Lịch sử Trung Quốc



tải về 417.53 Kb.
trang1/5
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích417.53 Kb.
#3055
  1   2   3   4   5
Lịch sử Trung Quốc

Lịch sử Trung Quốc được các nhà sử học nghiên cứu chi tiết dựa trên những văn bản ghi chép lịch sử có nguồn gốc khởi đầu từ thế kỷ 16 TCN. Trung Quốc là một trong những nền văn minh lâu đời và có tính liên tục nhất trên thế giới. Các mai rùa với những dấu hiệu khắc trên đó tương tự với chữ viết Trung Quốc cổ thời Nhà Thương (商朝) đã được xác định niên đại bằng phương pháp carbon là có từ khoảng năm 1500 TCN. Những bản khắc đó cho thấy nguồn gốc văn minh Trung Hoa khởi đầu từ các thành bang tại châu thổ sông Hoàng Hà. Năm 221 TCN thường được coi là năm Trung Quốc bắt đầu thống nhất trở thành một vương quốc rộng lớn, hay một đế chế. Các triều đại kế tiếp đã phát triển các hệ thống quan lại cho phép Hoàng đế Trung Quốc kiểm soát một lãnh thổ rộng lớn để trở thành nước Trung Quốc ngày nay.

Việc quy định bắt buộc sử dụng một hệ thống chữ viết chung của Hoàng Đế nhà Tần (秦) vào thế kỷ thứ 3 TCN và sự phát triển một ý thức hệ tư tưởng quốc gia dựa trên Khổng giáo ở thế kỷ thứ 2 TCN, đã đánh dấu sự xác lập nền văn minh Trung Quốc. Về mặt chính trị, Trung Quốc được cho là luôn thay đổi giữa các giai đoạn đồng nhất và chia rẽ chính trị, thỉnh thoảng lại bị các nhóm dân tộc bên ngoài chinh phục, một số nhóm thậm chí đã bị đồng hoá vào bên trong dân tộc Trung Quốc. Những ảnh hưởng chính trị và văn hoá từ nhiều phần của Châu Á, tràn tới cùng những đợt sóng di dân liên tục, đã hoà trộn để tạo thành hình ảnh của Văn hoá Trung Quốc ngày nay.

Dưới thời quân chủ ở Trung Quốc, tên nước được gọi theo tên triều đại. Người Trung Quốc cổ đại gọi các tộc lạc hậu ở phía nam là Man (蠻), ở phía đông là Di (夷), ở phía tây là Nhung (戎) và ở phía bắc là Địch (狄); còn nước họ là quốc gia văn minh ở giữa nên họ gọi là Trung Hoa hay Trung Quốc. Tuy nhiên, từ này chỉ dùng để phân biệt với các vùng xung quanh chứ chưa phải là tên nước. Đến năm 1912, chữ Trung Hoa mới trở thành quốc hiệu chính thức nhưng thông thường ta quen gọi là Trung Quốc.

Thời đồ đá

Có lẽ hơn một triệu năm trước, người Homo erectus đã cư ngụ ở Trung Quốc. Những cuộc khai quật tại Nguyên Mưu và sau đó tại Lam Điền đã hé lộ những dấu tích cư trú đầu tiên. Có lẽ mẫu vật nổi tiếng nhất của Homo erectus được tìm thấy tại Trung Quốc là người vượn Bắc Kinh (北京人) được phát hiện năm 1923. Homo sapiens hay người hiện đại có thể đã tới Trung Quốc từ khoảng 65,000 trước từ Châu Phi. Bằng chứng sớm nhất về việc trồng cấy kê tại Trung Quốc được xác định niên đại bằng các bon vào khoảng năm 6000 TCN, và có liên quan tới Văn hoá Bùi Lý Cương (裴李崗文化) ở huyện Tân Trịnh (新鄭縣), tỉnh Hà Nam (河南省). Cùng với nông nghiệp, dân cư ngày càng đông đúc, tăng khả năng tích trữ và tái phân phối lương thực và đủ cung cấp cho những người thợ thủ công cũng như quan lại. Cuối thời kỳ đồ đá mới, vùng châu thổ sông Hoàng Hà (黃河) bắt đầu trở thành một trung tâm văn hoá, nơi những làng xã đầu tiên được thành lập; những di tích khảo cổ đáng chú ý nhất của chúng được tìm thấy tại Bán Pha (半坡), Tây An (西安).

Những nguồn gốc đầu tiên của Trung Quốc

Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và các nước có liên quan tới lịch sử và chính trị Trung Quốc.

Văn minh cổ đại ở Bình nguyên Hoa Bắc

Vào năm 5000 trước Công Nguyên các cộng đồng nông nghiệp đã trải dài khắp trên đa phần lãnh thổ Trung Quốc hiện nay, và đã có những làng nông nghiệp từ đồng bằng sông Vị chạy về phía đông, song song với dòng sông Hoàng Hà vĩ đại, bắt nguồn từ dãy núi Côn Lôn (Kunlun) chảy về hướng vùng hoàng thổ nơi có cánh rừng trụi lá ở đồng bằng phía bắc Trung Quốc. Ở đó con người có rừng và có nước để trồng kê - khoảng năm 5500 trước Công Nguyên - họ săn hươu nai và các loài thú khác, câu cá làm thức ăn. Họ thuần hoá chó, lợn và gà. Họ đào đất để xây những ngôi nhà một phòng, với mái bằng đất sét hay rạ: nhiều ngôi nhà ngầm như vậy tạo thành một làng. Họ đã có guồng quay tơ và biết đan cũng như dệt sợi. Họ cũng chế tạo đồ gốm có trang trí.

Tình trạng lụt lội của sông Hoàng Hà tồi tệ hơn rất nhiều so với khu vực dọc sông Dương Tử về hướng nam. Dọc theo sông Dương Tử, qua lòng chảo Hồ Bắc (湖北) và ở đồng bằng ven biển về hướng vịnh Hàng Châu, việc trồng trọt cũng đã phát triển, nhưng người dân sống gần sông Hoàng Hà phải chống chịu với thiên nhiên khắc nghiệt hơn để chế ngự lũ lụt và tưới tắm mùa màng, và có lẽ điều này đã kích thích một nỗ lực tổ chức tốt hơn. Ở bất kỳ mức độ nào, đồng bằng phía bắc Trung Quốc đã trở thành vùng lớn nhất với số dân cư tập trung đông đảo nhất.

Ở những nơi con người sản xuất ra được nhiều lương thực hơn nhu cầu của họ, các chiến binh đã được thúc đẩy để không chỉ đi cướp đoạt mà còn để chinh phục. Và các vị vua chinh phục đã bắt đầu nổi lên ở đồng bằng phía bắc Trung Quốc cũng như tình trạng ở phía tây châu Á. Triều đại đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc bắt đầu ở đồng bằng phía bắc Trung Quốc đã được miêu tả là thuộc về nhà Hạ (Xia) – giai đoạn cai trị của họ được tin rằng đã bắt đầu khoảng năm 2200 trước Công Nguyên.

Nhà Hạ

Những ghi chép của Tư Mã Thiên về thời gian thành lập Nhà Hạ (夏朝) là từ khoảng 4,000 năm trước, nhưng điều này không thể được chứng thực. Một số nhà khảo cổ học cho rằng nhà Hạ có liên quan tới di vật khai quật được tại Erlitou ở trung tâm tỉnh Hồ Nam, một bức tượng đồng niên đại từ khoảng năm 2000 TCN. Những dấu hiệu sớm của thời kỳ này được tìm thấy trên các bình gốm và mai rùa trông tương tự như những đường nét đầu tiên của chữ Trung Quốc hiện đại, nhưng nhiều học giả vẫn không chấp nhận ý kiến này. Bằng chứng về sự tồn tại của Nhà Hạ vẫn cần phải được hỗ trợ thêm nữa qua các cuộc khảo cổ. Vì không có những văn bản ghi chép rõ ràng như các văn bản trên các loại xương hay mai rùa dùng để bói của nhà Thương hay những ghi chép trên vại đồng của nhà Chu nên thời đại nhà Hạ vẫn còn chưa được biết đến kỹ lưỡng.

Nhà Thương

Những bản ghi chép sớm nhất còn lại của Trung Quốc có niên đại từ thời Nhà Thương (商朝) có lẽ ở thế kỷ 13 TCN, và chúng là những đoạn văn khắc dùng để bói toán trên xương thú hoặc mai rùa—được gọi là giáp cốt văn (甲骨文). Những hiện vật khảo cổ cho thấy bằng chứng về sự tồn tại của nhà Thương, 1600 TCN–1046 TCN và nhà Thương được chia làm hai khuynh hướng. Khuynh hướng thứ nhất, từ đầu thời nhà Thương (1600–1300 TCN) với các bằng chứng tại Nhị Lý Cương (二里崗), Trịnh Châu (鄭州) và Thương Thành. Khuynh hướng thứ hai từ cuối thời nhà Thương hay giai đoạn Ân (殷), gồm rất nhiều văn bản giáp cốt. An Dương (安陽) ở tỉnh Hà Nam hiện nay đã được xác nhận là nơi đóng đô cuối cùng trong tổng số chín kinh đô của nhà Thương. (1300–1046 BC).

Các nhà sử học Trung Quốc sống ở cuối những giai đoạn này đã làm quen với khái niệm về những triều đại nối tiếp nhau, nhưng tình hình thực tế chính trị ở giai đoạn đầu trong lịch sử Trung Quốc thì phức tạp và rắc rối hơn nhiều. Vì thế, như một số nhà sử học Trung Quốc đề xuất, nhà Hạ và nhà Thương có lẽ chỉ các thực thể tồn tại đồng thời, giống như nhà Chu ở giai đoạn sớm (triều đại kế tiếp nhà Thương), đã được chứng minh là đã cùng tồn tại đồng thời với nhà Thương.

Nhà Chu

Tới cuối thiên niên kỷ thứ hai trước Công nguyên, nhà Chu (周朝) bắt đầu nổi lên ở châu thổ sông Hoàng Hà, tiêu diệt nhà Thương. Có lẽ ban đầu nhà Chu đã bắt đầu thời kỳ cai trị của mình theo một hệ thống nửa phong kiến. Vị vua nhà Chu, Vũ Vương, với sự hỗ trợ của người chú là Chu Công trong vai trò nhiếp chính đã đánh bại nhà Thương tại Trận Mục Dã. Lúc ấy vị vua nhà Chu đã viện dẫn khái niệm Thiên Mệnh để hợp pháp hoá vai trò cai trị của mình, một khái niệm về sau này sẽ có ảnh hưởng trên mọi triều đại kế tiếp. Ban đầu nhà Chu đóng đô ở vùng Tây An ngày nay, gần sông Hoàng Hà, nhưng họ đã thực hiện nhiều cuộc chinh phục mở rộng vào châu thổ sông Dương Tử. Đây là lần đầu tiên trong số nhiều lần di dân từ phía bắc xuống phía nam trong lịch sử Trung Quốc.

Trăm nhà đua tiếng

Vào những năm cuối thời nhà Chu, từ cuối thời Xuân Thu tới khi Trung Quốc được nhà Tần thống nhất năm 256 TCN, tư tưởng Trung Quốc bước vào giai đoạn nở rộ nhất của mình. Tất cả các trường phái tư tưởng lớn của Trung Quốc đều hiện ra ở giai đoạn không thể tin nổi này của văn hoá Trung Quốc; các nhà sử học Trung Quốc coi giai đoạn nảy nở văn hoá này là “Giai đoạn trăm nhà đua tiếng” (Bách gia chư tử) (551-233 TCN). Khuôn mặt quan trọng nhất trong thời kỳ này chính là Khổng Phu Tử, hay Confucius (trong tiếng Anh), người sống vào khoảng giữa thế kỷ thứ sáu TrCN. Ông đã lập ra một triết lý đạo đức chặt chẽ không sa đà vào những suy luận siêu hình. Mục đích của ông là cải tổ triều đình nhờ thế có thể chăm sóc dân chúng tốt hơn. Một nhà triết học khác là Lão Tử, cũng tìm cách cải cách chính quyền, nhưng triết học của ông ít có tính ứng dụng hơn. Ông được cho là người sáng lập Đạo giáo, một cách tiếp cận tiêu cực và siêu hình tới Đức với giáo lý căn bản là tuân theo Đạo. Trong khi Khổng giáo chủ trương tuân theo đạo trời bằng cách phải sống tích cực nhưng có đức thì trái lại Lão giáo khuyên không can thiệp và không phấn đấu (vô vi). Trong khi có thể trên thực tế không có người thực sự tên là Lão Tử, người thứ hai lập lên Đạo giáo chính là Trang Tử, chắc chắn có tồn tại. Ông cũng dạy một triết lý gần giống hoàn toàn. Tuy nhiên, cả hai không tin rằng Đạo có thể giải thích được bằng lời; vì vậy sách của họ rất mâu thuẫn và thường là không thể hiểu nổi. Trường phái lớn thứ ba là Mặc Tử, người cũng tìm cách cải cách triều đình để đảm bảo đời sống cho người dân. Tuy nhiên, ông tin rằng nguyên nhân căn bản của mọi tai họa và khốn cùng của con người là do yêu người này mà ghét người kia, và vì vậy ông giảng giải thuyết "kiêm ái". Thông thường, người ta với những người có quan hệ gần gũi ta đối xử với họ khác hơn so với một người hoàn toàn xa lạ. Mặc Tử tin rằng chúng ta phải đối xử với tất cả mọi người như đối với người thân nhất của chúng ta vậy. Nếu tất cả chúng ta đều làm như thế, những thứ như chiến tranh và đói nghèo sẽ biến mất. Cuối cùng, trường phái lớn nữa là Pháp gia. Xuất phát từ một nhánh của Khổng giáo, Pháp gia tin rằng con người vốn bản tính ác và chỉ vị kỷ. Kiểu triều đình tốt nhất và đóng góp nhiều nhất cho phúc lợi nhân dân sẽ là một triều đình kiểm soát chặt chẽ các bản năng của con người. Triều đình này sẽ cai trị bằng những pháp luật cứng rắn và chặt chẽ; sự trừng phạt sẽ nghiêm khắc và nhanh chóng. Lòng tin vào việc cai trị bằng pháp luật là lý do tại sao họ được gọi là "Pháp gia". Không trường phái nào trong số trên, vốn đều có mục tiêu thay đổi triều đình, gây ảnh hưởng tới nhà Chu. Triều đình đầu tiên chấp nhận một trong những lý thuyêt trên là nhà Tần, họ chọn Pháp gia. Kết quả thật bạo tàn, nhưng những sáng tạo của phái Pháp gia nhà Tần đã trở thành thứ trung tâm nhất của các triều đình Trung Hoa sau đó.

Thời Chiến quốc

Thời đại này xảy ra vì sự cân bằng mong manh giữa các vương quốc biến thành hỗn loạn trong một thế kỷ và vì một phần ở sự kết thúc thời đại cai trị của nhà Chu. Các liên minh dễ thay đổi và thường bị tan rã khi các nước lớn bắt đầu xâm chiếm và sáp nhập các nước nhỏ hơn. Bắt đầu từ thế kỷ thứ tư, chỉ tám hay chín nước lớn còn sót lại. Tất cả các cuộc xung đột thời Chiến quốc đều có mục đích tìm kiếm kẻ có thể kiểm soát toàn bộ Trung Quốc.

Trung Quốc đang trên con đường trở thành một quốc gia thống nhất và duy nhất, một đế chế duy nhất. Dân số Trung Quốc đã tăng mạnh ở giai đoạn Xuân Thu; công cụ bằng sắt và ảnh hưởng của nó đến nông nghiệp đã làm tăng mạnh dân số (vào thế kỷ thứ tư TCN, Trung Quốc là vùng đông dân nhất thế giới – không có thời điểm nào trong lịch sử mà điều này không chính xác.) Chiến tranh đã trở thành một công việc lớn trong thời đại Xuân Thu; quân đội nhỏ và dưới sự chỉ đạo của tầng lớp quý tộc không còn nữa. Chúng đã thành những đội quân to lớn và gồm những người lính chuyên nghiệp. Một triều đình gồm tầng lớp chuyên nghiệp ngày càng phát triển, một tầng lớp quý tộc tự gọi mình bằng cái tên “quân tử” (chun tzu) hay “những người bên trên”. Tất cả những thứ đó dẫn Trung Quốc theo cách không thể lay chuyển vào một quốc gia thống nhất. Những người tạo lập ra quốc gia đó có thể là nhà Tần, một dân tộc tàn nhẫn và táo bạo ở miền viễn tây tới Trung Quốc.

Nhà Tần

Các nhà sử học thường coi thời kỳ từ khi bắt đầu nhà Tần tới khi kết thúc nhà Thanh là giai đoạn Đế quốc Trung Quốc. Dù thời gian thống nhất dưới sự cai trị của Tần Thuỷ Hoàng Đế (秦) chỉ kéo dài mười hai năm, ông đã chinh phục được những vùng đất rộng lớn để tạo nên cơ sở cho nhà Hán sau này và thống nhất chúng dưới một chính phủ Pháp gia tập trung trung ương chặt chẽ, với thủ đô tại Hàm Dương (咸陽) (Tây An hiện nay). Học thuyết của Pháp gia đã khiến Tần đặt trọng tâm trên sự tôn trọng triệt để một hệ thống pháp luật và quyền lực tuyệt đối của hoàng đế. Triết học này, trong khi rất hữu dụng để mở rộng đế chế bằng quân sự, thì lại cho thấy không thể hoạt động tốt ở thời bình. Nhà Tần dùng những biện pháp tàn bạo để dẹp yên chống đối, thậm chí gồm cả việc Đốt sách chôn Nho. Điều này khiến cho nhà Hán kế tục sau này phải đưa thêm vào hệ thống chính phủ đó những trường phái cai trị có tính ôn hoà hơn.

Nhà Tần nổi tiếng vì đã khởi đầu công trình Vạn lý trường thành, sau này được sửa chữa và xây dựng thêm ở thời nhà Minh (明朝). Các đóng góp quan trọng khác của nhà Tần gồm thống nhất và tiêu chuẩn hoá pháp luật, chữ viết, tiền tệ, đo lường Trung Quốc sau giai đoạn Xuân Thu và Chiến Quốc đầy biến loạn. Thậm chí cả chiều dài trục xe cũng được quy định thống nhất ở thời kỳ này để đảm bảo hệ thống thương mại có thể hoạt động trên khắp đế chế.

Việc huy động đông đảo dân chúng xây dựng các công trình công cộng cũng như cung điện, sự phân biệt đối xử giữa người Tần và dân sáu nước cũ gây cho họ sự phẫn nộ lớn. Ngay sau khi Tần Thủy Hoàng chết, các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi trong đế chế và quân đội Tần không thể dẹp yên. Cuối cùng, hai lực lượng mạnh nhất do Hạng Vũ và Lưu Bang lãnh đạo lật đổ nhà Tần. Vua Tần cuối cùng là Tử Anh đầu hàng đánh dấu sự kết thúc của đế chế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc.

Nhà Hán

Tây Hán

Năm 202 TCN, Lưu Bang đã đánh bại kẻ thù nguy hiểm và hung bạo của mình là Hạng Vũ. Ông lên ngôi Hoàng đế. Do từng được phong ở đất Hán Trung, ông đặt tên triều đại của mình là Hán, mà người đời sau gọi là vương triều Lưu Hán.

Cuộc đấu tranh cho quyền lực của Lưu Bang vẫn tiếp diễn, ông phải chiến đấu nhiều cuộc chiến nhỏ để củng cố quyền lực, một số cuộc chiến để chống lại các đồng minh cũ. Một việc khác để củng cố quyền lực mà Lưu Bang phải đối mặt là liên minh các bộ lạc ở biên giới phía bắc Trung Quốc, có họ ngữ âm Thổ Nhĩ Kỳ, gọi chung là Hung Nô, cầm đầu bởi một Thiền vu (vua Hung Nô). Các bộ tộc Hung Nô là những bộ tộc du mục và trong giai đoạn chiếm hữu nô lệ. Và cũng giống như những bộ tộc du mục khác, người Hung Nô có truyền thống chiến tranh và đã từng nhiều lần tiến hành các vụ tấn công vào Trung Quốc. Lưu Bang tin rằng ông vẫn chưa đủ mạnh để đánh bại các bộ tộc phương bắc, vì thế ông đút lót thực phẩm và quần áo cho họ để đổi lấy sự thỏa thuận của họ không xâm phạm vào đế quốc mới của ông. Thậm chí ông đã phải gả cho vị vua Hung Nô (Thiền vu) một cô gái mang danh là công chúa Trung Quốc.

Tất nhiên, triều đình của Lưu Bang bắt buộc phải quay lại kiểu cai trị độc tài. Dân chủ không bao giờ là vấn đề đối với người Trung Quốc như nó đã từng có ở các nền văn minh khác ở khoảng năm 200 TCN. Giống với Jeroboam ở Israel, Lưu Bang không phải là nhà cách mạng. Đối với ông triều đình tốt là một triều đình mạnh - một triều đình có thể duy trì sự phục tùng đầy đủ. Lưu Bang đã bắt đầu xây dựng một kinh đô mới, tại Trường An – đây sẽ trở thành thành phố lớn nhất thế giới. Nhưng ngoài mục tiêu xây dựng một triều đình mạnh ông muốn tập trung sự quản lý đế chế của mình, và vì thế ông cần một đội quân gồm những bầy tôi dân sự trung thành. Để có thể kiểm soát một cách đáng tin cậy đế chế vĩ đại của mình, ông đưa các anh em, chú bác, họ hàng làm những lãnh chúa địa phương. Ông tìm kiếm những sự ủng hộ tiếp tục của các tướng lĩnh địa phương những người từng góp phần trong đồng minh của ông để giành quyền lực, và những người từng làm tướng văn tướng võ của ông, ông phong thành các quý tộc ở cấp nhỏ hơn. Những quan lại địa phương cũ của nhà Tần đã từng ủng hộ ông vẫn được giữ chức vụ cũ, và một số nhà quý tộc thân thiện với ông vẫn được giữ đất đai của mình.

Lưu Bang cũng tìm kiếm sự ủng hộ từ phía nông dân. Ông giảm thuế cho họ và cho những người khác. Ở khắp nơi, ông đều tìm cách bảo vệ nông dân khỏi những nhà quý tộc cũ đang tìm cách lấy lại đất đai đã mất. Ông cải thiện đời sống cho họ bằng cách không bắt họ phải đi làm việc nhiều như dưới triều đại cũ, Tần Thuỷ Hoàng. Và các nông dân tin rằng bởi vì Lưu Bang cũng từng là một nông dân nên ông sẽ tiếp tục cai trị theo cách có lợi cho họ.

Sự bắt đầu của tầng lớp quý tộc nhỏ Trung Quốc

Dựa vào nguồn gốc nông dân của mình, Lưu Bang tỏ thái độ khinh thị với người trí thức bằng cách đái vào trong mũ của một người trí thức trong triều, nhưng trong nỗ lực để cai trị quốc gia ông đã thấy lợi ích trong việc sử dụng người trí thức, và ông đã dàn hoà với họ. Nhiều người trí thức là thuộc Khổng giáo, và ông đã bắt đầu đối xử với Khổng giáo với sự khoan dung lớn hơn – trong khi ông tiếp tục đặt ra ngoài vòng pháp luật những sự tố cáo của Khổng giáo đối với các quan điểm của Pháp gia. Với sự hỗ trợ bên cạnh của Khổng giáo, Lưu Bang tìm cách thu hút các bầy tôi dân sự giỏi và ông đã tìm thấy họ trong những gia đình thuộc tầng lớp trung lưu mới trong nông nghiệp gọi là những quý tộc nhỏ - một tầng lớp khác biệt với quý tộc. Đầu tiên, Lưu Bang và quan lại xung quanh tìm cách đưa những người bạn chiến đấu của mình vào các vị trí quản lý dân sự, nhưng sau đó họ thấy rằng những người đó không đủ khả năng làm quản lý hành chính. Và sau khi có sai lầm vì thấy các tướng tá không có tài hành chính, Lưu Bang không cho họ giữ các chức vụ đó nữa. Các triều đình trước thường rất thành công khi cho các nhà buôn giữ các chức vụ quản lý dân sự, nhưng đối với Lưu Bang và quan lại xung quanh vốn có nguồn gốc nông dân nên họ không tin các nhà buôn. Thay vào đó, họ dùng những người thuộc gia đình trồng trọt giàu có, đa phần số họ trở nên giàu ở một vài thế hệ gần đây. Tầng lớp mới này – quý tộc nhỏ - đã gửi những đứa con ưu tú nhất của mình đi làm việc trong triều đình và cho những đứa kém hơn ở nhà làm ruộng. Và với quyền lợi mới trong việc cưới xin hợp lúc, tầng lớp mới đã bắt đầu có nhiều ảnh hưởng hơn nhờ vào họ ngoại.

Hán Văn Đế, Khởi đầu một thời đại mới

Lưu Bang chết năm 195 TCN ở tuổi sáu mươi ba, được trao tên thuỵ (honorific name) là Cao Đế. Quyền lực rơi vào tay vợ ông, Lữ hậu. Ở Trung Quốc cũng như ở những nơi khác cai trị độc tài đồng nghĩa với cai trị gia đình, và những cuộc tranh giành quyền lực diễn ra bên trong gia đình. Lữ hậu tống các thành viên gia đình họ Lưu ra khỏi các vị trí quyền lực và thay thế họ bằng những người họ Lữ. Sau năm năm cai trị, bà mất, và họ hàng của Lưu Bang lại quay lại nắm quyền cai trị, họ giết tất cả các thành viên gia đình Lữ hậu. Một người con thứ của Lưu Bang với người thiếp là vợ cũ của Ngụy vương Báo tên là Lưu Hằng được lập làm hoàng đế, phục hồi lại quyền cai trị nhà Hán, tức là Hán Văn Đế.

Với hệ thống quan liêu triều đình, sự cai trị nhà Hán đang dần hướng về thảm hoạ, nhưng trong ngắn hạn thì dưới triều Văn đế ông là người biết cai trị, nổi tiếng về chú ý đến quyền lợi của nhân dân. Khi nạn đói xảy ra, Văn đế tổ chức cứu tế. Ông cũng trợ cấp cho người già. Ông thả tự do nhiều nô lệ và bãi bỏ nhiều cách hành hình man rợ. Trong thời cai trị của ông, kinh tế được nghiên cứu kỹ lưỡng, và Văn đế rất coi trọng những nội dung kinh tế. Ông phát triển kinh tế bằng cách giảm bớt ngăn cấm khai mỏ đồng, bằng cách chi tiêu tiết kiệm và giảm thuế đánh vào nông dân.

Dưới thời Văn đế, Trung Quốc có hoà bình bên trong và một sự thịnh vượng chưa từng có. Điều này giúp nghệ thuật phát triển cao và vẫn còn làm chúng ta ngày nay phải chiêm ngưỡng. Và cùng với sự thịnh vượng, dân số Trung Quốc bắt đầu tăng lên, người dân lao vào khai phá và trồng cấy các vùng đất mới.

Tầng lớp quý tộc nhỏ được nhiều lợi ích từ phát triển kinh tế và nhiều người trong số họ chuyển tới thành phố. Quý tộc nhỏ muốn được coi là những người quý phái giống tầng lớp quý tộc cũ. Sự phát triển tầng lớp ưu tú này, cộng với sự thịnh vượng, đã giúp Khổng giáo phát triển. Có thời gian học tập, quý tộc nhỏ trở nên hứng thú với những trường phái học cũ. Với một sự phục hưng những trường phái học cũ, các cố gắng đã có nhằm tái tạo lại các cuốn sách đã bị đốt dưới thời cai trị cả Tần Thuỷ Hoàng. Bị lôi cuốn bởi sự ngưỡng mộ của Khổng giáo đối với chính quyền và cách sử sự đúng mực, các trí thức học giả trở nên rất nhiều thuộc Khổng giáo. Văn đế khuyến khích môn đệ Khổng giáo vào các chức vụ cao nhất trong chính quyền. Ông đã trở thành vị vua đầu tiên hoàn toàn chấp nhận việc lưu truyền Khổng giáo – như Khổng Tử từng mơ về một vị vua như vậy. Nhưng sự lớn mạnh của Khổng giáo không cứu vãn được Trung Quốc khỏi thảm hoạ chính trị và xã hội.

Vũ Đế, Mở rộng và Suy tàn

Năm 156 TCN, con trai Văn Đế, Cảnh Đế, kế tục cha. Ông cai trị 16 năm và cố gắng mở rộng sự thống trị của gia đình đối với các gia đình quý tộc. Các cuộc chiến giữa các quý tộc đó và Cảnh Đế đã kết thúc một cách có lợi cho ông. Nó kết thúc trong sự thoả hiệp rằng các quý tộc vẫn giữ một số quyền ưu tiên và quyền lực nhưng không được phép chỉ định quan lại trong đất đai của mình nữa.

Năm 141 TCN, con Cảnh Đế là Hán Vũ Đế kế vị. Vị vua mười sáu tuổi thông minh và mạnh mẽ, luôn thích liều mạng trong những cuộc săn lớn. Vũ Đế kéo dài thời thịnh vượng của Hán triều. Vũ Đế bắt đầu thời cai trị của mình bằng một nỗ lực không can thiệp vào thương mại và các cơ hội kinh tế, điều này cho phép kinh tế tư nhân phát triển. Ông vẫn giữ các vị quan dân sự dưới sự quản lý chặt chẽ và trừng phạt sự bất tuân nhỏ nhất cũng như sự không trung thành. Ông kết thúc sự thoả hiệp của Cảnh Đế bằng một cuộc chiến quý tộc chống lại các hoàng tử có ảnh hưởng nhất của Trung Quốc, và ở tầm địa phương ông trao nhiều quyền lực cho các vị quan đại diện của mình.

Vũ Đế thay đổi luật thừa kế. Thay vì việc đất đai gia đình rơi vào tay người con trai cả, ông trao cho mọi người con trong gia đình phần chia bằng nhau đối với đất đai của ông cha, điều này phá vỡ các khoảnh đất lớn thành cách mảnh nhỏ. Và vào năm 138 TCN, Vũ Đế tiến hành cuộc thám hiểm được biết đến lần đầu tiên của Trung Quốc, Trương Khiên đến Tây Á, phía tây của Bactri để thiết lập quan hệ với Quý Sương (Kushan) (Nguyệt thị Yuzhi).

Khổng giáo trở thành chính thức

Trong hai mươi năm cai trị, Vũ đế biến Khổng giáo thành triết lý chính trị chính thức của Trung Quốc. Khổng giáo trở thành thống trị trong giới quan lại dân sự trong khi các đối thủ Pháp gia vẫn giữ được vị trí của mình. Các cuộc thi cử được tổ chức để chọn ra 130,000 hoặc còn hơn thế nhân viên dân sự, họ phải trải qua cuộc thi về sự hiểu biết lý thuyết Khổng giáo, hiểu biết về chữ viết cổ và các nguyên tắc thứ bậc xã hội hơn là sự thành thạo kỹ thuật. Về mặt lý thuyết, các cuộc thi đó cho phép mọi người dân tham dự, nhưng trên thực tế chỉ những người có đủ sự tôn trọng, trong đó không bao gồm thợ thủ công, nhà buôn và các tầng lớp bên dưới quý tốc nhỏ tham dự - không nghi ngờ rằng nhiều người trong số họ có khả năng để phụng sự Trung Quốc. Việc huấn luyện làm việc cho các nhân viên dân sự được tiến hành ở cấp quan liêu địa phương. Và việc thích hợp với truyền thống Khổng giáo đã trở thành một thứ để truyền dạy trong thời gian học việc. Một người trẻ tuổi chứng minh được mình có khả năng như một thư ký có thể được phong làm một nhà quản lý. Và sau khi đã chứng minh được khả năng quản lý của mình anh ta sẽ được thăng chức làm cố vấn và được tham dự vào triều đình, hay anh ta sẽ có một vị trí cao hơn trong một triều đình địa phương.

Mở cửa ra phía Tây, Các cuộc chiến mở rộng lãnh thổ

Nhờ nền kinh tế thịnh vượng, Trung Quốc có nhiều khả năng hơn để chi phí chiến tranh. Vũ đế tin rằng ông đủ mạnh để không cần phải cống nạp cho Hung nô, vốn bắt đầu từ thời Lưu Bang, nữa. Ông lo ngại rằng Hung nô có thể phái quân vào thảo nguyên miền bắc dân cư thưa thớt của Trung Quốc hay họ có thể lập thành liên minh với người Tây Tạng, và ông muốn lập nên một con đường thương mại nhằm buôn bán với vùng Trung Á bảo đảm được an toàn. Vì thế Vũ đế mở nhiều chiến dịch quân sự. Chúng được các tướng của ông ta chỉ huy, nhưng chúng lại mang lại cho Vũ đế sự công nhận như là một vị vua mạnh mẽ và can đảm.

Việc Vũ đế quay sang chống lại Hung Nô làm tốn nhiều nhân lực nhưng nó giúp đẩy lùi Hung nô ra khỏi biên giới phía bắc Trung Quốc. Có lẽ khoảng hai triệu người Trung Quốc đã nhập cư đến các vùng mới chinh phục được và Vũ đế thành lập các thuộc địa ở đó với các binh sỹ và nhân viên dân sự của mình. Những người Hung nô bị bắt phải chuyển sang làm nghề trồng trọt, công nhân xây dựng và lao động tại các trang trại. Một số trong số họ gia nhập quân đội Trung Quốc, gia đình của họ bị bắt buộc phải ở tại nơi cũ làm con tin để đảm bảo họ không phản bội.

Cuộc chiến chống lại Hung nô khuyến khích việc khai phá xa hơn về phía tây. Sau mười ba năm vắng mặt và mười năm bị Hung nô bắt giữ, nhà thám hiểm Trương Khiên quay trở về triều đình Vũ đế và mang theo miêu tả đáng tin cậy đầu tiên về Trung Á. Vũ đế ra lệnh cho Trương Khiên và tay chân quay trở lại Trung Á, và họ đã thu thập thông tin về Ấn Độ và Ba Tư và khám phá các vùng đất trồng trọt màu mỡ ở Bactria. Các cuộc thám hiểm đó, và sự thắng lợi của Trung Quốc trướng Hung nô mang lại một sự trao đổi sứ thần thường xuyên giữa Trung Quốc và các nước phía Tây, và nó mở ra cho Trung Quốc con đường thương mại dài 4,000 dặm sau này sẽ được biết đến với cái tên Con đường tơ lụa. Trung Quốc bắt đầu nhập khẩu các ngũ cốc và ngựa tốt, họ cũng bắt đầu trồng cỏ đinh lăng và nho. Vũ đế biết thêm nhiều về nguồn gốc của những hàng hoá mà Trung Quốc nhập khẩu. Để kiếm thêm lợi nhuận ông yêu cầu các nước lân cận trả thuế cho mình để được phép bán hàng cho người dân Trung Quốc, và tiến hành các chiến dịch quân sự nhằm buộc họ phải làm thế.

Trong lúc đó, Vũ đế gửi quân đội của mình tới phía bắc và phía Nam. Năm 108 TCN vì muốn kiểm soát vùng đông bắc, Vũ đế chinh phục một vương quốc đang ở thời đồ sắt phía bắc Triều Tiên. Đây là một vương quốc ở cùng mức với nhiều tiểu quốc tại Trung Quốc trước khi chúng thống nhất với nhau năm 221 TCN, và nó cũng có nhiều người tị nạn Trung Quốc chạy đến từ những thế kỷ trước. Ở phía Nam, quân đội của Vũ đế chinh phục lại những đất đai mà Trung Quốc đã mất trong cuộc nội chiến đưa nhà Hán lên ngôi, gồm cả thành phố cảng Quảng Châu (Guangzhou). Những người di cư Trung Quốc theo chân quân đội. Sau đó, với những trận chiến lớn, quân đội của Vũ đế chinh phục phía bắc Việt Nam, một vùng mà người Trung Quốc gọi là Annam, hay “miền nam yên ổn”. Người dân di cư Trung Quốc cũng kéo đến đây, và một số sẽ đóng đô ở gần vùng núi miền trung Việt Nam. Người Trung Quốc dạy người Việt Nam dùng trâu, dùng cày kim loại và các công cụ khác, và họ mang đến Annam chữ viết của mình; tuy nhiên về tiếng nói, người Trung Quốc không thể đồng hóa được người Việt Nam. Người Trung Quốc biến người Annam từ cách trồng cấy theo kiểu khai hoang và đốt sang kiểu đời sống ổn định hơn. Họ chia Annam thành hai vùng hành chính, mỗi vùng có trách nhiệm thu thuế và cung cấp binh sỹ cho triều đình địa phương. Nhưng sự cai trị của Trung Quốc đối với Annam luôn mong manh, các cánh rừng và núi đồi ở đó cung cấp nơi trú ẩn cho người Việt Nam tiến hành nhiều cuộc kháng chiến liên tục và du kích chống lại người Trung Quốc.

Suy tàn kinh tế và Nạn nhân mãn

Các cuộc chiến mở mang đất đai của Vũ đế và việc cung cấp cho một quân đội chiếm đóng đông đảo là một gánh nặng cho kinh tế Trung Quốc. Chúng lớn hơn nhiều nhưng lợi ích thu lại được từ việc tăng trưởng thương mại theo sau các cuộc chinh phục. Nhập khẩu góp phần thoả mãn nhu cầu của người giàu hơn là góp phần tăng sinh khí cho kinh tế Trung Quốc. Các quan chức triều đình theo pháp Pháp gia thậm chí làm mọi việc trở nên tồi tệ hơn. Họ rất thù địch với những thương nhân, và họ vận động việc triều đình quản lý kinh tế. Dưới ảnh hưởng của họ, triều đình đánh thuế mới trên các tàu và xe buôn bán hai loại hàng mang lại nhiều lợi nhuận nhất trong công nghiệp của Trung Quốc: muối và sắt. Và với việc triều đình ngày càng can thiệp sâu, kinh tế suy yếu.

Tích tụ ruộng đất đã từng làm thay đổi nông nghiệp của đế chế Roma giờ đây cũng làm thay đổi nông nghiệp Trung Quốc, ngoại trừ việc dân số vùng nông thôn Trung Quốc đã tăng lên. Với việc ruộng đất của người giàu ngày càng tăng và nông dân cũng tăng, một sự thiếu hụt đất đai xuất hiện. Quan liêu tiểu quý tộc tìm cách ngăn chặn sự bấp bênh bằng cách mua đất và thường lợi dụng ưu thế của mình để làm việc đó, và thông thường họ có thể miễn trừ thuế cho đất đai của mình. Những người dân thường phải chịu phần thuế nặng hơn, dẫn tới kết quả là họ phải vay mượn nhiều hơn - với lãi rất nặng. Khả năng sản xuất nông nghiệp giảm sút. Nhiều nông dân bị đuổi đi hay bị buộc phải rời bỏ đất đai, làm cho tiểu quý tộc càng có nhiều đất hơn. Một số nông dân rời ruộng đất để làm nghề ăn cướp, và một số nông dân bắt buộc phải bán con làm nô lệ.

Chế độ bắt lính và bắt lao động cũng làm tăng sự bất mãn của nông dân. Học giả nổi tiếng Trung Quốc Đổng Trọng Thư, bất bình trước cảnh tuyệt vọng của người dân và ông đã bày tỏ những lo lắng về tình trạng suy tàn của xã hội. Ông phàn nàn về sự mở rộng to lớn của những vùng đất của người giàu trong khi người nghèo không có chỗ đứng chân. Ông phàn nàn rằng những người canh tác trên đất của người khác phải mất năm mươi phần trăm thu hoạch cho chủ đất. Đổng Trọng Thư công nhận sự bất mãn đối mặt với những người nông dân không thể có tiền để mua công cụ bằng sắt, những người phải trồng cấy bằng dụng cụ gỗ và và phải nhổ cỏ bằng tay. Ông phàn nàn rằng người dân thường phải bán mùa màng của mình khi giá thấp và sau đó lại phải vay tiền vào mùa xuân để bắt đầu gieo hạt khi mức lãi rất cao. Và ông phàn nàn về việc hàng nghìn người bị giết hàng năm vì tội ăn cướp. Đổng Trọng Thư đề nghị Vũ đế một phương thuốc chữa khủng hoảng kinh tế: giảm thuế đánh vào người nghèo và giảm số nhân công bắt buộc mà người dân phải thực hiện cho nhà nước; bãi bỏ độc quyền nhà nước về muối và sắt; và cải thiện phân phối đất đai bằng cách hạn chế số đất sở hữu của mọi gia đình. Không một đề xuất nào của Dong Zhongshu được thi hành. Vũ đế muốn nông dân được phồn thịnh nhưng ông quá bị ảnh hưởng bởi bọn quý tộc nhỏ quan liêu những người cai trị địa phương ở mọi cấp. Cuộc vận động cải cách do những người theo Khổng giáo đề xuất nhưng những quý tộc Khổng giáo lại không chống lại quyền lợi kinh tế của mình. Sự trả lời quan trọng duy nhất của Vũ đế cho sút giảm kinh tế là đánh thuế cao hơn vào người giàu và gửi điệp viên đi khám phá các vụ trốn thuế. Ông không muốn phân phối lại đất đai, không muốn tấn công những chủ đất giàu có, tin rằng ông cần sự hợp tác của họ để có tiền chi cho các chiến dịch quân sự.

Những người kế tục Vũ đế

Năm 91 TCN, khi thời đại trị vì 54 năm của Vũ đế dần tới hồi kết, quanh thủ đô các cuộc chiến nổ ra về việc ai sẽ kế tục ông. Một phía là hoàng hậu vợ Vũ đế cùng con thừa kế của ông, bên kia là gia đình người thiếp của ông. Hai gia đình gần đạt tới mức huỷ diệt lẫn nhau. Cuối cùng, chỉ ngay trước khi Vũ đế chết, một vị thừa tự thoả hiệp mới được lựa chọn: một đứa trẻ tám tuổi là Chiêu Đế, đặt dưới quyền nhiếp chính của một cựu tướng lĩnh tên là Hoắc Quang.

Hoắc Quang tổ chức một hội nghị để thu thập những bất bình của dân chúng. Mời các quan chức triều đình thuộc phái Pháp gia và những người có uy tín phái Khổng giáo. Pháp gia phàn nàn việc giữ tình trạng không thay đổi. Họ kêu ca rằng các chính sách kinh tế của họ giúp Trung Quốc tự bảo vệ chống lại những thù nghịch ngày càng tăng từ phía người Hung nô và họ đang bảo vệ người dân khỏi sự bóc lột của những thương gia. Họ đòi hỏi triều đình phải có một chính sách khai thác đất đai phía tây sẽ giúp đế chế có thêm ngựa, lạc đà, hoa quả và nhiều đồ xa xỉ nhập khẩu khác, như lông thú, thảm và đá quý. Những người theo Khổng giáo, trái lại, đưa ra vấn đề đạo đức đối với những khó khăn của nông dân. Họ cũng đòi hỏi rằng người Trung Quốc không nên buôn bán với vùng Trung Á và rằng Trung Quốc chỉ cần sống trong lãnh thổ của mình và sống hoà bình với các nước láng giềng. Phái Khổng giáo cho rằng thương mại không phải là hành động đúng đắn của triều đình, rằng triều đình không nên cạnh tranh với những nhà buôn tư nhân, và họ phàn nàn rằng những hàng hoá nhập khẩu mà phái Pháp gia nói chỉ có thể thoả mãn người giàu. Dưới sự nhiếp chính của Hoắc Quang, thuế được cắt giảm và các cuộc thương lượng hoà bình với các thủ lĩnh Hung nô bắt đầu. Vị vua trẻ Chiêu Đế chết năm 74 TCN, và xung đột trong triều đình lại một lần nữa diễn ra. Người nối ngôi Chiêu Đế là Xương Ấp vương (Lưu Hạ) chỉ làm vua trong 27 ngày và bị Hoắc Quang thay thế bằng một người khác mà Hoắc Quang cho rằng mình có thể kiểm soát là Tuyên Đế. Sáu năm sau, Hoắc Quang chết yên ổn, nhưng những đối thủ trong triều đình trả thù gia đình ông: vợ ông, con và nhiều họ hàng của Hoắc Quang và họ đã bị hành quyết.

Sau đó Tuyên Đế cai trị trong hai sáu năm, trong thời gian đó ông luôn phải mệt mỏi với việc giảm bớt tình trạng thạm nhũng vốn đã lan tới triều đình, và cố gắng giúp người nông dân đỡ khó khăn. Nhưng những cố gắng của ông không đạt mục đích, và con trai thừa kế của ông, Nguyên Đế, là điểm tựa chính đầu tiên của triều đình hoạt động không bình thường – cơ hội của một triều đình vô nghĩa nhận được quyền lực để tự thể hiện nó.

Nguyên Đế nắm quyền năm 48 TCN ở tuổi hai bảy. Ông là một trí thức rụt rè, người chỉ dành phần lớn thời gian cho thê thiếp của mình - họ nhiều đến nỗi ông không biết được hết số họ. Thay vì cai trị, Nguyên Đế trao quyền vào tay các hoạn quan của mình và các thành viên gia đình bên họ mẹ.

Con của Nguyên Đế, Thành Đế, lên làm vua năm 32 TCN ở tuổi 19, và ông ta cũng không chú tâm lắm tới việc trị nước và chỉ lo ăn chơi, kể cả việc đến các nhà thổ vào buổi tối. Trong hai bảy năm cầm quyền của Thành Đế ông tìm sự hướng dẫn từ các thầy bói và để làm giảm sự ghen tuông của một trong những bà vợ của mình, ông giết hai đứa con của mình với một phụ nữ khác.

Năm thứ 6 TCN, Thành Đế được Ai Đế nối ngôi, ông này sống cùng những đứa trẻ đồng tính, một trong số chúng được cử làm tổng tư lệnh quân đội. Với sự suy tàn về chất lượng triều đình tiếp sau thời cai trị của Vũ đế, một số người trí thức Khổng giáo tuyên bố rằng vương triều Hán đã mất Thiên mệnh và điều này được người dân mạnh mẽ tin tưởng.

Âm Dương và học thuyết triết học khác

Như ở thời Chiến Quốc (475-221 TCN) và như ở thời Hy Lạp trong thời gian diễn ra cuộc chiến Peloponnesus, thời kỳ khó khăn của Trung Quốc không gây trở ngại cho sự nảy nở của kiến thức. Sự suy tàn ở Trung Quốc dẫn tới những bất mãn, và với sự bất mãn đã trở thành sự hồi sinh của trí thức Đạo giáo, trong khi trường phái Pháp gia tiếp tục giữ vị trí của mình, đặc biệt trong triều đình. Không giáo tìm cách phản công các triết thuyết của đối thủ bằng cách lập ra nhiều quan điểm toàn diện hơn về con người và vũ trụ. Đổng Trọng Thư mang rất nhiều tư tưởng vào trong triết lý Khổng giáo, gồm cả ý tưởng Âm và Dương - một ý tưởng đã mọc ra để giải thích mọi sự thay đổi, về cả vật chất và xã hội.

Âm và Dương được coi là hai lực căn bản đối lập trên thế giới. Âm là nữ: mặt trăng, lạnh, nước, trái đất, sự nuôi dưỡng, thức ăn, có tính lặn, mùa thu, mùa đông và vân vân. Dương là nam: mặt trời, lửa, nóng, trời, sự sáng tạo, sự cai trị, mùa thu và mùa hè. Người ta tin rằng nếu Âm đạt tới cực thịnh nó sẽ biến thành Dương, và nếu Dương đạt tới cực thịnh nó lại biến thành Âm - một quan điểm về thế giới mà các nhà khoa học nhiều thế kỷ sau này không coi là có ích. Phái Khổng giáo tin rằng thế giới bao gồm năm yếu tố cơ bản: lửa, đất, kim loại, nước và gỗ (kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ). Họ còn cố gắng hơn nữa nhằm tìm cách làm cho vũ trụ trở nên dễ hiểu hơn bằng cách chấp nhận các ý tưởng từ cuốn Kinh Dịch, vốn coi vũ trụ bị ảnh hưởng bởi sự sắp xếp của những con số, coi những con số không phải là cái loài người tạo ra để đo đếm mà chính chúng tự có quyền năng. Họ tin rằng bằng cách nghiên cứu sự sắp xếp chúng thành nhóm ba (hào) và nhóm sáu (quẻ) một người có thể phán đoán ra bất kỳ hoạt động nào trong thiên nhiên.

Để phát triển quan điểm của mình về vũ trụ, phái Khổng giáo chấp nhận một sự giải thích về những nguồn gốc của vũ trụ. Họ tin rằng lúc khởi đầu tất cả là mơ hồ và vô định, tiếp theo là trạng thái trống rỗng, rồi cái trống rỗng đó tạo nên vũ trụ. Họ tin rằng những thứ sáng và nhẹ bị đẩy lên trên thành trời, những thứ tối và nặng liên kết với nhau thành đất. Sự liên kết tinh hoa của trời và đất tạo thành Âm và Dương và một sự thống nhất vĩ đại.

Vương Mãng, Người Khổng giáo tử vì đạo

Năm thứ 6 CN, Bình Đế được con trai hai tuổi là Tử Anh nối ngôi. Sự ngự trị triều đình thuộc về tay bà quả phụ của vị vua từ năm 48 đến 32 TCN, Nguyên Đế, và bà đưa cháu trai mình là Vương Mãng, nhiếp chính cho Tử Anh. Vương Mãng là một nhà nho và nhiều nhà nho coi ông là hy vọng rằng Trung Quốc sẽ lại được cai trị với những tư tưởng đạo đức, và một số người trông chờ vào ông để có được một vương triều mới. Được khuyến khích bởi những ủng hộ ngày càng tăng trong giới Khổng giáo, năm 9 CN, Vương Mãng tuyên bố lập làm hoàng đế, kết thúc sự cai trị của Hán triều. Và Vương Mãng bắt đầu chiến đầu để được công nhận sự hợp pháp của mình.

Vương Mãng hy vọng có được sự ủng hộ của người dân thông qua các cuộc cải cáh. Giống như thầy tế Do Thái (Yawhist) dưới thời vua Josiah, Vương tuyên bố phát hiện ra một bản sách: những cuốn sách do Khổng Tử viết, được cho là đã tìm thấy ở nhà Khổng Tử vốn đã bị phá huỷ hai trăm năm trước. Những bản sách tìm thấy chứa những tuyên bố ủng hộ những cuộc cải cách mà Vương Mãng đang tiến hành. Vương bảo vệ các chính sách của mình bằng cách công bố những đoạn trong các cuốn sách được tìm thấy. Theo những thứ được coi là được miêu tả bởi Khổng Tử, ông quy định sẽ quay trở lại vào một thời kỳ vàng son khi mọi người đều có đất đai để canh tác, và trên nguyên tắc đất đai thuộc về nhà nước. Ông tuyên bố rằng một gia đình dưới tám người mà có hơn mười lăm acre đất đai bị bắt buộc phải phân phát chỗ dư thừa cho người không có. Ông cố giảm bớt gánh nặng thuế má trên những người dân nghèo, và ông nghĩ ra một kiểu ngân hàng nhà nước nhằm cho người cần tiền vay với mức lãi suất mười phần trăm một năm, trái với mức lãi ba mươi phần trăm của những kẻ cho vay tư nhân. Nhằm làm ổn định giá lương thực, ông đưa ra những kế hoạch lập kho thóc nhà nước, hy vọng rằng nó có thể làm cho người giàu không còn tích trữ lúa gạo và ăn lãi khi giá thay đổi. Vương cũng uỷ quyền cho một hội đồng quan chức quản lý kinh tế và ấn định giá ba tháng một lần, và ông ra lệnh rằng những kẻ chỉ trích dành cho kế hoạch của mình sẽ bị bắt lính. Vương tuyên bố rằng ông đang làm theo ý nguyện của Khổng Tử. Ông tuyên bố rằng cách cai trị của ông là lấy theo nhà Chu thời kỳ đầu - một thời kỳ mà các nhà Khổng giáo Mạnh Tử cho rằng cứ năm trăm năm lại xuất hiện một lần. Từ khi nhà Chu xuất hiện đến lúc đó đã khoảng 1,000 năm và cách Khổng Tử 500 năm.

Vương tin rằng thần dân của mình sẽ tuân theo lệnh ông, nhưng một lần nữa quan liêu tiểu quý tộc lại không quan tâm nhiều tới Khổng giáo bằng tới sự giàu có của mình. Họ và những kẻ có nhiều đất đai khác không hợp tác với nhau để thực hiện những cải cách của Vương. Còn người dân địa phương thì không hề hay biết gì về các cải cách đó. Những thương nhân giàu có mà triều đình Vương Mãng sử dụng để thực hiện cái cách không chống nổi sự mua chuộc và chỉ có tác dụng làm họ giàu thêm lên. Vương cần có một cơ sở tuyên truyền để ủng hộ ông và một lực lượng muốn cải cách chống lại những kẻ đang vi phạm luật cải cách của ông, nhưng ông vẫn ngù ngờ và trung thành với một chủ nghĩa lý tưởng hoà bình chủ nghĩa. Thay vì huy động quân đội nông dân tăng cường cho những cải cách của mình, thì một đội quân nông dân dưới sự lãnh đạo của những chủ đất giàu có nổi lên chống lại ông.

Nạn đói và Nội chiến

Năm 11, sông Hoàng Hà vỡ đê, tạo ra lũ lụt từ phía bắc Sơn Đông cho tới chỗ nó chảy ra biển. Những cố gắng không thành để tích trữ lương thực cho những lúc khó khăn đã làm cho người dân không có thực phẩm. Và vào năm 14 tình trạng ăn thịt người diễn ra. Tin rằng chương trình cải cách là một sai lầm, Vương bãi bỏ nó. Nhưng những cuộc nổi loạn quân sự chống lại ông đã diễn ra. Ở tỉnh Sơn Đông, gần cửa sông Hoàng Hà, Vương phải đối mặt với một phong trào gồm các nhóm nông dân vũ trang có tổ chức gọi là giặc Xích Mi, xuất thân là một toán cướp. Tại các tỉnh lân cận cho đến phía bắc, những cuộc nổi loạn khác cũng diễn ra, và tình trạng hỗn loạn lan khắp Trung Quốc. Ở một số nơi, những người nông dân nổi loạn dưới cờ chủ đất. Một số nhóm nổi loạn coi sự cai trị của Vương là trái pháp luật, mà một trong số đó đặt dưới sự lãnh đạo của Lưu Tú, hậu duệ của Lưu Bang.

Các đội quân nông dân giết hại và cướp bóc, và những người nông dân kéo tới kinh đô giết hại các quan chức. Những đội quân Vương cử đi dẹp loạn lại theo quân nổi loạn hay chỉ chè chén và cướp bóc, lấy đi dù chỉ một chút lương thực kiếm được. Lòng tốt cơ bản của con người mà Khổng giáo tin tưởng dường như đã tan biến. Vào năm 23, một đội quân nổi loạn xông vào và đốt kinh đô Trường An. Binh sỹ của họ tìm thấy Vương Mãng trên ngai đang đọc lại những cuốn sách của Khổng Tử trước kia, và Vương Mãng đã bị một tên lính chặt đầu.

Đông Hán

Sự phục hồi của nhà Hán và Sự thịnh vượng

Năm năm sau cái chết của Vương Mãng, hàng triệu người chết trong các cuộc chiến tranh phe phái nhằm giành quyền lực. Phe thắng lợi nhất do hoàng thân nhà Hán Lưu Tú dẫn đầu. Ông có nhiều tay chân học thức và rất nổi tiếng trong binh sỹ. Quân đội của ông là lực lượng duy nhất không cướp bóc sau khi chiếm được các thành phố, và điều đó giúp ông chiếm được trái tim và tình cảm của người dân. Lưu Tú kiểm soát được thủ đô Trường An đã bị đốt phá. Ông tự xưng làm hoàng đế, tức là Hán Quang Vũ Đế, khôi phục Hán triều - được gọi là Hậu Hán. Ông chuyển thủ đô về Lạc Dương phía đông, do đó nhà Hậu Hán cũng gọi là nhà Đông Hán. Trong 11 năm sau đó ông phải dẹp yên các đối thủ. Ông thu hút một số nhóm Xích Mi vào quân đội của mình, và sau đó quân đội của ông cũng giết hại rất nhiều quân Xích mi.

Những điều chưa được hoàn thành bởi các cuộc cải cách lại được hoàn thành bằng bạo lực: rất nhiều người đã chết đột ngột đến mức mọi người nếu muốn đều có đất, và nhiều kẻ cho vay lãi cũng đã chết nên lại có càng nhiều hơn nữa những nông dân đã thoát khỏi nợ nần. Lưu Tú phát triển kinh tế bằng cách giảm thuế, nhiều đến mức tối đa mà ông cho là có thể: ở mức mười hay mười ba phần trăm sản lượng hay lợi nhuận. Trong thời kỳ cai trị dài 32 năm của ông, ông cố gắng đưa ra các cải thiện bằng cách thúc đẩy học hành và cắt bớt ảnh hưởng của hoạn quan và một số kẻ khác xung quanh gia đình hoàng gia. Ông bảo vệ biên giới phía tây và phía bắc Trung Quốc bằng cách tung ra nhiều chiến dịch quân sự thắng lợi trên các mặt trận đó, đẩy lùi Hung nô, cho phép ông kiểm soát Tân Cương (điểm cực tây bắc Trung Hoa hiện đại). Cũng như vậy, ông thắt chặt sự kiểm soát của Trung Quốc đối với các vùng quanh sông Liêu và phía bắc Triều Tiên, và ông đã có thể mở rộng tầm kiểm soát tới mọi vùng từng thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Việc khôi phục Hán triều dường như đã lấy lại được "Thiên mệnh".

Sự thịnh vượng quay trở lại

Năm 57, Lưu Tú chết. Ông được tôn miếu hiệu là Quang Vũ đế, và con trai ông là Minh Đế lên nối ngôi, cai trị trong vòng 18 năm, trong khi kinh tế Trung Quốc tiếp tục hồi phục. Thời cai trị của Minh Đế được coi là tàn bạo. Ông tự đồng hoá mình với Đạo giáo và thần học Khổng giáo, ông tự cho mình là một nhà tiên tri. Ông ủng hộ sự phát triển của cái mà hồi bấy giờ cho là giáo dục, và ông thuyết giảng về lịch sử tại trường đại học mới của đế quốc ở Lạc Dương - một buổi thuyết giảng có hàng ngàn người tham gia. Chương Đế nối ngôi Minh Đế và cai trị từ năm 75 đến 88. Hòa Đế tiếp tục nối ngôi từ 88 đến 106. Dù Hòa Đế là một người tầm thường, Trung Quốc vẫn tiếp tục được hưởng sự thịnh vượng ngày càng tăng. Đại học ở Lạc Dương có đến 240 căn nhà và 30,000 sinh viên. Thương mại của Trung Quốc đạt tới tầm cao mới. Tơ từ Trung Quốc đã trở nên quen thuộc với những người ở tận vùng Đế chế Roma – lúc ấy cũng đang ở thời vàng son. Và đổi lại, Trung Quốc có được kính, ngọc bích, ngựa, đá quý, mai rùa và vải vóc.

Việc Trung Quốc trở nên thịnh vượng lại làm xuất hiện cố gắng mở rộng về phía tây. Một vị tướng quân đội Trung Quốc, Ban Siêu, dẫn một đội quân sáu mươi nghìn người không hề bị ngăn cản đến tận bờ phía đông biển Caspi. Ông muốn gửi sứ thần đến tận Roma, nhưng người nước Parthia (ở Trung Á) sợ sẽ có một liên minh giữa Trung Quốc và Roma nên đã khuyên Ban Siêu từ bỏ ý định với những câu chuyện thêu dệt về sự nguy hiểm, và ông đã quay lại.

Đạo giáo và Thiên đường

Sau khi đã có hiểu biết nhiều hơn về thế giới bên ngoài Trung Quốc, người Trung Quốc được nghe nhiều tin đồn về những nơi tuyệt vời. Những tín đồ đạo giáo - những người vẫn coi văn minh Trung Hoa là xấu xa và lý tưởng hoá thiên nhiên cũng như sự chất phác – giúp truyền bá những miêu tả về những nơi tuyệt vời xa xăm và thiên đường. Các câu chuyện về những nơi chất phác và thiên đường xuất hiện trong triều đình, do những người đến để trình diễn ma thuật và giải trí, và thỉnh thoảng triều đình lại trả lời bằng cách tài trợ một số chuyến thám hiểm để tìm kiếm những nơi thiên đường.

Một câu chuyện như vậy miêu tả thiên đường dọc theo bờ biển viễn đông bắc Trung Quốc. Thời tiết ở đó êm dịu hơn trong đất liền, và họ nói rằng ở đó không hề có bệnh tật, con người không bao giờ đau ốm và tự quản lý lấy mình. Họ nói rằng ở thiên đường đó người già và người trẻ đều có quyền như nhau, rằng người dân thì lịch sự và không cãi cọ, rằng không bao giờ có xung đột giữa con người và thiên nhiên, rằng con người nhận được số lương thực mà họ cần từ một dòng sông từ thiện, rằng uống nước từ con sông đó có thể làm thân thể con người có lại sự hoàn hảo và khoẻ mạnh của tuổi thanh xuân, và rằng con người ở đó sống lâu hàng trăm tuổi.

Một thiên đường khác được đồn đại là ở vùng núi Tây Tạng xa xôi. Ở đó, có thiên đường do Tây vương mẫu cai trị; bà có rất nhiều người hầu kẻ hạ. Ở thiên đường đó, có gió mát thổi – trái với ẩm và nóng ở vùng lục địa và châu thổ Trung Hoa vào mùa hè. Họ cho rằng ở thiên đường đó có những vườn treo, với những ao và hồ tuyệt đẹp, rằng nước ở đó cho người ta sự bất tử, rằng mọi người có thể trèo lên đỉnh núi và trở thành thần linh có quyền lực đối với gió và mưa, và rằng mọi người có thể trèo sang đỉnh núi bên cạnh để lên thiên đường.

Đạo giáo mới

Tín đồ Đạo giáo vẫn giữ niềm tin vào đức tin vào sự đồng điệu và sự an ủi của thiên nhiên. Họ tin vào một số mệnh bên ngoài sự thay đổi liên tục của cuộc sống vật chất, và họ vẫn giữ niềm tin vào đức tin ở sự mộc mạc cảm xúc. Ví dụ, một người Đạo giáo mộ đạo sẽ vẫn giải thích việc anh ta không khóc cho người vợ vừa chết bằng cách nói rằng nếu anh ta khóc than như vậy thì sẽ chứng tỏ rằng anh ta còn kém hiểu biết về số mệnh. Đạo giáo vẫn giữ những sự bày tỏ trái ngược như vậy, và nó vẫn giữ các quan niệm chống Khổng giáo như con trai và con gái của một người thì không thuộc sở hữu của người đó.

Đạo giáo mở ra nhiều ý tưởng mới, gồm cả việc tìm cách sống lâu hay trường sinh bằng cách chấp nhận một thái độ đúng đắn và những kỹ thuật thể chất. Một số người theo đạo giáo tìm cách tìm kiếm sự cứu rỗi trong tự nhiên bằng cách tập trung vào niềm vui sướng trong quan hệ tình dục, và một số người sùng đạo tìm cách có được cuộc sống vĩnh cửu bằng các kiểu tập thần thành hay các chế độ ăn kiêng - một sự trải nghiệm theo kiểu sẽ hỏng nếu có một người chết. Nhưng thay vì chấp nhận rằng cuộc sống vĩnh cửu là không thể có được bằng cách thực hiện một số chương trình đặc biệt, những người theo đạo giải thích sự sai lệch như là một kết quả của hoàn cảnh chứ không phải là do cái chết của con người.

Đạo giáo thu nhập những hoạt động ma thuật đã từng tồn tại ở một số cộng đồng nông nghiệp Trung Quốc. Một số đạo sỹ chấp nhận các vị thần vốn bị quý tộc nhỏ và người theo Nho giáo chế nhạo. Trái với niềm tin ban đầu của Đạo giáo ở sự vô vi, một số đạo sỹ hăng hái tìm cách cải đạo, và một số đạo sỹ trở thành những nhà hoạt động nhằm thay đổi xã hội và khởi xướng các chương trình chính trị. Đạo giáo không có định nghĩa rõ ràng về tính chính thống hay sự tổ chức chặt chẽ các nhà hành đạo, nhưng ở nơi này và nơi khác, các tổ chức do các nhà hành đạo chỉ huy vẫn phát triển. Các nhà hành đạo đạo sỹ tập hợp quanh mình những kẻ sùng tín, những người tin rằng họ đã gia nhập vào một nhóm đặc biệt, lúc nào cũng lo lắng cho sự tồn tại đúng đắn của mình. Cái này làm chính quyền Trung Quốc khó chịu – các nhà Nho và giới quan lại tiểu quý tộc - vốn sợ rằng sự thờ cúng các đạo giáo không được cho phép có thể phát triển thành một điểm đối lập với chính quyền của họ.

Trong số những nhóm thờ cúng Đạo giáo có một do Trương Lăng lãnh đạo (hay Trương Đạo Lăng) ở tỉnh Tứ Xuyên. Trương Lăng đi loanh quanh vùng nông thôn hứa hẹn những người thú nhận trước công chúng tội lỗi của mình sẽ được ông ta chữa khỏi bệnh tật và sự kém may mắn. Ông tuyên bố rằng bệnh tật là một sản phẩm của những suy nghĩ đen tối. Sử dụng sự mê hoặc và bùa chú ông đòi phải được tôn làm người chữa bệnh, và những buổi thú nhận trước công chúng của ông làm cho người nông dân có cảm giác rằng họ đang tự làm sạch mình khỏi tội lỗi và gia nhập vào một cộng đồng. Năm 142, Trương Lăng lập ra tôn phái Đạo giáo, gọi là “Thiên sư đạo” (Đạo của những pháp sư vĩ đại), chuyển Đạo giáo của mình từ một cách bắt buộc của cuộc sống thành một tôn giáo được tổ chức. Tôn giáo của ông cũng được gọi là “Ngũ đấu mễ đạo” (Đạo của năm thùng gạo); năm thùng gạo trở thành một nhiệm vụ hàng năm mà các tín đồ phải thực hiện. Trương Lăng hứa những người theo ông sẽ sống lâu và bất tử, và ông có được lòng biết ơn của người dân địa phương bằng cách làm được những việc mà chính quyền của nhà vua không làm được: sửa đường xá và cầu, tích trữ lúa gạo và phân phối lương thực cho người đói. Trương Lăng đã tạo ra một triều đình địa phương đối lập với chính quyền của nhà vua. Không biết đến điều đó, các đạo sỹ lại chui lại vào thế giới của quyền lực chính trị.

Những cuốn sách thần thánh về hoà bình

Một tư tưởng bao trùm ở Trung Quốc, dù muốn hay không, rằng xã hội đang chuyển sang một trạng thái nhà nước tuyệt vời và công bằng, và đi kèm với tư tưởng đó là khái niệm phục vụ cộng đồng, nó sống dậy từ thời đại và ảnh hưởng của Mặc Địch. Khái niệm phục vụ cộng đồng đã xuất hiện trong sách Lã Thị Xuân Thu của Lã Bất Vi (Lu Bu-wei, 呂布韋), vốn được một số người coi là sự khởi đầu của truyền thống xã hội của Trung Quốc.

Các vị hoàng đế và các quý tộc Khổng giáo coi những cuốn sách đó là có tính phá hoại, và thỉnh thoảng chính quyền tịch thu chúng. Một số cuốn sách cho rằng hoà bình và bình đẳng sẽ xuất hiện nếu có một sự can thiệp của trời. Một số kêu gọi người dân tỏ thái độ sùng kính và tìm kiếm sự cứu rỗi. Có những người dân coi những cuốn sách đó là thuộc thần thánh và ít nhất có một cuốn được coi là do một người nào đó viết ra và gửi về từ thiên đường. Một số cuốn được gọi là Những cuốn sách của Nền hoà bình cao hơn và chứa nhiều sự lên án tính tham lam và ích kỷ của những ông vua, và các cuốn sách cho rằng xã hội là để dành cho những người dân bình thường. Một cuốn như vậy, tên là Thái Bình Kinh (Tai-ping-Jing, 太平經), tìm cách loại bỏ vũ khí và nhờ đó con người sẽ sống trong hoà bình vĩnh cửu.




tải về 417.53 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương