Từ viết tắt Ý nghĩa



tải về 1.23 Mb.
trang19/24
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích1.23 Mb.
#14606
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   24

2.3Môi trường đất

2.3.1Hiện trạng sử dụng đất


Theo niên giám thống kê (2009), tổng diện tích đất tự nhiên cả nước là 33,105 triệu ha, trong đó diện tích sông suối và núi đá khoảng 1.370.100 ha (chiếm khoảng 4,16% diện tích đất tự nhiên), phần đất liền khoảng 31,1 triệu ha (chiếm khoảng 94,5% diện tích tự nhiên), và là một trong những nước có diện tích tự nhiên nhỏ, xếp vào nhóm thứ năm trong nhóm nước có diện tích bình quân từ 0,3-0,5 ha/người, đứng thứ 203 trong số 218 nước trên thế giới. Bình quân đất nông nghiệp 0,11 ha/người, thuộc nhóm 7 có mức bình quân diện tích đất từ 0,1-0,2 ha/người.

Hiện nay, đất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản chiếm 79% diện tích đất (26,1 triệu ha). Đất sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp đã lên đến 3,7 triệu ha; đáng chú ý là diện tích đất chưa đưa vào sử dụng vẫn còn lớn, 3,3 triệu ha, chiếm 10%. Phần lớn diện tích này là đất bị suy thoái và hoang mạc hóa, mất giá trị sử dụng do quá trình khai thác không hợp lý. Một phần đất này hiện đang được cải tạo thông qua các dự án trồng rừng, khoanh nuôi rừng và phục hồi đồi núi trọc.


2.3.2Các vấn đề về môi trường đất


Môi trường đất là một phạm trù rất rộng và các quá trình gây suy thoái môi trường đất cũng rất khác nhau. Ví dụ: vào năm 1991, FAO đã tổ chức hội nghị về sử dụng đất ở 12 nước Châu Á và hội nghị đã đưa ra các vấn đề về môi trường đất ở bảng 22.

  1. Các vấn đề về môi trường đất tại một số quốc gia trên thế giới.

Vấn đề môi trường

Số nước

1. Độ phì nhiêu kém và không cân bằng sinh thái.

2. Dân số tăng nhanh.

3. Đất thoái hóa do xói mòn.

4. Chính sách đất đai, luật đất đai và tình hình thực hiện.

5. Mặn hóa.

6. Phá rừng.

7. Bồi tụ.

8. Du canh.

9. Ngập nước.

10. Sự biến đổi chất đất.

11. Hạn hán.

12. Đất trở nên chua dần.

13. Ô nhiễm đất.

14. Sa mạc hóa.

15. Chăn thả quá mức.

16. Thoái hóa chất hữu cơ.

17. Phèn hóa.

18. Đất trượt.

19. Cơ cấu đất trồng nghèo nàn.

20. Đất than bùn sình lầy.



12

12

11



11

10

10



10

9

9



9

9

7



7

6

6



5

5

4



3

2


Như vậy, các vấn đề môi trường đất trở nên phổ biển ở rất nhiều nước trong khu vực.

2.3.3Ô nhiễm môi trường đất


Bình thường hệ sinh thai đất luôn tồn tại ở trạng thái cân bằng. Tuy nhiên khi có mặt một số chất và hàm lượng của chúng vượt quá khả năng chịu tải của đất thì hệ sinh thái đất sẽ mất cân bằng và môi trường đất bị ô nhiễm.

2.3.4Nguồn gây ô nhiễm môi trường đất


  • Tự nhiên: núi lửa, ngập úng, đất bị mặn do xâm nhập thủy triều, đất bị vùi lấp do cát bay.

  • Nhân sinh: ảnh hưởng chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, giao thông và hoạt động nông nghiệp,… Tuy nhiên, để thuận tiện cho nghiên cứu, người ta phân loại ô nhiễm theo các tác nhân. Đó là:

+ Tác nhân hóa học.

+ Tác nhân vật lý.

+ Tác nhân sinh học.

2.3.5Các biện pháp kiểm soát ô nhiễm đất


  • Làm sạch cơ bản: mục đích chính là phòng ngừa sự nhiễm trùng nguồn gốc tự nhiên. Hệ thống được tạo ra phải thỏa mãn những yêu cầu sau:

+ Tránh làm nhiễm bẩn đất nước ngầm hoặc nước bề mặt.

+ Đề phòng việc rò rỉ hơi thối, làm ô nhiễm không khí và mất mỹ quan.



  • Khử các chất thải rắn: bằng cách hóa tro, bằng công nghệ hoặc tái chế sử dụng lại, trước khi thải vào đất.

  • Ở nhiều nước công nghiệp phát triển, nhiều khu vực đất đai bị ô nhiễm nặng bởi các chất rất độc hại, người ta sử dụng các hệ thống cơ - hóa - lý nhằm ngăn ngừa sự chuyển động của các chất gây ô nhiễm do rửa trôi, hoạt động mao quản và di chuyển khí.

2.4Ô nhiễm tiếng ồn

2.4.1Khái niệm


Là tập hợp của những âm thanh tạp loạn với các tần số và cường độ âm rất khác nhau và gây cảm giác khó chịu cho người nghe.

Một số đặc trưng của âm thanh:

Mỗi âm thanh được đặc trưng bởi một tần số dao động của sóng âm. Am thanh mà tai người nghe được nằm trong phạm vi tần số (f) từ 16Hz đến 20.000Hz.


  • Những âm thanh có f < 16Hz là hạ âm, tai người không nghe được.

  • Những âm thanh có f > 20.000Hz là siêu âm, tai người không nghe được.

Trong dải tần số âm thanh mà tai người nghe được:

  • Những âm thanh có f < 300Hz là âm hạ tần.

  • Những âm thanh có f = 300  1.000Hz là âm trung tần.

  • Những âm thanh có f > 1.000Hz là âm cao tần.

Tiếng nói bình thường của con người có dải tần từ 300Hz đến 2.000Hz. Nghe rõ nhất là các âm có f = 1.000Hz.

Con người có thể cảm thụ một khoảng mức cường độ âm thanh rất rộng 0  180dB (đêxiben). Người ta gọi âm thanh 0 dB là ngưỡng bắt đầu nghe thấy, còn mức cao nhất mà tai người có thể chịu đựng được (khi nghe bị chói tai) được gọi là ngưỡng chói tai, thông thường ngưỡng chói tai là 140 dB. Tuy vậy có một số người cảm thấy khó chịu khi âm thanh mới 85 dB. Tiếng nói chuyện bình thường hay tranh luận với nhau có mức âm biến thiên theo các tần số là 30  60 dB, tiếng máy bay lúc cất cánh là 160 dB.


2.4.2Tác hại của tiếng ồn


Tác hại đối với sản xuất: Tiếng ồn gây khó chịu, ức chế thần kinh, làm giảm sự chú ý, do đó hạ thấp năng suất lao động, giảm chất lượng sản phẩm, hạn chế việc phát huy sáng kiến. Mặt khác, tiếng ồn gây cho công nhân lơ đãng, dễ phạm sai sót, dẫn đến tai nạn lao động.

Tác hại đối với sức khỏe:



  • Đối với cơ quan thính giác: Thính giác là bộ phận trực tiếp chịu ảnh hưởng của tiếng ồn.

+ Trong hoàn cảnh tiếp xúc tiếng ồn lớn, có thể gây tổn thương ngoại ở tai, làm người ta choáng váng, ù tai, đau tai trong, thính giác sút kém, màng tai lõm vào và cương máu, đôi khi bị thủng, gây điếc.

+ Nếu phải chịu đựng tiếng ồn lâu dài thì sẽ bị mệt mỏi thính giác, điếc nghề nghiệp,…



  • Đối với các cơ quan khác của cơ thể: Tiếng ồn là một yếu tố kích thích mạnh hệ thần kinh trung ương nên làm việc trong môi trường ồn mới đầu thấy khó chịu, đến mức nào đó sẽ thấy mệt mỏi, rối loạn hàng loạt cơ quan cơ thể, tuỳ theo thời gian mà mang tính cấp tính hay kinh niên. Các triệu chứng thường gặp:

+ Hội chứng đau nhức.

+ Rối loạn tim mạch.

+ Rối loạn bộ máy hô hấp.

+ Rối loạn bộ máy tiêu hóa.

+ Rối loạn thần kinh thực vật.

Cuối cùng đưa đến bệnh tâm thần, giảm tuổi thọ và chết.


2.4.3Kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn


Tiếng ồn là ô nhiễm dễ kiểm soát nhất trong mọi vấn đề của ô nhiễm môi trường. Có thể nêu một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn như sau:

  • Áp dụng các biện pháp để giảm tiếng ồn tại nguồn. Thiết kế và chế tạo các bộ phận giảm âm và ứng dụng chúng trong động cơ máy bay, xe vận tải, xe hành khách, môtô, máy móc cơ khí công nghiệp và các trang thiết bị ở trong nhà, đó là biện pháp có hiệu quả nhất. Bảo vệ công nhân làm việc ở môi trường ồn bằng các dụng cụ như nút tai và bao tai.

  • Cải tiến thiết kế máy và quy trình vận hành máy, kiểm soát chấn động, tăng cường hút bọc nguồn âm bằng các vật liệu hút âm.

  • Hạn chế tiếng ồn do xe cộ vận chuyển gây ra, quy hoạch tổ chức các đường giao thông hợp lý. Thiết lập khu công nghiệp, tăng cường vành đai im lặng xung quanh khu nhà ở, khu trường học và bệnh viện. Thiết kế cách âm để làm cho tiếng ồn không xuyên qua kết cấu bao che phòng. Giảm cường độ giao thông trong vùng cách ly.

  • Thiết lập các vành đai cây xanh trong thành phố. Phát triển trồng cây xanh hai bên đường, chú ý chọn các cây có khả năng hút âm tốt.

  • Kiểm soát tiếng ồn trong nhà:

+ Bố trí công trình ở xa nguồn ồn trong điều kiện có thể.

+ Bố trí cây xanh xung quanh để hút âm.

+ Bố trí các phòng phụ như hành lang, bếp, phòng tắm, phòng phục vụ,… ở phía có tiếng ồn: các phòng ngủ, làm việc ở phía yên tĩnh.

+ Phòng tắm, phòng vệ sinh, phòng bếp khu cầu thang nên tập trung vào một phía và tăng cường cách âm giữa chúng và phòng ở.

+ Tường, sàn và trần phòng tắm nên dùng kết cấu cách âm tốt.

+ Khu vệ sinh thường gây ồn ào, có thể dùng loại hố xí ít tiếng ồn làm giảm được âm từ nguồn. Loại xí bệt có hệ thống xiphông kép có khả năng giảm nhỏ tiếng ồn vệ sinh.



  • Nhà nước ban hành “Luật kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn”, thiết lập cơ quan quản lý và kiểm soát ô nhiễm tiếng ốn ở các thành phố lớn.

  • Giáo dục mọi người dân đều có nhận thức về bảo vệ môi trường. Không nói to, cãi cọ nhau, gây ồn ào ở nơi công cộng. Không bật rađiô casset, ti vi quá to, đặc biệt vào các giờ ban đêm.


tải về 1.23 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương