa các nhóm xã hội khác. Vì thế, tiếp cận mỗi thân chủ như một cá nhân đặc biệt là điều cần được quan tâm, chú trọng. Hay nói khác đi, một xã hội đa văn hóa sẽ có nhiều nhóm xã hội văn hóa khác nhau. Trong mỗi nhóm văn hóa ấy, là tập hợp những cá nhân rất khác nhau.

Với người già: Nhóm thân chủ vào tuổi về hưu, tư vấn viên cần chú ý đến kinh nghiệm sống, đóng góp của họ trong xã hội. Tư vấn viên cần có những kiến thức căn bản về quá trình phát triển của người già. Những tâm tư và khát vọng, những nhu cầu bức xúc. Tư vấn viên cũng nên bỏ chút thời gian trong việc tìm hiểu về điều kiện sinh hoạt của họ, như tình trạng gia đình về vợ chồng, con cháu… Yếu tố văn hoá trong tư vấn với người già vẫn phải được chú trọng một cách thoả đáng.

Cần biết, với người già, bệnh tật và tình trạng sức khỏe, đối diện với cái chết, luôn là những vấn đề tế nhị, những bức xúc… Vì thế tư vấn viên cần tham khảo kỹ và luôn đánh giá những vấn đề này trong một bối cảnh thích hợp, nhằm cung cấp những gợi ý chính xác, có ích với người già.

Cũng nên nhớ, tư vấn viên tránh đối xử thiếu ý thức như coi việc phản ứng chậm của thân chủ lớn tuổi như là những dấu hiệu của lão hóa. Tất nhiên càng lớn tuổi, những ứng xứ của con người có chậm hơn, song họ vẫn hoàn toàn có thể xử lý được những vấn đề trong cuộc sống nếu như họ có đủ thời gian. Vì thế, khi làm việc với thân chủ nhiều tuổi, tư vấn viên cần kiên nhẫn, giải thích rõ ràng, chậm, cẩn thận, để thân chủ lớn tuổi có thể nắm bắt được những thông tin cần thiết.

Với thân chủ khác giới: Phụ nữ và nam giới là những cá thể chịu ảnh trưởng bởi điều kiện và áp lực của xã hội khác nhau, vì họ có những chức năng và vai trò khác phau trong xã hội. Từ đó cảm nghiệm và não trạng của họ cũng rất khác nhau.

Tư vấn viên nghèo nàn kiến thức về giới tính thường rơi vào những sai lầm về quan điểm giới tính, sẽ dễ dẫn đến những phân biệt trong đối xử, có thành kiến sai lạc, ưa đòi hỏi vô lý, áp đặt thiếu cơ sở, kỳ vọng thiếu thực tế… những điều này sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng tư vấn.

Một điều cần chú ý khi tư vấn cho phụ nữ và nam giới là ở mỗi phái, quá trình phát triển cơ thể và khả năng nhận thức rất khác nhau. Phụ nữ thường có nhu cầu nội tâm nhiều hơn nam giới. Một số chị em vẫn sống thụ động và ngần ngại với những thay đổi mang tính bước ngoặt.

Cũng nên biết, phụ nữ thường có nhu cầu tư vấn cao hơn nam giới. Điều này không nên coi như một lẽ tất nhiên đơn giản, khai thác bừa bãi. Trái lại, tư vấn viên phải tôn trọng nhu cầu này ở nơi họ. Luôn cố gắng phấn đấu trong nghiệp vụ để đem đến cho họ những dịch vụ tư vấn có chất lượng. Vai trò của phụ nữ trong xã hội rất lớn. Tư vấn viên nên thông qua họ để những đóng góp tích cực của họ sẽ đến với sinh hoạt xã hội.

Xét về những phương diện sinh hoạt, nhất là trong điều kiện công nghiệp hóa hiện tại, chị em phụ nữ hiện nay, ngoài những vai trò truyền thống đối với gia đình và xã hội như làm vợ, làm mẹ, họ còn có những nhiệm vụ và trọng trách mới trong xã hội. Điều này không chỉ đặt ra cho họ những khó khăn mới, mà còn là một thử thách cho đội ngũ tư vấn trong quá trình tìm ra những tháo gỡ hiệu quả với những vấn đề mang tính thời sự nêu trên với chị em phụ nữ.

Một điều cần biết, phụ nữ có nhu cầu và các mối quan hệ rất cao. Vì thế, những vấn đề liên quan đến quan hệ tình cảm, gia đình, công tác, nghề nghiệp…luôn là những yêu cầu bức xúc. Tư vấn viên nên mạnh dạn và khách quan khi đề cập đến vấn đề quan hệ. Không nói lời dễ nghe khi thân chủ nữ muốn nghe. Tư vấn viên cần trung thực. Luôn cố gắng tạo ra những suy nghĩ lành mạnh tích cực, để chị em tìm thấy sự cân bằng thực tiễn và có những quyết định phù hợp với hoàn cảnh đặc biệt của họ.

Vai trò của phụ nữ toàn cầu nói chung, và phụ nữ Việt Nam nói riêng, đang càng ngày càng thay đổi. Rất tiếc, nhiều tư vấn viên vẫn chưa theo kịp với đà tiến hóa này, vẫn chậm chạp, tụt hậu. Đây là một vấn đề cần được khắc phục. Hình ảnh người phụ nữ hôm nay đã khác hình ảnh người phụ nữ trong quá khứ. Tư vấn viên vì thế cũng phải nắm bắt được vai trò mới của họ trong xã hội.

Với nam giới, tư vấn viên cần biết là họ không nhiệt tình lắm trong quá trình tìm đến dịch vụ tư vấn. Nam giới thường tìm ra giải pháp bằng chính nỗ lực của bản thân họ.

Riêng với nam giới, họ có những bức xúc về làn sóng vai trò của phụ nữ đang có những thay đổi lớn lao trong bức tranh toàn cục xã hội. Vai trò truyền thống của nam giới là người đem cơm về nhà đã không còn chiếm vị trí quan trọng độc tôn như xưa. Họ hiện nay phải đối phó cạnh tranh nghề nghiệp với phụ nữ gần như trong mọi ngành nghề. Bình đẳng trong xã hội giữa hai phái nam và nữ đã có những ảnh hưởng lớn lao đến não trạng của nam giới.

Đặc biệt với nam giới, họ gặp trở ngại không nhỏ khi đề cập đến những vấn đề thuộc phạm trù nội tâm. Hình như với nam giới, nhìn nhận hoặc nói đến những khó khăn nan đề là dấu hiệu của suy yếu và thiếu năng lực. Vì thế, tư vấn viên cần hết sức khéo léo, tế nhị trong vấn đề. Để khắc phục tình trạng này, tư vấn viên phải tạo ra một môi trường thật an toàn, thoải mái, để nam giới an tâm hơn trong quá trình cộng tác với tư vấn viên.

Scher (1981) đã đưa ra vài gợi ý khi làm việc với thân chủ nam giới, như:

1. Nhấn mạnh đến những thay đổi mà người đàn ông trải qua - cả vi mô lẫn vĩ mô.

2. Những gai góc trong vấn đề thành kiến về vai trò trong gia đình và xã hội.

3. Tầm quan trọng của việc đề nghị những giải pháp tháo gỡ.

4. Sự cần thiết trong quá trình xác định rõ vai trò của họ trong gia đình và công việc.

Đặc biệt, tư vấn nhóm với nam giới sẽ có khó khăn hơn vì họ thường không đề cập đến những nan đề thực. Nên nhớ, nam giới thường nói nhiều và nói rất dễ dàng với những vấn đề ngoài lề, nhưng khi đối diện với những vấn đề gai góc, họ thường không có khả năng nói chuyện và chuyển tải một cách có hiệu quả.

Nhiều thân chủ nam giới không hoàn toàn tự giác hoặc tự nguyện đến với tư vấn. Họ đến tư vấn với một thái độ dè chừng, thăm dò, đôi khi hoài nghi. Tư vấn viên, nắm bắt được vấn đề này, cần kiên nhẫn với họ.

Lối sống (lifestyle): Những vấn đề khác như đồng tính luyến ái, sống thử, ly dị, tình yêu phóng khoáng… luôn là những vấn đề tế nhị. Đòi hỏi phải có kinh nghiệm và kiến thức. Tư vấn viên khi đối diện với những vấn đề trên, cần mạnh dạn trình bày quan điểm và khả năng nghiệp vụ của họ. Luôn tôn trọng thân chủ đã cho tư vấn viên cơ hội làm việc với họ. Đánh giá cao những kinh nghiệm trong quá trình tư vấn. Nếu cần, săn sàng giới thiệu thân chủ đến những tư vấn viên có kinh nghiệm hơn trong những vấn đề nêu trên.

Vấn đề tâm linh (spirituality): Với mảng đời sống tâm linh, tư vấn viên cần để tâm đến vấn đề hết sức tế nhị nói trên. Thái độ trung lập là một thái độ cần thiết. Đời sống tâm linh và tôn giáo luôn là những vấn đề nóng, dễ có những phát sinh ngoài dự đoán, đôi khi có ảnh hưởng không có lợi đến chất lượng tư vấn.

Thái độ khôn ngoan nhất vẫn là tôn trọng suy nghĩ và chủ kiến chọn lựa của thân chủ. Không phải là vuốt đuôi, song tư vấn viên nên lắng nghe để hiểu kỹ ảnh hưởng của tôn giáo hay đời sống tâm linh đã ảnh hưởng đến thân chủ như thế nào.

Tuyệt đối không chất vấn, đôi co, hơn thua trong lĩnh vực tôn giáo. Tư vấn viên có thái độ điềm tĩnh trong vấn đề này thường được coi là đức tính trưởng thành. Thái độ vô tư là cần thiết. Cần nhớ, trong tôn giáo, không có xấu tốt đúng sai. Chỉ có sự khác biệt và tất cả đều được tôn trọng một cách xứng đáng.

6. Kết luận

Tư vấn là một dịch vụ phục vụ lợi ích con người. Như thế, nó là dịch vụ phải đến đúng người, mổ xẻ đúng vấn đề, tìm ra giải pháp thích hợp đúng đắn nhất. Để làm được điều đó tư vấn viên cần hiểu rõ đối tượng thân chủ và hoàn cảnh văn hóa xã hội của họ.

Vì tính chất rộng lớn và bao quát của khái niệm văn hóa xã hội, tư vấn viên phải coi việc thu thập và trang bị những kỹ năng và kiến thức văn hóa xã hội là nhiệm vụ cơ bản. Chất lượng tư vấn luôn đến trực tiếp từ sự cộng tác nhiệt tình của thân chủ, vì thế hiểu rõ được hoàn cảnh văn hóa xã hội của thân chủ sẽ giúp tư vấn viên phát huy hết khả năng tư vấn của mình.

Nên nhớ, thành kiến là một cái bẫy đã gây ra không biết bao nhiêu là bất ngờ đôi khi dẫn đến những sai lầm hết sức đáng tiếc. Cảnh giác về nhưng khác biệt văn hóa sẽ giúp cho quan hệ giữa tư vấn viên và thân chủ tránh được những cọ xát va vấp không cần thiết. Vì thế, tư vấn viên cần đầu tư thỏa đáng để hiểu được thân chủ của mình - có như thế, chất lượng tư vấn mới cao và thân chủ sẽ tìm được những kết quả tích cực từ dịch vụ tư vấn.




PHẦN HAI
TIẾN TRÌNH TƯ VẤN VÀ NHỮNG HỌC THUYẾT ÁP DỤNgG

Chương 5
XÂY DỰNG QUAN HỆ TÍCH CỰC TRONG TƯ VẤN


1. Dẫn nhập

Quá trình tư vấn cần thiết được xác định rõ từng bước để đạt được hiệu quả tư vấn tối ưu. Tư vấn viên không thể xem nhẹ công tác này vì tiến trình tư vấn với những bước cụ thể sẽ giúp cho tư vấn viên thẩm định được quá trình tư vấn. Như một lịch trình cụ thể, từng giai đoạn của quá trình tư vấn giúp tư vấn viên xem xét mục tiêu của quá trình tư vấn đã đặt ra có đạt những tiến bộ cần thiết. Từ đó, tư vấn viên sẽ áp dụng vai trò của mình một cách triệt để vào việc xây dựng một quan hệ lành mạnh với thân chủ.

Việc có một tiến trình được phân chia rõ từng giai đoạn sẽ như một bản đồ, một hệ thống bảng chỉ đường, giúp tư vấn viên thao tác dễ dàng và làm việc có hiệu quả hơn. Tư vấn viên vì thế có thể chủ động và thân chủ có thể nhận ra những tiến bộ trong tư vấn.

Mô hình các giai đoạn trong quá trình tư vấn không khiến cho quá trình tư vấn trở nên công thức, gò bó. Trái lại tiến trình này sẽ giúp cho tư vấn viên an tâm hơn khi họ đi đúng hướng. Hơn nữa, tiến trình tư vấn sẽ trở thành có bài bản, đáp ứng được tính có tổ chức trong nghiệp vụ tư vấn.

Nếu như các yếu tố như địa điểm thoải mái, giờ giấc thuận lợi, kỹ năng của tư vấn viên xuất sắc, và sự cộng tác của thân chủ có quyết định đến chất lượng tư vấn; cũng như thế, mối quan hệ giữa tư vấn viên và thân chủ là một trong những quyết định có tính chiến lược trong nghiệp vụ tư vấn khi và chỉ khi quan hệ ấy có một lịch làm việc cụ thể.

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiến trình tư vấn

Những vấn đề căn bản có ảnh hưởng thiết yếu trong tiến trình tư vấn bao gồm:

- Cấu trúc thiết kế quan hệ giữa hai phía.

- Sự chủ động của tư vấn viên.

- Cơ sở hạ tầng.

- Khả năng tham gia đóng góp và nhận thức của thân chủ.

- Kỹ thuật và năng lực của tư vấn viên.

Cấu trúc thiết kế (structural design): Hay còn gọi là bản hợp đồng (contract) là sườn hoạt động cho toàn bộ quá trình tư vấn. Thông thường thân chủ và tư vấn viên trường không nhìn thấy trước mắt cùng một mục đích (same goal) của tư vấn cũng như cùng kết quả (same result) của quá trình tư vấn.

Có thể nói, tìm đến dịch vụ tư vấn là chọn lựa sau cùng của thân chủ, sau khi đã tận dụng những nguồn trợ giúp khác từ gia đình, bạn bè… nên nhiều thân chủ hết sức hoang mang, đắn đo, có người kỳ vọng quá nhiều, có người không dám đặt nhiều hy vọng vào dịch vụ tư vấn. Tư vấn viên lại chưa hiểu rõ hoàn cảnh và khả năng thân chủ. Hai bên vì thế rất cần có một nhịp cầu để hai phía hiểu nhau.

Một cách cụ thể, bản hợp đồng cấu trúc thiết kế, theo Day và Sparacio (1980) là một sự hiểu biết từ hai phía về tính chất đặc trưng của dịch vụ tư vấn, những điều kiện được áp dụng cho hai phía, các thủ tục thao tác, và những vấn đề nảy sinh xung quanh quá trình tư vấn.

Cấu trúc thiết kế (bản hợp đồng) trong tư vấn sẽ giúp:

- Giải thích rõ, cụ thể về quan hệ giữa tư vấn viên và thân chủ.

- Vai trò của mỗi bên.

- Hướng làm việc.

- Bảo vệ quyền lợi của hai bên.

- Những yêu cầu về trách nhiệm của mỗi bên trong suốt quá trình tư vấn.

Vì thế, nó có quyết định then chốt trong quá trình xác định thành công hay thất bại của tư vấn. Một cách khác, không có bản hợp đồng cấu trúc thiết kế, quá trình tư vấn có thể nói không thể thực hiện được.

Bản hợp đồng phải ghi ra thật rõ ràng cụ thể. Ví dụ, thời gian cho mỗi ca tư vấn là 50 phút, hành vi của hai bên phải có giới hạn, ngôn ngữ phải trong sáng, lịch sự, và những yêu cầu mà thân chủ phải tuân thủ. Nói khác đi, bản hợp đồng cấu trúc thiết kế là những hướng dẫn cụ thể cho từng khâu, từng bộ phận trong suốt quá trình tư vấn hoạt động có tổ chức, có trật tự.

Cấu trúc thiết kế quan có một tầm quan trọng trong mọi giai đoạn của suốt quá trình tư vấn, tuy nhiên nó quan trọng nhất trong buổi phỏng vấn đầu tiên (initial interview). Tại sao, theo Dorn (1984) thân chủ đến với tư vấn khi họ gặp những nan đề và đang trong tình trạng hỗn mang. Vì thế cấu trúc thiết kế cho họ một cảm giác là họ đã phần nào tìm ra cái họ đang cần. Họ tìm thấy ý nghĩa của hướng đi. Ồ! Thì ra họ có một kế hoạch và một chiến lược hẳn hoi.

Cần biết, nếu quá cẩn thận và quá đặt nặng vào bản hợp đồng, quá nhiều yêu cầu trong cấu trúc thiết kế, có thể có những hậu quả ngược lại mong muốn vì thân chủ có thể sẽ bị ngộp. Hay nhất là nên điểm qua những điểm mấu chốt, sau đó đưa những tài liệu in sẵn (printout) để thân chủ đem về đọc thêm ở nhà.

Cấu trúc thiết kế trong tư vấn rất cần thiết trong trường hợp những thân chủ có những kỳ vọng quá lớn, không tưởng. Nhờ cấu trúc thiết kế, tư vấn viên có thể trình bày trực tiếp với thân chủ về lề lối, cách thức làm việc, những thao tác cần được tuân thủ, những khả năng giới hạn của quá trình tư vấn, kết quả nhất định, hợp đồng ký kết trên tinh thần cộng tác… Như thế, nói khác đi, cấu trúc thiết kế được nêu ra rõ ràng trong bản hợp đồng, được ký bởi hai bên.

Một trung tâm tư vấn, dù qua điện thoại, trên mạng online, hay trong văn phòng, nhất định bước đầu tiên là bản hợp đồng (contract) được đọc kỹ, hiểu rõ, và có chữ ký của hai bên.

Một bản hợp đồng cơ bản sẽ bao gồm những nội dung thiết yếu như:

- Địa chỉ của văn phòng trung tâm tư vấn, số điện thoại.

- Giới thiệu ngắn gọn về mục đích của bản hợp đồng.

- Kinh nghiệm và chức năng của tư vấn viên.

- Hình thức vận hành và các bước thao tác trong suốt quá trình tư vấn.

- Điều kiện để trở thành thân chủ trong quá trình tư vấn.

- Trách nhiệm và quyền lợi của thân chủ.

- Giờ giấc hẹn và địa điểm ca tư vấn. (Lịch hẹn ca tư vấn hàng tuần hay mỗi nửa tháng).

- Thời gian của suốt quá trình tư vấn. (3 tháng hay 6 tháng).

- Thủ tục giới thiệu tư vấn viên mới hay dịch vụ khác nếu cần thiết.

- Giá biểu và phương thức thanh toán.

- Hồ sơ thân chủ và việc quản lý hồ sơ thân chủ.

- Vấn đề bảo mật tin tức.

- Trường hợp nguy hiểm xảy ra với sức khỏe của thân chủ và của người khác.

- Những điều ngoài ý muốn có thế xảy ra như kết quả không đạt được.

- Thủ tục khiếu nại, nếu có.

- Phải có chữ ký của hai bên.




tải về 1.32 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương