Từ viết tắt Ý nghĩa



tải về 1.23 Mb.
trang18/24
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích1.23 Mb.
#14606
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   24

2.2Môi trường nước


Khoảng 71% với 361 triệu km2 bề mặt trái đất được bao phủ bởi mặt nước. Nước được rất cần cho tất cả các sinh vật sống trên trái đất và môi trường sống của rất nhiều loài. Nước tồn tại trên trái đất ở 3 dạng: rắn (băng, tuyết), lỏng và khí (hơi nước).

Việt Nam có mạng lưới sông ngòi dày đặc, trong đó có 13 hệ thống sông lớn có diện tích trên 10.000 km2. Tài nguyên nước mặt tương đối phong phú, chiếm khoảng 2% tổng lượng dòng chảy của các sông trên thế giới. Tổng lượng dòng chảy năm của sông Mê Kông bằng khoảng 500 km3, chiếm tới 59% tổng lượng dòng chảy năm của các sông trong cả nước, hệ thống sông Hồng 126,5 km3 (14,9%), hệ thống sông Đồng Nai 36,3 km3 (4,3%), sông Mã, Cả, Thu Bồn có tổng lượng dòng chảy xấp xỉ nhau, khoảng 20 km3 (2,3-2,6%), các hệ thống sông Kỳ Cùng, Thái Bình và sông Ba cũng xấp xỉ nhau, khoảng 9 km3 (1%), các sông còn lại là 94,5 km3 (11,1%). Đây là nguồn tài nguyên quý giá, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Tuy nhiên, nước mặt ở Việt Nam hiện đang đối mặt với nhiều thách thức, trong đó đáng kể nhất là tình trạng suy kiệt và ô nhiễm trên diện rộng.


2.2.1Hiện trạng suy kiệt nguồn nước mặt


Theo số liệu thống kê, tổng trữ lượng nước mặt của Việt Nam đạt khoảng hơn 830-840 tỷ m3, trong đó hơn 60% lượng nước được sản sinh từ nước ngoài. Tình trạng suy kiệt nguồn nước trong hệ thống sông, hồ chứa trên cả nước đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu là do khai thác quá mức tài nguyên nước và ảnh hưởng của BĐKH.

Theo khuyến cáo của tổ chức quốc tế về tài nguyên nước, ngưỡng khai thác được giới hạn trong phạm vi 30% lượng dòng chảy. Thực tế hiện nay, hầu hết các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên đã và đang khai thác trên 50% lượng dòng chảy. Riêng tại tỉnh Ninh Thuận, hiện các dòng chảy đã bị khai thác tới 70-80%. Việc khai thác nguồn nước đã làm suy thoái nghiêm trọng về số lượng và chất lượng tài nguyên nước trên các lưu vực sông lớn của Việt Nam như sông Hồng, Thái Bình và sông Đồng Nai.

Bên cạnh đó, do Việt Nam nằm ở hạ nguồn nên hơn 60% lưu lượng nước phụ thuộc vào thượng nguồn nằm ngoài biên giới Việt Nam. Những năm gầy đây, do các nước vùng thượng nguồn xây dựng các công trình khai thác, phát triển thủy năng với quy mô lớn khiến nguồn nước chảy vào Việt Nam ngày càng cạn kiệt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các khu vực phụ thuộc mạnh vào nguồn nước trên. Cụ thể sông Cửu Long phụ thuộc 95% nguồn nước quốc tế, trong khi đây là vùng sử dụng nhiều nước nhất, tỉ lệ lữu trữ nhỏ nhất, mật độ dân số cao nhất và có số hộ nghèo cao thứ hai trong cả nước. Lưu vực sông Hồng – Thái Bình phụ thuộc đến 40% nước sông từ Trung Quốc chảy về, trong khi lượng nước bình quân đầu người thấp, mật độ dân số và số hộ nghèo cũng cao.

Do ảnh hưởng của BĐKH, ở Việt Nam mùa mưa và lưu lượng mưa đang có xu hướng diễn biết thất thường nên hạn hán hoặc úng ngập cục bộ xảy ra thường xuyên và trên diện rộng hơn. Sự suy kiệt và diễn biến thất thường của các nguồn tài nguyên nước phản ánh thực tế Việt Nam đã và đang đứng trước nguy cơ thiếu nước về mùa khô, lũ lụt về mùa mưa gây thiệt hại về người và của trên nhiều vùng. Vài năm gầy đây, mùa mưa thường kết thúc sớm và đến muộn gây hạn hán tại nhiều vùng trên cả nước. Đặc biệt việc cạn kiệt nguồn nước thể hiện rõ nhất trong năm nay, khi các vùng ĐBSH, miền Trung, Tây Nguyên và ĐBSCL đều gặp hạn.


2.2.2Ô nhiễm môi trường nước


Sự ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước gây ảnh hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật.

2.2.3Nguồn gây ô nhiễm


    1. Tự nhiên: Là do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt,… Nước mưa rơi xuống mặt đất, mái nhà, đường phố đô thị, khu công nghiệp,… kéo theo các chất bẩn xuống sông, hồ, hoặc các sản phẩm của hoạt động sống của sinh vật, kể cả các xác chết của chúng.

    2. Nhân tạo: Chủ yếu do xả nước thải từ các vùng dân cư, khu công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và phân bón trong nông nghiệp,… vào môi trường nước.

Tình trạng nhiều KCN, nhà máy, khu đô thị,… xả nước thải chưa qua xử lý xuống hệ thống sông, hồ đã gây ô nhiễm nguồn nước trên diện rộng dẫn đến nhiều vùng có nước nhưng không sử dụng được vì bị ô nhiễm.

Tại mỗi lựu vực sông, theo tình hình phát triển KT-XH trong khu vực, tỷ lệ đóng góp lượng ô nhiễm nước của các ngành có khác nhau. Tuy nhiên, áp lực nước thải chủ yếu từ các hoạt động công nghiệp và sinh hoạt.



  1. Thải lượng các chất ô nhiễm từ hoạt động công nghiệp

Nước thải từ hoạt động của các cơ sở sản xuất công nghiệp và KCN là nguồn gây áp lực lớn nhất đến môi trường nước mặt lục địa.

Mỗi ngành sản xuất có đặc trưng nước thải khác nhau. Nước thải từ ngành cơ khí, luyện kim chứa nhiều kim loại nặng, dầu mỡ khoáng; nước thải ngành dệt nhuộm, giấy chứa nhiều chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ khó phân hủy và chất tạo màu; nước thải ngành thực phẩm chứa nhiều chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ khó phân hủy và chất tạo màu; nước thải ngành thực phẩm chứa nhiều chất rắn lơ lửng và đặc biệt là chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học (BOD), chất dinh dưỡng như hợp chất nitơ, phốt pho,…



  1. Thải lượng các chất ô nhiễm từ hoạt động nông nghiệp

Nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều nước nhất, chủ yếu để phục vụ tưới lúa và hoa màu. Vì vậy tính trong tổng lượng nước thải chảy ra nguồn nước mặt thì lưu lượng nước thải chảy ra nguồn nước mặt thì lưu lượng nước thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất.

Việc sử dụng hóa chất BVTV và phân bón hóa học bất hợp lý trong sản xuất nông nghiệp là nguyên nhân chủ yếu làm ô nhiễm nguồn nước. Trung bình 20-30% thuốc BVTV và phân bón không được cây trồng tiếp nhận sẽ theo nước mưa và nước tưới do quá trình rửa trôi đi vào nguồn nước mặt và tích lũy trong đất, nước ngầm dưới dạng dư lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Đây là hiện tượng phổ biến tại các vùng sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là hai châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long.



  1. Thải lượng các chất ô nhiễm do nước thải đô thị chưa xử lý

Nước dùng trong sinh hoạt của dân cư các đô thị ngày càng tăng nhanh do tăng dân số và sự phát triển các dịch vụ đô thị. Hiện nay, hầu hết các đô thị đều chưa có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt. Ở các đô thị đã có một số trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung thì tỷ lệ nước được xử lý còn rất thấp so với yêu cầu. Nước thải sinh hoạt trong khu dân cư, các khu du lịch và nước thải của các cơ sở tiểu thủ công nghiệp chưa qua xử lý là nguyên nhân chính làm ô nhiễm hệ thống các thủy vực nội đô và ven đô ở nước ta.

2.2.4Ảnh hưởng của ô nhiễm nguồn nước tới môi trường sống


    1. Ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước cung cấp

    2. Ảnh hưởng đến sức khỏe của con người

Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là tỷ lệ người mắc các bệnh cấp và mạn tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư… ngày càng tăng. Người dân sinh sống quanh khu vực ô nhiễm ngày càng mắc nhiều loại bệnh tình nghi là do dùng nước bẩn trong mọi sinh hoạt. Ngoài ra ô nhiễm nguồn nước còn gây tổn thất lớn cho các ngành sản xuất kinh doanh, các hộ nuôi trồng thủy sản.

Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, khi sử dụng nước nhiễm asen để ăn uống, con người có thể mắc bệnh ung thư trong đó thường gặp là ung thư da. Ngoài ra, asen còn gây nhiễm độc hệ thống tuần hoàn khi uống phải nguồn nước có hàm lượng asen 0,1mg/l. Vì vậy, cần phải xử lý nước nhiễm asen trước khi dùng cho sinh hoạt và ăn uống. Người nhiễm chì lâu ngày có thể mắc bệnh thận, thần kinh, nhiễm Amoni, Nitrat, Nitrit gây mắc bệnh xanh da, thiếu máu, có thể gây ung thư. Metyl tert-butyl ete (MTBE) là chất phụ gia phổ biến trong khai thác dầu lửa có khả năng gây ung thư rất cao. Nhiễm Natri (Na) gây bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch, lưu huỳnh gây bệnh về đường tiêu hoá, Kali, Cadimi gây bệnh thoái hoá cột sống, đau lưng. Hợp chất hữu cơ, thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, diệt cỏ, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc bảo quản thực phẩm, phốt pho... gây ngộ độc, viêm gan, nôn mửa. Tiếp xúc lâu dài sẽ gây ung thư nghiêm trọng các cơ quan nội tạng. Chất tẩy trắng Xenon peroxide, sodium percarbonate gây viêm đường hô hấp, oxalate kết hợp với calcium tạo ra calcium oxalate gây đau thận, sỏi mật. Vi khuẩn, ký sinh trùng các loại là nguyên nhân gây các bệnh đường tiêu hóa, nhiễm giun, sán. Kim loại nặng các loại: Titan, Sắt, chì, cadimi, asen, thuỷ ngân, kẽm gây đau thần kinh, thận, hệ bài tiết, viêm xương, thiếu máu.



    1. Ảnh hưởng đến sự biến đổi các hệ sinh thái

2.2.5Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước


  • Đối với các nguồn gây ô nhiễm trên bề mặt rộng (chủ yếu là trong nông nghiệp) thì chúng ta thực hiện các biện pháp như là: Chỉ bón phân, phun thuốc trừ sâu khi cần thiết; sử dụng phân bón sinh học thay cho phân bón hóa học; diệt sâu bọ bằng các côn trùng có lợi (chim, cá,…).

  • Còn đối với các nguồn ô nhiễm có địa chỉ xác định thì luật pháp là công cụ tốt nhất để khống chế ô nhiễm nguồn nước.


tải về 1.23 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương