Từ viết tắt Ý nghĩa


Đường ống dẫn nước vào nhà



tải về 1.23 Mb.
trang4/24
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích1.23 Mb.
#14606
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   24

2.5Đường ống dẫn nước vào nhà


Là đường ống dẫn nước từ đoạn ống nối từ đường ống cấp nước ngoài nhà tới nút đồng hồ nước.

2.5.1Nguyên tắc bố trí đường ống dẫn nước vào nhà


Đường ống dẫn nước vào nhà phải có chiều dài ngắn nhất, phải đặt ở vị trí thuận lợi, thường có độ sâu chôn ống là 0.8  1m.

Khi chọn vị trí đặt đường ống dẫn nước vào nhà phải kết hợp với việc chọn vị trí đặt nút đồng hồ đo nước cũng như trạm bơm sao cho hợp lý.

Tùy theo chức năng và kiến trúc của ngôi nhà, đường ống dẫn nước vào nhà có thể bố trí như sau:


  • Dẫn vào từ một phía: Thông dụng nhất.

  • Dẫn vào từ hai phía: Thường áp dụng cho các ngôi nhà công cộng quan trọng, đòi hỏi cấp nước liên tục, khi đó một bên dùng để dự phòng sự cố.

  • Dẫn vào bằng nhiều đường: Áp dụng cho các ngôi nhà dài, có nhiều khu vệ sinh phân tán.

2.5.2Các biện pháp đấu nối đường ống dẫn nước vào nhà với đường ống cấp nước ngoài nhà


    1. Dùng tê đặt sẵn: Đặc điểm của phương pháp này là không phải cắt nước trong quá trình thi công.



  1. Cách đấu nối dùng tê đặt sẵn

    1. Dùng tê không đặt sẵn: Đặc điểm của phương pháp này là phải cắt nước trong quá trình thi công.



  1. Cách đấu nối dùng tê không đặt sẵn

Trình tự thi công lắp đặt: Chuẩn bị nguyên vật liệu: ống, dây đay, xi măng, búa, đục, cưa,…; chuẩn bị công tác an toàn lao động, giao thông, đào mương, đánh dấu vị trí cần nối; đóng van khóa hai đầu đoạn ống cần lắp, dùng cưa sắt tiến hành cắt đứt hẳn ống và sau đó tiến hành lắp tê vào và van ở ống nhánh và khóa van lại để tiếp tục thi công đoạn ống vào nhà.

    1. Dùng đai khởi thủy

Phương pháp này có nhiều ưu điểm: Thi công nhanh, không phải cắt nước do đó hiện nay được sử dụng rộng rãi nhất.

Chụp ngồi và vòng cổ ngựa vào đường ống cấp nước bên ngoài nhà bằng êcu; Dùng đục hoặc khoan ống, kích thước lỗ đục hoặc khoan sau cho phù hợp với đường kính của ống nhánh vào nhà, đường kính lỗ đục không quá 1/3 đường kính ống chính.

Khi đục gần thủng, lắp đai khởi thủy và van khóa vào, tiếp tục đục thủng hẳn, đóng van khóa lại và thi công đoạn ống vào nhà.



  1. Chi tiết đai khởi thủy

2.5.3Chi tiết đường ống qua tường, móng nhà


Để đề phòng sự cố do nhà bị lún kéo theo ống, làm xô lệch, vỡ ống hoặc hỏng mối nối, khi đặt ống vào qua tường, móng nhà phải cho ống chui qua một lỗ hổng hoặc ống bao bằng kim loại có đường kính lớn hơn đường kính ống từ 200mm trở lên.

Khe hở giữa lỗ và ống phải được trát kín bằng vật liệu chống thấm đàn hồi (sợi gai tẩm bi tum, đất sét nhão, vữa xi măng mác 300 một lớp dày 20-30mm.

T
Đất sét nhão
rong trường hợp đất ẩm ướt hoặc có nước ngầm thì phải dùng vòng chắn hoặc bê tông mác 70 (nối cứng) hoặc đặt trong các ống bọc bằng kim loại.


Thép tấm hàn

Ống thép lồng

Đất sét nhão

Vữa xi măng

Sợi gai tẩm bi tum


  1. Chi tiết ống qua tường, móng nhà

Khi hai đường ống cấp và thoát nước cắt nhau thì ống cấp nước phải đặt cao hơn ống thoát nước 0,4m (tính từ hai thành ống), nếu nhỏ hơn phải đặt trong các ống lồng bằng kim loại hai đầu dài hơn 0,5m (trong đất khô) hoặc 1m (trong đất ẩm).

2.6Đồng hồ đo nước

2.6.1Nhiệm vụ


Xác định lượng nước tiêu thụ để tính tiền nước.

Xác định lượng nước mất mát, hao hụt trên đường ống để phát hiện các chỗ rò rỉ, bể vỡ ống,…

Nghiên cứu điều tra hệ thống cấp nước hiện hành để xác định tiêu chuẩn dùng nước và chế độ dùng nước phục vụ cho thiết kế.

2.6.2Các loại đồng hồ đo nước


Để xác định lượng nước tiêu thụ cho các ngôi nhà, hiện nay người ta sử dụng thông dụng nhất loại đồng hồ đo nước lưu tốc, hoạt động dựa trên nguyên tắc lưu lượng nước tỷ lệ thuận với vận tốc nước chảy qua đồng hồ.

Đồng hồ đo nước lưu tốc chia ra thành các loại sau:



    1. Đồng hồ đo nước lưu tốc loại cánh quạt

Vỏ đồng hồ bằng kim loại, gang hay chất dẻo. Bên trong vỏ là một trục đứng có gắn các cánh quạt làm bằng xenlulô hoặc chất dẻo (dùng cho nước lạnh) hoặc bằng kim loại (dùng cho nước nóng). Khi nước chuyển động đập vào cánh quạt làm quay trục đứng rồi truyền chuyển động qua các bánh xe răng khía vào bộ phận tính, cuối cùng các chỉ số về lưu lượng nước sẽ thể hiện trên các mặt đồng hồ. Loại đồng hồ trục đứng dùng để đo lưu lượng nước nhỏ hơn 10 m3/h. Trên mặt đồng hồ đo nước có các chữ số ghi các giá trị lưu lượng khác nhau từ 0,01 đến 1000m3 (gấp nhau 10 lần một) thể hiện trên mặt đồng hồ con hoặc các khung chữ nhật.

Đồng hồ đo nước lưu tốc loại cánh quạt gồm hai loại:



  • Loại chạy khô: Có bộ phận tính tách rời khỏi nước bằng một màng ngăn.

  • Loại chạy ướt: Loại này có ưu điểm là kết cấu đơn giản, tính nước chính xác hơn chạy khô, tuy nhiên nó chỉ sử dụng được khi nước sạch.

Dùng để đo lượng nước nhỏ, thường có đường kính từ 10 – 40mm.


Ổ đĩa từ cho phép tua bin quay trong nước

Mặt đồng hồ

Cánh quạt đồng hồ

Võ đồng hồ


  1. Cấu tạo đồng hồ đo nước lưu tốc loại cánh quạt



    1. Đồng hồ đo nước lưu tốc loại tuốc bin

Dùng để đo lượng nước lớn hơn 10 m3/h, đồng hồ thường có đường kính từ 50 – 200mm. Khác với loại cánh quạt, loại tuốc bin có các cánh quạt là các bản xoắn ốc bằng kim loại gắn vào trục nằm ngang (do đó gọi là tuốc bin). Khi tuốc bin quay, tức là khi trục ngang quay, nhờ các bánh xe răng khía truyền chuyển động quay sang trục đứng rồi lên bộ phận tính và mặt đồng hồ. Ở một đầu đồng hồ có bố trí bộ phận hướng dòng nước.


Cánh quạt đồng hồ

Võ đồng hồ

Mặt đồng hồ


  1. Cấu tạo đồng hồ đo nước lưu tốc loại tuốc bin

    1. Đồng hồ đo nước loại kết hợp

Dùng để đo lưu lượng nước khi nó dao động đáng kể. Khi đó người ta lắp hai đồng hồ: Một đồng hồ lớn, một đồng hồ nhỏ. Bộ phận chính của đồng hồ đo nước lưu tốc loại phối hợp là lưỡi gà. Khi lưu lượng nước nhỏ chỉ đồng hồ nhỏ làm việc; khi lưu lượng nước lớn, dưới áp lực nước lớn lưỡi gà tự động năng lên và nước chảy qua đồng hồ lớn. Khi tính nước người ta tổng cộng các chỉ số trên hai đồng hồ.



  1. Cấu tạo đồng hồ đo nước loại kết hợp

2.6.3Bố trí nút đồng hồ đo nước


Nút đồng hồ đo nước gồm đồng hồ đo nước và các thiết bị phụ tùng khác như: các loại van đóng mở nước, van xả nước, các bộ phận nối ống.

Đồng hồ đo nước phải đặt ở mặt ngoài tường bao của nhà, trên đường ống dẫn nước vào nhà, ở những nơi dễ kiểm tra, dễ sửa chữa nhất, cao ráo, ít người qua lại.



Lưu ý:

  1. Không được đặt đồng hồ đo nước trong các phòng ngủ.

  2. Đồng hồ đo nước phải đặt trên đường ống dẫn nước vào nhà, có đường kính bằng hay nhỏ hơn đường kính ống cấp nước một cỡ.

Trường hợp không thể đặt đồng hồ đo nước như trên cho phép đặt ngoài nhà nhưng phải đặt trong hộp bảo vệ có nắp khóa.

Đồng hồ đo nước loại cánh quạt phải đặt nằm ngang, loại tuốc bin có thể đặt xiên, nằm ngang hay thẳng đứng.






Ghi chú:

  1. Van hai chiều.

  2. Ống dẫn nước.

  3. Van góc liên hợp.

  4. Đồng hồ (thủy lượng kế).

  5. Khâu nối đồng hồ.

  6. Khâu túm.

  7. Van 1 chiều.

  8. Khâu nối hai đầu ren ngoài.

  9. Van 2 chiều.


  1. Chi tiết nút đồng hồ đo nước

2.6.4Chọn đồng hồ đo nước


Việc lựa chọn đồng hồ đo nước (kiểu cánh quạt và kiểu tuốc bin) để lắp đặt trên đường ống dẫn nước vào nhà cần căn cứ vào lưu lượng ngày lớn nhất chọn theo bảng 1. Đồng hồ đo nước đặt trên đường ống dẫn nước vào nhà sản xuất cần được kiểm tra với lưu lượng giờ lớn nhất.

Khi chọn đồng hồ chúng ta dự vào điều kiện sau:



Trong đó:

+ : Lưu lượng nước trong một ngày đêm của ngôi nhà (m3/ngđ).

+ : Lưu lượng nươc đặt trưng của đồng hồ (m3/h); tra bảng 1.

Ngoài ra ta có thể dựa vào điều kiện sau:

Trong đó:

+ Qmin: Gọi là giới hạn nhỏ nhất hay còn goi là độ nhạy của đồng hồ; tra bảng 1.

+ Qmax: Gọi là giới hạn lớn nhất cho phép qua đông hồ; tra bảng 1.

+ Qtt: Lưu lượng nước tính toán của ngôi nhà (l/s).


  1. Cỡ, lưu lượng và đặc tính của đồng hồ đo nước

Loại đồng hồ

Cỡ đồng hồ (mm)

Lưu lượng đặc trưng (m3/h), Qđtr

Lưu lượng cho phép (l/s)

Qmax

Qmin

Loại cánh quạt (BK)

10

15

20



25

30

40



2

3

5



7

10

20



0,28

0,4


0,7

1,0


1,4

2,8

0,03

0,04


0,055

0,07


0,14

Loại tuốc bin (BB)

50

80

100



150

200


250

70

250


440

1000


1700

2600


6

22

39



100

150


22,3

0,90

1,70


3,00

4,40


7,20

10,0


Nguồn: Trần Thị Mai, 2004

Sau khi chọn đường kính đồng hồ ta kiểm tra lại điều kiện về tổn thất áp lực qua đồng hồ xem có vượt quá trị số cho phép hay không. Theo quy định:

Công thức tính: , (m)

S: là sức kháng của mỗi loại đồng hồ; tra bảng 2.



  1. Sức kháng của các loài đồng hồ

Đường kính đồng hồ (mm)

15

20

32

40

50

80

100

150

200

Sức kháng của đồng hồ (S)

14,4

5,1

1,3

0,32

0,0265

0,00207

0,00675

0,00013

0,0000453

Nguồn: TCVN 4513 – 1988

Nếu đồng hồ loại cánh quạt (D =15  40mm):

+ Khi sinh hoạt bình thường: Hđh ≤ 2,5m.

+ Khi có cháy: Hđh ≤ 5m.

Nếu đồng hồ loại tuốc bin (D = 50  200mm):

+ Khi sinh hoạt bình thường: Hđh ≤ 1÷1,5m.

+ Khi có cháy: Hđh ≤ 2,5m.

2.6.5Bài tập áp dụng


Bài tập 1: Chọn đồng hồ đo nước cho ngôi nhà. Cho biết lưu lượng nước cấp tính toán của ngôi nhà là 0,5 l/s.

Giải:


Ta có đồng hồ: D = 20mm. Tra bảng: Qmin = 0,04 (l/s); Qmax = 0,7 (l/s);

S = 5,2.


 Qmin = 0,04 < Qtt = 0,5 < Qmax = 0,7 (thỏa).

hđh = S.Q2tt = 5,2.0,52 = 1,3m < 2,5m (thỏa).

Vậy: Chọn đồng hồ D = 20mm.

Bài tập 2: Chọn đồng hồ đo nước cho ngôi nhà. Cho biết lưu lượng nước cấp tính toán của ngôi nhà là 5 l/s.

Giải:


Ta có đồng hồ: D = 50mm. Tra bảng: Qmin = 0,9 (l/s); Qmax = 6 (l/s);

S = 5,2.


 Qmin = 0,9 < Qtt = 5 < Qmax = 6 (thỏa).

hđh = S.Q2tt = 0,0265.52 = 0,66m < 1,5m (thỏa).

Vậy: Chọn đồng hồ D = 50mm.

Bài tập 3: Chọn đồng hồ đo nước cho ngôi nhà tập thể có tổng số người là 50 người, lưu lượng nước tính toán của ngôi nhà là 0,5 l/s. Cho biết tiêu chuẩn dùng nước của một người là 200 l/người.ngđ.

Giải:


Lưu lượng nước của ngôi nhà là:

(m3/ngđ).

Ta có đồng hồ: D = 20mm. Tra bảng: Qđtr = 5 (m3/h); S = 5,2.

(thỏa).

hđh = S.Q2tt = 5,2.0,52 = 1,3m < 2,5m (thỏa).

Vậy: Chọn đồng hồ D = 20mm.



tải về 1.23 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương