Từ viết tắt Ý nghĩa


MÔI TRƯỜNG Chương 1.KHÁI QUÁT VỀ MÔI TRƯỜNG



tải về 1.23 Mb.
trang15/24
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích1.23 Mb.
#14606
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   24

MÔI TRƯỜNG

Chương 1.KHÁI QUÁT VỀ MÔI TRƯỜNG

1.1Khái niệm về môi trường

1.1.1Các khái niệm về môi trường


Môi trường là tập hợp các thành phần vật chất vô cơ, sinh vật và con người cùng tồn tại và phát triển trong một không gian và thời gian nhất định.

Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam năm 1993:

Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.

Theo Điều 3, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam năm 2005:

Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.

Theo quan điểm sinh thái học, môi trường chỉ là một bộ phận của thế giới bên ngoài, bao gồm các hiện tượng và thực thể của tự nhiên mà ở đó cá thể, quần thể,… có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp bằng những phản ứng thích nghi của mình.

Môi trường sống là tổng hợp những điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới đời sống và sự phát triển của cơ thể.

1.1.2Phân loại


Môi trường tự nhiên: bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hóa học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người.

Môi trường xã hội: là tổng thể các mối quan hệ giữa con người với con người.

Môi trường nhân tạo: bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên hoặc biến đổi theo làm thành những tiện nghi trong cuộc sống như ô tô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu đô thị, công viên,…

1.1.3Chức năng của môi trường


Chức năng thứ nhất của môi trường: Là không gian sống.

Chức năng thứ hai của môi trường: Nơi cung cấp tài nguyên.

Chức năng thứ ba của môi trường: Nơi chứa đựng phế thải và giảm thiểu ô nhiễm.

Chức năng thứ tư của môi trường: Nơi lưu trữ và cung cấp thông tin.


1.1.4Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển


Phát triển là quá trình nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người bằng phát triển sản xuất, cải thiện quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa. Như vậy:

  • Phát triển là quy luật chung của mọi thời đại, của các quốc gia.

  • Phát triển là mục tiêu trung tâm của moi chính phủ.

  • Phát triển là trách nhiệm chính trị của các quốc gia.

  • Phát triển bền vững là cách phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của thế hệ mai sau.

  • Phát triển bền vững có thể được xem là một tiến trình đòi hỏi sự tiến triển đồng thời của bốn lĩnh vực: kinh tế, nhân văn (dân số, văn hóa, giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội,…), môi trường, kỹ thuật (kỹ thuật sạch, giảm thải CO2, loại bỏ CFCS, công nghệ mới,…).

  • Một “xã hội bền vững” phải có nền “kinh tế bền vững” là sản phẩm của sự phát triển bền vững.

Đối với một quốc gia, quá trình phát triển trong một giai đoạn cụ thể hóa bằng những chỉ tiêu kinh tế như: tổng sản phẩm xã hội, tổng thu nhập quốc dân, lương thực, nhà ở, giáo dục, y tế, văn hóa, khoa học, công nghệ.

Các mục tiêu trên được thực hiện bằng những hoạt động phát triển. Ở mức vĩ mô các hoạt động này là các chính sách, chiến lược, các chương trình và kế hoạch dài hạn về phát triển kinh tế xã hội của Đảng và nhà nước. Ở mức vi mô là các dự án phát triển cụ thể về khai thác tài nguyên thiên nhiên, sản xuất hàng hóa, dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng,… Các hoạt động này thường là nguyên nhân gây nên những sự sử dụng không hợp lý, lãng phí tài nguyên thiên nhiên, làm suy thoái chất lượng môi trường. Đây chính là các vấn đề môi trường, mà khoa học môi trường cần phải nghiên cứu giải quyết.

Phát triển là xu thế tất yếu của mọi xã hội, là quy luật của tiến hóa trong thiên nhiên. Không thể ngừng hay kìm hãm sự phát triển của xã hội loài người, mà phải tìm ra con đường phát triển thích hợp để giải quyết các mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển.

Môi trường là tổng hợp các điều kiện sống của con người, còn phát triển là quá trình sử dụng và cải thiện các điều kiện đó. Giữa môi trường và phát triển có mối quan hệ hữu cơ. Môi trường là địa bàn, là đối tượng của phát triển. Phát triển là nguyên nhân gây ra mọi biến đổi tích cực và tiêu cực đối với môi trường.

Một số ảnh hưởng của sự phát triển khoa học và công nghệ lên môi trường:


    1. Ảnh hưởng của việc khai thác và sử dụng năng lượng

Ảnh hưởng của việc khai thác dầu mỏ: Dầu hỏa bị oxy hóa rất chậm, nó có thể tồn tại tới 50 năm. Công nghiệp dầu hỏa cần một lượng nước rất lớn. Các chất lắng đọng ít. Phần lớn là các chất lơ lửng, bền vững với hóa chất và tác động của vi khuẩn, mùi rất mạnh, lâu mất mùi, BOD không cao lắm, độ oxy hóa rất lớn. Nơi có sự cố dầu và nước thải của công nghiệp dầu thì có benzen, toluen, xilen rất độc và làm sinh vật chết trực tiếp, còn nitrosodime thylamine và policlorua diphenyl thì sẽ trung chuyển vào cơ thể cá rồi sẽ qua người gây ung thư. Nhân thơm có nhiệt độ sôi thấp (benzen, toluen, xilen) là nguyên nhân đầu tiên làm chết ngay nhiều thủy sinh vật, đặc biệt là ấu trùng của chúng. Nhưng rất may là các chất này bốc hơi hết trong 1 – 2 ngày, còn những chất khác được giữ lại trên bề mặt ở dạng những khối cầu trôi nổi nhưng sau vài tuần chúng sẽ bị vi khuẩn làm vỡ ra.

Ảnh hưởng của việc sử dụng năng lượng:

Sự trao đổi kỹ thuật về phương diện chất khí vượt quá vào khoảng 15 lần sự trao đổi sinh học. Hàng năm cần dùng một lượng O2 cho kỹ thuật, bằng lượng O2 cần cho hô hấp của 43 tỷ người.

+ Theo Reiter (Mỹ), trong một triệu năm nửa hàm lượng O2 trong khí quyển giảm 10%. Nhưng theo Riabsikov, sau 165 năm nửa O2 tự do trong khí quyển giảm đến 17%, nghĩa là đến giới hạn nguy hiểm cho con người.

+ Theo Revelle, 1965 thì đến năm 2000 CO2 chỉ tăng 25%. Nhưng mới đây theo dự báo của Hội Bác học Mỹ thì đến năm 2000 lượng CO2 trong khí quyển sẽ tăng gấp hai. Theo Jean Francis Roger (nhà Khí tượng Pháp) thì khi CO2 tăng gấp 2, nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ tăng 3,5 – 4,2oC. CO2 hấp thụ bức xạ tia hồng ngoại (sóng dài) khi tăng sẽ làm khí quyển nóng lên. Trong vòng 10 năm qua nhiệt độ trung bình tăng 0,3 – 0,8oC. Ở các chí tuyến và các cực tăng nhiều hơn, có nơi đến 5oC.

Năng lượng hạt nhân và ô nhiễm phóng xạ:

+ Sau những vụ nổ thí nghiệm năng lương nguyên tử từ 1958 về trước đã làm toàn bộ nước trên bề mặt hành tinh ô nhiễm bởi hơn 200 nguyên tố phóng xạ và các đồng vị của chúng.

+ Khi sử dụng năng lượng hạt nhân có thể làm ô nhiễm môi trường khí trong các khâu như khai thác và chế biến quặng, trong lúc nhà máy điện nguyên tử hoạt động, lúc thay nhiên liệu, khi bảo quản các chất thải phóng xạ, nổ hạt nhân (mưa phóng xạ),…

Ảnh hưởng của việc khai thác thủy năng:

Các nhà máy thủy năng trên thế giới: đập Tam Hiệp trên sông Trường Giang (Trung Quốc) công suất 20.000MW lớn nhất thế giới, đập Itaipu trên sông Parana – Brasil ở biên giới Paragoay công suất 12.600MW, Trị An là 400MW,… Những biến đổi khi đắp đập ngăn sông xây dựng hồ chứa làm thủy điện là:

+ Tỷ lệ tổng các anion của các axit mạnh trên các axit yếu tăng dần lên.

+ Một số kim loại nặng Cd, Pb, Cu tăng lên.

+ Sắt tăng lên.

+ Độ bẩn tăng lên.

+ BOD tăng lên.

+ Hàm lượng oxy hòa tan (DO) giảm.

+ Độ kiềm giảm.

+ Canxi giảm.

+ Tổng số loài và độ đa dạng về loài của quần xả giảm.

+ Những loài làm thức ăn cho tôm cá ít đi.

+ Xuất hiện nhiều loài độc hại.

+ Tổng lưu lượng nước của sông giảm đi.

+ Khả năng bồi đắp của sông kém đi (phù sa giảm).

+ Biến đổi cấu trúc đất đai ở dưới đập theo hướng xấu đi như là: mặn hóa, chua phèn hóa tăng.

+ Năng suất vật nuôi cây trồng vùng cửa sông giảm. Sức khỏe và môi trường xấu đi.

VD: Sau khi đắp đập Aswan ở Ai Cập, 3 năm đầu sản lượng cá trích giảm đi 97%. Trước khi có đập khai thác được 18 ngàn tấn/năm.



    1. Ảnh hưởng của một số ngành công nghiệp tới môi trường

Công nghiệp hóa chất:

  • Theo UNEP, hàng năm Đức đổ ra biển 375 tấn axit H2SO4, nước thải công nghiệp 10km3/năm (30% là công nghiệp hóa chất) ; ở Mỹ mỗi năm công nghiệp chế tạo tuôn ra 50km3 nước thải (27% công nghiệp hóa học).

  • Nước thải công nghiệp cả thế giới là 500km3/năm, trong đó 1/3 bị ô nhiễm đến mức không sử dụng lại được nếu không xử lý (A.G.Ixatsenko, 1985).

Công nghiệp sản xuất giấy và xenlulozơ:

  • Nhu cầu về giấy trên thế giới tăng không ngừng. Năm 1850 toàn cầu mới sản xuất 1 triệu tấn giấy, năm 1990 tăng lên 80 lần. Để sản xuất giấy và xenlulozơ đòi hỏi 1 lượng nước rất lớn (1 tấn sản phẩm cần 500m3 nước) do đó thải ra một lượng nước thải rất lớn.

    1. Ảnh hưởng của sản xuất nông nghiệp tới môi trường

Các cuộc cách mạng trong nông nghiệp: Nhu cầu thâm canh và tăng năng suất cây trông đã dẫn đến sự lạm dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu.

+ Từ năm 1912 – 1972: N từ 0,7 triệu tấn tăng lên 35 triệu tấn, P từ 2 triệu tấn tăng 24 triệu tấn, K từ 1 triệu tấn tăng 20 triệu tấn.

+ Ngày nay có khoảng 1.000 loại hóa chất bảo vệ thực vật, thường sử dụng 100 loại hóa chất như là: DDT (Diclo diphenyl triclo methylmetal) đây là chất rất khó phân hủy trong 10 năm chỉ phân hủy 1/2 khối lượng, DDT tác động rất chậm và dần dần phá hủy hệ thần kinh nên hiện nay trên thế giới đã cấm sử dụng; Parathion; Taxaphen (chất diệt côn trùng độc nhất),…

Một số biểu hiện cực đoan của các quy trình kỹ thuật nông, lâm, ngư:

+ Dùng nhiều thuốc bảo vệ thực vật làm chết tảo lam cố định đạm và các tảo khác. Diệt các động vật không xương và các vi sinh vật.

+ Tưới nước không đúng (quá nhiều) làm tăng độ ẩm gây ra bệnh do nấm phát triển.

+ Điều chỉnh độ bẩn và độ phì trong các ao nuôi tôm, cá không đúng gây dịch bệnh và giảm năng suất.

+ Quy hoạch vị trí nuôi thủy sản không đúng gây ô nhiễm môi trường nước cho cả cộng đồng.

+ Chặt phá rừng để nuôi tôm không đúng tỉ lệ (chặt quá nhiều).

+ Diệt các sinh vật có ích: chim, rắn, rùa, ba ba, ếch, nhái làm tăng côn trùng có hại.

+ Nhập những sinh vật có hại: ốc bươu vàng, bèo Nhật Bản.

+ Dùng thuốc nổ để khai thác thủy sản.

+ Trong nghề nuôi chưa tận dụng được độ đa dạng sinh học để tăng nguồn thức ăn tự nhiên, tránh các loài độc hại làm giảm năng suất.

+ Tách rời từng kỹ thuật riêng lẻ, không tính đến thiên nhiên là một khối thống nhất. Người trồng lúa chỉ quan tâm tới lúa mà không quan tâm đến việc dùng quá nhiều thuốc trừ sâu làm hại thủy sản.

+ Thủy sản chỉ quan tâm đến việc nuôi cá mà không quan tâm đến việc gây ô nhiễm đầu nguồn nước làm hại sức khỏe của cả cộng đồng.

+ Người khai thác rừng chỉ quan tâm làm sao cho có nhiều gỗ mà không tính đến hiểm họa mất nước ngọt do phá rừng.



    1. Ảnh hưởng của sự phát triển công nghệ tới môi trường

Sự phát triển ồ ạt của các loại phương tiện hiện đại đi lại: tàu vũ trụ, tên lửa, máy bay, tàu lửa, các loại xe gắn máy,… đã thải vào môi trường một lượng khí thải khổng lồ, đây là nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ôzon, lắng đọng axít.

Sự phát triển của các công cụ phục vụ cho sinh hoạt con người như: Máy điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh,… đã thải vào môi trường không khí một lượng lớn khí CFC tác nhân chính gây hiệu ứng nhà kính và thủng tầng ôzon.




tải về 1.23 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương