ĐẶt vấN ĐỀ I. SỰ CẦn thiết phải quy hoạch vùng sản xuất rau an toàN



tải về 5.28 Mb.
trang2/39
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích5.28 Mb.
#20602
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   39

2. Khí hậu.


Khí hậu của tỉnh Vĩnh Phúc chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Theo số liệu của Tổng cục khí hậu thuỷ văn, lượng mưa trung bình năm của tỉnh từ 1.500 - 1.700mm, cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Nhiệt độ trung bình chênh lệch giữa tháng nóng nhất (33,1oC - tháng 7) với tháng lạnh nhất (19,6oC - tháng 1) là 13,5oC. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.270 giờ (Tam Đảo) đến 1.700 giờ (Vĩnh Phúc). Tổng tích ôn hàng năm từ 6.500oC - 8.650oC, thời kỳ lạnh (nhiệt độ trung bình tháng dưới 18oC) chỉ trong 3 tháng 12, 1 và 2.

Vùng núi Tam Đảo có kiểu khí hậu quanh năm mát mẻ (nhiệt độ trung bình 18oC) cùng phong cảnh núi rừng xanh quanh năm, phù hợp cho phát triển các hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng.

Mặc dù với lượng mưa khá lớn, trung bình từ 1.500-1.700 mm/năm, nhưng do phân bố không đều vào các tháng trong năm, mưa tập trung khoảng 85% vào các tháng mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10). Vào mùa khô, đặc biệt là tháng 12, lượng mưa trong tháng chỉ chiếm 1% lượng mưa cả năm.

Nhìn chung, điều kiện khí hậu của Vĩnh Phúc thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 24,2oC, khá thuận lợi về mọi mặt cho phát triển nông, lâm nghiệp, đây là cơ sở cho sự đa dạng hoá cơ cấu sản phẩm nông nghiệp, phát huy lợi thế so sánh của các yếu tố sinh thái của tỉnh.


3. Tài nguyên nước.


a. Tài nguyên nước mặt.

Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều con sông chảy qua, song chế độ thuỷ văn phụ thuộc vào 2 con sông chính là sông Hồng và sông Lô. Sông Hồng chảy qua Vĩnh Phúc với chiều dài khoảng 50km, mang theo lượng phù sa màu mỡ cho đất đai, song vào mùa lũ nước từ thượng nguồn đổ về cùng với lượng mưa tập trung vào các tháng mùa mưa gây ra ngập lụt ở các huyện ven sông như Vĩnh Tường và Yên Lạc.

Sông Lô chảy qua tỉnh Vĩnh Phúc với chiều dài khoảng 35km, lòng sông hẹp, nhiều thác ghềnh nên thuỷ chế của Sông Lô vào mùa lũ rất thất thường.

Các hệ thống sông nhỏ khác như sông Phan, sông Phó Đáy, sông Cà Lồ có mức tác động thuỷ văn rất nhỏ so với các Hồng và Sông Lô, nhưng chúng có ý nghĩa quan trọng về mặt thuỷ lợi, cấp nước sản xuất cho địa bàn tỉnh. Hệ thống các sông này kết hợp với các tuyến kênh Liễn Sơn, Bến Tre… cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp và tiêu úng về mùa mưa.

Trên địa bàn tỉnh còn có hệ thống các hồ chứa với dung tích hàng triệu m3 (Đại Lải, Thanh Lanh, Làng Hà, Đầm Vạc, Xạ Hương, Vân Trục,…) tạo nên nguồn dự trữ nước mặt phong phú đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động kinh tế và dân sinh.

b. Tài nguyên nước ngầm.

Trên địa bàn tỉnh nguồn này có trữ lượng không lớn, đạt khoảng 1 triệu m3/ngày đêm.

Hiện nay, nguồn nước này đang được khai thác ở thành phố Vĩnh Yên và thị xã Phúc Yên với công suất 28.000m3/ngày đêm phục vụ cho nhu cầu dân sinh nhưng đòi hỏi phải xử lý khá tốn kém. Tại một số vùng nông thôn, nhân dân khai thác nước ngầm từ các giếng khoan nhỏ (với lưu lượng khoảng 15.000m3/ngày đêm) nhưng chất lượng hạn chế.

Với các nguồn nước trên địa bàn tỉnh khá phong phú song phân bố không đều theo không gian và thời gian, do vậy vào mùa khô vẫn có nơi, có thời điểm bị thiếu nước đặc biệt ở các huyện vùng núi và trung du như Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Bình Xuyên.

Để khai thác hiệu quả các nguồn nước cho phát triển kinh tế và dân sinh, cần quan tâm xây dựng các công trình điều tiết nước mặt và khai thác hợp lý nguồn nước ngầm.

4. Tài nguyên đất.


Kết quả điều tra phân loại trên bản đồ tỷ lệ 1/50.000 của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, đất đai của Vĩnh Phúc bao gồm VII nhóm đất với 14 loại đất như sau:

Nhóm đất có diện tích lớn nhất là nhóm đất đỏ vàng, chiếm 37,10% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, tiếp theo là nhóm đất phù sa với 32.638ha chiếm 26,50%; nhóm đất bạc màu với 21.927ha, chiếm 17,80%. Các nhóm đất còn lại chỉ chiếm 5,40% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.



a. Đất phù sa: gồm 2 đơn vị đất

Được hình thành từ sản phẩm bồi tụ phù sa của sông Hồng, sông Lô và các sông suối nhỏ khác.



* Đất cồn cát, bãi cát (Cc): diện tích 127ha, chiếm 0,1% diện tích tựnhiên, phân bố ở ven các sông Hồng, sông Lô, các bãi nổi giữa sông, được sử dụng để trồng màu và khai thác cát sỏi.

* Đất phù sa được bồi của hệ thống sông Hồng (Phb)

Diện tích 6.167ha, chiếm 5,0% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố ở ngoài đê thuộc các huyện Vĩnh Tường và Yên Lạc, Lập Thạch và sông Lô. Đất được hình thành do quá trình bồi tụ hàng năm của sông Hồng và sông Lô, là loại đất có độ phì tự nhiên cao phù hợp cho nhiều loại cây trồng hàng năm, cây ăn quả. Do phân bố ở ngoài đê, hàng năm thường bị ngập một thời gian nên hướng sử dụng chính là trồng màu, nơi cao có thể sử dụng trồng các loại cây ăn quả như táo, bưởi, cam, chanh.



* Đất phù sa được bồi của hệ thống sông khác (Pb)

Diện tích 3.920ha, chiếm 3,20% diện tích tự nhiên của tỉnh, phân bố ven các sông, tập trung ở các huyện Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Tam Đảo. Được hình thành do quá trình bồi tụ phù sa hàng năm của các sông khác như sông Cà Lồ, Phó Đáy… nên đất có màu sắc sáng hơn, độ phì tự nhiên của đất này thấp hơn độ phì tự nhiên của đất phù sa được bồi của hệ thống sông Hồng. Là loại đất thích hợp với nhiều loại cây trồng hàng năm như rau màu, nơi cao có thể trồng cây ăn quả lâu năm.



Bảng 1: Các loại đất tỉnh Vĩnh Phúc

STT

Tên đất

Ký hiệu

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

I

Nhóm đất phù sa




32.638

26,5

1

Cồn cát, bãi cát ven sông

Cc

127

0,1

2

Đất phù sa đ­­ược bồi của hệ thống sông Hồng

Phb

6.167

5

3

Đất phù sa đ­­ược bồi của hệ thống sông khác

Pb

3.920

3,2

4

Đất phù sa không đ­­ược bồi của hệ thống sông Hồng

Ph

10.043

8,2

5

Đất phù sa glây

Pg

12.381

10,1

II

Nhóm đất lầy và than bùn




900

0,7

6

Đất lầy

J

900

0,7

III

Nhóm đất xám bạc màu




21.927

17,8

7

Đất xám bạc màu trên phù sa cổ

B

21.927

17,8

IV

Nhóm đất đỏ vàng




45.637,43

37,1

8

Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất

Fs

11.707

9,5

9

Đất vàng đỏ trên đá macma axit

Fa

26.780,43

21,7

10

Đất nâu vàng trên phù sa cổ

Fp

2.300

1,9

11

Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nuớc

Fl

4.850

3,9

V

Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi




2.240

1,8

12

Đất mùn vàng đỏ trên macma axit

Ha

2.240

1,8

VI

Nhóm đất thung lũng




3.186

2,6

13

Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ

D

3.186

2,6

VII

Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá




410

0,3

14

Đất xói mòn trơ sỏi đá

E

410

0,3

Diện tích đất




10.6938,4

86,8

Diện tích sông, hồ




16238

13,2

Tổng diện tích tự nhiên




123.176,4

100,0

(Nguồn: Quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030).

* Đất phù sa không được bồi của hệ thống sông Hồng (Ph)

Diện tích 10.043ha, chiếm 8,20% diện tích tự nhiên của tỉnh, phân bố tập trung ở các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên.

Đất được hình thành do quá trình bồi đắp trước đây của phù sa sông Hồng, do nằm trong đê, hàng năm không được bồi đắp phù sa tự nhiên nữa, trong đất đã có sự phân hoá, hình thái phẫu diện khác nhiều so với đất phù sa được bồi.

Nhìn chung đây là loại đất có độ phì tự nhiên cao, phù hợp cho nhiều loại cây trồng hàng năm, cây lâu năm với các loại hình sử dụng đất khác nhau như lúa nước 2 vụ, lúa 2 vụ + màu đông, chuyên màu, chuyên rau, cây ăn quả lâu năm.



* Đất phù sa glây

Diện tích 12.381ha, chiếm 10,10% diện tích tự nhiên của tỉnh, tập trung ở các huyện Yên Lạc, Vĩnh Tường, TP Vĩnh Yên, Bình Xuyên, Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương.

Được hình thành nhờ sự bồi đắp trước đây của phù sa các sông, do nằm trong đê nên hàng năm không được bổ sung phù sa mới và bị ngập nước một thời gian dài trong năm. Quá trình glây phát triển mạnh trong phẫu diện, phần lớn diện tích phân bố ở địa hình vàn và vàn thấp. Là loại đất có độ phì cao, thích hợp với canh tác cây lúa nước nên phần lớn diện tích đều được khai thác trồng lúa 2 vụ hoặc 2 vụ lúa + 1 vụ màu đông, những diện tích đất ở địa hình thấp trũng có thể chuyển sang 1 vụ lúa + cá hoặc nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt.

b. Đất lầy

Diện tích 900ha, chiếm 0,70% diện tích tự nhiên của tỉnh phân bố ở địa hình thấp trũng của các huyện Lập Thạch và sông Lô.

Đất được hình thành do quá trình bồi tụ, tích luỹ các chất vô cơ và hữu cơ trong điều kiện ngập nước quanh năm.

Khả năng sử dụng loại đất này cho sản xuất nông nghiệp rất hạn chế. Hiện tại, một phần diện tích được khai thác trồng 1 vụ lúa chiêm. Loại đất này có thể cho hiệu quả cao hơn với các mô hình lúa – cá hoặc xây dựng hệ thống bờ bao để nuôi trồng thuỷ sản.



c. Đất xám bạc màu trên phù sa cổ

Diện tích 21.927ha, chiếm 17,80% diện tích tự nhiên của tỉnh, phân bố tập trung ở các huyện Lập Thạch, Bình Xuyên, Tam Dương, Tam Đảo.

Đất được hình thành trên mẫu chất phù sa cổ, với quá trình hình thành đất chủ đạo là quá trình rửa trôi, xói mòn. Đất có màu xám nhạt, thành phần cơ giới nhẹ, hàm lượng các chất dinh dưỡng thấp.

Nhìn chung đây là loại đất có độ phì thấp. Loại đất này tuy có hàm lượng dinh dưỡng thấp nhưng có địa hình bằng, khả năng tưới tiêu thuận lợi nên có thể khai thác trồng 2 vụ lúa + màu (rau), chuyên màu, cây ăn quả lâu năm, tuy nhiên trong quá trình canh tác cần bón phân hợp lý để đạt năng suất và hiệu quả cao.



d. Đất đỏ vàng

Toàn tỉnh có 45.637,43ha đất đỏ vàng, chiếm 37,10% diện tích tự nhiên của tỉnh, phân bố tập trung ở các huyện Lập Thạch, Tam Dương, Sông Lô, Tam Đảo, Bình Xuyên.

Từ sản phẩm phong hoá của các loại đá mẹ khác nhau hình thành nên nhiều loại đất khác nhau. Đất được hình thành ở độ cao < 900m với quá trình hình thành đất chủ đạo là quá trình feralit. Đất đỏ vàng gồm 4 đơn vị đất:

* Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất (Fs)

Diện tích 11.707ha chiếm 9,50% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở các huyện Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Tam Đảo, Bình Xuyên và thành phố Vĩnh Yên. Đất được hình thành từ sản phẩm phong hoá của đá sét và biến chất.

Nhìn chung đây là loại đất có hàm lượng dinh dưỡng thấp nhưng có tính chất lý học tốt phù hợp với nhiều loại cây trồng hàng năm và cây lâu năm.

Để khai thác hiệu loại đất này là trồng các loại cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm, cây màu trên những vùng đất có độ dốc < 15o, tầng dày > 70 cm. Những nơi có độ dốc > 15o, tầng đất mịn mỏng < 70cm nên dành cho mục đích lâm nghiệp. Tuy nhiên trong quá trình canh tác cần có biện pháp chống xói mòn rửa trôi và bón phân hợp lý nhằm cải tạo và bảo vệ đất.



* Đất vàng đỏ trên đá macma axit (Fa)

Diện tích 26.780,43ha, chiếm 21,70% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố tập trung ở các huyện Tam Dương, Tam Đảo, Bình Xuyên, Lập Thạch, Sông Lô. Đất được hình thành từ sản phẩm phong hoá của đá macma axit.

Nhìn chung đây là loại đất có hàm lượng dinh dưỡng thấp, nhưng có tính chất lý học phù hợp với nhiều loại cây hàng năm và cây lâu năm, do vậy loại đất này nên dành cho cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm hoặc chuyên màu trên vùng có độ dốc < 15o, tầng dày đất mịn > 70cm. Những nơi đất dốc > 15o và tầng đất mỏng hơn < 70cm nên dành cho mục đích nông lâm hoặc lâm nghiệp.

* Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp)

Diện tích 2.300ha, chiếm 1,90% diện tích tự nhiên của tỉnh, phân bố tập trung ở các huyện Lập Thạch, Sông Lô, Thành phố Vĩnh Yên và Thị xã Phúc Yên.

Đất được hình thành từ mẫu chất phù sa cổ. Nhìn chung đây là loại đất có độ phì thấp, nhưng có địa hình khá bằng, tính chất lý học của đất tốt, gần nguồn nước, phù hợp với nhiều loại cây trồng hàng năm và cây lâu năm.

* Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (Fl)

Diện tích 4.850ha, chiếm 3,90% diện tích tự nhiên của tỉnh phân bố tập trung ở các huyện Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương và Bình Xuyên.

Đất được hình thành trên nền đất đỏ vàng do quá trình canh tác lúa nước.

Hiện tại trên loại đất này đang trồng lúa nước 1-2 vụ trong năm hoặc 2 vụ lúa + 1 màu.



e. Đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit (Ha)

Diện tích 2.240ha, chiếm 1,80% diện tích tự nhiên của tỉnh, phân bố toàn bộ ở huyện Tam Đảo.

Đất được hình thành từ sản phẩm phong hoá của đá macma axit ở độ cao > 900m, có khí hậu mát mẻ, độ ẩm cao, quá trình hình thành đất là quá trình tích luỹ mùn.

Do phân bố ở địa hình dốc, tầng đất thường mỏng, nên loại này chỉ dành cho phát triển lâm nghiệp và trồng các loại cây ôn đới có giá trị.



g. Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D)

Diện tích 3.186ha, chiếm 2,60% diện tích tự nhiên toàn tỉnh phân bố ở các huyện Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương.

Đất được hình thành từ sản phẩm bồi tụ do rửa trôi các vật liệu đất từ các sườn cao xuống chân do quá trình xói mòn rửa trôi. Quá trình hình thành đất chủ đạo là quá trình glây.

Loại đất này có thể khai thác để trồng lúa hoặc màu.



h. Đất xói mòn trơ sỏi đá (E)

Diện tích 410ha, chiếm 0,30% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố ở các huyện Lập Thạch, Sông Lô, Thành phố Vĩnh Yên. Đất được hình thành do quá trình xói mòn đất mãnh liệt, bào mòn tầng đất mịn, trơ tầng sỏi sạn dày đặc hoặc tầng đá xếp lớp. Toàn bộ diện tích loại đất này dành cho mục đích lâm nghiệp.



* Nhận xét chung:

Đất đai của Vĩnh Phúc khá đa dạng về chủng loại mặc dù hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất ở mức nghèo đến trung bình, nhưng đất có thành phần cơ giới nhẹ là chủ yếu nên thuận lợi cho canh tác nhiều loại cây trồng khác nhau như: cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, cây rau hoa, cây dược liệu, cây ăn quả, cây lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Nhóm đất đồi núi đa phần có tầng mỏng, nhiều đá lẫn ít thuận lợi cho canh tác nông nghiệp.



5. Tài nguyên sinh vật.

* Tập đoàn cây trồng nông nghiệp.

Theo kết quả điều tra, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có một tập đoàn cây trồng khá phong phú có nguồn gốc từ nhiệt đới đến á nhiệt đới và ôn đới.

Các cây trồng nhiệt đới gồm: lúa, ngô, đậu tương, chuối, na…Các cây trồng á nhiệt đới như: chè, cam, quýt, bưởi. Các cây trồng ôn đới gồm: khoai tây, rau bắp cải, su su, cây dược liệu…, trong đó su su là một loại rau đặc sản của Vĩnh Phúc.

* Tài nguyên rừng.

Tính đến năm 2010 Vĩnh Phúc có 32.688,66 ha đất lâm nghiệp, trong đó rừng sản xuất là 13.600,51 ha, rừng phòng hộ là 3.962,28 ha, rừng đặc dụng là 15.125,87 ha. Tài nguyên rừng đáng kể nhất của tỉnh là Vườn quốc gia Tam Đảo với trên 15 ngàn ha, là nơi bảo tồn nguồn gen động thực vật (với trên 620 loại cây thảo mộc, 165 loài chim thú. Rừng Vĩnh Phúc ngoài việc bảo tồn nguồn gen động thực vật còn có vai trò điều hoà nguồn nước, khí hậu và phục vụ cho phát triển các dịch vụ tham quan du lịch.



* Tài nguyên thuỷ sản.

Kết quả điều tra của ngành thuỷ sản tại các khu hệ đầm, hồ, sông trên địa bàn tỉnh phát hiện thấy hàng trăm loại cá (trong đó có hơn một chục loại cá nuôi) thuộc 62 giống, 17 họ, 6 bộ. Trong đó bộ cá chép có số lượng loài nhiều nhất (58 loài), bộ cá vược (16 loài), bộ cá nheo (12 loài) còn lại là các bộ cá Ngần, cá Kìm…



6. Tài nguyên du lịch.

- Du lịch tự nhiên: Vườn quốc gia Tam Đảo có phong cảnh thiên nhiên đẹp, khí hậu trong lành, với nhiều loại động thực vật được bảo tồn tương đối nguyên vẹn. Bên cạnh đó Vĩnh Phúc còn có hệ thống đầm hồ phong phú cảnh quan đẹp có thể vừa phục vụ sản xuất vừa có giá trị cho phát triển du lịch như Đại Lải, Vân Trục, Đầm Vạc, Thanh Lanh…

- Du lịch nhân văn: Bên cạnh tài nguyên du lịch tự nhiên thì tài nguyên du lịch nhân văn cũng đóng vai trò khá quan trọng trong phát triển du lịch nói riêng và kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc nói chung. Với hàng trăm di tích lịch sử văn hoá trong đó nhiều di tích được xếp hạng cấp quốc gia như cụm di tích Tây Thiên, cụm đình Hương Canh…và các điểm du lịch lễ hội, ẩm thực.

Tài nguyên du lịch được khai thác tốt sẽ tạo điều kiện cho việc tiêu thụ các sản phẩm rau an toàn của tỉnh để phục vụ nhu cầu ẩm thực của du khách.



* Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với phát triển nông nghiệp của Vĩnh Phúc:

* Thuận lợi:

- Với vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, liền kề với thủ đô Hà Nội tạo điều kiện cho Vĩnh Phúc phát triển kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp nông thôn nói riêng.

- Điều kiện địa hình, đất đai đa dạng, khí hậu nhiệt đới gió mùa thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của nhiều loại cây trồng, vật nuôi đã tạo nên sự phong phú, đa dạng trong sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản.

- Tài nguyên nước mặt dồi dào, bao gồm các sông lớn và hồ chứa tạo dự trữ đáng kể phục vụ sản xuất và sinh hoạt.



* Hạn chế:

- Sản xuất nông nghiệp do mang nặng tính thời vụ, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên nên tính rủi ro cao, khó thu hút các nhà đầu tư vào nông nghiệp hơn các ngành sản xuất khác.

- Diện tích đất canh tác không nhiều, bình quân diện tích đất canh tác/người thấp, chất lượng đất trồng trọt có độ phì thấp chiếm tỷ lệ cao. Diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp để đáp ứng nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế khác như công nghiệp, đô thị hoá và các công trình hạ tầng khác tạo nên những áp lực cho phát triển ngành nông nghiệp.

- Tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm và thời gian làm việc thực tế chưa cao, cùng với lực lượng lao động tăng hàng năm, tỷ lệ lao động nông nghiệp được đào tạo nghề thấp là những vấn đề cần được quan tâm trong việc bố trí sản xuất, phát triển các ngành nghề trong khu vực nông thôn.



II. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI.

1. Khái quát tình hình phát triển kinh tế.

- Về tăng trưởng kinh tế: Tính chung cả giai đoạn 2001-2010, GDP Vĩnh Phúc tăng trưởng bình quân 15,2% /năm, trong đó: nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 5,23%/năm; công nghiệp, xây dựng tăng 19,71%/năm; dịch vụ tăng 15,04%/ năm. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng luôn đạt mức cao trong số các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc, tăng gấp 2 lần so với tốc độ trung bình của cả nước. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 31 triệu đồng/người/năm, tăng 3,45 lần so với năm 2005 (riêng khu vực nông thôn đạt 12,1 triệu đồng/người/năm).

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Trong thời kỳ 2001-2005 cơ cấu kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc chuyển dịch khá nhanh: tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP tăng từ 40,68% năm 2000 lên 52,69% vào năm 2005. Tỷ trọng này còn tiếp tục tăng lên và đạt cao nhất 59,93% vào năm 2007 (tăng 7,24 điểm (%) so với năm 2005) và năm 2008 giảm đôi chút xuống 57,50% sau đó tăng lên khoảng 59% năm 2010; khu vực dịch vụ có xu hướng giảm tỷ trọng trong GDP từ 27,86% năm 2005 xuống 24,48% năm 2008 sau đó tăng lên khoảng 28,9% vào năm 2010; trong khi tỷ trọng ngành nông-lâm-thủy sản giảm liên tục rất nhanh từ 28,94% năm 2000 xuống còn 19,45% vào năm 2005 và khoảng trên 14% năm 2010.

- Thu ngân sách: Từ khi tái lập tỉnh đến nay, cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ về kinh tế, thu Ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh cũng liên tục tăng, đặc biệt là trong 3 năm trở lại đây. Giai đoạn 2001-2010 thu ngân sách vẫn tăng ở mức cao, đạt 3.182,9 tỷ đồng năm 2005, trên 14.000 tỷ đồng năm 2010, trên 15.000 tỷ đồng năm 2011.

Công nghiệp ngày càng phát triển mạnh, thu ngân sách tăng cao, từ đó tỉnh có nhiều điều kiện để đầu tư trở lại cho nông nghiệp, nông thôn, thúc đấy sản xuất nông nghiệp phát triển.



2.Nguồn nhân lực.

a. Dân số.

* Quy mô dân số dân số trung bình tỉnh Vĩnh Phúc theo tổng điều tra dân số và nhà ở tháng 4/2009 có khoảng 1.000,8 ngàn người. Trong đó: dân số nam khoảng 495,5 ngàn người (chiếm 49,5%), dân số nữ khoảng 505,3 ngàn người (chiếm 50,5%). Dân số trung bình năm 2010 khoảng 1.012 ngàn người; lực lượng lao động trong độ tuổi chiếm tới 63% dân số. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm gần đây nhìn chung tương đối ổn định trong khoảng 11,3-11,7%o, ngoại trừ năm 2009 thấp hơn 11%o.



Bảng 2. Phát triển dân số tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2005 – 2011


TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

2009

2010

2011




Dân số trung bình

103 ngươì

1.000.4

1.008.3

1.014.6

1

Tỷ lệ tăng tự nhiên



14,1

13,6

13,5

2

Dân số lao động trong độ tuổi

103 ngươì

636,5

657,5

671,3
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2011

Trong 5 năm 2006-2011, tỷ lệ đô thị hoá diễn ra tương đối nhanh, tỷ trọng dân số đô thị đã tăng thêm 8,3%, từ 16,7% năm 2005 lên 22,4% năm 2009 năm 2010 lên 25% và năm 2011 tỷ lệ này vào khoảng 24,5%. Tỷ lệ trên cho thấy tỷ lệ đô thị hóa ở Vĩnh Phúc vẫn còn thấp so với mức bình quân cả nước (khoảng 28,1% năm 2008).


Bảng 3. Cơ cấu dân số của tỉnh giai đoạn 2006 - 2011

Đơn vị tính: %

TT

Chỉ tiêu

2006

2007

2008

2009

2010

2011




Tổng số

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

1

Dân số đô thị

17,44

20,86

22,43

22,45

22,95

23,02

2

Dân số nông thôn

82,56

79,14

77,57

77,55

77,05

76,98

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2011

* Đặc điểm dân số.

Quy mô dân số ở mức trung bình, dân số của tỉnh tương đối trẻ. Theo số liệu báo cáo năm 2010, quy mô dân số ở mức 1.008.337 ngàn người; lực lượng lao động trong độ tuổi chiếm tỷ lệ khá cao, chiếm tới 70% dân số.

Trình độ học vấn của người dân Vĩnh Phúc tương đối cao. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp tiểu học và THCS đạt trên 99%, THPT đạt trên 95% trong năm học 2008-2009. Số học sinh đoạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh đều tăng và hàng năm tỉnh đều có học sinh tham gia các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế. Vĩnh Phúc là tỉnh có tỷ lệ học sinh thi đỗ đại học, cao đẳng năm 2008 đạt 0,67 học sinh/100 dân, đây là tỷ lệ đạt cao trong cả nước. Tỷ lệ lưu ban bỏ học các cấp dưới 1%. Năm 2002, là tỉnh thứ 13 được công nhận phổ cập THCS, sớm hơn so kế hoạch 1 năm.

Giáo dục chuyên nghiệp và giáo dục thường xuyên ngày càng được chú trọng và quan tâm đầu tư. Giáo dục thường xuyên và dạy nghề đã góp phần giảm tải sức ép học sinh tốt nghiệp THCS vào các trường THPT công lập. Các trường chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh hàng năm được đầu tư bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy và đội ngũ giáo viên; chất lượng giảng dạy được nâng lên. Do đó, đã thu hút được số lượng học sinh ngày càng nhiều.

Có thể nói chất lượng dân số ngày càng được cải thiện vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện quy hoạch kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2015 và năm 2020.

* Đặc điểm về dân tộc, tôn giáo.

Toàn tỉnh có trên 11 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số với 95,72% dân số, còn lại là các dân tộc thiểu số như: Sán Dìu, Cao Lan, Nùng, Dao, Tày, Mường, Ngái, Lào, Hoa, Thái... chiếm 4,28% dân số. Trong số các dân tộc thiểu số có dân tộc Sán Dìu chiếm tỷ lệ dân số cao nhất (3,93% tổng số dân), còn lại các dân tộc khác chỉ chiếm dưới 0,08% dân số.



* Dự báo dân số.

Xuất phát từ điều kiện đặc thù của tỉnh (gần thủ đô Hà Nội, đầu mối giao lưu với các tỉnh Tây - Bắc Bắc Bộ,…), trong những năm tới cùng với việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp, thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, ngoài số lượng dân số tăng tự nhiên, dự báo có một lượng đáng kể lao động ngoài tỉnh đến Vĩnh Phúc làm việc (trong các khu công nghiệp và các hoạt động kinh tế – xã hội khác ngoài các khu công nghiệp...). Quy mô dân số Vĩnh Phúc do vậy phụ thuộc đáng kể vào:

- Việc đào tạo, chuẩn bị nguồn nhân lực và sử dụng nguồn nhân lực trong tỉnh vào các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn (đặc biệt là công nghiệp và dịch vụ).

- Lực lượng lao động di cư cơ học từ ngoài tỉnh tham gia vào các hoạt động công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn tỉnh.

Chính vì vậy, dự báo dân số Vĩnh Phúc gắn liền với việc bố trí phát triển kinh tế - xã hội. Kết quả dự báo dân số trên phương án chọn, theo đó lực lượng lao động trong tỉnh được chuẩn bị tốt và cơ bản được sự dụng vào các hoạt động kinh tế - xã hội trong triển vọng đến năm 2020.

Bảng 4. Dự báo dân số toàn tỉnh đến 2010 và 2020

(bao gồm di cư cơ học đến Vĩnh Phúc1)

TT

Danh mục

2010

2015

2020

Tổng số (1.000 người)

1.008

1.130

1.225

1

Dân số đô thị

224

450

735

2

Dân số nông thôn

775

675

490

3

Tỷ lệ đô thị hóa (%)

25

40

60

Ghi chú: Dự báo này trên cơ sở tham khảo cách tính toán của Chi cục dân số tỉnh Vĩnh Phúc và nhu cầu lao động công nghiệp của Ban Quản lý Khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc.

b. Lao động.

Theo số liệu dân số ở trên, lực lượng lao động trong độ tuổi chiếm một tỷ lệ khá cao trên 70% vào năm 2009.

Về chất lượng lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đạt 36,4% lực lượng lao động năm 2007, trong đó tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp đạt 14,76%. Năm 2008, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng lên đáng kể đạt 42,9%2. Năm 2010 tỷ lệ này đạt 51,2%.

Bảng 5. Hiện trạng nguồn lao động và sử dụng lao động toàn tỉnh

giai đoạn 2000- 2011

TT

Ngành

Đơn vị

2009

2010

2011

1

Nguồn lao động

103 người

690,68

694,93

706,44

2

Dân số trong độ tuổi lao động

103 người

636,49

657,54

671,27

3

Số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế:

103 người

595,59

611,14

618,75

3.1

Nông, lâm nghiệp, sản thuỷ

103 người

341,57

341,46

334,37

3.2

Công nghiệp và xây dựng

103 người

128,87

139,69

148,83

3.3

Dịch vụ

103 người

125,15

129,99

135,55

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2011)

Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành diễn ra tương đối nhanh. Tỷ trọng lao động trong khu vực nông lâm, thuỷ sản giảm từ 59,93% năm 2005 xuống còn 51,97% năm 2008, tỷ lệ lao động trong khu vực công nghiệp – xây dựng từ 17,43% năm 2005 tăng lên 21,34% vào năm 2008; khu vực dịch vụ từ 22,64% năm 2005 tăng lên 26,69% vào năm 2008. Điều đó có nghĩa là trong thời gian tới quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động sẽ diễn ra với cường độ nhanh hơn, phạm vi rộng hơn, tức là số lao động rút ra khỏi ngành nông lâm nghiệp, thuỷ sản sẽ ngày càng lớn. Do đó việc đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn phải được quan tâm hơn.



Nhận xét chung:

- Lực lượng lao động dồi dào về số lượng để đáp ứng nhu cầu phát triển trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa trong tương lai.

- Mặc dù chất lượng nguồn nhân lực được đánh giá là khá hơn so với nhiều địa phương trong cả nước nhưng chưa đáp ứng được sự phát triển của các ngành kinh tế, nhất là công nghiệp.

- Do chất lượng của nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, nên dẫn đến tình trạng thừa lao động, nhưng vẫn phải nhập lao động từ các tỉnh ngoài.



- Cùng với tốc độ gia tăng dân số, trong những năm tới lực lượng lao động sẽ tăng đáng kể do dân số bước vào tuổi lao động ngày càng nhiều. Đây là nguồn nhân lực dồi dào cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh, đặc biệt là phát triển nông nghiệp, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là đặc biệt quan trọng. Dân số và lao động gia tăng sẽ dẫn tới nhu cầu về thực phẩm ngày càng nhiều, trong đó có các sản phẩm rau, đồng thời với việc đòi hỏi chất lượng rau ngày càng cao hơn.

III. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP NÓI CHUNG TRÊN ĐỊA BÀN.

1. Tình hình sử dụng đất nông lâm nghiệp, thuỷ sản.

Bảng 6: Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Vĩnh Phúc năm 2011

TT

Chủng loại

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

I

Đất nông nghiệp

86.382

69,68

1

Đất sản xuất nông nghiệp

50.140

40,55




Đất trồng cây hàng năm

41.577

33,63




Đất trồng cây lâu năm

8.563

6,9

2

Đất lâm nghiệp có rừng

32.574

26,3

3

Đất nuôi trồng thủy sản

3.584

2,9

4

Đất nông nghiệp khác

83,13

0,06

II

Đất phi nông nghiệp

35.109

28,4

III

Đất chưa sử dụng

2.159

1,75

Tổng diện tích đất tự nhiên

123.650

100,0

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2011.

Tỉnh Vĩnh Phúc có 123.650 ha diện tích đất tự nhiên. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 86.719 ha, chiếm 70,1% diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 50.366 ha chiếm 40,7% diện tích đất tự nhiên, còn lại là các loại đất khác (đất lâm nghiệp; đất nuôi trồng thủy sản; đất chuyên dùng đất chưa sử dụng).

Tuy nhiên hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp còn chưa cao do chưa có nhiều nông sản có tính hàng hóa, ruộng đất còn manh mún, nhỏ lẻ. Vì vậy việc phát triển các vùng rau an toàn sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh.

2. Khái quát tình hình phát triển ngành nông nghiệp.

a. Vị trí của ngành nông nghiệp trong phát triển kinh tế của tỉnh.

- Giải quyết nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho dân cư trên địa bàn: đảm bảo an ninh lương thực, đáp ứng được 100% nhu cầu rau đậu các loại tiêu dùng trên địa bàn, ngoài ra còn các sản phẩm khác như thịt các loại, trứng cung cấp đủ trên địa bàn ngoài ra còn xuất ra ngoài tỉnh.

- Nông nghiệp nói chung và lâm nghiệp nói riêng còn có vai trò quan trọng tạo không gian xanh mang lại tính đa dạng và sinh động trong cảnh quan chung của toàn tỉnh.

- Sử dụng lao động, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho kinh tế hộ nông dân.

- Tạo địa bàn và môi trường để phát triển bền vững các khu đô thị, khu công nghiệp và các cơ sở thương mại, dịch vụ, văn hóa, TDTT và du lịch trên địa bàn.

- Cung cấp nguyên liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu là nông sản (lạc, thịt lợn, chè, rau, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp...).



B¶ng 7: VÞ trÝ, vai trß cña c¸c ngµnh kinh tÕ trªn ®Þa bµn tØnh VÜnh Phóc

Thêi kú 2007-2011

TT

H¹ng môc

Tæng céng

Chia ra

N«ng, l©m nghiÖp vµ thñy s¶n

C«ng nghiÖp vµ x©y dùng

DÞch vô

I

Gi¸ trÞ tổng sản phẩm (Tû ®ång)













1

N¨m 2007

15.832

2.275

9.487

4.069

2

N¨m 2008

22.545

4.063

12.962

5.519

3

N¨m 2009

25.113

3.684

14.335

7.094

4

N¨m 2010

34.118

4.987

19.277

9.853

5

Năm 2011

43.653

6.744

23.845

13.062

II

C¬ cÊu gi¸ trÞ s¶n phÈm (%)













1

N¨m 2007

100,0

14,4

59,9

25,7

2

N¨m 2008

100,0

18,0

57,5

24,5

3

N¨m 2009

100,0

14,7

57,1

28,3

4

N¨m 2010

100,0

14,6

56,5

28,9

5

Năm 2011

100,0

15,5

54,6

29,9

Nguồn: Thống kế tỉnh Vĩnh Phúc năm 2011

Tuy là một tỉnh có dân số lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và diện tích đất nông nghiệp lớn nhưng giá trị sản phẩm của ngành nông lâm thủy sản có cơ cấu giá trị thấp nhất, chiếm khoảng trên 7% cơ cấu giá trị sản phẩm của toàn tỉnh. Ngành công nghiệp và xây dựng của tỉnh Vĩnh Phúc luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản phẩm của các ngành kinh tế, chiếm khoảng 80% cơ cấu giá trị. Tiếp theo đó là ngành dịch vụ đang ngày càng có xu hướng tăng về giá trị, chiếm khoảng trên 11% cơ cấu giá trị của các ngành kinh tế.



b. Tình hình phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc.

- Về tốc độ tăng trưởng kinh tế ngành nông nghiệp của tỉnh được thể hiện qua bảng sau:



B¶ng 8: Mét sè chØ tiªu tæng hîp vÒ t¨ng tr­ëng ngµnh n«ng nghiÖp

tØnh VÜnh Phóc - Thêi kú 2003-2011

TT

H¹ng môc

Tæng sè

Chia ra

Trång trät

Ch¨n nu«i

DÞch vô

I

Gi¸ trÞ s¶n xuÊt (Tû ®ång theo gi¸ 1994)













1

N¨m 2003

1.517

968

458

92

2

N¨m 2005

1.684

1.002

584

98

3

N¨m 2008

2.106

1.090

879

136

4

N¨m 2010

2.367

1.133

1.075

158

5

Năm 2011

2.406

1.137

1.101

168

II

T¨ng tr­ëng (%/n¨m)













1

Thêi kú 2003-2010 (8 n¨m)

7,14

2,29

14,31

8,10

2

Thêi kú 2005-2010 (6 n¨m)

7,86

2,50

14,84

10,15

3

Thêi kú 2008 -2010 (3 n¨m)

8,07

1,97

15,19

8,09

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2011

- Về cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp:



B¶ng 9: T×nh h×nh chuyÓn dÞch c¬ cÊu gi¸ trÞ s¶n xuÊt ngµnh n«ng nghiÖp

tØnh VÜnh Phóc – Thêi kú 2003 – 2011

TT

H¹ng môc

N¨m 2005

N¨m 2008

N¨m 2010

Năm 2011

1

Gi¸ trÞ s¶n xuÊt theo gi¸ HH (Tû ®ång)

2.469

6.088

7.621

10.662




- Trång trät

1.382

2.931

3.540

4.474




- Ch¨n nu«i

965

2.909

3.797

5.701




- DÞch vô

123

249

282

486

2

C¬ cÊu gi¸ trÞ s¶n phÈm (%)

100

100

100

100




- Trång trät

55,97

48,14

46,46

41,97




- Ch¨n nu«i

39,07

47,78

49,83

53,47




- DÞch vô

4,96

4,09

3,71

4,56

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2011

3. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp.

(Nguồn: Quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; tài liệu tuyên truyền Xây dựng Nông thôn mới tỉnh Vĩnh Phúc).

Каталог: wp-content -> uploads
uploads -> -
uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
uploads -> Hãy là người đầu tiên biết
uploads -> Có chiến lược toàn diện về việc truyền phát tin tức
uploads -> BÀI 1: KỸ NĂng thuyết trình tổng quan về thuyết trình 1 Khái niệm và các mục tiêu
uploads -> CÙng với mẹ maria chúng ta về BÊn thánh thể with mary, we come before the eucharist cấp II thiếU – camp leader level II search
uploads -> ĐÁP Án và HƯỚng dẫn chấM ĐỀ khảo sát chất lưỢng học kỳ II
uploads -> ĐỀ CƯƠng ôn tập bài kiểm tra 15 phút môn hóA 9 LẦN 1 vq1: Nêu

tải về 5.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   39




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương