ĐẶt vấN ĐỀ I. SỰ CẦn thiết phải quy hoạch vùng sản xuất rau an toàN



tải về 5.28 Mb.
trang6/39
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích5.28 Mb.
#20602
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   39

+ Những cơ hội lớn:

- Được tiếp cận thị trường hàng hóa và dịch vụ ở tất cả các nước thành viên với mức thế nhập khẩu đã được cắt giảm và các ngành dịch vụ mà các nước mở cửa theo các nghị định thư gia nhập của các nước này, không bị phân biệt đối xử. Điều đó tạo điều kiện cho chúng ta mở rộng thị trường xuất khẩu, mở rộng kinh doanh dịch vụ ra ngoài biên giới quốc gia. Với một nền kinh tế có độ mở lớn như nền kinh tế nước ta, kim ngạch xuất khẩu luôn chiếm trên 60% GDP thì điều này là đặc biệt quan trọng, là yếu tố bảo đảm tăng trưởng.

- Tạo sức ép để nước ta hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện công khai, minh bạch các thiết chế quản lý theo quy định của WTO, cải thiện môi trường kinh doanh của nước ta. Đây là tiền đề để phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế trong nước, thu hút mạnh nguồn đầu tư nước ngoài, qua đó tiếp nhập vốn, công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo thêm việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bảo đảm tốc độ tăng trưởng và rút ngắn khoảng cách phát triển với các nước.

- Gia nhập WTO chúng ta có được vị thế bình đẳng như các thành viên khác trong việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, có cơ hội để đấu tranh nhằm thiết lập một trật tự kinh tế mới công bằng hơn, hợp lý hơn, có điều kiện để bảo vệ lợi ích của đất nước, của doanh nghiệp. Đương nhiên kết quả còn phụ thuộc vào thế và lực của ta, vào khả năng tập hợp lực lượng và năng lực quản lý điều hành của chúng ta.

- Mối quan hệ tương hỗ giữa chủ động đổi mới, cải cách thể chế kinh tế ở trong nước để phát huy nội lực với hội nhập để tranh thủ nguồn lực bên ngoài. Chính việc gia nhập WTO, hội nhập vào nền kinh tế thế giới thúc đẩy tiến trình cải cách trong nước, đảm bảo cho tiến trình được thực hiện đồng bộ hơn, có hiệu quả hơn.

- Việc gia nhập WTO sẽ nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế, tạo điều kiện cho chúng ta triển khai có hiệu quả đường lối đối ngoại theo phương châm: Việt Nam mong muốn là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng thế giới, vì hòa bình hợp tác và phát triển.

Đối với tỉnh Vĩnh Phúc các yếu tố này sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp có khả năng xuất khẩu và tiếp thu, ứng dụng các công nghệ mới tiên tiến trong sản xuất nông lâm nghiệp, thuỷ sản của tỉnh nói chung, rau an toàn nói riêng.

+ Những thách thức lớn:

Quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới vừa là yếu tố thuận lợi, nhưng cũng là thách thức không nhỏ đối với ngành nông nghiệp khi phải cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại, có chất lượng cao được nhập khẩu từ các nước trong khu vực và thế giới.

- Cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, với nhiều “đối thủ” hơn, trên bình diện rộng hơn, sâu hơn. Đây là sự cạnh tranh giữa sản phẩm của ta với sản phẩm của các nước, giữa doanh nghiệp nước ta với doanh nghiệp các nước, không chỉ trên thị trường thế giới mà ngay trên thị trường trong nước, ngay trên “sân nhà”, do thuế nhập khẩu phải cắt giảm từ mức trung bình 17,4% hiện nay xuống mức trung bình 13,4% trong vòng 3 – 5 năm tới, nhiều mặt hàng còn giảm mạnh hơn. Cạnh tranh còn diễn ra giữa nhà nước với nhà nước trong việc hoạch định chính sách quản lý và chiến lược phát triển nhằm phát huy nội lực và thu hút đầu tư từ bên ngoài.

- Trên thế giới, sự “phân phối” lợi ích của toàn cầu hóa là không đồng đều. Những nước có nền kinh tế phát triển thấp được hưởng lợi ít hơn. Ở mỗi quốc gia sự “phân phối” lợi ích cũng không đồng đều. Một bộ phận dân cư được hưởng lợi ít hơn, thậm chí còn bị tác động tiêu cực của toàn cầu hóa. Nguy cơ phá sản một bộ phận các doanh nghiệp và nguy cơ thất nghiệp sẽ tăng dần, phân hóa giàu nghèo sẽ mạnh hơn. Điều đó đòi hỏi phải có chính sách phúc lợi và anh sinh xã hội đúng đắn, phải quán triệt và thực hiện tốt chủ trương của Đảng, như Nghị quyết số 03 – NQ/TƯ nêu: “Giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển, giữa tăng trưởng kinh tế với ổn định xã hội, giải quyết việc làm, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân. Từng bước thu hẹp khoảng cách về mức sống giữa thành thị và nông thôn, giwuax nông dân và các thành phần xã hội khác”.

- Hội nhập kinh tế quốc tế trong một thế giới toàn cầu hóa, tính thùy thuộc lẫn nhau giữa các nước sẽ tăng lên. Sự biến động trên thị trường các nước sẽ tác động mạnh đến thị trường trong nước, đòi hỏi chúng ta phải có chính sách kinh tế vĩ mô đúng đắn, có năng lực dự báo và phân tích tình hình, cơ chế quản lý phải tạo cơ sở để nền kinh tế có khả năng phản ứng tích cực, nhanh nhạy, hạn chế được ảnh hưởng tiêu cực trước những biến động trên thị trường thế giới. Trong điều kiện tiềm lực đất nước có hạn, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, kinh nghiệm vận hành nền kinh tế chưa nhiều thì đây là khó khăn không nhỏ, đòi hỏi chúng ta phải phấn đấu vươn lên mạnh mẽ.

- Hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra những vấn đề mới trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chống lại lối sống ích kỷ, thực dụng, chạy theo đồng tiền.

Trong những thách thức chung đó, cùng với trình độ sản xuất còn lạc hậu; quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún nên năng suất lao động rất thấp; cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất chưa đồng bộ; đất canh tác nông nghiệp ngày càng giảm do yêu cầu của các ngành kinh tế - xã hội; đầu tư của tỉnh cho phát triển nông nghiệp - nông thôn còn hạn chế; chất lượng lao động chưa đảm bảo... là những khó khăn đối với sự phát triển của ngành trong giai đoạn tới, trong đó có ngành sản xuất rau của tỉnh. Để sản phẩm rau phát triển và cạnh tranh được trong bối cảnh hội nhập còn rất nhiều việc phải làm.

III. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC CÔNG NGHỆ.

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ tạo điều kiện nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng nói chung và cây rau nói riêng, là tiền đề để phát triển sản xuất theo hướng hàng hoá, chất lượng cao. Dự báo phát triển khoa học công nghệ trên lĩnh vực nông nghiệp sẽ theo hướng: Ứng dụng công nghệ sinh học, trọng tâm là công nghệ sinh học giống để tăng năng suất, chất lượng cây trồng, con vật nuôi. Đẩy mạnh thực hiện chương trình sản xuất nông nghiệp sạch theo tiêu chuẩn GAP, chương trình “3 giảm, 3 tăng“ trên cây lúa, chương trình VietGAP trên cây rau... Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi theo hướng hình thành các vùng sản xuất giống lúa chất lượng cao; vùng chuyên canh rau, hoa , quả và xây dựng các vùng chăn nuôi an toàn, vùng chăn nuôi hàng hoá chất lượng cao.

- Những tiến bộ thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học:

Trong các giai đoạn tới công nghệ sinh học sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ và được ứng dụng ngày càng sâu, rộng trong các hoạt động sản xuất nông- lâm- ngư nghiệp. Dự báo các tiến bộ khoa học- công nghệ thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học sẽ trở nên phổ biến và mang lại tác động tích cực thúc đẩy hoạt động sản xuất của các ngành cả về lượng và chất trong các giai đoạn đến 2020 và sau 2020 là:

+ Trong nông nghiệp: sẽ tạo ra các giống cây trồng có ưu thế thích nghi với điều kiện ngoại cảnh, có năng suất và phẩm chất cao đáp ứng với yêu cầu ngày càng phong phú và đa dạng của thị trường. Đồng thời có thời gian sinh trưởng hợp lý, phù hợp với yêu cầu bố trí cơ cấu mùa vụ đối với các cây ngắn ngày, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất và phát huy được các điều kiện sinh thái của từng địa bàn (các chế độ nhiệt, ẩm).

+ Công nghệ sinh học còn được đẩy mạnh ứng dụng trong các hoạt động xử lý chất thải, xử lý môi trường sản xuất, bảo quản, chế biến nông- lâm- thủy sản, kiểm tra dư lượng kháng sinh, thuốc trừ sâu, kim loại nặng và độc tố tảo độc… trong các nông - thủy sản hàng hóa đáp ứng với yêu cầu vệ sinh- an toàn thực phẩm đang ngày càng khắt khe của thị trường, đặc biệt với các sản phẩm xuất khẩu.

- Các tiến bộ về công nghệ canh tác: Các công nghệ mới trong canh tác sẽ có bước phát triển mạnh mẽ, trở nên phổ biến trong hoạt động sản xuất như: thủy canh (canh tác không dùng đất), canh tác trong hệ thống nhà kính, nhà lưới gắn với các công nghệ thâm canh cao (tự động hóa hệ thống tưới, ánh sáng, bón phân…). Các công nghệ canh tác mới sẽ mang lại năng suất, phẩm chất sản phẩm cao đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, cho phép tiết kiệm diện tích đất canh tác.

- Các tiến bộ về công nghệ thông tin: Những tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ thông tin sẽ ngày càng được ứng dụng phổ biến tạo nguồn lực có tính đột phá thúc đẩy sự chuyển biến mạnh mẽ về chất trong các hoạt động sản xuất, đặc biệt nâng cao năng lực quản lý, chỉ đạo, tổ chức sản xuất theo hướng thâm canh tự động hóa, phát triển lưu thông nhờ đáp ứng nhanh chóng, chính xác về thông tin phục vụ cho đầu tư sản xuất và lưu thông tiêu thụ sản phẩm. Tiến bộ về công nghệ thông tin trực tiếp mang lại những điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập, nâng cao dân trí và tiếp cận nhanh, rộng với các tiến bộ khoa học công nghệ thuộc các lĩnh vực kinh tế nói chung và nông - lâm - ngư nghiệp nói riêng.



IV. QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ VÀ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN.

Quá trình công nghiệp hóa, thực hiện mở cửa nền kinh tế và tích cực thu hút đầu tư đã làm cho nền kinh tế Vĩnh Phúc chuyển dịch mạnh mẽ, phát triển với tốc độ cao 15,2%/năm giai đoạn 2001 - 2010. Năm 2010, lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ đã giữ vai trò chủ đạo của nền kinh tế. Quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá đã có tác động lớn đến phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Vĩnh Phúc. Mặc dù, tỷ trọng nông lâm, thủy sản trong cơ cấu kinh tế của tỉnh ngày càng giảm, nhưng kinh tế nông nghiệp vẫn có sự tăng trưởng cao, GDP trong nông nghiệp của tỉnh tăng bình quân 5,23%/năm trong suốt thời kỳ 2001 - 2010; cao hơn so với các tỉnh lân cận và bình quân chung của cả nước.

Công nghiệp, dịch vụ phát triển, nhu cầu tiêu dùng, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến các loại nông sản, thực phẩm tăng nhanh, trở thành yếu tố kích thích sản xuất nông nghiệp phát triển. Trong đó, nhu cầu về thực phẩm an toàn cũng ngày càng cao, do vậy rau an toàn sẽ được lựa chọn và tiêu dùng nhiều hơn.

V. SỰ BIẾN ĐỔI CỦA KHÍ HẬU VÀ THIÊN TAI DỊCH BỆNH

- Sự nóng lên của khí hậu và nước biển dâng ảnh hưởng tới toàn cầu, trong đó Việt Nam là một trong 5 nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Theo các kịch bản biến đổi khí hậu, ở Việt Nam, nhiệt độ trung bình tăng lên sẽ làm tăng số đợt và số ngày nắng nóng hàng năm, làm thay đổi cơ cấu cây trồng và mùa vụ sản xuất, vụ đông có thể bị rút ngắn lại, tăng nguy cơ và rủi ro đối với sản xuất, đòi hỏi phải điều chỉnh, bổ sung kỹ thuật canh tác cho phù hợp.

- Ngoài ra sự gia tăng của các hiện tượng khí hậu cực đoan và thiên tai như bão, lũ lụt, tố lốc, hạn hán, nắng nóng, rét đậm… cả về tần suất và cường độ được dự báo là mối đe dọa thường xuyên cả trước mắt và lâu dài, vì vậy cần phải có giải pháp ứng phó thích ứng, hiệu quả.

- Những châu thổ rộng lớn khác ở các quốc gia nhiệt đới như châu thổ Irrawaddy ở Myanmar, châu thổ sông MêKông và sông Hồng ở Việt Nam cũng như những vùng châu thổ nhỏ hơn và nằm thấp hơn mực nước biển ở Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Indonesia và Phillipin sẽ bị ảnh hưởng tương tự... Thông thường khi nhiệt độ tăng, độ ẩm của đất giảm, đất cằn có độ ẩm thấp hơn 3 lần đất rừng (UNCCD NAP, 2002). Từ giảm diện tích đất đến suy giảm chất lượng đất rồi sẽ dẫn đến giảm năng suất sản lượng. Vĩnh Phúc mặc dù ở sâu trong đất liền, không chịu ảnh hưởng của việc mất đất nông nghiệp do nước biển dâng nhưng cũng sẽ chịu ảnh hưởng về suy giảm năng suất cây trồng tương tự.

Việc sản xuất rau an toàn vừa là để bảo vệ sức khỏe con người, vừa bảo vệ môi trường sinh thái theo hướng sản xuất nông nghiệp bền vững, góp phần giảm tác hại của biến đổi khí hậu, hạn chế dịch bệnh xảy ra, nâng cao năng suất và chất lượng rau.

VI. DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG, NHU CẦU TIÊU DÙNG LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM.

Dân số Vĩnh Phúc năm 2010 có 1000,8 ngàn người, dự báo đến năm 2020 sẽ tăng lên 1,245 triệu người, trong đó dân số đô thị chiếm khoảng 55 -60% và thu nhập bình quân đầu người gấp 2-3 lần so với hiện nay. Dự báo lượng khách du lịch đến Vĩnh Phúc năm 2010 khoảng 1,5 triệu lượt người (trong đó có từ 25-30 ngàn lượt khách quốc tế, năm 2015 thu hút khoảng 1,7 triệu lượt khách (trong đó từ 40-50 ngàn lượt khách quốc tế, năm 2020 đón khoảng 1,8 - 1,9 triệu lượt khách du lịch (trong đó có 50-70 ngàn lượt khách quốc tế). Căn cứ vào dự báo nhu cầu sử dụng và dự phòng trên năm của Bộ nông nghiệp và PTNT về một số nông sản chính đến năm 2020 cho thấy:



- Về lương thực: trong những năm tới khả năng sản xuất lương thực của tỉnh vẫn đáp ứng được nhu cầu lương thực cho người và một phần cho chăn nuôi, phần thiếu hụt về thức ăn cho chăn nuôi sẽ nhập các loại thức ăn chế biến từ ngoài tỉnh. Sản xuất lương thực trong tỉnh chủ yếu để đảm bảo an ninh lương thực trong tỉnh, không đặt vấn đề sản xuất để xuất khẩu.


Bảng 18. Dự báo về nhu cầu tiêu thụ nông sản của tỉnh đến năm 2020

(Định mức theo ủy ban Quốc gia về an ninh lư­ơng thực và dinh d­ưỡng quốc gia)

TT

Hạng mục

2015

2020

BQ/ người/năm (kg)

Nhu cầu cho người dân tại chỗ (tấn)

Nhu cầu cho khách du lịch (tấn)

Tổng nhu cầu (tấn)

BQ/ người/năm (kg)

Nhu cầu cho người dân tại chỗ (tấn)

Nhu cầu cho khách du lịch (tấn)

Tổng nhu cầu (tấn)

1

Thóc

220

247500

1848

249348

210

257250

2520

259770

2

Rau các loại

110

123750

924

124674

120

147000

1440

148440

3

Quả các loại

50

56250

420

56670

70

85750

840

86590

4

Thịt các loại

28

31500

235,2

31735

33

40425

396

40821




- Thịt bò

3

3375

25,2

3400

3,5

4288

42

4329




- Thịt trâu

1

1125

8,4

1133

1,5

1837

18

1855




- Thịt gia cầm

5

5625

42,0

5667

6

7350

72

7422




- Thịt lợn

19

21375

159,6

21535

22

26950

264

27214

5

Trứng (triệu quả)

50

56,25

0,42

56,67

70

85,75

0,84

86,6

Bảng 19. Cân đối nhu cầu và l­ượng dư­ nông sản tính đến năm 2020

(Định mức theo ủy ban Quốc gia về an ninh lư­ơng thực và dinh d­ưỡng quốc gia)

Hạng mục

2015

2020




Dự kiến SL

Tiêu thụ nội tỉnh

Cân đối

Dự kiến SL

Tiêu thụ nội tỉnh

Cân đối




Thóc (1000 tấn)

337,4

249,35

88,05

339,0

259,77

79,23




Rau các loại (1000 tấn)

155,38

124,67

30,71

144,40

148,44

-4,440




Thịt các loại (1000 tấn)

 



















- Thịt bò (1000 tấn)

5,4

3.4

2

7

4,33

2,67




- Thịt trâu (1000 tấn)

1

1,13

-0,13

1

1,85

-0,85




- Thịt lợn (1000 tấn)

92,1

21,53

70,57

140

27,2

112,79




- Thịt gia cầm (1000 tấn)

31,5

5,67

25,83

52

7,42

44,58




Trứng (triệu quả)

215,6

56,67

158,93

230

86,6

143,4




- Rau đậu các loại: Sản xuất rau đậu thực phẩm hiện tại đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong tỉnh cả về số lượng và chất lượng, với tốc độ tăng dân số và lượng khách du lịch đến tỉnh Vĩnh Phúc như đã tính ở trên thì nhu cầu về rau đậu thực phẩm đến năm 2015 là 124,67 ngàn tấn, năm 2020 là 148,44 ngàn tấn. Trong giai đoạn 2011 – 2020, sản xuất rau trên địa bàn không chỉ chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu trong tỉnh mà còn có khả năng thiếu hụt lượng rau cho nhu cầu tiêu dùng của tỉnh là 4 - 5 ngàn tấn. Vì vậy việc Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn là nhu cầu tất yếu hiện nay.

Каталог: wp-content -> uploads
uploads -> -
uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
uploads -> Hãy là người đầu tiên biết
uploads -> Có chiến lược toàn diện về việc truyền phát tin tức
uploads -> BÀI 1: KỸ NĂng thuyết trình tổng quan về thuyết trình 1 Khái niệm và các mục tiêu
uploads -> CÙng với mẹ maria chúng ta về BÊn thánh thể with mary, we come before the eucharist cấp II thiếU – camp leader level II search
uploads -> ĐÁP Án và HƯỚng dẫn chấM ĐỀ khảo sát chất lưỢng học kỳ II
uploads -> ĐỀ CƯƠng ôn tập bài kiểm tra 15 phút môn hóA 9 LẦN 1 vq1: Nêu

tải về 5.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   39




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương