Từ viết tắt Ý nghĩa


Thi công lắp đặt hệ thống cấp nước cho công trường



tải về 1.23 Mb.
trang14/24
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích1.23 Mb.
#14606
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   24

4.6Thi công lắp đặt hệ thống cấp nước cho công trường


Để thi công đường ống cấp nước công trường ta phải căn cứ vào hai vấn đề sau:

4.6.1Hồ sơ thiết kế và những công tác chuẩn bị


    1. Hồ sơ thiết kế

Để thi công một tuyến ống đúng tiến độ kế hoạch và đảm bảo yêu cầu chất lượng, ta phải căn cứ vào hồ sơ thiết kế đã được thông qua.

* Hồ sơ thiết kế gồm:



  • Bình đồ chung của khu vực thi công với tỷ lệ 1/5000 - 1/2000.

  • Bình đồ riêng dọc theo tuyến ống với tỷ lệ 1/500 - 1/2000.

  • Mặt cắt dọc tuyến ống, để biết độ sâu đặt ống so với mặt đất. Mặt cắt dọc thường có tỷ lệ cao: 1/100 - 1/2000; ngang: 1/500 - 1/2000.

  • Mặt cắt ngang, để biết vị trí của ống đặt so với những công trình cạnh nó. Thường khoảng 1 km đường ống có 15 - 20 mặt cắt ngang, tỷ lệ 1/100 - 1/200.

  • Các chi tiết thi công: Hố van, hố ga,…

  • Các bảng tiên lượng dự toán và các tài liệu, giấy tờ liên quan.

    1. Những công tác chuẩn bị

  • Nghiên cứu kỹ hồ sơ thiết kế, đối chiếu với thực địa. Nếu cần lập lại bảng tiên lượng dự toán.

  • Nghiên cứu áp dụng các quy định kỹ thuật, định mức, chuẩn bị các hợp đồng và giấy tờ cần thiết.

  • Đề ra biện pháp thi công cho thích hợp.

  • Thiết kế tổ chức thi công (mặt bằng thi công, tiến độ).

  • Chuẩn bị ống, phụ tùng thiết bị, nguyên vật liệu phụ và các công cụ thi công.

  • Chuẩn bị nhân lực, nguồn cung cấp, số lượng, phân công tổ, đội.

  • Khi chuẩn bị xong 85 - 90% khối lượng công việc thì mới bắt đầu khởi công xây dựng.

4.6.2Trình tự thi công


Một tuyến ống, thường được thi công theo các bước sau:

  • Chuyên chở vật liệu đến từng địa điểm thi công của công trường.

  • Đào mương và xuống ống.

  • Đặt ống và nối ống.

  • Lắp các thiết bị cần thiết và xây hố van.

  • Ngâm ống và bơm thử áp lực.

  • Rửa ống, khử trùng, lấp đất và bàn giao.

    1. Chuyên chở nguyên vật liệu

Có hai loại chuyên chở nguyên vật liệu nhận từ nhà ga, kho, bến cảng và chuyên chở bên trong mặt bằng của công trường (vận chuyển đất đào mương, lấp ống, nguyên vật liệu đến nơi gia công, đến nơi sắp thi công, rãi ống dọc theo tuyến mương, chở phụ tùng thiết bị đến vị trí lắp đặt,…).

Qua kinh nghiệm ta thấy, các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, công tác vận chuyển chiếm 25% giá thành xây dựng công trình. Nên việc tổ chức hợp lý công tác vận chuyển rất quan trọng, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu trước các phương án vận chuyển nguyên vật liệu như:



  • Bảng thống kê khối lượng cần vận chuyển, vị trí nguyên vật liệu cần lấy và đặt.

  • Bảng thiết kế kỹ thuật của công trình, bản vẽ về đường sá.

  • Tài liệu về nguồn cung cấp nguyên vật liệu. Sau khi nghiên cứu kỹ các tài liệu trên, ta mới quyết định được.

  • Phương tiện vận chuyển: cơ giới hay thủ công.

  • Công cụ vận chuyển: loại công cụ gì, trọng tải, khối lượng.

  • Tính giá thành vận chuyển.

  • Khối lượng công cụ.

Khi vận chuyển cần bảo đảm: Chuyên chở đến công trường đúng kế hoạch (trình tự, số lượng); Để nguyên vật liệu vào đúng chỗ quy định trong mặt bằng thi công với bán kính hoạt động 25 - 30cm (không lớn hơn 100m); bảo đảm đúng quy cách, chất lượng và phải được kiểm tra đầy đủ; chọn phương tiện vận chuyển thích hợp (cơ giới, bán cơ giới, thủ công).

    1. Đào mương và xuống ống

  1. Đào mương

  • Đào mương đặt ống phải bằng phẳng đúng cao trình độ dốc và tim tuyến ống tuyến ống thiết kế. Thành mương phải bảo đảm chắc chắn, không bị sụt lở trong quá trình thi công.

  • Thành mương có độ dốc lớn hay nhỏ, tùy thuộc vào loại đất, độ sâu đáy mương, khi mương sâu quá thì phải đào giật cấp, độ dốc thành mương có thể xem bảng 18.

  • Nếu đất xấu, hay bị sụt lở và cần làm mương thành đứng thì phải ghép ván khuôn để chống.

  • Đất đào lên đổ một ít ở hai mép mương để làm vách ngăn nước mưa, còn chủ yếu đổ cách mép mương ≤ 0,5m.

  • Nếu chỗ đào mương có nước ngầm thì có thể đặt ống để rút đi, bên trên có thể đào rãnh con để tháo nước mưa.

Lưu ý: Không được đào mương theo kiểu hàm ếch.

  1. Cách vạch tuyến mương đào và kiểm tra

  • Dựa vào vị trí các cọc mốc (mặt cắt ngang) có sẵn để xác định cọc tim ống. Dùng vôi, vạch đường giới hạn 2 mép mương.

  • Dựa vào cốt tại các cọc mốc để suy ra cốt tương ứng các điểm trên đáy mương. Vừa đào mương, vừa kiểm tra, tránh đào quá dài.

  • Ở những nơi đất thông thường, chỉ đào trên cốt yêu cầu 5cm, sau đó dùng đầm đầm lún xuống đến cốt thiết kế.

  • Song song với đào mương nên tiến hành kiểm tra tuyến mương bằng cách đóng ngựa và tê cố định lên hai đầu đoạn mương thẳng sao cho mốc trên tê có định nằm trên đường thẳng song song với đáy mương và trong mặt phẳng thẳng đứng qua tim tuyến ống. Nếu đoạn ống quá dài thì có thể đóng thêm các ngựa ở giữa.

  • Kiểm tra lại lần cuối cùng cốt, độ dốc, độ phẳng,… mương bằng tê di động, sửa chữa, lại những chỗ sai sót, đầm lún những chỗ nhô cao, đổ cát đen đầm kỹ chỗ thấp.

  • Đánh dấu vị trí hố xảm và đào những hố cần thiết cho thi công ngay, không nên đào sẵn quá nhiều hố xảm vì có thể sai vị trí. Không nên đào mương trước nhiều ngày so với xảm ống để tránh bị mưa phá hủy. Nếu vì lý do đặc biệt, phải đào trước thì bớt lại bề dầy đáy mương 10 - 20cm để đào sau.

  1. Hạ ống xuống mương

  • Sau khi đào, kiểm tra mương, làm sạch ống đã rải dọc theo mương, đổ bê tông lót đáy mương (nếu có) ta tiến hành hạ ống xuống mương.

  • Có hai biện pháp hạ ống: biện pháp cơ giới, bán cơ giới như dùng cần trục, giá 4 chân, tó, tời,… và biện pháp thủ công: ống nhỏ thì khiêng hạ trực tiếp, ống to dùng hai cọc cố định kết hợp với với dây chão và đòn bẩy. Cần chú ý: không nên lăn ống xuống trực tiếp, phải có ván nghiêng. Các loại ống nhỏ (d100mm), có thể xảm nối trên bờ 2 - 3 ống rồi hạ xuống mương, vừa dễ dàng vừa tiết kiệm. Hạ ống đến đâu, lắp tạm đến đó.

  1. Đặt ống và nối ống

  • Nội dung bước thi công này là đặt ống vào đúng vị trí và xảm nối các mối nối giữa các ống lại với nhau.

  • Đặt ống, có thể bằng cơ giới hoặc thủ công kết hợp với lúc xuống ống. Chú ý khi dùng đòn bẩy để đẩy ống theo chiều dọc phải có thanh gỗ lót giữa đòn và đầu ống để tránh sứt đầu ống.

  • Chèn cố định miệng bát bằng hòn chèn, kết hợp với công tác kiểm tra khe hở, tim ống và cốt đáy ống.



  1. Ngâm, thử áp lực đường ống

Mục đích là kiểm tra chất lượng các mối nối bằng áp lực nước:

  • Ngâm ống: Sau khi xảm xong đoạn ống cần thử áp lực (thường giữa hai hố van hay trên đoạn ống thẳng có chiều dài 100m), ta bịt kín đầu ống và cho nước vào đầy ống, ngâm 1/2 đến 3 ngày tùy loại ống, để nước ngấm vào các lỗ rỗng nhỏ của ống và mối nối, làm như vậy thử áp lực mới được chính xác.

  • Thử áp lực: Công tác này tiến hành sớm nhất là sau khi xảm mối nối cuối cùng là 48 giờ. Đáy mương phải khô ráo, hai đầu đoạn ống có giá đỡ, gối tựa chống áp lực chắn chắn. Yêu cầu giữ áp suất thử trong đường ống từ 10 - 15 phút cho phép giảm áp suất < 0,5 atm.

Áp suất thử quy định như sau:

+ Ống gang: Pct 5 atm Pth = 2.Pct

Pct > 5 atm Pth = Pct + 5 atm

+ Ống thép d 450 Pth = 1,4 Pct (không nhỏ hơn 10atm).

d > 450 Pth = 1,25 Pct

+ Ống bêtông cốt thép: Pth = Pct + 2 atm



  1. Lắp thiết bị và xây hố van

Tiến hành sau khi thử áp lực. Lắp thiết bị và phụ tùng nối phải cẩn thận, nếu không sẽ phải thử lại áp lực lần nữa. Đáy hố van làm trước, thành hố xây sau so với lắp thiết bị. Thành hố có thể xây gạch, đổ bê tông, lắp ghép.

  1. Lấp đất lên ống, rửa, khử trùng và bàn giao

  • Lấp đất lên ống: Công tác này có ảnh hưởng đến chất lượng đường ống vì vô ý sẽ làm cho ống bị lệch gẫy, dập vỡ. Có hai cách: lấp thủ công và lấp bằng máy.

  • Lấp thủ công: sau khi đã tháo cạn nước đáy mương, đầm cát đen dưới đáy ống ta bắt đầu lấp ống. Đất dùng để lấp không lẫn gạch đá, phải lấp đều hai bên sường ống và lèn chặt. Khi lấp kín thân ống thì lấp từng lớp 20 - 30 cm đầm chặt cho đến khi đầy mương (đỉnh ống đầm gỗ, hai bên đầm sắt). Sau một tuần sẽ lấp lại chỗ lún và hàn lại mặt đường (nếu cần).

  • Lấp bằng máy: Từ dưới đến cao hơn đỉnh ống 30cm vẫn lấp theo thủ công (trình tự như trên). Sau đó dùng máy ủi gạt đất lấp đầy mương rồi dùng xe lu loại nhẹ để đầm đất, xe chạy dọc theo mương, phương pháp này áp dụng cho ống cỡ lớn và chôn sâu.

  • Rửa và khử trùng ống: Bơm nước tương đối sạch chảy qua trong ống với V = 2 m/s, nước cuốn theo bùn bẩn ra ngoài đến khi kiểm tra thấy sạch thì thôi. Nếu ống dùng để dẫn nước vô trùng thì phải khử trùng bằng cách ngâm ống bằng nước clo 20 - 30 mg/l ít nhất 24 giờ, lượng clo thừa không nhỏ hơn 0,1 mg/l, sau đó xả bỏ nước clo và rửa tráng bằng nước sạch.

  • Bàn giao công trình: Trong quá trình thi công, có những sự cố, diễn biến, thay đổi cần phải được ghi lại và lưu vào hồ sơ thiết kế. Khi bàn giao công trình đã thi công hoàn toàn cho bên A, cần bàn giao từng phần, từng công tác, chi tiết, phải có biên bản bàn giao và bản vẽ hoàn công. Cuối cùng là công tác quyết toán toàn bộ công trình.

  1. Độ dốc mương (ta-luy) phụ thuộc vào loại đất

Loại đất

Độc dốc ta-luy

h 3m

3 < h 6

Đất bồi, cát, sỏi, cuội

Cát pha sét

Sét pha cát

Sét đất thịt

Đá tảng, vỡ

Đá phiến, liền

1 : 1,25


1 : 0,67

1 : 0,67


1 : 0,50

1 : 0,10


1 : 0,00

1 : 1,50


1 : 1,00

1 : 0,75


1 : 0,67

1 : 0,25


1 : 0,10





  1. tải về 1.23 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương