Từ viết tắt Ý nghĩa


Chương 2.Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ BIỆN PHÁP BẢO VỆ



tải về 1.23 Mb.
trang17/24
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích1.23 Mb.
#14606
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   24

Chương 2.Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ BIỆN PHÁP BẢO VỆ


Ô nhiễm môi trường là sự nhiễm bẩn của môi trường, gây ảnh hưởng xấu tới các sinh vật sống và môi trường thiên nhiên.

2.1Môi trường không khí


Thành phần không khí của khí quyển thay đổi theo thời gian địa chất, cho đến nay khá ổn định, bao gồm chủ yếu là nitơ, oxy và một số loại khí trơ. Nồng độ trung bình và khối lượng của một số chất khí thường gặp trong khí quyển được trình bày ở bảng 20. Mật độ của không khí thay đổi mạnh theo chiều cao, trong khi tỷ lệ các thành phần chính của không khí không thay đổi.

  1. Hàm lượng trung bình của không khí

Chất khí

% thể tích

% khối lượng

Khối lượng (n.1010tấn)

N2

O2

Ar

CO2



Ne

He

CH4



Kr

N2O

H2

O3

Xe


78,08

20,91


0,93

0,035


0,0018

0,0005


0,00017

0,00014


0,00005

0,00005


0,00006

0,000009


75,51

23,15


1,28

0,005


0,00012

0,000007


0,000009

0,000029


0,000008

0,0000035

0,000008

0,00000036



386.480,0

118.410,0

6.550,0

233,0


6,36

0,37


0,43

1,46


0,4

0,02


0,35

0,18

2.1.1Ô nhiễm không khí


Theo TCVN 5966 – 1995, sự ô nhiễm không khí được định nghĩa là: “Sự có mặt của chất trong khí quyển, sinh ra từ hoạt động của con người hoặc từ các quá trình tự nhiên và nếu nồng độ đủ lớn, thời gian đủ lâu chúng sẽ ảnh hưởng đến sự thoải mái, dễ chịu, sức khoẻ hoặc lợi ích của người hoặc môi trường”.

Môi trường không khí có tầm quan trọng đối với sức khoẻ của con người, bởi vì người ta có thể nhịn ăn 7 – 10 ngày, nhịn uống 2 – 3 ngày, nhưng chỉ sau 3 – 5 phút nhịn thở thì con người có nguy cơ bị tử vong.


2.1.2Nguồn gây ô nhiễm


    1. Thiên nhiên: Là do các hiện tượng thiên nhiên gây ra như: đất cát sa mạc, bụi, bụi nham thạnh của núi lửa, khí thoát ra từ lòng đất, khói và bụi do cháy rừng, bụi muối biển, xác động thực vật chết,…

    2. Nhân tạo: Rất đa dạng nhưng chủ yếu là do các hoạt động công nghiệp, quá trình đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch (gỗ củi, than đá, dầu mỏ, khí đốt,…), hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải sinh ra.

Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí rất đa dạng. Đối với môi trường không khí các đô thị, áp lực ô nhiễm chủ yếu do hoạt động giao thông vận tải, hoạt động xây dựng, hoạt động công nghiệp, sinh hoạt của dân cư và xử lý chất thải. Trong đó, ô nhiễm không khí ở đô thị do các hoạt động giao thông vận tải chiếm tỷ lệ khoảng 70%. Ở nông thôn, ô nhiễm không khí do các nguồn thải ô nhiễm chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp, sản xuất ở các làng nghề và sinh hoạt của dân cư.

Xét các nguồn phát thải các khí gây ô nhiễm trên phạm vi toàn quốc, ước tính hoạt động giao thông đóng góp gần 85% lượng khí CO, 95% lượng VOCs. Trong khi đó, các hoạt động công nghiệp là nguồn đóng góp chính khí SO2. Đối với NO2, hoạt động giao thông và các ngành sản xuất công nghiệp có tỷ lệ đóng góp xấp xỉ nhau. Riêng đối với TSP, ngành sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng là nguồn phát thải chủ yếu (chiếm khoảng 70%).



  1. Lượng khí thải do hoạt động nhân sinh năm 1992.

Nguồn gây ô nhiễm

Tác nhân ô nhiễm chính (triệu tấn)

CO

Bụi

SOx

CnHm

NOx

1. Giao thông vận tải

- Ô tô chạy xăng

- Ô tô chạy dầu điêzen

- Máy bay

- Tàu hỏa và các loại khác

Cộng


53,5

0,2


2,4

2,0


58,1

0,5

0,3


0,0

0,4


1,2

0,2

0,1


0,0

0,5


0,8

13,8

0,4


0,3

0,6


15,1

6,0

0,5


0,0

0,8


7,3

2. Đốt nhiên liệu

- Than


- Xăng, dầu

- Khí đốt tự nhiên

- Gỗ, củi

Cộng


0,7

0,1


0,0

0,9


1,7

7,4

0,3


0,2

0,2


8,1

18,3

3,9


0,0

0,0


22,2

0,2

0,1


0,0

0,4


0,7

3,6

0,9


4,1

0,2


8,8

3. Quá trình sản xuất công nghiệp

8,8

6,8

6,6

4,2

0,2

4. Xử lý chất thải rắn

7,1

1,0

0,1

1,5

0,5

5. Các hoạt động khác

- Cháy rừng

- Đốt các sản phẩm

- Đốt rác thải

- Hàn kim loại trong xây dựng

Cộng


6,5

7,5


1,1

0,2


15,3

6,1

2,2


0,4

0,1


8,8

0,0

0,0


0,5

0,0


0,5

2,0

1,5


0,2

0,1


3,8

1,1

0,3


0,2

0,0


1,6

2.1.3Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới môi trường sống


Một số các loại vi khuẩn gây bệnh tồn tại và truyền bệnh theo đường không khí như: Loại trực khuẩn lao, trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn dịch hạch, tụ cầu vàng,… Tồn tại trong không khí từ 3 đến 70 ngày. Việc hít thở phải SO2 sẽ gây co thắt các loại sợi cơ thẳng của phế quản, nếu nồng độ SO2 quá lớn sẽ gây ra tăng tiết chất ngay ở thành cổ họng.

Một số các loại khí khác như CO, CO2 với nồng độ lớn (>100 ppm) thì sẽ gây nhiễm độc cấp tính đồng thời sự nhiễm độc CO gắn liền với sự nhiễm độc chì do việc đốt cháy các loại xăng có chứa chì.

Hàm lượng của các chất Flo từ khí quyển qua các quá trình đốt cháy tự nhiên gây ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của các vây trồng nông nghiệp.

Các loại thuốc trừ sâu có chứa Clo như DDT (đạt tới 10 mg/m3) được nhập vào không khí và được di chuyển ra đại dương và sau đó gây ô nhiễm tới sức khỏe con người làm cho hệ thần kinh trung ương bị tổn thương.

Một số các khu vực dân cư đã xuất hiện bệnh ung thư vòm họng do sống ở các khu vực công nghiệp gây ô nhiễm không khí.

Hiệu ứng nhà kính: hiện tượng ấm lên của trái đất (nhiệt độ của trái đất tăng khoảng 2oC)  băng ở 2 cực của trái đất tan ra  hạn hán, lũ lục thường xuyên xảy ra trên thế giới.

Mưa axít: do các khí thải ra từ các nhà máy công nghiệp.

Thủng tầng ozon: nguyên nhân gây ra là do: oxy nguyên sinh (O), các gốc hiđroxyl hoạt động (HO-), các oxit nitơ (NOx), các hợp chất Clo, CFC (chất làm lạnh),…  gây các bệnh ung thư da do các tia năng lượng.

Ví dụ một số thảm họa của ô nhiễm không khí:


  • Vụ rò khí MIC (mêtylizocyanat) ở Liên hiệp sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu Bhopal (Ấn Độ) năm 1984 làm khoảng 2 triệu người dân Bhopal bị nhiễm độc, trong đó có 5.000 người chết và 50.000 người bị nhiễm độc trầm trọng, rất nhiều người bị mù, thảm hoạ còn ảnh hưởng đến tận ngày nay.

  • Vụ Mỹ thải chất độc dioxyl xuống Việt Nam trong chiến tranh gây ảnh hưởng đến ngày nay.

  • Bom nguyên tử của Mỹ thả xuống 2 thành phố của của Nhật trong chiến tranh thế giới thứ 2 và hậu quả của nó gây ảnh hưởng đến ngày nay.

2.1.4Các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm không khí


  • Quản lý và kiểm soát chất lượng môi trường không khí bằng các luật lệ, chỉ thị, tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí.

  • Quy hoạch xây dựng đô thị và khu công nghiệp trên quan điểm hạn chế sự ô nhiễm không khí dân cư.

  • Xây dựng công viên, hàng rào cây xanh, cây trồng hai bên đường để hạn chế bụi, tiếng ồn, cải thiện chất lượng không khí thông qua sự hấp thụ CO2 trong quang hợp.

  • Áp dụng các biện pháp công nghệ, lắp đặt các thiết bị thu lọc bụi và xử lý khí độc hại trước khi thải ra không khí. Phát triển các công nghệ “không khói”.



tải về 1.23 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương