Từ viết tắt Ý nghĩa


Tác động của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam



tải về 1.23 Mb.
trang23/24
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích1.23 Mb.
#14606
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   24

3.3Tác động của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam

3.3.1Đặc điểm của Việt Nam


Việt Nam là một trong số những nước nằm trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai có nguồn gốc khí hậu. Thiên tai ở Việt Nam có nhiều loại như: Bão, lũ lụt, hạn hán, lốc, rét hại, động đất, sạt lở đất, cháy rừng, biến đổi bờ biển, xâm nhập mặn, sâu bệnh, ô nhiễm môi trường (bảng 24).

  1. Phân vùng các thiên tai.

STT

Vùng thiên tai

Các thiên tai cơ bản

1

Vùng núi phía Bắc

Lũ quét, lốc, lở đất, động đất, rét hại.

2

Vùng đồng bằng sông Hồng

Lũ, dông, bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, nước dâng, xói lở bờ sông, bờ biển, rét hại.

3

Vùng các tỉnh ven biển miền Trung

Lũ, bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, lũ quét, hạn, xói lở bờ sông, bờ biển.

4

Vùng cao nguyên Trung bộ (Tây Nguyên)

Lũ, lũ quét, lốc, trượt đát, hạn, xói lở bờ sông.

5

Vùng đồng bằng sông Cửu Long

Lũ, hạn, xâm nhập mặn, xói lở bờ sông, bờ biển.

Do mưa phân bố không đều trong năm (60-80% lượng nước tập trung vào mùa mưa bão) nên thiên tai do nước gây ra là loại thiên tai nghiêm trọng nhất ở nước ta nói chung và các tỉnh ven biển nói riêng.

Hàng năm thiên tai do nước gây thiệt hại lớn về người và của, nghiêm trọng nhất trong các thiên tai là lũ lụt, đặc biệt nguy hiểm khi xảy ra cùng với áp thấp nhiệt đới.

Bão gây thiệt hại cho ngư dân đánh bắt cá trên biển, tàn phá các cơ sở nuôi trồng thủy sản, các hệ thống đê biển, gió mạnh của bão gây thiệt hại về nhà cửa, công trình, cây trái và mùa màng nhất là vùng đồng bằng sông Hồng và miền Trung. Trong những năm gần đây bão ảnh hưởng đến những vùng vĩ độ thấp, đặc biệt là cơ bão số 5 vào đầu tháng 11 năm 1997 đã gây nhiều thiệt hại cho ngư dân vùng ngư trường rộng lớn phía Nam, nơi trước đây ít chịu ảnh hưởng của bão.

Lũ lụt năm nào cũng gây thiệt hại lớn. Trên hệ thống đê sông Hồng ở Bắc bộ và sông Cửu Long ở Nam bộ lũ đe dọa gây ngập lụt hàng triệu ha đất canh tác, ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người dân. Những trận lụt năm 1945, 1969, 1971, 1986, 1996 trên hệ thống sông Hồng, các năm 1961, 1978, 1984, 1995, 1996 ở đồng bằng sông Cửu Long thực sự là các thiên tai mang tính quốc gia. Thiệt hại lớn nhất từ trước đến nay là do bão, lũ gây ra năm 1996, sau đó là năm 1997, 1994, 1986 và năm 1995, 1998, 2000 (hầu hết những năm này đều thiệt hại trên 100 triệu USD).

Phía tây các tỉnh miền Trung là núi, phía đông là biển, dọc theo bờ biển là cồn cát án ngữ. Nền kinh tế nông nghiệp vẫn là chủ yếu nhưng bấp bênh phụ thuộc vào khí hậu và thời tiết. Có thể nói đây là vùng rất nhạy cảm với thời tiết từ đang khô hạn lại chuyển sang ngập lụt và ngược lại nước lũ vừa rút lại tạo ra khô hạn cho mùa màng.

Theo số liệu đã tổng kết thì mưa bão gây ra ngập lụt cho các cây lương thực mà chủ yếu là lúa ở các tỉnh miền Trung. Bình quân mỗi năm nơi đây có 12 vạn ha lúa bị úng ngập trong đó có trên 3,6 vạn ha bị mất trắng, 7 vạn ha bị ảnh hưởng và có trên 6,2 vạn ha hoa màu bị ngập.

Ngoài bão, lụt gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp còn có hạn hán. Như đã biết vụ hè thu là vụ lúa cho năng suất tương đối cao sau vụ lúa đông xuân ở các tỉnh ven biển miền Trung và Nam bộ. Nhưng đối với miền Trung nhất là bắc Trung bộ vụ hè thu thường bị khô hạn do ảnh hưởng của gió tây khô nóng. Lượng mưa từ tháng 1 đến tháng 7 thấp hơn nhiều so với lượng mưa trung bình năm thậm chí có năm lượng mưa chỉ bằng 1/3 lượng mưa trung bình nhiều năm. Ví dụ vụ hè thu năm 1993 cả miền Trung xảy ra hạn nghiêm trọng làm cho 34.000 ha lúa hè thu không gieo sạ được. Diện tích bị hạn là 275.000 ha chiếm 38% diện tích gieo sạ, trong đó hạn nặng 35.000 ha, bị cháy khô, không còn khả nămg cho thu hoạch là 26.000 ha, ước tính sản lượng thất thu do đợt hạn này lên tới 150.000 tấn lúa.

Tập trung chủ yếu vào các vấn đề sau:

Sử dụng chung nguồn nước: Việt Nam có khoảng 2/3 tổng lượng nước ngọt là từ bên ngoài lãnh thổ chảy vào. Việc sử dụng nước phía thượng nguồn các sông lớn (sông Hồng, sông Cửu Long) sẽ là một khó khăn rất lớn cho chúng ta trong sử dụng nguồn nước và bảo vệ môi trường. Biến đổi khí hậu sẽ làm suy thoái tài nguyên nước, khi đó nhu cầu dùng nước của các quốc gia đều tăng lên, làm tăng các bất đồng và xung đột có thể xảy ra trong xử dụng chung nguồn nước.

Tị nạn môi trường/khí hậu (trong nước, quốc tế) do mất nơi ở hoặc do bệnh tật và nghèo đói. Có những cảnh báo cho rằng, vấn đề tị nạn khí hậu không chỉ đơn thuần là vấn đề xã hội, kinh tế mà có thể còn là vấn đề chính trị, chiến tranh. Các đô thị, trong đó có Hà Nội sẽ là những mục tiêu cho làn sóng tị nạn.

An ninh sinh thái do sự nhiễu loạn của nhiều HST, sự xâm lấn của các sinh vật lạ và sinh vật biến đổi gen.


3.3.2Tác động đến cơ sở vật chất và các nguồn lực


Theo UNDP (2010) thì Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động nặng nề nhất của BĐKH, và là nguy cơ đối với xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững. BĐKH làm tăng khả năng bị tổn thương và tạo nguy cơ làm chậm hoặc đảo ngược quá trình phát triển. Những người nghèo nhất, tập trung ở nông thôn, ven biển và miền núi là đối tượng chịu nguy cơ tổn hại lớn nhất do BĐKH.

Theo thống kê, trong vòng 20 năm qua, thiên tai đã cướp đi sinh mạng của trên 10.000 người (trong đó có 1.500 trẻ em dưới 16 tuổi) và ảnh hưởng tới hàng triệu người ở các vùng khác nhau.

Ví dụ, tháng 8 năm 1996, trận lũ lớn nhất trong vòng 100 năm đã xảy ra trên sông Đà cùng với các con sông khác ở phía Bắc, tàn phá nhiều vùng của các tỉnh phía Bắc và đe dọa hệ thống đê điều của vùng này. Cũng trong năm này, thiên tai cũng đã xảy ra ở các tỉnh miền Trung làm 570 người chết, cuốn trôi 13.800 ngôi nhà, 1.352 phòng học và 117 bệnh xá.

Tình hình thiên tai đã diễn biến phức tạp vào cuối những năm 2010, chỉ tính riêng 3 năm 2007-2009 số người chết, mất tích và bị thương rất lớn và những thiệt hại về vật chất, nhà cửa cũng không nhỏ. Ngoài ra theo thống kê năm 2007, bão lũ tại miền Trung đã làm ngập úng 16.262 ha lúa và 29.155 ha hoa màu; làm chết trâu bò 129 con, lợn 3.763 con, gia cầm 89.086 con; làm ướt và mất 4.361 tấn giống cây trồng, 208 tấn lương thực,…

Trong những năm gần đây do BĐKH bão đã ảnh hưởng đến những vùng vĩ độ thấp và tàn phá mạnh hơn (đặc biệt là cơn bão số 5 vào đầu tháng 11 năm 1997 đổ bộ vào ĐBSCL – nơi trước đây ít chịu ảnh hưởng của bão đã gây nhiều thiệt hại về người và của). Ở miền Trung, lũ trong các sông lớn luôn là sức ép nặng nề đối với trên 3.000 km đê sông, đe dọa các khu dân cư, các vùng kinh tế quan trọng của đất nước. Lũ lụt năm nào cũng gây thiệt hại lớn. Trên hệ thống đe sông Hồng ở Bắc bộ và sông Cửu Long ở Nam bộ, lũ đe dọa ngập lụt hàng triệu ha đất canh tác, ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người dân. Những trận lụt vào những năm 1945, 1969, 1971, 1986, 1996 ở trên hệ thống sông Hồng, và những năm 1961, 1966, 1978, 1984, 1995, 1996 ở ĐBSCL thực sự là các thiên tai mang tính quốc gia.

Đối với Việt Nam, mực nước biển dâng sẽ đe dọa làm mất đi một vùng đất thấp rộng lớn/các hệ sinh thái đất ngập nước của các đồng bằng lớn nhất cả nước – nơi sống của các cộng đồng cư dân lâu đời (hiện có tỷ lệ đói nghèo cao), vùng có tiềm năng sản xuất nông nghiệp lớn nhất và các sinh cảnh tự nhiên của nhiều loài bản địa bao gồm cả các khu bảo tồn thiên nhiên, sinh quyển,…

Nhiều vùng đất thấp ven biển, trong đó trên 80% diện tích đồng bằng sông Cửu Long và trên 30% diện tích đồng bằng sông Hồng – Thái Bình có độ cao dưới 2,5m so với mực nước biển. Vì vậy ở đây, hàng năm phải chịu ngập lụt nặng nề trong mùa mưa và hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô. Nếu nhiệt độ tăng 20C, mực nước biển dâng 1m, có thể mất đi 12,2% diện tích đất là nơi cư trú của 23% dân số (khoảng 17 triệu người, chủ yếu ở 2 đồng bằng). Mặn xâm nhập và tác động tới khoảng 2.200.000-2.500.000 ha, làm giảm khả năng thoát nước, làm ngập lụt 400 km chiều dài dọc theo sông Mê Kông và 200 km chiều dài dọc theo sông Hồng. Nhiều thành phố, thị xã, như cảng Hải Phòng, cảng Vũng Tàu và nhiều nơi thuộc các tỉnh ven biển sẽ bị ngập.

Riêng với ĐBSCL, nếu mực nước biển dâng như kịch bản vào năm 2030 sẽ khiến khoảng 50% diện tích đất của khu vực này có nguy cơ bị nhiễm mặn nặng, mùa màng bị thiệt hại nghiêm trọng do lũ lụt và úng. Nếu mực nước biển dâng 1m, mà không có các hoạt động ứng phó, phần lớn diện tích ĐBSCL sẽ hoàn toàn bị ngập nhiều thời gian trong năm, và thiệt hại tài sản ước tính lên tới 17 tỷ USD (Van Urk and Misdorp, 1996; Pilgrim, 2007).

Nếu mực nước biển dâng 1m thì Việt Nam sẽ đối mặt với thiệt hại lên tới 17 tỷ USD/năm; 1/5 người dân mất nhà cửa; 12,3% diện tích đất trồng trọt bị nhấn chìm; 40.000 km2 diện tích đất đồng bằng, 17 km2 bờ biển ở khu vực các tỉnh lưu vực sông Mê Kông sẽ chịu tác động của lũ ở mức độ không thể dự đoán.

Ngày càng có nhiều cơn bão và mức độ tàn phá mạnh hơn. Năm 2006 thiệt hại do bão gây ra ở Việt Nam lên tới 1,2 tỷ USD. Từ ngày 29/09 đến 01/10/2009 bão số 9 (có tên gọi quốc tế là Ketsana) đổ bộ vào các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên với gió trên cấp 12, kéo theo lụt lớn, đã làm 146 người chết, 12 người mất tích, 522 người bị thương và thiệt hại 12.000 tỷ đồng.

Trong những năm gần đây do BĐKH bão đã gây ảnh hưởng đến những vùng vĩ độ thấp và tàn phá mạnh hơn (đặc biệt là cơn bão số 5) vào đầu tháng 11 năm 1997 đổ bộ vào ĐBSCL – nơi trước đây ít chịu ảnh hưởng của bão đã gây nhiều thiệt hại về người và của). Ở miền Trung, lũ trong các sông lớn luôn là sức ép nặng nề đối với trên 3.000 km đê sông, đe dọa các khu dân cư, các vùng kinh tế quan trọng của đất nước.

Lũ lụt năm nào cũng gây thiệt hại lớn. Trên hệ thống đê sông Hồng ở Bắc bộ và sông Cửu Long ở Nam bộ, lũ đe dọa gây ngập lụt hàng triệu ha đất canh tác, ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người dân. Những trận lụt vào những năm 1945, 1969, 1971, 1986, 1996 ở trên hệ thống sông Hồng và những năm 1961, 1966, 1978, 1984, 1995, 1996 ở ĐBSCL thực sự là các thiên tai mang tính quốc gia.


3.3.3Tác động của BĐKH đến diện tích đất tự nhiên


Dựa theo kịch bản về BĐKH (Bộ TNMT, 2011) và nước biển dâng đến năm 2100 mà trong đó nếu nước biển dâng 1m thì hầu hết các tỉnh thuộc vùng ĐBSCL và các vùng miền khác bị ngập trong nước biển hoặc bị xâm lấn mặn nghiêm trọng, khoảng 11 triệu người ở vùng ĐBSH và ĐBSCL sẽ chịu tác động, ảnh hưởng đến 10% tổng sản phẩm thu nhập quốc nội GDP, 29% diện tích đất ngập nước, 7% diện tích đất nông nghiệp, 11% đô thị.

3.3.4Diện tích đất canh tác nông nghiệp


Việt Nam là quốc gia có diện tích đất canh tác trên đầu người vào loại thấp nhất trên thế giới, tập trung ở đồng bằng sông Hồng 800 ngàn ha, ĐBSCL khoảng 2,5 triệu ha. Đất nông nghiệp ở Việt Nam đang bị chuyển đổi tùy tiện. Dự báo, năm 2010, đất nông nghiệp giảm hơn 170 ngàn ha. Diện tích đất canh tác Việt Nam vào loại thấp nhất thế giới, đất canh tác chỉ khoảng 0,12%. Trong khi những mãnh đất màu mỡ cứ ít đi, nhường chỗ dần cho những khu công nghiệp, sân golf thì mỗi năm dân số tăng khoảng 1 triệu người. Đất nông nghiệp không thể phục hồi hoặc có thể thì rất ít. Dự tính nhu cầu lương thực của cả nước năm 2010 là 42 triệu tấn (tăng 5 triệu tấn so với năm 2005).

Với diện tích trồng lúa hiện nay là 3,7 triệu ha thì có thể đạt sản lượng 39 triệu tấn thóc (hệ số sử dụng đất trồng 1,8). Như vậy, không thể đáp ứng được nhu cầu lương thực. BĐKH sẽ càng làm cho quỹ đất canh tác nông nghiệp của Việt Nam nói chung và đất trồng lúa nói riêng bị thu hẹp đáng kể vì phần lớn đất trồng lúa nằm ở vùng đất thấp tại ĐBSH và ĐBSCL. Theo dự báo, nếu nước biển dâng cao 1m, Việt Nam sẽ mất khoảng 12,2% diện tích tương ứng với 4 triệu ha đất, trong đó có lượng lớn đất trồng lúa vùng ĐBSCL.


3.3.5Tác động đến chế độ thủy văn và tài nguyên nước ngọt


    1. Chế độ thủy văn

Những thay đổi về hoàn lưu gió mùa, bao gồm cả những nhiễu động khí quyển, hàm lượng ẩm trong khí quyển và bốc hơi sẽ làm thay đổi về lượng mưa và phân bố mưa theo không gian và thời gian, dẫn đến những thay đổi trong chế độ thủy văn và tài nguyên nước cũng như những thiên tai liên quan đến nước, ảnh hưởng đến hoạt động của hồ chứa. Theo IPCC 2007, lượng dòng chảy trung bình năm có khả năng tăng 10-40% ở vùng vĩ độ cao và một số vùng ẩm ở nhiệt đới, nhưng giảm 10-30% ở một số vùng khô thuộc vĩ độ trung bình và nhiệt đới. Vì thế, các vùng bị ảnh hưởng của hạn hán sẽ mở rộng hơn, các sự kiện mưa lớn sẽ tăng lên về tần suất và nguy cơ lũ, lụt gia tăng.

Các mô phỏng mưa cho thời kỳ 2050-2070 theo các kịch bản BĐKH ở Việt Nam cho thấy, ở hầu hết các vùng, lượng mưa mùa mưa đều tăng với mức độ khác nhau: 0-5% ở Tây bắc, Đông bắc, đồng bằng Bắc bộ, Tây Nguyên, Nam bộ; 0-10% ở Bắc trung bộ, Trung trung bộ và phía Bắc nam trung bộ. Lượng mưa mùa khô ở Tây bắc, Đông băcs, đồng bằng Bắc bộ, Tây Nguyên và Nam bộ có thể tăng hoặc giảm -5 đến +5%, trong khi ở Bắc trung bộ, Trung trung bộ và phía Bắc nam trung bộ tăng 0-5%. Như vậy, có khả năng dòng chảy lũ tăng lên ở hầu hết các vùng, nhất là Bắc và Trung trung bộ, trong khi dòng chảy kiệt giảm đi ở các vùng có lượng mưa mùa khô giảm, đáng chú ý nhất là Tây Nguyên, Nam bộ và cực Nam trung bộ, những nơi hàng năm vẫn chịu hạn hán nặng nề vào mùa khô.



Kết quả mô phỏng cho thấy, vào năm 2070, dòng chảy năm của sông Hồng biến đổi từ +5,8 đến -19%; đối với sông Mê Kông là +4,2% đến -14,5% so với hiện nay. Dòng chảy kiệt biến đổi từ -10,3% đến -14,5% đối với sông Hồng và từ -2% đến -24% đối với sông Mê Kông.

    1. Tài nguyên nước ngọt

Việt Nam nằm ở hạ lưu hai sông quốc tế lớn là sông Hồng và sông Mê Kông. Sông Hồng có diện tích lưu vực 169.000 km2, hàng năm chuyển ra biển lượng dòng chảy là 138 tỷ m3 và sông Mê Kông có diện tích lưu vực 795.000 km2, hàng năm có lượng dòng chảy đổ vào biển Đông 505 tỷ m3. Với tác động của BĐKH, dòng chảy sông Hồng và sông Mê Kông có những biến đổi đáng lưu ý sau đây:

  • So với hiện nay, vào năm 2070, dòng chảy năm biến đổi trong khoảng từ +5,8 đến -19% đối với sông Hồng và từ +4,2 đến -14,5% đối với sông Mê Kông; dòng chảy kiệt biến đổi trong khoảng từ -10,3 đến -14,5% đối với sông Hồng và từ -2% đến 24% đối với sông Mê Kông; dòng chảy lũ biến đổi trong khoảng từ +12 đến -5% đối với sông Hồng và từ +15% đến 7% đối với sông Mê Kông.

  • Như vậy, trên cả 2 sông lớn, các biến đổi âm nhiều hơn đối với dòng chảy năm và dòng chảy kiệt và biến đổi dương nhiều hơn đối với dòng chảy lũ. Trên các sông vừa và nhỏ khác, dòng chảy năm có thể giảm đi và cũng có thể tăng lên với mức tương tự hoặc nhiều hơn.

3.3.6Tác động tới môi trường rừng và đa dạng sinh học


Các hệ sinh thái nhạy cảm với BĐKH như: Rạn san hô, thảm cỏ biển, động thực vật ưu lạnh núi cao và cây trồng vụ đông sẽ chịu tác động mạnh, bị suy thoái và giảm năng suất. Thậm chí một số loài kém thích nghi do BĐKH quá nhanh sẽ có nguy cơ bị tuyệt chủng. Theo báo cao của IPCC, trái đất nóng lên sẽ kéo theo nhiều hệ quả nghiêm trọng. Có khoảng 20-30% các loài động, thực vật có nguy cơ bị diệt chủng nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm từ 1,5-2,50C so với mức trung bình của 20 năm cuối thế kỷ XX. Do BĐKH, các hệ sinh thái rừng Việt Nam bị ảnh hưởng theo các chiều hướng khác nhau:

  • Nước biển dâng lên làm hẹp diện tích rừng ngập mặn, mặt khác có tác động xấu đến rừng tràm và rừng trồng trên đất bị nhiễm phèn ở các tỉnh Nam bộ.

  • Ranh giới rừng nguyên sinh cũng như rừng thứ sinh có thể dịch chuyển. Rừng cây họ dầu mở rộng lên phía Bắc và các đai cao hơn, rừng rụng lá với nhiều cây chịu hạn phát triển mạnh.

  • Nhiệt độ cao kết hợp với ánh sáng dồi dào thúc đẩy quá trình quang hợp dẫn đến tăng cường quá trình đồng hóa của cây xanh. Tuy vậy, chỉ số tăng trưởng sinh khối của cây rừng có thể giảm đi do độ ẩm giảm đi.

  • Nguy cơ diệt chủng của động vật và thực vật tăng, một số loài thực vật quan trọng như trầm hương, hoàng đàn, pơmu, gỗ đỏ, lát hoa, gụ mật,… có thể bị suy kiệt.

  • Nhiệt độ và mức độ khô hạn gia tăng làm tăng nguy cơ cháy rừng, phát triển sâu bệnh, dịch bệnh. Võ Quý (2009) cho biết, BĐKH có thể gây hại trầm trọng cho đa dạng sinh học của Việt Nam. Ông cho rằng tại 2 vùng ĐBSH và ĐBSCL, các hệ sinh thái rừng và đất ven biển sẽ chịu nhiều thiệt hại. Khi nước biển dâng cao, khoảng 50% các khu đất ngập nước có tầm quan trọng quốc gia sẽ bị ảnh hưởng nặng. Nước mặn xâm nhập sâu vào nội địa, tiêu diệt nhiều loài sinh vật nước ngọt, 36 khu bảo tồn trong đó có 8 vườn quốc gia, 11 khu dự trữ thiên nhiên sẽ nằm trong diện tích bị ngập. Hệ sinh thái rạn san hô bị suy thoái nghiêm trọng. Những tác động này trên thực tế sẽ nhanh hơn vì hiện nay các hệ sinh thái của chúng ta đang bị suy thoái. Các hệ sinh thái không còn nguyên vẹn, các ổ sinh thái thu hẹp diện tích và các quần thể ít cá thể là những hệ nhạy cảm nhất. Các ổ sinh thái trống rỗng hoặc kiệt quệ, tạo điều kiện cho các loài ngoại lai có khả năng thích nghi tốt hơn xâm nhập. Trong số đó có thể có những loài cây trồng hay vật nuôi biến đổi gen chưa được kiểm định về tính an toàn sinh học, được người dân hay các công ty giống vật nuôi cây trồng nhập vào (đứng sau là các công ty công nghệ sinh học nước ngoài mà các sản phẩm của họ đang cần đất để thử nghiệm hoặc bị chính nước họ cấm sử dụng) mà cơ quan kiểm dịch động thực vật khó bề kiểm soát hết.

3.3.7Tác động của biến đổi khí hậu đến an ninh quốc gia


Tập trung chủ yếu vào các vấn đề sau:

  • Sử dụng chung nguồn nước: Việt Nam có khoảng 2/3 tổng lượng nước là từ bên ngoài lãnh thổ chảy vào. Việc sử dụng nước phía thượng nguồn, việc sử dụng các công trình thủy lợi, thủy điện của các quốc gia trên thượng nguồn các sông lớn (sông Hồng, sông Cửu Long) sẽ là một khó khăn rất lớn cho chúng ta trong sử dụng nguồn nước và bảo vệ môi trường. BĐKH sẽ làm suy thoái tài nguyên nước, khi đó nhu cầu dùng nước của các quốc gia đều tăng lên, làm tăng các bất đồng và xung đột có thể có trong sử dụng chung nguồn nước.

  • Tị nạn môi trường/khí hậu (trong nước và quốc tế) do mất nơi ở hoặc do bệnh tật và nghèo đói. Có những cảnh báo cho rằng, vấn đề tị nạn khí hậu không chỉ đơn thuần là vấn đề xã hội, kinh tế mà có thể còn là vấn đề chính trị, chiến tranh (Nobber, 2007). Các đô thị, trong đó có Hà Nội sẽ là những mục tiêu cho làn sóng tị nạn.

  • An ninh sinh thái do sự nhiễu loạn của nhiều hệ sinh thái, sự xâm lấn của sinh vật lạ và sinh vật biến đổi gen.


tải về 1.23 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương