ĐẶt vấN ĐỀ I. SỰ CẦn thiết phải quy hoạch vùng sản xuất rau an toàN


Thực hiện theo cơ chế chính sách hiện hành của nhà nước



tải về 5.28 Mb.
trang39/39
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích5.28 Mb.
#20602
1   ...   31   32   33   34   35   36   37   38   39

Thực hiện theo cơ chế chính sách hiện hành của nhà nước.


2.2. Chính sách về đất đai

- Khuyến khích các hộ nông dân dồn điền, đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng để phát triển thành vùng sản xuất RAT tập trung, chuyên canh trên phạm vi vùng quy hoạch.

- Khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sản xuất RAT sẽ được tạo điều kiện về đất đai (trên phạm vi vùng quy hoạch) và được hưởng các ưu đãi đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh RAT theo quy định của dự án.

2.3. Chính sách về tín dụng


Sản xuất RAT đòi hỏi vốn đầu tư tương đối lớn so với đại đa số kinh tế hộ gia đình. Chính vì vậy, nhà nước cần có chính sách vay vốn ưu đãi với lãi suất thấp, thời gian vay vốn dài hạn để người sản xuất có điều kiện đầu tư và phát triển sản xuất

V. GIẢI PHÁP VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC

Nguồn lao động phục vụ dự án gồm 3 nhóm sau:



- Nhóm cán bộ chỉ đạo: Bao gồm các cán bộ kỹ thuật ở cơ sở sản xuất.

- Nhóm cán bộ đánh giá giám sát: Là cán bộ nhà nước có nhiệm vụ đánh giá, giám sát quá trình sản xuất rau an toàn phù hợp với các tiêu chuẩn rau an toàn đã được công bố.

- Nhóm người trực tiếp sản xuất: Đảm bảo 100% các hộ nông dân được đào tạo về quy trình kỹ thuật sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP) và các tiêu chuẩn an toàn khác (HACCP...).

VI. GIẢI PHÁP VỀ THỊ TRƯỜNG

Thị trường luôn là vấn đề quan trọng quyết định tới kết quả sản xuất, vì vậy, các giải pháp được đề xuất là:

- Tổ chức mạng lưới lưu thông và tiêu thụ sản phẩm (sản phẩm tươi, sản phẩm qua xử lý bảo quản).

- Xây dựng và phát triển mạng lưới tiếp thị.

- Tổ chức hội nghị, hội thảo giới thiệu sản phẩm.

- Xây dựng các quầy hàng rau an toàn tại nơi sản xuất và các trung tâm thương mại trong và ngoài tỉnh

- In ấn và cấp phát tờ rơi, tài liệu,băng hình giới thiệu về sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng.

- Giới thiệu trên phương tiện thông tin đại chúng (truyền thanh, truyền hình).

- Cần đa dạng hoá các mô hình tiêu thụ theo nhiều hình thức phù hợp (bán buôn, bán lẻ, hợp đồng tiêu thụ... ), khuyến khích các nhà đầu tư trong ngoài nước đầu tư sản xuất và bao tiêu sản phẩm, từng bước khai thông thị trường xuất khẩu.

- Thực hiện việc kinh doanh có địa chỉ, tiến tới có thương hiệu, có bao bì đóng gói, có bảo hành chất lượng đến người tiêu dùng, giá cả hợp lý, đảm bảo lợi ích của cả người sản xuất cũng như người tiêu dùng. Thực hiện quy chế kinh doanh rau, quả (được cơ quan chức năng có thẩm quyền ban hành) và chịu sự giám sát về chất lượng của các cơ quan chức năng.



VII. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Tổ chức thực hiện quy hoạch dự án như sau:

+ UBND tỉnh: chỉ đạo thống nhất việc phê duyệt quy hoạch và các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn.

+ Bộ NN&PTNT: đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất rau tại vùng quy hoạch theo nguồn vốn đã được phân bổ của dự án QSEAP và các dự án khác (nếu có).

+ Sở NN&PTNT Vĩnh Phúc: là cơ quan đầu mỗi phát triển sản xuất rau an toàn theo quy hoạch, đồng thời trực tiếp tham gia các hoạt động cấp giấy chứng nhận vùng sản xuất đủ điều kiện sản xuất rau an toàn. Chi cục Bảo vệ thực vật cần tiếp tục giúp Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện đầy đủ chức năng quản lý nhà nước trong sản xuất - kinh doanh rau an toàn.

+ Sở Lao động và TBXH: đầu tư các dự án về đào tạo nghề và giair quyết việc làm cho nhân dân trên địa bàn quy hoạch.

+ Các huyện, thị xã và thành phố của tỉnh Vĩnh Phúc: làm tốt công tác quản lý nhà nước về sản xuất, sơ chế, tiêu thụ sản phẩm rau an toàn trên địa bàn mình quản lý, bên cạnh đó làm tốt công tác vận động, tuyên truyền và sản xuất, ứng dụng nghiêm ngặt các khâu kỹ thuật theo quy trình sản xuất bắt buộc.

+ Các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ nông dân: tổ chức tốt các khâu sản xuất, quản lý sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, từng bước hình thành vùng sản xuất theo hướng hàng hoá phục vụ nhu cầu tiêu thụ trên địa bàn.



PHẦN THỨ TÁM

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÁCH XỬ LÝ

I. NGUYÊN TẮC VỆ SINH MÔI TRƯỜNG


- Rác thải: bao gồm rác thải sinh hoạt của người dân, rác thải trong sản xuất như rác thải đồng ruộng, vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật.

- Khí thải: Trong sản xuất nông nghiệp lượng khí khải ra không có như trong khu công nghiệp... nên không có khí thải độc hại.

- Nước thải: chủ yếu là nước thải đồng ruộng, 1 phần nước thải sinh hoạt vì vậy không gây ra ảnh hưởng xấu đến chất lượng của rau nếu được thoát kịp thời không gây ra úng ngập.

II. CÁC NGUYÊN NHÂN TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG


Trong thời gian thi công xây dựng các công trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật, có những yếu tố ảnh hưởng ít nhiều tới môi trường như:

- Chất thải lỏng: bao gồm nước thải sinh hoạt, nước phục vụ sản xuất

- Chất thải bụi khí trong quá trình xây dựng

- Chất thải rắn là vật liệu thải khi xây dựng

- Tiếng ồn từ động cơ máy nổ, công cụ trong quá trình xây dựng

Do đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp nói chung và rau an toàn nói riêng nên có những nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước, không khí nếu không có biện pháp quản lý sử dụng tốt trong quá trình sản xuất. Cụ thể nguy cơ gây ra ô nhiễm chủ yếu từ:

- Phân bón

- Thuốc bảo vệ thực vật

- Tàn dư thực vật sau thu hoạch

- Rác thải trong quá trình sản xuất


III. CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN


Dự án từ khi xây dựng dến khi đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh đã ít nhiều ảnh hửng đến môi trường xung quanh. Như vậy, cần có các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường sinh thái, cải thiện điều kiện làm việc trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Tài chính sử dụng vào mục đích bảo vệ môi trường được hạch toán vào giá thành sản phẩm trong quá trình kinh doanh. Các biện pháp xử lý, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường cụ thể là:

- Xử lý bụi khi xây dựng: Dùng xe tưới nước trên các tuyến đường ra vào để hạn chế bụi do các phương tiện vận chuyển vật liệu cho công trường gây ra.

- Xử lý nước thải: Xây dựng hệ thống rãnh, hố ga bể thu gom, bể lắng, lọc xử lý nước thải sinh hoạt trước khi đổ ra hệ thống thoát nước chung của khu vực.

- Xử lý chất thải rắn: Bố trí vị trí sân bãi hợp lý để tập kết vật liệu xây dựng. Thường xuyên thu gom các vật liệu thừa trong quá trình thi công. Bố trí các thùng đựng rác để thu gom rác thải sinh hoạt, phân loại và đem đổ đúng nơi quy định.

- Quá trình sản xuất cần được thực hiện theo đúng nội quy, quy định của đơn vị và quy trình kỹ thuật sản xuất theo hướng thực hành nông nghiệp tốt

- Xây dựng nội quy, quy chế đơn vị theo đúng quy định về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ. Có chế độ khen thưởng và kỷ luật rõ ràng nhằm khuyến khích thực hiện tốt quy chế bảo vệ môi trường, bảo vệ tài sản của cơ quan. Tổ chức cho cán bộ công nhân viên trong đơn vị được học tập về thực hành nông nghiệp tốt, các nội quy lao động, pháp lệnh phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường của Nhà nước ban hành.

PHẦN THỨ CHÍN

TỔNG HỢP VỐN ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ

I. TỔNG HỢP VỐN ĐẦU TƯ


Vốn thực hiện quy hoạch được huy động từ các nguồn như sau:

(Không bao gồm vốn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng(kênh mương, giao thông nội đồng) đã được đầu tư chung cho sản xuất nông nghiệp trong vùng quy hoạch).



TT

Nội dung cần đầu tư

Diện tích quy hoạch (ha)

Nhu cầu đầu tư BQ

(triệu đồng)

Thành tiền (triệu đồng)

Tổng cộng

Vốn dự án
QSEAP


Vốn khác

1

Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn

248

1.133,2

276.497

138.248

138.249

2

Đào tạo tập huấn GAP, HACCP

37.524 hộ

0,3 triệu đồng/hộ

11.572

7.096

4.476

3

Cấp giấy chứng nhận sản phẩm rau an toàn

3.127 ha

7 triệu/ha

21.889

7.000

14.889

4

Quản lý chất lượng sản phẩm rau an toàn







43.355

3.000

40.355

5

Lương và phụ cấp cho cán bộ kỹ thuât

252 người

1,5 triệu/người/tháng x 5 năm

22.680

0

22.680

6

Lương cán bộ giám sát cấp tỉnh, huyện

28 người

3 triệu

/người/tháng x 5 năm



5.040

3.000

2.040

7

Phân tích dư lượng mẫu rau

3.127 ha

1 triệu

/ha/năm


x 5 năm

15.635

0

15.635




Tổng cộng







353.313

155.344

197.969

(Tổng cộng bằng chữ: Ba trăm năm ba tỷ ba trăm mười ba triệu đồng chẵn).


Trong tổng số 155.344 triệu đồng vốn Dự án QSEAP, đã được phê duyệt 93 tỷ, số còn lại đề nghị Dự án QSEAP Trung ương hỗ trợ tiếp.

II. HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN

1. Hiệu quả kinh tế


Dự án đang trong giai đoạn đề xuất, hoàn thiện tổng thể trình các cơ quan chức năng phê duyệt, cấp phép đầu tư do đó các hạng mục về hiệu quả kinh tế của dự án chỉ được tính toán mức tổng thể, khấu hao, hoàn vốn và bắt đầu có lãi. Trong quá trình thực hiện dự án, căn cứ vào yêu cầu của thị trường có thể thay đổi hoạt động sản xuất (chủng loại cây trồng, diện tích sản xuất của từng đối tượng cây trồng....) nên việc tính toán chi tiết hiệu quả kinh tế của dự án sẽ được đề cập tới trong thuyết minh chi tiết khi dự án được phê duyệt đầu tư.

2. Hiệu quả về xã hội


Góp phần xóa đói, giảm nghèo, tạo thêm việc làm cho người nông dân trên địa bàn tỉnh.

3. Hiệu quả về môi trường


Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án là một bộ phận không thể thiếu trong quá trình thực hiện quy hoạch. Báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện theo đúng hướng dẫn tại Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Bộ tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.


118



PHẦN THỨ MƯỜI

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
I. KẾT LUẬN

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc có thể phát triển sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm rau an toàn mang tính hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, của khách du lịch và cán bộ công nhân tại các nhà máy, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh và vùng phụ cận.

- Hiện trạng sản xuất rau tại Vĩnh Phúc còn manh mún, nhỏ lẻ, năng suất, chất lượng còn thấp và chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

- Kết quả khảo sát, đánh giá hiện trạng đã quy hoạch được vùng sản xuất rau an toàn cho Vĩnh Phúc với quy mô 3.127 ha tại 9 huyện trên địa bàn tỉnh.

- Để phát triển sản xuất rau an toàn tại vùng quy hoạch ổn định, lâu dài, hiệu quả, cần có sự đầu tư về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, khoa học công nghệ (giống, kỹ thuật), vốn,... và nhiều chính sách cụ thể như đã được nêu cụ thể trong báo cáo.

II. ĐỀ NGHỊ

Đề nghị UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp&PTNT, Các Sở, Ngành có liên quan, xem xét, phê duyệt báo cáo quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 - 2020 như đã được trình bày ở trên.




1 Lực lượng di cư cơ học đến Vĩnh Phúc chủ yếu là tham gia vào lực lượng lao động do sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh chóng từ do phát triển công nghiệp và dịch vụ hiện tại và trong giai đoạn sắp tới.

2 Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư




Каталог: wp-content -> uploads
uploads -> -
uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
uploads -> Hãy là người đầu tiên biết
uploads -> Có chiến lược toàn diện về việc truyền phát tin tức
uploads -> BÀI 1: KỸ NĂng thuyết trình tổng quan về thuyết trình 1 Khái niệm và các mục tiêu
uploads -> CÙng với mẹ maria chúng ta về BÊn thánh thể with mary, we come before the eucharist cấp II thiếU – camp leader level II search
uploads -> ĐÁP Án và HƯỚng dẫn chấM ĐỀ khảo sát chất lưỢng học kỳ II
uploads -> ĐỀ CƯƠng ôn tập bài kiểm tra 15 phút môn hóA 9 LẦN 1 vq1: Nêu

tải về 5.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   31   32   33   34   35   36   37   38   39




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương