Từ viết tắt Ý nghĩa



tải về 1.23 Mb.
trang2/24
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích1.23 Mb.
#14606
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   24

LỜI NÓI ĐẦU


Hiện nay, ở Việt Nam có rất nhiều tài liệu và giáo trình “Cấp thoát nước” hoặc các tài liệu và giáo trình “môi trường” đã được nhiều tác giả biên soạn lưu hành để phục vụ cho mục đích nghiên cứu và học tập của cán bộ và sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp. Tuy nhiên, giáo trình “Cấp thoát nước và môi trường” để áp dụng trong việc giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp ở bậc Cao đẳng thì chưa được tác giả nào cho xuất bản.

Nhằm mục đích bám sát mục tiêu chương trình đào tạo kỹ thuật viên chuyên ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp đã được Bộ Xây dựng phê duyệt để áp dụng ở trường Đại học Xây dựng Miền Tây. Do đó, việc biên soạn tài liệu “Giáo trình Cấp thoát nước và môi trường” để giảng dạy cho sinh viên bậc Cao đẳng chuyên ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp ở Trường Đại học Xây dựng Miền Tây là rất cần thiết.

Giáo trình được biên soạn dựa trên đề cương đào tạo của Nhà trường và các tài liệu về chuyên ngành cấp thoát nước và môi trường, đồng thời được sự đóng góp nhiệt tình của các đồng nghiệp Khoa Kỹ thuật Hạ tầng Đô thị - Trường Đại học Xây dựng Miền Tây. Mục tiêu của giáo trình:

- Giúp sinh viên hiểu được khái quát hệ thống cấp thoát nước đô thị.

- Biết được thiết kế sơ bộ hệ thống cấp thoát nước trong nhà.

- Giúp sinh viên trong việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

Giáo trình này được biên soạn lần đầu do vậy không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý để các lần biên soạn sau được hoàn chỉnh hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Các tác giả: Nguyễn Đạt Phương - chủ biên

Đào Duy Khơi

  1. CẤP THOÁT NƯỚC

Chương 1.KHÁI QUÁT HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC ĐÔ THỊ

1.1Hệ thống cấp nước đô thị

1.1.1Khái niệm hệ thống cấp nước đô thị


Hệ thống cấp nước là một tổ hợp các công trình, làm nhiệm vụ thu nhận nước từ nguồn, làm sạch nước, điều hòa, dự trữ, vận chuyển và phân phối nước đến các nơi tiêu thụ.

1.1.1Sơ đồ hệ thống cấp nước




  1. Sơ đồ hệ thống cấp nước dùng nguồn nước mặt

1. Công trình thu; 2. Trạm bơm cấp I; 3. Trạm xử lý nước sạch; 4. Bể chứa nước sạch; 5. Trạm bơm cấp II; 6. Đường ống truyền dẫn; 7. Đài nước; 8. Mạng lưới cấp nước.

1.1.2Phân loại


Hệ thống cấp nước có thể phân chia thành các loại sau:

    1. Theo đối tượng phục vụ

Hệ thống cấp nước đô thị bao gồm: Hệ thống cấp nước cho các thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ,…

Hệ thống cấp nước công nghiệp bao gồm: Hệ thống cấp nước cho các nhà máy, xí nghiệp, khu chế xuất,…

Hệ thống cấp nước nông nghiệp bao gồm: Hệ thống cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, nông trại, trang trại chăn nuôi.

Hệ thống cấp nước dùng cho giao thông: Chủ yếu để cung cấp nước cho các đầu xe lửa chạy bằng hơi nước, nước phục vụ hành khách đi tàu.



    1. Theo chức năng phục vụ

Hệ thống cấp nước sinh hoạt: Dùng để cung cấp nước cho các khu dân cư để đáp ứng nhu cầu ăn uống sinh hoạt.

Hệ thống cấp nước sản xuất: Dùng để cấp nước cho các dây chuyền công nghệ sản xuất trong các nhà máy.

Hệ thống cấp nước chữa cháy: Dùng để cung cấp lượng nước cần thiết dùng để dập tắt đám cháy khi có cháy xảy ra.

Hệ thống cấp nước kết hợp: Là sự kết hợp của 2 hay nhiều hệ thống riêng biệt thành một hệ thống cấp nước chung.

Ví dụ: Hệ thống cấp nước kết hợp giữa ăn uống sinh hoạt và chữa cháy, hoặc có thể kết hợp cả 3 chức năng phục vụ vào một hệ thống cấp nước.


    1. Theo phương pháp sử dụng

Hệ thống cấp nước chảy thẳng: nước chỉ cấp cho một mục đích sử dụng nào đó, sau đó thải vào mạng lưới thoát nước đô thị.

Hệ thống cấp nước tuần hoàn: nước chảy tuần hoàn trong một chu trình kín.

Hệ thống cấp nước dùng lại: nước có thể dùng một vài lần rồi mới thải đi, thường áp dụng trong công nghiệp.


    1. Theo phương pháp vận chuyển

Hệ thống cấp nước có áp: Nước chảy được nhờ áp lực của máy bơm hoặc bể chứa đặt trên cao (đài nước).

Hệ thống cấp nước tự chảy: Nước tự chảy theo ống hoặc mương hở do chênh lệch địa hình.



    1. Theo phương pháp chữa cháy

Hệ thống chữa cháy áp lực thấp.

Hệ thống chữa cháy áp lực cao.



    1. Theo phạm vi sử dụng

Hệ thống cấp nước trong nhà.

Hệ thống cấp nước tiểu khu.

Hệ thống cấp nước ngoài nhà.

1.1.3Mạng lưới cấp nước đô thị


    1. Khái niệm mạng lưới cấp nước đô thị

Mạng lưới cấp nước là tập hợp các loại đường ống với nhiều kích cỡ khác nhau, làm nhiệm vụ vận chuyển và phân phối nước đến nơi tiêu dùng trong phạm vi thiết kế.

    1. Phân loại

Tuỳ theo mức độ yêu cầu về độ an toàn cấp nước của các đối tượng dùng nước, mà khi thiết kế mạng lưới cấp nước có thể lựa chọn các loại mạng lưới cấp nước khác nhau:

  1. Mạng lưới cụt

Là mạng lưới đường ống chỉ có thể cung cấp nước cho bất kỳ một điểm dùng nước nào trên mạng lưới theo một hướng nhất định.



  1. Sơ đồ cấu tạo mạng lưới cụt

* Ưu điểm:

  • Tính toán dễ dàng, đơn giản.

  • Mạng lưới đường ống ngắn nên kinh phí đầu tư xây dựng ít.

  • Dễ phát hiện điểm có sự cố khi có hiện tượng mất nước hoặc rò rỉ nước trên mạng lưới.

* Nhược điểm: Cấp nước không an toàn.

* Phạm vi áp dụng:



  • Mạng lưới cụt thích hợp cho các đối tượng dùng nước nhỏ với số dân ≤ 4000 người.

  • Đối tượng dùng nước tạm thời, không yêu cầu cấp nước liên tục (cấp nước cho công trường xây dựng, cấp nước cho khu vực nông thôn,…).

  1. Mạng lưới vòng

Là mạng lưới đường ống khép kín có thể cung cấp nước cho bất kỳ một điểm dùng nước nào theo hai hay nhiều hướng.




  1. Sơ đồ cấu tạo mạng lưới vòng

* Ưu điểm: Cấp nước an toàn, giảm sức va thủy lực.

* Nhược điểm:



  • Tính toán phức tạp.

  • Mạng lưới đường ống dài nên kinh phí đầu tư lớn.

  • Quản lý mạng lưới đường ống khó khăn.

  • Khó phát hiện chỗ hư hỏng.

* Phạm vi ứng dụng: Các đối tượng yêu cầu cấp nước liên tục.

  1. Mạng lưới hỗn hợp

Kết hợp ưu và nhược điểm của hai mạng lưới trên.




  1. Sơ đồ cấu tạo mạng lưới hỗn hợp


tải về 1.23 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương