Từ viết tắt Ý nghĩa


Hệ thống thoát nước đô thị



tải về 1.23 Mb.
trang3/24
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích1.23 Mb.
#14606
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   24

1.2Hệ thống thoát nước đô thị

1.2.1Khái niệm hệ thống thoát nước đô thị


Là hệ thống mạng lưới đường ống và các công trình trên mạng lưới làm nhiệm vụ thu gom, vận chuyển nhanh chóng mọi loại nước thải ra khỏi khu vực dân cư, xí nghiệp đến nơi xử lý và khử trùng đạt yêu cầu vệ sinh trước khi xả vào nguồn tiếp nhận.

1.2.2Các loại hệ thống thoát nước


    1. Hệ thống thoát nước chung

Là hệ thống, trong đó tất cả các loại nước thải (nước mưa, nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất,…) được thu, vận chuyển trong cùng một mạng lưới đường ống tới trạm xử lý hoặc xả ra nguồn tiếp nhận.



  1. Hệ thống thoát nước chung

Ưu và nhược điểm:

  • Đảm bảo tốt nhất về phương diện vệ sinh.

  • Đạt giá trị kinh tế đối với mạng lưới thoát nước các khu nhà ở cao tầng.

  • Đối với những khu vực xây dựng nhà thấp tầng, hệ thống có nhiều khuyết điểm: Chế độ thủy lực làm việc của hệ thống không ổn định, vận hành trạm xử lý khó khăn.

  • Vốn đầu tư xây dựng ban đầu cao.

    1. Hệ thống thoát nước riêng

Là hệ thống có hai hay nhiều mạng lưới. Một mạng dùng để vận chuyển nước thải bẩn (nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất) vào trạm xử lý, sau đó xả ra nguồn tiếp nhận; một mạng dùng để vận chuyển nước thải quy ước là sạch (nước mưa) có thể xả thẳng vào nguồn tiếp nhận. Có 2 loại hệ thống thoát nước riêng:

  • Hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn.

  • Hệ thống thoát nước riêng không hoàn toàn.



  1. Hệ thống thoát nước riêng

Ưu và nhược điểm:

  • Giảm được vốn đầu tư xây dựng đợt đầu.

  • Chế độ thủy lực làm việc của hệ thống ổn định.

  • Công tác quản lý duy trì hiệu quả.

  • Vệ sinh kém hơn so với những hệ thống khác.

  • Tồn tại song song một lúc nhiều hệ thống công trình, mạng lưới trong đô thị.

  • Tổng giá thành xây dựng và quản lý cao.

    1. Hệ thống thoát nước nửa riêng

Là hệ thống, trong đó ở những điểm giao nhau giữa hai mạng lưới người ta xây dựng giếng tràn tách nước mưa.



  1. Hệ thống thoát nước nửa riêng

Ưu và nhược điểm:

  • Theo quan điểm vệ sinh, tốt hơn hệ thống thoát nước riêng, vì trong thời gian mưa các chất bẩn không xả trực tiếp vào nguồn.

  • Vốn đầu tư xây dựng ban đầu cao.

  • Những chỗ giao nhau của hai mạng lưới phải xây dựng giếng tách nước mưa, thường không đạt hiệu quả mong muốn về vệ sinh.

1.2.3Các bộ phận cơ bản của hệ thống thoát nước


Thiết bị thu và dẫn nước thải trong nhà.

Mạng lưới thoát nước ngoài nhà.

Trạm bơm và ống dẫn áp lực.

Công trình xử lý nước thải.

Cống và miệng xả nước vào nguồn.

Chương 2.HỆ THỐNG CẤP NƯỚC TRONG NHÀ

2.1Khái niệm về hệ thống cấp nước trong nhà


Là một tổ hợp bao gồm các mạng lưới đường ống (ống dẫn nước vào nhà, ống chính, ống đứng, ống nhánh), các phụ tùng và thiết bị làm nhiệm vụ vận chuyển nước đến các thiết bị dùng nước của ngôi nhà.

2.2Nhiệm vụ và các bộ phận của hệ thống cấp nước trong nhà

2.2.1Nhiệm vụ của hệ thống cấp nước trong nhà


Hệ thống cấp nước trong nhà dùng để đưa nước từ mạng lưới cấp nước bên ngoài nhà đến mọi thiết bị dụng cụ vệ sinh trong nhà hoặc máy móc sản xuất trong nhà.

2.2.2Các bộ phận của hệ thống cấp nước trong nhà


Đường ống dẫn nước vào nhà nối liền từ đường ống cấp nước ngoài nhà với nút đồng hồ đo nước.

Nút đồng hồ bao gồm đồng hồ và các thiết bị đi kèm.

Mạng lưới đường ống trong nhà bao gồm:


  • Ống chính nối từ đồng hồ đến ống đứng làm nhiệm vụ lấy nước từ nút đồng hồ dẫn đến ống đứng.

  • Ống đứng nối từ ống chính đến ống nhánh làm nhiệm vụ dẫn nước lên các tầng nhà và đưa nước đến ống nhánh.

  • Ống nhánh nối từ ống đứng đến các thiết bị lấy nước làm nhiệm vụ phân phối nước từ ống đứng đến các thiết bị vệ sinh.

  • Các thiết bị cấp nước (thiết bị lấy nước, thiết bị đóng mở nước, thiết bị điều chỉnh, phòng ngừa,…) làm nhiệm vụ cung cấp nước cho sinh hoạt, điều chỉnh, phòng ngừa.

Nếu phục vụ cho chữa cháy hệ thống cấp nước trong nhà còn có thêm các vòi phun chữa cháy, nếu áp lực không đủ thì có thêm các công trình khác như: Két nước, máy bơm, bể chứa, trạm khí ép,...



  1. Sơ đồ không gian hệ cấp nước trong nhà

2.3Các kí hiệu trên hệ thống cấp nước trong nhà



VAN 1 CHIỀU

2.4Phân loại hệ thống cấp nước trong nhà


Về cơ bản hệ thống cấp nước trong nhà được phân thành các loại sau:

2.4.1Theo chức năng ngôi nhà


  • Hệ thống cấp nước sinh hoạt.

  • Hệ thống cấp nước sản xuất.

  • Hệ thống cấp nước chữa cháy.

  • Hệ thống cấp nước kết hợp.

Hệ thống cấp nước sản xuất kết hợp chung với sinh hoạt khi chất lượng nước sản xuất đòi hỏi cao như sinh hoạt hoặc khi chất lượng nước sản xuất đòi hỏi thấp hơn nhưng số lượng ít hơn. Còn yêu cầu chất lượng sản xuất thấp nhưng khối lượng nhiều hoặc có yêu cầu đặc biệt (làm mềm nước) thì phải xây dựng hệ thống riêng.

Hệ thống cấp nước chữa cháy thường kết hợp với hệ thống cấp nước sinh hoạt, cũng có thể làm riêng trong các trường hợp đặc biệt như trong các nhà cao tầng hoặc khi có hệ thống cấp nước chữa cháy tự động.


2.4.2Theo áp lực đường ống cấp nước ngoài nhà


    1. Hệ thống cấp nước đơn giản

Hệ thống này được áp dụng khi trị số áp lực của đường ống ngoài nhà hoàn toàn đảm bảo cung cấp nước cho ngôi nhà vào tất cả các giờ dùng nước kể cả những dụng cụ vệ sinh ở vị trí bất lợi nhất của ngôi nhà.



  1. Sơ đồ hệ thống cấp nước đơn giản

    1. Hệ thống cấp nước có két nước trên mái

Hệ thống này được áp dụng khi trị số áp lực của đường ống ngoài nhà đảm bảo nhưng không thường xuyên đưa nước đến các thiết bị vệ sinh; nghĩa là trong các giờ dùng nước ít, nước có thể cung cấp đầy đủ đến các thiết bị vệ sinh, còn những giờ cao điểm thì két nước sẽ cung cấp cho ngôi nhà.

Khi áp lực và lưu lượng của đường hoàn toàn đảm bảo cấp nước cho ngôi nhà có thể vẫn dùng két nước. Trường hợp này sử dụng két nước sẽ làm tăng độ an toàn và ổn định cho việc dùng nước của ngôi nhà.

Thông thường thiết kế đường ống lên xuống két chung làm một; khi đó đường kính phải chọn với trường hợp lưu lượng lớn nhất và trên đường ống dẫn nước từ két xuống phải bố trí van 1 chiều chỉ cho nước xuống mà không được cho nước vào từ đáy két (vì sẽ làm xáo trộn cặn ở đáy két làm nước bẩn).

Cũng sơ đồ này có thể biến đổi như sau: Nước từ đường ống bên ngoài lên thẳng két và nước từ két nước xuống cấp cho ngôi nhà bằng đường ống riêng, đường ống chính bố trí ở phía trên.

Hệ thống cấp nước có két nước trên mái có ưu điểm là dự trữ được lượng nước lớn, nước không bị cắt đột ngột, tiết kiệm điện, công quản lý. Tuy nhiên nếu dung tích két quá lớn thì ảnh hưởng đến kết cấu của ngôi nhà, chiều cao két lớn thì ảnh hưởng đến mỹ quan kiến trúc nhà, mặt khác do nước lưu lại trên két nên dễ làm cho két bị đóng cặn, mọc rêu và nước từ két xuống sẽ bị bẩn.



  1. Sơ đồ hệ thống cấp nước có két nước trên mái

    1. Hệ thống cấp nước có trạm bơm

Hệ thống này được áp dụng khi trị số áp lực đường ống cấp nước ngoài nhà không đảm bảo thường xuyên hoặc hoàn toàn không đảm bảo đưa nước tới các thiết bị vệ sinh trong nhà.

Máy bơm làm nhiệm vụ thay cho két nước. Máy bơm mở theo chu kỳ bằng tay hay tự động bằng rơ le. Trường hợp này không kinh tế vì tốn tiền thiết bị, tốn điện, tốn người quản lý (nếu mở bằng tay).

Trường hợp áp lực hoàn toàn không đảm bảo thì phải có máy bơm để tăng áp lực nhưng máy bơm làm việc liên tục chóng hỏng, tốn người quản lý do đó hệ thống này thực tế ít dùng.



  1. Sơ đồ hệ thống cấp nước có trạm bơm

    1. Hệ thống cấp nước có két nước và máy bơm

Hệ thống này được áp dụng khi trị số áp lực của đường ống ngoài nhà hoàn toàn không đảm bảo. Máy bơm làm việc theo chu kỳ chỉ mở trong những giờ cao điểm, còn trong những giờ khác két nước sẽ cung cấp.



  1. Sơ đồ hệ thống cấp nước có két nước và máy bơm

    1. Hệ thống cấp nước có máy bơm, bể chứa và két nước

Hệ thống này được áp dụng khi trị số áp lực của đường ống ngoài nhà hoàn toàn không đảm bảo và quá thấp (áp lực đường ống cấp nước ngoài nhà nhỏ hơn 6m), đồng thời lưu lượng nước cung cấp cũng không đầy đủ (đường kính ống bên ngoài nhỏ). Nếu bơm trực tiếp từ đường ống bên ngoài thì sẽ ảnh hưởng đến việc dùng nước của các khu vực xung quanh hoặc cùng một thời điểm có nhiều nhà cùng một lúc bơm thì sẽ dẫn đến bơm không có nước. Do đó phải dùng thêm bể chứa nước. Máy bơm bơm nước cho ngôi nhà từ bể chứa.



  1. Sơ đồ hệ thống cấp nước có két nước, máy bơm và bể chứa

    1. Hệ thống cấp nước có trạm khí ép

Hệ thống này được áp dụng trong trường hợp áp lực của đường ống cấp nước bên ngoài đảm bảo không thường xuyên mà vì lý do nào đó không thể xây dựng được két nước (dung tích két quá lớn, không có lợi về phương diện kết cấu, chiều cao két nước cao quá không đảm bảo mỹ quan,...).

Trạm khí ép có thể có một hoặc nhiều thùng. Trạm nhỏ chỉ cần một thùng, chứa nước ở phía dưới, không khí ở phía trên. Máy nén khí có nhiệm vụ tạo áp lực ban đầu và bổ sung lượng khí hao hụt trong quá trình trạm bơm làm việc. Trạm khí ép có thể bố trí ở tầng hầm, tầng trệt,…





  1. Sơ đồ hệ thống cấp nước có trạm khí ép

    1. Hệ thống cấp nước phân vùng

Hệ thống này được áp dụng cho các nhà cao tầng đứng riêng lẻ, trong trường hợp áp lực của đường ống bên ngoài đảm bảo không thường xuyên hoặc hoàn toàn không đảm bảo đưa nước đến thiết bị vệ sinh trong ngôi nhà.



  1. Sơ đồ hệ thống cấp nước phân vùng

Đối với sơ đồ này ta tận dụng áp lực của đường ống cấp nước bên ngoài nhà cung cấp cho một số tầng dưới theo sơ đồ hệ thống cấp nước đơn giản; các tầng trên có thể có thêm két nước, hoặc két nước và máy bơm, hoặc két nước, máy bơm và bể chứa theo một sơ đồ riêng. Khi đó cần làm thêm một đường ống chính phía trên và dùng van (hoặc van một chiều) trên ống đứng ở biên giới giữa 2 vùng cấp nước.

Hệ thống này có ưu điểm là tận dụng được áp lực đường ống cấp nước bên ngoài nhưng phải xây dựng thêm hệ thống đường ống chính cho các tầng phía trên.

Đối với các nhà cao tầng, nhất là những nhà có số tầng nhà n > 10 thì việc cung cấp nước cần lưu ý tới đặc điểm áp lực, khả năng chịu áp của các thiết bị, phụ tùng, đường ống và loại máy bơm cần thiết.

Hệ thống cấp nước cho nhà cao tầng là hệ thống cấp nước phân vùng áp lực.

Trong mỗi vùng của hệ thống cấp nước sinh hoạt thì áp lực thủy tĩnh không được vượt quá áp lực giới hạn cho phép Hgh = 60m (với hệ thống cấp nước chữa cháy Hgh = 90m), mỗi vùng từ 4 đến 5 tầng.

Số tầng nhà của vùng thứ nhất lấy phụ thuộc vào áp lực của đường ống cấp nước ngoài nhà, sao cho nước tới được thiết bị vệ sinh bất lợi nhất của vùng thứ nhất. Nước cấp vào mạng lưới của các vùng tiếp theo do máy bơm tăng áp thực hiện. Nếu nước ở bể chứa bố trí ở một tầng kỹ thuật, dùng máy bơm đưa nước tới bể chứa phục vụ cho vùng khác thì sơ đồ mạng lưới đó gọi là nối tiếp (hình 16.a). Nếu bố trí trên mỗi tầng kỹ thuật bơm tăng áp thì sẽ làm phức tạp cho công tác điều hành quản lý, yêu cầu phải có kết cấu chống ồn, chống rung động khi máy bơm hoạt động.

Nếu cấp nước cho mỗi vùng bằng máy bơm tăng áp bố trí ở tầng 1 (hoặc tầng hầm), thì mạng lưới đó gọi là song song (hình 16.b).

Nếu cấp nước cho các vùng được trích từ ống đẩy của một trạm bơm đặt ở tầng một gọi là sơ đồ cân bằng bể chứa (hình 16.c).




b. Song song

c. Cân bằng bể chứa với thiết

bị điều hòa áp lực

a. Nối tiếp



  1. Sơ đồ hệ thống cấp nước phân vùng nhà cao tầng

2.4.3Theo bố trí đường ống


Hệ thống cấp nước có đường ống chính bố trí ở phía dưới, là loại hệ thống phổ biến nhất thường áp dụng cho mọi ngôi nhà.

Hệ thống cấp nước có đường ống chính bố trí ở phía trên.

Hệ thống cấp nước có đường ống chính là mạng lưới cụt.

Hệ thống có đường ống chính là mạng lưới vòng dùng cho các ngôi nhà đặc biệt, quan trọng, có yêu cầu cấp nước liên tục, an toàn.

Khi thiết kế cần nghiên cứu kỹ, so sánh các phương án (có tính đến các yếu tố kinh tế, kỹ thuật, tiện nghi sử dụng,…) để có được sơ đồ hệ thống thích hợp nhất, đảm bảo thỏa mãn các yêu cầu sau:


  • Sử dụng triệt để áp lực đường ống cấp nước bên ngoài.

  • Kinh tế, quản lý dễ dàng, thuận tiện.

  • Hạn chế dùng nhiều máy bơm vì tốn điện và tốn công quản lý.

  • Kết hợp tốt với mỹ quan kiến trúc của ngôi nhà và phải chống ồn cho ngôi nhà.

  • Thuận tiện cho người sử dụng.

2.4.4Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn sơ đồ hệ thống cấp nước trong nhà


Khi thiết kế một hệ thống cấp nước trong nhà có thể chọn nhiều phương án khác nhau, nhiều sơ đồ khác nhau. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn sơ đồ là:

  • Trị số áp lực ở đường ống ngoài nhà.

  • Áp lực yêu cầu của ngôi nhà (đảm bảo đưa nước đến các thiết bị vệ sinh trong nhà):

+ Chức năng của ngôi nhà.

+ Chiều cao hình học của ngôi nhà.

+ Mức độ trang thiết bị vệ sinh của ngôi nhà.

+ Sự phân bố các thiết bị vệ sinh (tập trung hay phân tán).




tải về 1.23 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương