Từ viết tắt Ý nghĩa


Các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng cơ bản



tải về 1.23 Mb.
trang21/24
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích1.23 Mb.
#14606
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   24

2.6Các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng cơ bản

2.6.1Các tác động chủ yếu của dự án đến môi trường


    1. Tác động tích cực

  • Tăng thu nhập của nhà nước thông qua việc nộp thuế của hoạt động dự án.

  • Tăng thêm nguồn hàng hoá mới cho nhà nước, nghĩa là tăng thêm tổng thu nhập quốc dân.

  • Góp phần phát triển các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và nâng cao đời sống nhân dân trong vùng dự án.

  • Tạo công ăn, việc làm cho người lao động.

  • Tạo thêm cơ sở hạ tầng cho việc đầu tư tiếp theo.

  • Tăng lưu thông tiền tệ, thúc đẩy các hoạt động ngân hàng,…

    1. Tác động tiêu cực

Quá trình thi công và hoạt động của dự án có thể tác động tiêu cực đến môi trường tư nhiên và xã hội của khu vực như:

  • Làm suy giảm tài nguyên của khu vực;

  • Góp phần làm suy thoái hệ sinh thái trên cạn và dưới nước tại khu vực có dự án;

  • Góp phần làm tăng ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước, tiếng ồn, rác thải..

  • Làm thay đổi cảnh quan theo chiều hướng xấu;

  • Làm xáo trộn đời sống của người dân xung quanh khu vực dự án,…

2.6.2Dự báo ô nhiễm môi trường do tác động của dự án


Để định hướng được các biện pháp, các trang thiết bị được sử dụng để xử lý, bảo vệ môi trường hiệu quả cần phải thực hiện dự báo các tác động tiềm tàng mà quá trình thi công và đi vào hoạt động của dự án có thể tạo ra cho môi trường.

    1. Dự báo tác động tiêu cực của dự án đến môi trường khí

Công tác này bao gồm:

  • Dự báo thành phần, tính chất, phạm vi ảnh hưởng của khí thải, đến phạm vi khí hậu của khu vực cũng như sức khoẻ của người dân xung quanh khu vực dự án.

  • Dự báo mức độ, phạm vi ảnh hưởng của tiếng ồn, nhiệt mà dự án có thể gây ra;

Phương pháp: Sử dụng mô hình Gauss để dự báo ô nhiễm không khí.

    1. Dự báo tác động tiêu cực của dự án đến môi trường nước

Dự báo, xác định các nguồn thải có khả năng làm nhiễm bẩn môi trường nước, trong đó đặc biệt chú ý là:

  • Nước thải công nghiệp.

  • Nước thải sinh hoạt.

  • Nước thải từ các bệnh viện.

  • Nước mưa chảy tràn.

  • Nước thải từ các nguồn khác.

    1. Dự báo tác động tiêu cực của dự án đến môi trường đất

Dự báo khả năng biến đổi môi trường đất của khu vực xung quanh dự án trong đó đặc biệt quan tâm là lượng Chất thải rắn, Thảm thực vật,...

2.6.3Các biện pháp chống ô nhiễm - bảo vệ môi trường trong quá trình lập dự án


Để bảo vệ môi trường, chúng ta phải kết hợp các biện pháp tổng hợp thực hiện đồng thời nhiều biện pháp, từ giáo dục thực hiện luật, nghị định và các quy chế bảo vệ môi trường, quản lý xã hội chặt chẽ, đến việc đầu tư kinh phí và áp dụng các biện pháp kỹ thuật thích đáng mới có thể phòng ngừa được ô nhiễm và bảo vệ môi trường.

Riêng đối với công trình xây dựng, việc đầu tiên cần nghiêm túc là phải đăng ký nguồn thải ban đầu của cơ sở mình, định kỳ kiểm tra môi trường trong và ngoài công trình để phát hiện ra những vấn đề cần xử lý kịp thời. Việc đăng ký nguồn thải sẽ thúc đẩy các nhà máy áp dụng mọi biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường, giảm bớt chất thải ô nhiễm, tự kiểm tra, kiểm soát môi trường.



Trong sản xuất kinh doanh, ngoài việc làm kinh tế, phải luôn ý thức vấn đề sức khoẻ cộng đồng, giữ cân bằng hệ sinh thái.

2.6.4Kiểm tra và kiểm soát môi trường


Để kiểm tra chất thải độc hại được thải ra từ ống khói hay các miệng thổi thông gió vào môi trường không khí, từ các công đoạn sản xuất tới các nguồn nước, tiếng ồn tới môi trường bên trong và ngoài các công trình xây dựng, cần phải đặt các thiết bị phân tích khí, nước, rác và tiếng ồn để xác định nộng độ các chất độc hại và lưu lượng hỗn hợp khí thải ra. Có hệ thống kiểm soát, kiểm tra cẩn thận như vậy thì mới có thể xác định nguồn ô nhiễm nào là thủ phạm chính gây ra ô nhiễm môi trường, từ đó mới có các biện pháp đúng đắn để giảm ô nhiễm môi trường.

2.7Đánh giá tác động môi trường dự án

2.7.1Khái niệm


    1. Khái niệm đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

Là một quá trình nghiên cứu chính thức để dự báo các hậu quả môi trường của một dự án phát triển chủ yếu đang được dự kiến.

Theo Luật BVMT của Việt Nam, ĐTM là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng đến môi trường của các dự án, quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học kỹ thuật, y tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng và các công trình khác, đề xuất các giải pháp thích hợp để BVMT.

Theo Lê Thạc Cán (1994) thì ĐTM là xác định, phân tích và dự báo những tác động lợi và hại, trước mắt và lâu dài mà việc thực hiện hoạt động có thể gây ra cho tài nguyên thiên nhiên và chất lượng môi trường sống của con người tại nơi có liên quan tới hoạt động, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp phòng, tránh, khắc phục các tác động tiêu cực.

    1. Mục đích của đánh giá tác động môi trường

  • Xem xét các ảnh hưởng về môi trường trong các quyết định do những cơ quan chức năng đưa ra.

  • Xúc tiến những quy trình ĐTM có lợi tại tất cả các nước.

  • Khuyến khích việc trao đổi ý kiến giữa các quốc gia về các dự án có những tác động xuyên biên giới.

Hay:

  • Dự báo những tác động môi trường của dự án có thể xảy ra.

  • Tìm kiếm cách làm giảm các tác hại không chấp nhận được và tạo dựng dự án sao cho phù hợp với môi trường tại địa phương.

  • Trình bày cho những người ra quyết định về các dự báo này và các khả năng khắc phục.

    1. Tầm quan trọng của việc đánh giá tác động môi trường

Theo quyết định của Hội đồng kinh tế Châu Âu, ĐTM là một phần của toàn bộ nội dung cũng như các mức độ quy hoạch, kế hoạch và ra các quyết định bởi:

  • Việc ứng dụng ĐTM yêu cầu khảo sát và phân tích tỷ mỷ để xác định làm thế nào đặt nó trong khuôn khổ của việc quản lý và quy hoạch đồng bộ.

  • Kinh nghiệm cho thấy ĐTM trong tất cả các phần và các mức độ quy hoạch và ra quyết định về kinh tế – xã hội đáp ứng như một lợi ích cơ bản nhất cho sự phát triển.

Việc giới thiệu ĐTM trong các dự án, các chương trình, các chính sách, ở các cấu trúc, mức độ dù có khác nhau về quy mô địa phương, vùng, quốc gia và dù bằng cách này hay cách khác đều sẽ phải được mô tả đầy đủ và phải được xem xét cẩn thận.

2.7.2Đánh giá tác động môi trường và chu trình dự án


Chu trình dự án được khái quát theo 6 bước chính, trong mỗi bước này vai trò của ĐTM được thể hiện khác nhau, cụ thể:

    1. Giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi

ĐTM trong giai đoạn này chủ yếu tập trung vào việc đánh giá lựa chọn vị trí của dự án, sàng lọc môi trường của dự án, xác định phạm vi tác động môi trường của dự án.

    1. Giai đoạn nghiên cứu khả thi

Trong gia đoạn này cần phải đánh giá chi tiết các tác động có ý nghĩa, xác định sự cần thiết phải sủ dụng các biện pháp giảm thiểu, phân tích chi phí lợi ích.

    1. Giai đoạn thiết kế xây dựng

Trong giai đoạn này, quá trình thực hiện ĐTM tiến hành thiết kế cụ thể các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường mà hoạt động của dự án có thể gây ra.

    1. Giai đoạn thực hiện dự án

Thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm đã được đề ra trong quá trình lập ĐTM và quá trình xây dựng dự án.

    1. Giám sát và đánh giá

Tiến hành theo dỏi, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu, so sánh với các số liệu ban đầu để có phương án xữ lý kịp thới khi có sự cố môi trường xẩy ra.

2.7.3Các phương pháp đánh giá tác động môi trường


    1. Phương pháp danh mục

Nguyên tắc của phương pháp này là liệt kê thành một danh mục tất cả những nhân tố môi trường liên quan đến hoạt động phát triển được đem ra đánh giá. Có thể phân biệt những loại danh mục sau đây:

  • Danh mục đơn giản: Chỉ liệt kê các nhân tố môi trường cần được xem xét tương ứng với một loạt hoạt động phát triển.

  • Danh mục có mô tả: Cùng với việc liệt kê các nhân tố môi trường, có thuyết minh về sự lựa chọn các nhân tố đó, phương pháp thu thập, đo các số liệu đã được ghi vào danh mục.

  • Danh mục có ghi mức độ tác động với từng nhân tố môi trường: Bên cạnh phần mô tả có ghi mức độ tác động của hoạt động phát triển tới từng nhân tố.

  • Danh mục có xét độ đo của tác động: Bên cạnh phần mô tả có ghi thêm độ đo của tác động của hoạt động phát triển tới từng nhân tố môi trường.

  • Danh mục dạng câu hỏi: Bao gồm những câu hỏi liên quan đến những khía cạnh môi trường cần được đánh giá.

Phương pháp danh mục có những ưu, nhược điểm sau:

Ưu điểm: Đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, nếu người đánh giá nắm vững nội dung hoạt động phát triển.

Nhược điểm: Mang tính chủ quan, cảm tính về tầm quan trọng, về cấp độ, điểm số,… và do đó, kết quả đánh giá hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố chủ quan.


    1. Phương pháp ma trận

Phương pháp ma trận môi trường, gọi tắt là phương pháp ma trận là phương pháp phối hợp liệt kê các hành động của hoạt động phát triển với liệt kê các nhân tố môi trường có thể tác động vào 1 ma trận. Hoạt động được liệt kê ở trục hoành, nhân tố môi trường được liệt kê ở trục tung, hoặc ngược lại.

Phương pháp ma trận cho phép xem xét các mối quan hệ nhân-quả của những tác động khác nhau một cách đồng thời, phương pháp ma trận bao gồm:



  • Phương pháp ma trận đơn giản.

  • Phương Pháp ma trận có định lượng.

    1. Phương pháp sơ đồ mạng lưới

Phương pháp này được xây dựng dựa trên cơ sở của một đồ giải dạng cây dùng để phân tích hệ thống nhân quả. Thông thường một mạng lưới được xây dựng bắt đầu bằng các hành động của dự án, bước tiếp theo là xác định các tác động trực tiếp gây ra bởi các hoạt động của dự án, sau đó có thể xác định các tác động gián tiếp cấp 1 gây ra bởi các tác động trực tiếp, cứ tiếp tục như vậy chúng ta có thể xác định được các tác động gián tiếp cấp cao hơn.

    1. Các phương pháp kỹ thuật khác

Ngoài các phương pháp nêu trên, trong quá trình đánh giá tác động môi trường, tuỳ theo đặc điểm tác động của từng dự án mà người ta có thể sử dụng thêm các biện pháp:

  • Phương pháp phân tích chi phí mở rộng.

  • Phương pháp chồng xếp bản đồ.

  • Phương Pháp mô hình dự báo,...

2.7.4Nội dung của bản báo cáo đánh giá tác động môi trường


Bản báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) thường có các nội dung chính sau đây:

Phần mở đầu

Chương I. Mô tả sơ lược dự án

  • Tên dự án.

  • Chủ đầu tư.

  • Mục tiêu kinh tế.

  • Tiến độ thực hiện dự án.

Chương II. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tại khu vực hoạt động dự án

  • Điều kiện tự nhiên tại khu vực dự án.

  • Đặc điểm khí hậu, khí tượng tại khu vực.

  • Phân tích địa hình, thực trạng sử dụng đất đai tại khu vực thực hiện dự án.

  • Phân tích điều kiện thủy văn, địa chất thủy văn, địa chất công trình.

  • Hiện trạng môi trường khu vực dự án.

  • Hiện trạng sức khoẻ cộng đồng tại khu vực dự án.

Chương III. Đánh giá tác động của công trình tới môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội

  • Các tác động của dự án tới môi trường.

  • Nguồn gốc, đặc trưng và tác động của các chất ô nhiễm.

  • Đánh giá tác động môi trường nước do hoạt động của dự án gây ra.

  • Đánh giá tác động môi trường không khí do hoạt động của dự án gây ra.

  • Đánh giá tác động môi trường tiếng ồn do hoạt động của dự án gây ra.

  • Đánh giá tác động môi trường đất do hoạt động của dự án gây ra.

  • Đánh giá tác động môi trường chất thải rắn do hoạt động của dự án gây ra.

  • Đánh giá tác động của dự án đối với tài nguyên sinh vật.

  • Đánh giá tác động của dự án đối với kinh tế xã hội.

  • Đánh giá tác động của dự án đối với sức khoẻ cộng đồng.

Chương IV. Các biện pháp phòng ngừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường khu vực dự án

  • Các biện pháp bảo vệ môi trường nước.

  • Các biện pháp bảo vệ môi trường không khí.

  • Các biện pháp bảo vệ môi trường tiếng ồn.

  • Các biện pháp bảo vệ môi trường đất.

  • Các biện pháp xử lý chất thải rắn.

  • Chương trình đào tạo, quản lý môi trường.

  • Chương trình quan trắc môi trường.

Chương V. Kết luận và kiến nghị

Các phụ lục có liên quan tới dự án.


2.7.5Những nguyên tắc cơ bản trong quản lý đánh giá tác động môi trường


* Nguyên tắc 1: Tập trung vào các vấn đề chủ yếu.

* Nguyên tắc 2: Lôi cuốn các cá nhân và các nhóm người thích hợp.

* Nguyên tắc 3: Khâu nối thông tin với các quyết định về dự án.

* Nguyên tắc 4: Trình bày rõ ràng các phương án giảm thiểu tác động và quản lý môi trường một cách lành mạnh.

* Nguyên tắc 5: Cung cấp thông tin ở dạng bổ ích đối với những người ra quyết định.



tải về 1.23 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương