ĐẶt vấN ĐỀ I. SỰ CẦn thiết phải quy hoạch vùng sản xuất rau an toàN


Thuỷ lợi. a. Hệ thống công trình tưới



tải về 5.28 Mb.
trang3/39
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích5.28 Mb.
#20602
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   39

3.1. Thuỷ lợi.

a. Hệ thống công trình tưới.


* Hệ thống thuỷ nông Liễn Sơn

Diện tích tưới trên 20.000ha cho các huyện Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Lập Thạch, Bình Xuyên, TP Vĩnh Yên, có các công trình chính sau:

+ Đập Liễn Sơn xây dựng năm 1914, chặn sông Phó đáy tưới cho 20.300ha đất canh tác, chiều rộng tràn 112m, chiều cao 5m, lấy nước vào kênh chính Liễn Sơn lưu lượng thiết kế 17 m3/s.

+ Trạm bơm Bạch Hạc: Xây dựng năm 1963, tổng số 5 máy; tổng lưu lượng 40.000 m3/h, với tổng công suất 5 x 320 KW, năng lực thiết kế tưới 1.100ha.

+ Trạm bơm Đại Định: Xây dựng năm 1999, tổng số 6 máy; tổng lưu lượng 48.000 m3/h với tổng công suất 6 x300 KW, năng lực thiết kế 9.012ha.

+ Các trạm bơm khác như: TB Liễu Trì, Lũng Hạ, Đồng Cương... tưới từ 200-1.000ha

+ Hệ thống kênh chính: Kênh chính chiều dài trên 50km, và hàng trăm km kênh các cấp.

* Hệ thống thủy nông Mê Linh

Diện tích tưới trên 6.500ha cho các huyện Mê Linh (đã chuyển về Hà Nội), TX Phúc Yên, có các công trình chính sau:

+ Hồ Đại Lải: Xây dựng năm 1960 tưới 2.900ha, dung tích hữu ích 25.4 triệu m3, diện tích lưu vực 60,1km2, chiều dài đập 3.060m, chiều cao đập 16m;

+ Trạm bơm Thanh Điềm: Xây dựng năm 1995, tổng số 10 máy; tổng lưu lượng 40.000 m3/h, với tổng công suất 10 x 150 KW, năng lực thiết kế 7.574ha.



* Hệ thống thủy nông Tam Đảo

Diện tích tưới trên 4.600ha cho các huyện Tam Dương, Tam Đảo, Bình Xuyên, có các công trình chính sau:

+ Hồ Làng Hà: Xây dựng năm 1987 tưới 300ha, dung tích hữu ích 2,2 triệu m3, diện tích lưu vực 10,5km2, chiều dài đập 230m, cao đập 20m.

+ Hồ Xạ Hương: Xây dựng năm 1977 tưới 1.812ha, dung tích hữu ích 12,7 triệu m3, diện tích lưu vực 24,0km2, chiều dài đập 252m, cao đập 41m.

+ Hồ Thanh Lanh: Xây dựng năm 2000 tưới 1.200ha, dung tích hữu ích 9,89 triệu m3, diện tích lưu vực 23,0km2, chiều dài đập 362m, cao đập 30m.

+ Hồ Vĩnh Thành: Xây dựng năm 2001 tưới 685ha, dung tích hữu ích 2,36 triệu m3, diện tích lưu vực 19,0km2, chiều dài đập 740m, cao đập 29m.

+ Cụm Hồ Gia Khau: Xây dựng năm 1960 tưới 370ha, dung tích hữu ích 1,30 triệu m3.

+ Hồ Bản Long đang xây dựng năm 2007, tưới 350ha, diện tích lưu vực 10km2, chiều cao đập 30m, dung tích hữu ích 2,9 triệu m3.



* Hệ thống thủy nông Lập Thạch

Diện tích tưới trên 2.400ha cho huyện Lập Thạch gồm:

+ Hồ Vân Trục: Xây dựng năm 1966 tưới 1.435ha, dung tích hữu ích 7,60 triệu m3, diện tích lưu vực 19,20km2, chiều dài đập 380m, cao đập 15m.

+ Hồ Suối Sải: Xây dựng năm 1986 tưới 478ha, dung tích hữu ích 3,00 triệu m3, diện tích lưu vực 9,10km2, chiều dài đập 330m, cao đập 26 m.

+ Hồ Bò Lạc: Xây dựng năm 1981 tưới 355ha, dung tích hữu ích 2,55 triệu m3, diện tích lưu vực 7,5km2, chiều dài đập 380m, cao đập 22m.

+ TB Cao Phong: Xây dựng năm 1985, nâng cấp năm 2007 tổng số 03 máy, lưu lượng 3.600 m3/h, với tổng công suất 3 x 55 KW, năng lực thiết kế 800ha.

+ TB Then: Tổng số 04 máy, lưu lượng 4.000 m3/h, công xuất 4 x 33 KW, năng lực thiết kế 540ha.

* Các công trình thủy lợi nhỏ do các xã, HTX quản lý

Tổng số các hồ đập nhỏ do các địa phương quản lý là 237 hồ chứa nhỏ, với tổng dung tích từ 10.000m3 đến 500.000m3, các trạm bơm do các địa phương quản lý với tổng số 353 trạm bơm lớn nhỏ, lưu lượng từ 20 -1000 m3/h công suất từ 14 - 33 KW.

Diện tích phục vụ tưới do các địa phương đảm nhận trên 10.000ha.

* Hệ thống kênh mương

Có 2.387km kênh mương các loại (trong đó kênh loại I: 78km, kênh loại II: 437km, kênh loại III: 985km) và 887km kênh nội đồng, đã đã kiên cố được 826km kênh mương các loại.

Tiếp tục phấn đấu đến 2012 kiên cố hoá tổng số 674Km kênh mương các loại (không kể 887km kênh nội đồng), bao gồm: Kênh loại I = 47,3km, kênh loại II = 252,6km, kênh loại III = 373,6km.

* Kết quả phục vụ tưới

- Diện tích trồng cây hàng năm : 51.182 ha

- Diện tích tưới thực tế: : 42.874 ha, đạt 83,7%

+ Nguyên nhân thiếu nước

- Thời tiết diễn biến phức tạp, mưa hàng năm thất thường, mực nước sông xuống thấp, hàng năm diện tích bị hạn còn trên 6.000ha.

- Công trình phục vụ tưới còn thiếu, công suất thiết kế chưa đủ đáp ứng yêu cầu của sản xuất; điển hình ở vùng Bắc Lập Thạch, Bắc Tam Dương, Bắc Bình Xuyên.

- Các công trình xây dựng đã lâu, công trình xuống cấp nghiêm trọng.

- Sản xuất nông nghiệp hiện nay hầu hết gieo trồng các giống mới, có năng suất cao, ngắn ngày và thời vụ rất khắt khe, yêu cầu dùng nước nhiều hơn, đồng loạt hơn, chỉ trong một thời gian ngắn làm cho các công trình thủy lợi không đủ năng lực phục vụ.


b. Hệ thống công trình tiêu


Hiện nay, toàn tỉnh đã hình thành một hệ thống kênh trục tiêu với gần 300km kênh tiêu trục chính, (bao gồm các trục tiêu sông ngòi thiên nhiên như Sông Phan, Cà Lồ, các ngòi tiêu Cầu Ngạc, Cầu Mai, Cầu Đọ, Cầu Triệu; các kênh tiêu Bến Tre, Nam Yên Lạc, Thạnh Phú, Tam Báo) và gần 400km kênh trục tiêu nhánh. Có 39 cống tiêu lớn (hầu hết là các cống qua đê) và hàng trăm cống tiêu trong các vùng, các cánh đồng làm nhiệm vụ điều tiết nước ra các trục tiêu để tiêu cho diện tích canh tác trong toàn tỉnh. Hiện tại tình hình lũ, úng vẫn xảy ra và gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp như: năm 2006 mưa lớn, ngập lụt và làm thiệt hại hơn 11.000ha lúa, hoa màu và nuôi trồng thuỷ sản.

* Hệ thống tiêu sông Phan- Cà Lồ: Là hệ thống tiêu trọng lực phụ thuộc lớn vào mực nước sông Cầu, khi mực nước sông Cầu lên cao không có khả năng tiêu được, các trạm bơm tiêu nội bộ như Cao Đại, Đầm Cả, Tam Báo, Thường Lệ chỉ giải quyết tiêu cục bộ, dồn nước vào các vị trí khác, nên tình hình úng ngập xảy ra thường xuyên, nhất là khi các khu công nghiệp trên địa bàn xuất hiện ngày càng nhiều.

* Hệ thống tiêu vùng Lập Thạch: Gồm các trục tiêu Cầu Triệu, Cầu Đọ, Cầu Mai.. phụ thuộc vào mực nước sông Lô, Phó Đáy, khi mực nước sông lên cao cũng không có khả năng tiêu thoát.

Đánh giá: Hệ thống công trình tiêu của Vĩnh Phúc còn nhiều bất cập, không chủ động, phụ thuộc lớn vào yếu tố thiên nhiên, thường xuyên gây bất lợi cho sản xuất, cụ thể:

- Thiếu các công trình tiêu đầu mối và hệ thống kênh trục để tiêu động lực ra sông do kinh phí lớn không có khả năng đầu tư .

- Các công trình phục vụ tiêu nội bộ, trên địa bàn tỉnh đều được xây dựng đã lâu, mức đảm bảo thấp.

- Công tác tu bổ, sửa chữa các công trình tiêu hàng năm chưa được quan tâm thường xuyên, làm cho năng lực tiêu của các công trình ngày càng giảm.

- Hệ thống kênh tiêu nội đồng bị lấn chiếm, thu hẹp, đất đai các khu trũng, ao hồ nơi điều tiết nước đều bị thu hẹp lấn chiếm, không được nạo vét nhiều nơi bị tắc nghẽn, gây úng cục bộ, không tiêu tự chảy được nhanh chóng.

- Các trục tiêu không được nạo vét do kinh phí đầu tư lớn.


c. Hệ thống công trình đê điều


Vĩnh Phúc là nơi hợp lưu của 03 sông lớn là: Sông Hồng, Sông Lô và Sông Phó Đáy. Toàn tỉnh Vĩnh Phúc có trên 180 km đê các loại, trong đó có: 48,165km đê cấp I: 18,370km đê cấp II, 76,030km đê cấp IV và 29km đê dưới đê cấp IV. Các tuyến đê này có nhiệm vụ bảo vệ cho vùng đồng bằng phía nam của tỉnh và một số vùng thuộc các địa phương lân cận như Hà Nội, Bắc Ninh với trên 2 triệu dân cùng nhiều cơ sở kinh tế quan trọng của trung ương và địa phương.

d. Tình hình thuỷ lợi phí.


Từ năm 2004 đến nay tỉnh đã ban hành nhiều chính sách về miễn giảm thủy lợi phí cho nông dân, trong đó từ năm 2004 thực hiện miễn thuỷ lợi phí vụ đông, giảm 50% thủy lợi phí vụ chiêm và vụ mùa cho các hộ nông dân sử dụng nước vào sản xuất trồng trọt, cho thấy đây là một chính sách hợp lòng dân, đối tượng được hưởng lợi là người nông dân chiếm 80% dân số toàn tỉnh. Từ năm 2007 hỗ trợ 100% thủy lợi phí cho sản xuất trồng lúa, rau màu, cây vụ đông, cây công nghiệp ngắn ngày. Các chính sách này đã góp phần tích cực ổn định tình hình chính trị - xã hội ở khu vực nông thôn nói riêng và toàn tỉnh nói chung, giúp nông dân đẩy mạnh chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp.

3.2. Giao thông nông thôn.


a. Đường bộ.

Hệ thống quốc lộ: Với chiều dài 105,3km đạt từ cấp đường phố chính, đường cấp I đồng bằng đến cấp V miền núi cơ bản đã được nhựa hoá, trong đó chất lượng mặt đường loại khá và tốt có 48km chiếm 45,6%, trung bình có 45km chiếm 42,72%, 12,25km đường xấu (đoạn cuối quốc lộ 2C).

Đường tỉnh: Với 18 tuyến đường được phân bố khắp các huyện của tỉnh, trong đó có 5 tuyến thông ngoại tỉnh với chiều dài 297,5km với các loại đường từ cấp II đến cấp V miền núi.

Đường đô thị: Vĩnh Phúc có 2 đô thị lớn (TP Vĩnh Yên và TX Phúc Yên) với hệ thống đường đô thị 103,5km trong đó 90,7km được thảm nhựa hoặc bê tông xi măng (chiếm 87,6%), còn 12,8km đường cấp phối của thị xã Phúc Yên (12,4%).

Đường huyện: Với tổng chiều dài 426km chiếm 10,5% chiều dài đường bộ của tỉnh, tỷ lệ được nhựa hoá mặt đường là 68,2%. Các tuyến đường huyện được rải nhựa là đường cấp V, số còn lại là đường cấp phối nên việc đi lại từ huyện đến các xã chưa thuận tiện, tập trung ở 3 huyện Tam Đảo, Lập Thạch và Sông Lô.

Đường xã: Đến hết năm 2010 toàn tỉnh đã cứng hoá được 2.582/3.562 km đường giao thông nông thôn (đạt 72%). Giao thhông nội đồng cứng hoá được 81km/1.115km đường trục chính (đạt 7,3%).

Số đường kiên cố hoá mặt tập trung ở các huyện: Yên Lạc đạt 77,3%, Vĩnh Tường đạt 84,3%, các huyện Trung du miền núi tỷ lệ kiên cố hoá mặt đường đạt thấp, Tam Đảo đạt 31,37%, Lập Thạch đạt 37,88%, Sông Lô đạt 13,8%.

b. Đường sông.

Có 4 tuyến sông với tổng chiều dài 123km. Hai tuyến sông cấp II do Cục đường sông Việt Nam quản lý là Sông Hồng (30km) và sông Lô (34km). Hai tuyến sông địa phương là sông Phó Đáy (32km) và sông Cà Lồ (27km) chỉ thông thuyền vào mùa mưa.



c. Đường sắt.

Đường sắt chạy qua địa phận Vĩnh Phúc thuộc tuyến Hà Nội – Lào Cai do Tổng công ty Đường sắt Việt Nam quản lý, có chiều dài 35km, khổ đường 1.000mm, năng lực thông qua 10 đôi tàu/ngày đêm.

Nhìn chung hệ thống giao thông đường bộ, thuận lợi cho lưu thông hàng hoá nông sản từ Vĩnh Phúc đi các nơi, kích thích sản xuất nông nghiệp phát triển, bao gồm cả ngành sản xuất rau. Hệ thống giao thông nông thôn đang được tăng cường đầu tư cùng với chương trình xây dựng nông thôn mới sẽ tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp, sản xuất rau chuyên canh theo hướng hàng hoá, an toàn.

3.3. Hiện trạng điện nông thôn.


Khu vực nông thôn toàn tỉnh có 680 trạm biến áp, 2.236km đường dây hạ thế. Trong đó: Trạm biến áp đạt chuẩn 100%; Đường dây hạ thế đạt chuẩn 63%. Hiện tại 100% số xã và 100% số hộ đã được sử dụng điện, tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn 80%.

Chất lượng điện ngày càng được nâng cao, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất rau an toàn từ khâu trồng trọt cho đến chế biến.


3.4. Hiện trạng chợ nông thôn.


Hiện nay, toàn tỉnh có 95 chợ, trong đó có 60 chợ được phân theo Nghị định 02/2003/NĐ-CP ngày 14/1/3003 của Chính phủ về Phát triển và quản lý chợ và quyết định số 2507/QĐ-CT ngày 11/9/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc. Trong đó: 5 chợ loại 1; 11 chợ loại 2; 44 chợ loại 3.

Trong số đó có 49 chợ/112 xã nông thôn: đã kiên cố 6 chợ (chiếm 12,24%); Bán kiên cố 26 chợ (chiếm 53,06%); lán trại tạm: 17 chợ (chiếm 34,7%); Quy mô xây dựng không đảm bảo 35 chợ (chiếm 74,4%). Mật độ chợ là 0,44 chợ/xã, thấp hơn so với mức chung của cả nước (0,71 chợ/xã phường).

Loại hình chợ đơn điệu, chủ yếu là chợ tổng hợp, loại hình chợ chuyên doanh, chợ đầu mối chưa phát triển. Trên địa bàn tỉnh chỉ có 1 điểm bán buôn hàng nông sản tổng hợp tại thị trấn Thổ Tang (Vĩnh Tường) có tính chất như một chợ đầu mối.

Lực lượng kinh doanh trong chợ chủ yếu là các hộ tư thương, ngoài ra tại các chợ nông thôn còn có người sản xuất trực tiếp bán sản phẩm. Các thành phần kinh tế khác (thương nghiệp Nhà nước, hợp tác xã…) không đáng kể. Tổng số hộ kinh doanh cố định trên các chợ toàn tỉnh hiện nay khoảng 6.000 hộ. Số hộ kinh doanh trung bình trên 1 chợ là khoảng 100 hộ.

Diện tích trung bình một chợ chỉ khoảng 5.000m2, số chợ có diện tích nhỏ (< 2000m2) chiếm 34,5%, chợ có diện tích trên 10.000m2 chỉ chiếm khoảng 10%. Diện tích bình quân của 1 hộ kinh doanh trong chợ phổ biến <5m2/hộ.

Chợ có vai trò rất quan trọng trong việc tiêu thụ hàng hoá nông sản nói chung và rau nói riêng. Cần quy hoạch hợp lý và đầu tư xây dựng các chợ để đây sẽ là những đầu mối tiêu thụ nông sản của tỉnh.



4. Áp dụng khoa học công nghệ và dịch vụ trong sản xuất nông nghiệp.

4.1. Công tác ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất nông nghiệp.


Trong những năm qua các lĩnh vực về giống cây trồng, vật nuôi được quan tâm phát triển. Đến nay, tỷ lệ sử dụng giống lúa, ngô từ cấp xác nhận trở lên của tỉnh đạt trên 85%, tỷ lệ bò lai trên 61%, lợn nái ngoại và nái lai trên 90% tổng đàn.

Trong trồng trọt, khuyến nông đã tập trung hướng dẫn nông dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật về giống, kỹ thuật thâm canh và đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, tập trung gieo cấy giống lúa ngắn ngày, giảm mạnh trà xuân sớm chuyển sang trà xuân muộn, tăng diện tích lúa mùa sớm, tăng diện tích cây vụ đông, phát triển các giống lúa đặc sản.

Trong chăn nuôi, công tác khuyến nông tập trung chỉ đạo phát triển chăn nuôi gia cầm, gia súc ở các huyện thuộc tiểu vùng Tây Bắc với các chương trình chăn nuôi trọng điểm; cải tạo đàn bò, nạc hoá đàn lợn, phát triển chăn nuôi gà quy mô trang trại ở các huyện Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Tam Đảo và Bình Xuyên.

Trong thuỷ sản, tăng cường công tác tuyên truyền hướng dẫn ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất giống, nâng cao chất lượng đàn cá giống bố mẹ trên địa bàn nhằm tạo ra các con giống tốt cho sản xuất.

Trong lâm nghiệp, hoạt động khuyến lâm của tỉnh đã lựa chọn các chương trình giống phù hợp với từng vùng sinh thái. Nghiên cứu khảo nghiệm một số giống cây lâm nghiệp mới nhập nội như tre điền trúc, keo và các cây bản địa như giổi, trò chỉ, tếch….

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất cây trồng vật nuôi của tỉnh đòi hỏi phải áp dụng nhiều tiến bộ khoa học công nghệ cao đặc biệt là công nghệ sinh học trong lĩnh vực sản xuất giống cây trồng vật nuôi để sản xuất ra giống có chất lượng đồng đều, sạch bệnh, đúng tiêu chuẩn, đồng thời sản xuất các nông sản phẩm có chất lượng cao như rau, hoa cao cấp, thịt chất lượng cao phục vụ nhu cầu ngày một cao của người dân.


4.2. Thực trạng phát triển dịch vụ nông nghiệp, tiêu thụ nông sản.


- Dịch vụ làm đất: Do tình trạng ruộng đất manh mún còn phổ biến nên tỷ lệ cơ giới hoá trong khâu làm đất toàn tỉnh mới đạt khoảng 50%, trong khi cả nước đạt trên 70%.

- Sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, vật nuôi là nhiệm vụ được chỉ đạo thực hiện tốt trong thời gian qua. Các đơn vị được giao đã cung ứng đủ giống tốt phục vụ sản xuất. Công tác quản lý nhà nước về giống cây trồng, vật nuôi được tăng cường nên chất lượng các loại giống cây, con trên địa bàn tỉnh được đảm bảo. Dịch vụ cung ứng phân bón, vật tư nông nghiệp do các đơn vị trong ngành thực hiện thông qua hệ thống cửa hàng chi nhánh và các đại lý vệ tinh ở các huyện, thị; Ngoài ra còn có sự tham gia của các hộ kinh doanh tư nhân thông qua hình thức đại lý trực tiếp với các nhà máy sản xuất hoặc dịch vụ bán lẻ.

- Dịch vụ tiêu thụ nông sản hàng hoá: Do hoạt động của HTX dịch vụ nông nghiệp còn yếu, vốn ít, mới chỉ thực hiện được một số khâu dịch vụ như thuỷ lợi, điện, bảo vệ sản xuất… chưa tổ chức được dịch vụ tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, trong khi đó các doanh nghiệp nhà nước chưa quan tâm đến công tác này, nên việc tiêu thụ nông sản hàng hoá trên địa bàn tỉnh có vai trò quan trọng của các “thương lái” trong tỉnh. Thời gian gần đây, do sản xuất phát triển, khối lượng nông sản hàng hoá ngày càng tăng, ngoài việc cung cấp cho nhu cầu trong tỉnh, còn tiêu thụ tại thị trường trong nước và xuất khẩu tiểu ngạch. Vì vậy, các thành phần kinh tế đều đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản. Bước đầu tỉnh đã có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện để các hộ tư thương làm dịch vụ tiêu thụ nông sản hàng hoá cho nông dân, đây chính là cầu nối quan trọng giữa người sản xuất với người tiêu dùng, góp phần mở rộng thị trường. Hoạt động trao đổi hàng hoá khá sôi động, đã vươn ra nhiều tỉnh trong cả nước và nước ngoài.

- Công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư được chú trọng thường xuyên. Để góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, ngành nông nghiệp và PTNT đã chủ động tham mưu, đề xuất với Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh kiện toàn tổ khuyến nông dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp cơ sở; Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị trong ngành phối hợp tốt với các huyện, thị; các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể có liên quan thực hiện tốt các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư. Nhiều tiến bộ kỹ thuật mới được mở rộng trong sản xuất như mô hình sản xuất rau an toàn, sản xuất nông sản bảo đảm VSATTP (ứng dụng quy trình ViệtGAP, xây dựng vùng trồng trọt sản xuất hàng hóa,...).

* Một số vùng trồng trọt hàng hoá của tỉnh đã được hình thành, duy trì và dần mở rộng quy mô, tạo sản phẩm có năng suất, chất lượng cao như:

+ Bí đỏ, Bí xanh (Vĩnh Tường, Lập Thạch, Tam Dương...).

+ Dưa chuột, Cà chua, Dưa hấu (Tam Dương, Bình Xuyên, Vĩnh Tường...).

+ Su su (Tam Đảo).

Năm 2007 toàn tỉnh xây dựng được 42,48 ha Cà chua; 104 ha Dưa chuột; 20 ha Bí xanh.

Năm 2008 toàn tỉnh xây dựng được 229 ha Dưa chuột; 60 ha Cà chua; 22 ha Bí xanh; 30 ha Dưa hấu; 12 ha ớt.

Năm 2009 toàn tỉnh xây dựng được 85 ha Bí đỏ, 40 ha Bí xanh, 25 ha Dưa hấu, 310 ha Dưa chuột, 142 ha Su su, 10 ha ớt.

Năm 2010 toàn tỉnh xây dựng được 1.300 ha Bí đỏ; 156 ha Bí xanh; 665,65 ha Dưa chuột; 136 ha ớt; 70 ha Cà chua; 370,49 ha Su su.

- Công tác BVTV: Công tác bảo vệ thực vật được quan tâm và làm tốt, nhất là công tác dự tính dự báo, hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh, chuột hại, mở rộng áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), 3 giảm 3 tăng, thị trường nông dược được quản lý tốt… nên tỷ lệ thiệt hại do sâu bệnh, chuột hàng năm đều ở mức thấp dưới 2%, là một trong những tỉnh có thiệt hại do sâu, bệnh gây ra thấp nhất trong cả nước.

- Công tác thú y: Trong thời gian qua, công tác thú y luôn được các cấp, các ngành, hộ nông dân quan tâm, nhất là công tác tiêm phòng, vệ sinh thú y, kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển và giết mổ gia súc, gia cầm. Việc xây dựng vùng an toàn dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm đã có hiệu quả cao trong việc phòng chống dịch bệnh. Nhìn chung, công tác thú y trong những năm vừa qua được thực hiện khá tốt, do vậy không có dịch bệnh lớn xảy ra, chỉ xuất hiện cục bộ ở một số địa phương. Đảm bảo xây dựng vùng an toàn dịch bệnh là điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi phát triển bền vững, hiệu quả.

- Dịch vụ bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm: đã có bước phát triển nhưng ngành công nghiệp chế biến nông sản chưa đáp ứng được yêu cầu gia tăng giá trị và góp phần tiêu thụ nông sản cho nông dân, nông sản vẫn chủ yếu ở dạng sơ chế, thiếu sức cạnh tranh, chưa có sản phẩm chủ lực xuất khẩu trong ngành. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là chè sơ chế, gỗ, lạc nhân, rau quả. Nhóm các sản phẩm từ lương thực chủ yếu phục nhu cầu tiêu dùng thiết yếu trong và ngoài tỉnh, chưa có sản phẩm xuất khẩu.

5. Các chính sách đã được áp dụng đối với sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Trong những năm qua Trung ương và Tỉnh đã ban hành nhiều văn bản, chính sách nhằm hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp, trong đó đáng chú ý là:

- Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của BCH Trương ương Đảng lần thức 7 về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

- Nghị quyết số 03/NQ-TU ngày 27/12/2006 của Tỉnh uỷ tỉnh Vĩnh Phúc về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020.

- Nghị quyết số 03/2007/NQ-HĐND ngày 11/5/2007 của HĐND tỉnh về Bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, huấn luyện nghề ngắn hạn và cung cấp thông tin cho nông dân giai đoạn 2007–2010.

- Nghị quyết số 21/2008/NQ-HĐND ngày 25/7/2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc hỗ trợ 100% thuỷ lợi phí cho sản xuất trồng trọt trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2007-2011.

- Nghị quyết 06/2007/NQ-HĐND ngày 11/5/2007 của HĐND tỉnh khuyến khích phát triển giống cây trồng vật nuôi giai đoạn 2007-2010.

- Nghị quyết 07/2007/NQ-HĐND ngày 11/5/2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về hỗ trợ vùng trồng trọt sản xuất hàng hoá: đối tượng được thụ hưởng là các hộ sản xuất nông nghiệp tham gia vùng trồng trọt sản xuất hàng hoá với mức hỗ trợ là không quá 70% giá trị giống mới đối với lúa, hoa các loại; 100% giá trị giống mới với các loại dưa, bí, cà chua và chi phí quản lý.

- Nghị quyết số 08/2007/NQ-HĐND ngày 11/5/2007 về chương trình kiên cố hoá kênh mương giai đoạn 2007-2010 của HĐND tỉnh.

- Quyết định số 2970/QĐ-CT ngày 03/09/2009 của UBND tỉnh về việc phê duyệt danh mục và cấp kinh phí đợt 1 hỗ trợ xây dựng các vùng trồng trọt sản xuất hàng hoá vụ đông năm 2009 trên địa bàn với các vùng chuyên canh.

- Quyết định số 497 ngày 17/04/2009 của Thủ tướng chính phủ và thông tư số 09/2009/TT- NHNN ngày 05/5/2009 của Ngân hàng Nhà nước về việc hỗ trợ lãi suất vay vốn mua máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn.

Nhận xét: Các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn, đặc biệt là những cơ chế, chính sách riêng của tỉnh hỗ trợ trực tiếp cho nông dân được triển khai thực hiện trong thời gian qua đã trở thành động lực thúc đẩy sản xuất phát triển; nâng cao kiến thức, thay đổi nhận thức và tư duy cho nông dân; từng bước thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp hàng hoá; tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho nông dân; góp phần xoá đói giảm nghèo; xây dựng nông thôn mới, là cơ sở cho sự phát triển những năm tiếp theo, cụ thể là:

- Tốc độ tăng trưởng sản xuất nông nghiệp đạt cao, giá trị sản xuất liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm luôn vượt mục tiêu trong Nghị quyết của các nhiệm kỳ đại hội đảng bộ tỉnh, cao hơn bình quân chung của cả nước.

- Cơ cấu nông lâm nghiệp, thuỷ sản chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng trồng trọt giảm dần, tỷ trọng chăn nuôi, thuỷ sản tăng mạnh. Trong từng lĩnh vực đã có sự chuyển dịch theo chiều sâu, là tiền đề nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

- Nông nghiệp của tỉnh bước đầu thực hiện phương thức công nghiệp, sản xuất hàng hoá theo yêu cầu của thị trường, thể hiện rất rõ qua việc triển khai thực hiện thành công các dự án chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội nông nghiệp, nông thôn của tỉnh từng bước được hiện đại hoá đã góp phần quan trọng trong chỉ đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng và cơ cấu mùa vụ; chủ động điều tiết kế hoạch tưới và tiết kiệm nguồn nước phục vụ sản xuất, thể hiện rất rõ nét trong những năm xảy ra hạn gay gắt như vừa qua; Bước đầu cải thiện năng lực nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật công nghệ mới của một số trung tâm, trạm, trại; tăng cường tiềm lực hoạt động chuyên môn của ngành và từng bước hiện đại hoá công sở. Những công trình hạ tầng xã hội có vai trò tích cực trong xoá đói giảm nghèo, từng bước hiện đại hoá bộ mặt nông thôn ở các địa phương trong tỉnh.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được nêu trên, việc thực hiện các chủ trương, chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trong nông nghiệp, nông thôn của tỉnh thời gian qua còn bộc lộ một số hạn chế, tồn tại và những nguyên nhân của nó, cần có những giải pháp để khắc phục trong những năm tới. Cụ thể là:

- Việc thực hiện đầu tư hoặc hỗ trợ phát triển sản xuất; áp dụng tiến bộ kỹ thuật công nghệ mới hoặc phát triển nông thôn còn dàn trải, manh mún, dẫn đến phải kéo dài thời gian thực hiện các dự án.

- Hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường chưa được quan tâm đúng mức, về thực chất vẫn do các thương lái và nông dân tự lo; vai trò của doanh nghiệp Nhà nước, của HTX trong lĩnh vực này còn yếu. Sản xuất chưa thực sự gắn với thị trường.

- Phát triển nông thôn là lĩnh vực liên quan đến trách nhiệm của nhiều cấp, nhiều ngành; thời gian qua chưa có ngành nào được giao trực tiếp là đầu mối theo dõi, hoạch định chính sách và triển khai thực hiện; chưa có tổng kết đánh giá để so sánh với giai đoạn trước và với các tỉnh xung quanh. Vì vậy không tránh khỏi sự trùng lặp, thiếu đồng bộ và kém hiệu quả trong đầu tư.

- Nông dân Vĩnh Phúc còn nghèo, thu nhập thấp, khả năng tích luỹ để tự đầu tư còn hạn chế, sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún. Tuy nhiên, không ít nông dân ở các địa phương có dự án đầu tư còn mang nặng tư tưởng ỷ lại vào nhà nước.

- Chính sách về vốn, về tín dụng cho nông nghiệp chưa phù hợp, thiếu tập trung, việc lồng ghép các chương trình còn nhiều hạn chế… Người sản xuất gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng quy mô sản xuất và hạn chế việc áp dụng những TBKT mới đòi hỏi phải có vốn đầu tư cao.

- Chưa được quan tâm về tổ chức, con người, trang thiết bị để thực hiện tốt vai trò quản lý nhà nước chuyên ngành.



6. Đánh giá chung về thực trạng sản xuất nông nghiệp thời kỳ 2001 - 2011.

6.1. Những kết quả đạt được.

- Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp, thuỷ sản đã có bước tăng trưởng khá, đạt 7,14%/năm giai đoạn 2001 – 2005 và 6,5%/năm giai đoạn 2006 - 2009, cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Với sự tăng trưởng như trên đã góp phần tăng giá trị sản xuất của ngành trên một nhân khẩu nông nghiệp từ 1,73 triệu đồng/người năm 2001 lên 2,7 triệu đồng/người năm 2005, đạt 6,17 triệu đồng/người năm 2008 (giá thực tế), năm 2010 thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 12,1 triệu đồng.

- Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng trồng trọt, tăng dần tỷ trọng chăn nuôi, bước đầu đã hình thành các vùng thâm canh lúa hàng hoá, rau quả hàng hoá, vùng trồng cây ăn quả… Ngành chăn nuôi đã khai thác được lợi thế của tỉnh, phát triển chăn nuôi lợn, gà theo hướng sản xuất hàng hoá, do đó tỷ trọng giá trị sản phẩm ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm tăng nhanh.

- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc diễn ra trên diện rộng và trên nhiều lĩnh vực, như chuyển dịch giữa trồng trọt và chăn nuôi, chuyển dịch mùa vụ, chuyển đổi cây trồng, chuyển đổi giống vật nuôi, chuyển mục đích sử dụng đất có hiệu quả. Chính sự đa dạng trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn đã làm cho sản xuất nông lâm nghiệp, thuỷ sản của tỉnh đạt được những kết quả cao trong những năm qua.

- Kết quả phát triển kinh tế trang trại của tỉnh đã khẳng định bước đi đúng và khai thác được lợi thế trong phát triển nông nghiệp của tỉnh. Thông qua phát triển trang trại đã góp phần tăng thu nhập cho một số bộ phận hộ gia đình.

- Đã từng bước tạo ra được vùng sản xuất nông lâm nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm như chuyên canh sản xuất lương thực, thực phẩm, vùng cây ăn quả.

- Việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông lâm nghiệp, thuỷ sản được quan tâm đúng mức, coi đây là khâu đột phá để tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành. Tỉnh đã làm tốt công tác khuyến nông, khuyến lâm, xây dựng các trang trại giống cây trồng, vật nuôi, giống thuỷ sản và chuyển giao kỹ thuật tới các hộ nông dân nên đã góp phần làm tăng năng suất, tăng thu nhập cho các hộ nông dân và hình thành các vùng sản xuất các loại nông sản có chất lượng cao.

- Quan hệ sản xuất trong nông nghiệp đã từng bước đổi mới ngày càng phù hợp và có tác dụng thúc đẩy sản xuất phát triển nhanh. Việc đổi mới cơ chế quản lý các doanh nghiệp nông, lâm nghiệp đã tạo ra nhiều việc làm cho người lao động và góp phần quan trọng vào phát triển nông lâm nghiệp của tỉnh. Việc chuyển đổi các hợp tác xã nông nghiệp theo luật hợp tác xã tuy còn có hạn chế song bước đầu có tác dụng khuyến khích, động viên các hộ nông dân đầu tư để phát triển sản xuất.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống trạm trại kỹ thuật phục vụ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá được ưu tiên đầu tư.

- Hệ thống giao thông nông thôn đảm bảo đi lại thông suốt, vận chuyển hàng hoá nông sản. Hệ thống công trình thuỷ lợi đã đảm bảo tưới cho khoảng 90% diện tích đất canh tác. Hệ thống cung cấp nước sạch, điện nông thôn cũng ngày càng được mở rộng đáp ứng yêu cầu sinh hoạt của nhân dân, ngành nghề nông thôn, cơ giới hoá trong nông lâm nghiệp ngày càng phát triển theo hướng hiện đại hoá, công nghiệp hoá.



6.2. Những tồn tại, hạn chế.

- Tuy cơ cấu nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, nhưng chưa cao, giá trị sản xuất lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm tỷ trọng thấp.

- Quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, chủ yếu theo hình thức hộ gia đình, chưa có nhiều mô hình sản xuất theo quy mô trang trại. Chất lượng sản phẩm nông nghiệp còn thấp, sức cạnh tranh trên thị trường chưa cao.

- Dịch vụ nông lâm nghiệp, thuỷ sản tuy đã phát triển nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất, nhất là khâu làm đất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

- Bình quân đất sản xuất nông nghiệp cho các hộ thấp (khoảng 0,25 - 0,3 ha/hộ) và manh mún, chất lượng đất ngày càng suy giảm do hệ số quay vòng cao, sử dụng nhiều phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật.

- Việc thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông lâm nghiệp thuỷ sản chưa đồng bộ. Mối liên kết giữa sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và công nghiệp chế biến chưa được chú ý đúng mức. Vấn đề dự báo, thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm, công tác xúc tiến thương mại còn yếu.

- Vấn đề ô nhiễm do rác thải, nước thải từ sinh hoạt và chăn nuôi ở khu vực nông thôn, nhất là những nơi đất chật người đông, chăn nuôi phát triển đang trở thành bức xúc hiện nay.

- Tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp đã ảnh tới tăng trưởng ngành chăn nuôi. Các mặt hàng chủ lực trong sản xuất nông lâm nghiệp còn ít, chất lượng chưa cao, khâu tổ chức và phân phối sản phẩm còn yếu đã giảm khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản hàng hoá mà tỉnh có thế mạnh.

- Lực lượng cán bộ quản lý kỹ thuật nông nghiệp từ tỉnh tới cơ sở còn mỏng, nên một số chủ trương, chính sách chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Nhà nước chậm được cụ thể hoá hoặc chưa đến được với người nông dân và các đơn vị sản xuất kinh doanh nông nghiệp.

- Trình độ của lao động nông nghiệp, nông thôn còn thấp, khả năng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật còn hạn chế, nhất là đối với lao động ở khu vực trung du, miền núi.



6.3. Nguyên nhân.

- Công tác định hướng, quy hoạch, kế hoạch hoá trong sản xuất chưa được chú ý đúng mức và còn yếu.

- Một số chủ trương, chính sách như dồn điền đổi thửa, cơ giới hoá,... thực hiện còn chậm. Việc triển khai một số chương trình dự án chưa được các cấp, các ngành thực sự quan tâm, công tác kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm chưa thường xuyên.

- Kinh phí đầu tư cho cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất hạn chế nên chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất.

- Các chính sách về hỗ trợ vốn, kỹ thuật, mặt bằng sản xuất… đối với các thành phần kinh tế sản xuất với quy mô lớn, theo hình thức trang trại thực hiện chưa đồng bộ.

PHẦN THỨ BA

THỰC TRẠNG SẢN XUẤT RAU TẠI VĨNH PHÚC

I. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT RAU TRÊN ĐỊA BÀN.

1. Những kết quả chung.

* Theo niªn gi¸m thèng kª n¨m 2006, toµn tØnh VÜnh Phóc cã gÇn 8,5 ngµn ha rau c¸c lo¹i, ®ang gieo trång ë hÇu kh¾p c¸c huyÖn, thµnh, thÞ trong tØnh; n¨ng suÊt trung b×nh ®¹t 17 tÊn/ ha, s¶n l­îng 145 ngµn tÊn/n¨m. C¸c sè liÖu vÒ diÖn tÝch, n¨ng suÊt, s¶n l­îng nµy t­¬ng ®èi æn ®Þnh trong nh÷ng n¨m gÇn ®©y. Nh­ vËy, diÖn tÝch gieo trång vµ s¶n l­îng rau hµng n¨m ë VÜnh Phóc lµ kh¸ lín.

* Th¸ng 10 n¨m 2007, Chi côc B¶o vÖ th­c vËt VÜnh Phóc ®· tæ chøc tæng ®iÒu tra t×nh h×nh s¶n xuÊt rau trªn ®Þa bµn tØnh. KÕt qu¶ ®iÒu tra cho thÊy, toµn tØnh cã 4.159 ha canh t¸c, 7.848 ha gieo trång, n¨ng suÊt trung b×nh 17,5 tÊn/ ha, s¶n l­îng 137 ngµn tÊn. Cô thÓ, toµn tØnh cã: 634 vïng s¶n xuÊt rau cã diÖn tÝch d­íi 1 ha, víi 421 nguån n­íc t­íi; 549 vïng s¶n xuÊt rau cã diÖn tÝch tõ 1 – 5 ha, víi 371 nguån n­íc t­íi; 133 vïng s¶n xuÊt rau cã diÖn tÝch tõ 5 ha trë lªn, víi 111 nguån n­íc t­íi.

* Công tác chỉ đạo thực hiện các đề tài, chương trình, dự án:

- Tổ chức thực hiện các dự án: Dự án “Hỗ trợ kỹ thuật phát triển vùng rau an toàn cộng đồng giai đoạn 2005 – 2007” của tỉnh Vĩnh Phúc; Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng các sản phẩm công nghệ sinh học trong sản xuất và kinh doanh rau an toàn trên địa bàn Vĩnh Phúc” của Bộ Khoa học và Công nghệ; Dự án “Tăng cường năng lực quản lý nhà nước trong sản xuất kinh doanh rau an toàn trên đại bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 – 2010” của tỉnh Vĩnh Phúc.

- Thực hiện các chương trình, đề tài: Chương trình tập huấn, huấn luyện nông dân IPM/FAO trên cây rau; Đề tài Xây dựng thương hiệu rau an toàn Sông Phan, Su su an toàn Tam Đảo, thương hiệu rau an toàn Sao Mai.

* Đào tạo, tập huấn:

Từ năm 2005 – 2010 Chi cục BVTV Vĩnh Phúc đã tổ chức được 192 lớp tập huấn nông dân kỹ thuật sản xuất rau an toàn cho 11.388 hộ nông dân; 19 lớp IPM/FAO cho 570 hộ nông dân; Tập huấn nông dân sản xuất rau an toàn theo VietGAP là 40 lớp cho 2.000 hộ nông dân; Tập huấn tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm trên cây rau 6 lớp cho 300 nông dân; 6 lớp tập huấn ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất rau an toàn cho 300 nông dân; 6 lớp tập huấn hướng dẫn nông dân sử dụng an toàn và hiệu quả thuốc BVTV trên cây rau cho 300 nông dân.

* Hoàn thiện và xây dựng quy trình sản xuất rau an toàn:

- Chi cục Bảo vệ thực vật đã phối hợp với Viện Bảo vệ thực vật xây dựng và hoàn thiện 11 Quy trình kỹ thuật sản xuất rau an toàn theo VietGAP cho 11 cây rau (Bắp cải, Súp lơ, Su hào, Cải thảo, Cải xanh, Cải ngọt, rau Muống, Bí xanh, Bí đỏ, Đậu trạch, Cà chua) trên cơ sở ứng dụng các sản phẩm công nghệ sinh học để tổ chức sản xuất rau an toàn tại Vĩnh Phúc.

- Xây dựng xong và đã được Hội đồng Khoa học công nghệ Sở phê duyệt 28 Quy trình kỹ thuật sản xuất rau an toàn theo Quy trình VietGAP cho 28 loại rau như: Hành lá, Cà chua, Su su, Súp lơ, Su hào, Ớt, Cải đông dư, Bắp cải, Cải ngọt, Cải xanh, Bí đỏ, Bí xanh, Cà pháo, Xà lách, Rau ngót, Rau cần...

* Thông tin tuyên truyền: Để thúc đẩy nhanh quá trình xã hội hoá công tác sản xuất và kinh doanh rau an toàn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, trong những năm qua Chi cục BVTV Vĩnh Phúc đã tổ chức nhiều hình thức truyên truyền khác nhau trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Phúc, Báo Vĩnh Phúc, Cổng Thông tin điện tử Vĩnh Phúc, Cổng Thông tin điện tử Sở Nông nghiệp & PTNT Vĩnh Phúc. Trưng bày tại các hội nghị có liên quan đến thành tựu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Trong các năm từ 2006 - 2007 Chi cục BVTV đã thành lập và xây dựng được 5 cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm rau an toàn (2 cửa hàng ở TP Vĩnh Yên, 1 cửa hàng ở Thị trấn Vĩnh Tường, 1 cửa hàng ở TX Phúc Yên, 1 cửa hàng ở Thị trấn Hương Canh). Từ năm 2008 - 2009 Chi cục BVTV đã mở 1 cửa hàng giới thiệu sản phẩm rau an toàn có thương hiệu là rau an toàn Sao Mai đặt tại Chợ Tổng - Vĩnh Yên. Tuy nhiên các cửa hàng được thực hiện theo các dự án có thời hạn, trên cơ sở kinh phí sự nghiệp của Chi cục nên mới chỉ dừng lại ở khâu tuyên truyền giới thiệu sản phẩm, chưa có điều kiện để duy trì và kéo dài được.

Tổ chức tham gia các hội chợ trưng bày, giới thiệu các sản phẩm rau an toàn. Chi cục đã tham gia hàng chục lượt hội chợ từ Trương ương đến địa phương như: Hội chợ Cần Thơ; Hội chợ Nông nghiệp Việt Nam; Hội chợ Công thương Vĩnh Phúc; Hội chợ các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc qua đó cũng đã tuyên truyền quảng cáo các sản phẩm rau an toàn và được nhiều ban ngành của tỉnh và Trung ương hoan nghênh, đã nhận nhiều giải thưởng về chất lương vệ sinh an toàn thực phẩm của các loại rau, quả sản xuất tại Vĩnh Phúc (1 cúp vàng tại hội chợ Cần Thơ, 2 Bằng khen của Bộ Nông nghiệp & PTNT, 2 Bằng khen của UBND TP Hà Nội, 2 Bằng khen của UBND và Sở Nông nghiệp & PTNT Vĩnh Phúc).

Xây dựng các Pano tuyên truyền quảng cáo về RAT tại các địa điểm trung tâm của TP Vĩnh Yên 2 biển, huyện Vĩnh Tường 1 biển. Từ năm 2006 -2010 Chi cục đã tổ chức 10 đợt thăm quan học tập cho cán bộ, kỹ thuật viên rau an toàn các xã về quản lý tổ chức sản xuất, tiêu thụ rau an toàn ở một số địa phương như Hải Phòng, Quảng Ninh, Lâm Đồng, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội... đồng thời cũng được nhiều tỉnh bạn đến trao đổi chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình tổ chức, quản lý và chỉ đạo sản xuất rau an toàn.

* Xây dựng thương hiệu rau an toàn: Chi cục BVTV Vĩnh Phúc đã xây dựng được 3 thương hiệu rau an toàn là: Rau an toàn Sông Phan, thương hiệu này được xây dựng cho tất cả các xã sản xuất rau nằm dọc hai bên bờ của Sông Phan trên cơ sở áp dụng Quy trình VietGAP; Rau Su su an toàn Tam Đảo, được xây dựng cho các hộ sản xuất rau ở Thị trấn Tam Đảo - huyện Tam Đảo; Rau an toàn Sao Mai, được xây dựng cho các HTX dịch vụ nông nghiệp trên cơ sở ứng dụng các sản phẩm công nghệ sinh học và Quy trình VietGAP.

* Tuy nhiªn, vÊn ®Ò s¶n xuÊt rau nh×n chung còng cßn những hạn chế như:

- S¶n xuÊt cßn manh món, ph©n t¸n, nhá lÎ g©y khã kh¨n cho c«ng t¸c quy ho¹ch vµ chØ ®¹o s¶n xuÊt rau an toµn; DiÖn tÝch trång rau an toàn chiÕm tû lÖ thÊp so víi tæng diÖn tÝch trång rau; S¶n l­îng rau an toàn cßn Ýt so víi yªu cÇu; ChÊt l­îng rau an toàn cßn ch­a th­êng xuyªn ®­îc ®¶m b¶o.

- NhËn thøc vµ tÝnh tù gi¸c cña mét bé phËn kh«ng nhá n«ng d©n trong s¶n xuÊt Rau an toµn cßn thÊp cho nªn ch­a coi träng vµ thùc hiÖn ®Çy ®ñ c¸c biÖn ph¸p kü thuËt s¶n xuÊt rau an toµn, nh­: cßn l¹m dông thuèc BVTV, ph©n ®¹m v« c¬, ch­a ®¶m b¶o thêi gian c¸ch ly... nªn chÊt l­îng rau cßn ch­a ®¶m b¶o an toµn vÖ sinh thùc phÈm...

- Ch­a cã sù kh¸c biÖt vÒ gi¸ c¶ gi÷a rau an toµn vµ rau th«ng th­êng mµ nguyªn nh©n lµ do kh«ng ph©n biÖt ®­îc ®©u lµ rau an toµn; nªn ch­a cã ®éng lùc thóc ®Èy s¶n xuÊt rau an toµn ph¸t triÓn.



2. Diện tích, năng suất, sản lượng rau trên địa bàn tỉnh.
Bảng 10: Diện tích, năng suất, sản lượng rau tỉnh Vĩnh Phúc

Giai đoạn 2008 -2011


TT

Néi dung

N¨m 2008

N¨m 2009

N¨m 2010

Năm 2011

1

DiÖn tÝch (ha)

5.997

4.127

6.695

6.984

2

N¨ng suÊt (tạ/ha)

172,56

168,79

179,03

178,48

3

S¶n l­îng (tÊn)

103.490

69.665,3

119.857,7

124.645,8

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2011)

3. Phân bố sản lượng rau trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Bảng 12: Phân bố sản lượng rau tỉnh Vĩnh Phúc

giai đoạn (2009-2011)

TT

Địa điểm

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Sản lượng (Tấn)

Cơ cấu (%)

Sản lượng (Tấn)

Cơ cấu (%)

Sản lượng (Tấn)

Cơ cấu (%)

1

TP. Vĩnh Yên

4.187

6,0

5.884

4,9

5.737

4,60

2

TX Phúc Yên

7.964

11,4

9.231

7,7

11.858

9,51

3

Lập Thạch,Sông Lô

9.333

13,4

12.388

10,3

14.048

11,27

4

Tam Dương

11.422

16,4

26.907

22,4

23.702

19,02

5

Tam Đảo

6.717

9,6

11.413

9,5

7.983

6,41

6

Bình Xuyên

5.416

7,8

10.194

8,5

11.498

9,23

7

Yên Lạc

5.894

8,5

12.521

10,4

16.109

12.92

8

Vĩnh Tường

18.732

26,9

31.319

26,1

33.708

27,04




Tæng céng

69.665

100,0

119.858

100,0

124.646

100,0

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2011)

4. Cơ cấu chủng loại rau trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Bảng 13: Cơ cấu chủng loại rau gieo trồng tại tỉnh Vĩnh Phúc

giai đoạn (2008-2010)



TT

Chủng loại

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

1

Rau muèng

1.099

18,3

689

16,7

1.118

16,7

2

C¶i B¾p

326

5,4

388

9,4

629

9,4

3

C¶i c¸c lo¹i

1.248

20,8

856

20,7

1.389

20,7

4

Su hµo

258

4,3

218

5,3

354

5,3

5

Khoai t©y

61

1,0

165

4,0

268

4,0

6

Hµnh, tái, rau gia vÞ

278

4,6

245

5,9

397

5,9

7

BÇu, bÝ, m­íp

916

15,3

388

9,4

629

9,4

8

Rau kh¸c

1.811

30,2

1.178

28,5

1.911

28,5




Tæng céng

5.997

100,0

4.127

100,0

6.695

100,0

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2010)

Bảng 14: Diện tích gieo trồng rau theo mùa vụ tỉnh Vĩnh Phúc

giai đoạn 2009 -2011

TT

Thời vụ

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

1

Vô ®«ng xu©n

2.844

68,92

5.177

77,33

5.420

77,60

2

Vô mïa

1.283

31,08

1.518

22,67

1.564

22,40

 

Tæng céng

4.127

100,0

6.695

100,0

6.984

100,0

Каталог: wp-content -> uploads
uploads -> -
uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
uploads -> Hãy là người đầu tiên biết
uploads -> Có chiến lược toàn diện về việc truyền phát tin tức
uploads -> BÀI 1: KỸ NĂng thuyết trình tổng quan về thuyết trình 1 Khái niệm và các mục tiêu
uploads -> CÙng với mẹ maria chúng ta về BÊn thánh thể with mary, we come before the eucharist cấp II thiếU – camp leader level II search
uploads -> ĐÁP Án và HƯỚng dẫn chấM ĐỀ khảo sát chất lưỢng học kỳ II
uploads -> ĐỀ CƯƠng ôn tập bài kiểm tra 15 phút môn hóA 9 LẦN 1 vq1: Nêu

tải về 5.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   39




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương