Từ viết tắt Ý nghĩa



tải về 1.23 Mb.
trang16/24
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích1.23 Mb.
#14606
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   24

1.2Môi trường và con người

1.2.1Mối quan hệ giữa môi trường và con người


Sự sống và môi trường luôn luôn gắn bó với nhau, phù hợp với nhau. Sinh vật muốn tồn tại trong môi trường không ngừng phải tìm cách thích nghi với điều kiện sống xung quanh, trong đó có cả tác động tương hỗ giữa các giống loài với nhau. Con người cũng không ngoại lệ, tuy nhiên trong môi trường sống của con người có những áp lực của văn hóa xã hội. Như vậy, ảnh hưởng của môi trường lên con người biểu hiện trên hai mặt: xã hội và sinh học, ranh giới giữa chúng thường khó vạch ra.

Nói cụ thể, đặc thù môi trường sống của con người là sự đan xen phức tạp của yếu tố văn hóa xã hội và tự nhiên, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp. Mối quan hệ mật thiết giữa sinh học và văn hóa ở con người là một thực tế không thể phủ nhận. Cả thành phần phát triển song song biến đổi và tiến hóa theo từng giai đoạn lịch sử.


1.2.2Tác động của con người lên môi trường


Cũng như mọi sinh vật, con người phải tác động vào môi trường xung quanh để tồn tại, trong hàng triệu năm đầu khi xã hội loài người chưa phát triển, tác động này không đáng kể, chưa gây biến động gì lớn, cân bằng sinh thái vẫn được bảo đảm. Tuy nhiên cùng với sự phát triển mạnh mẽ của mình, con người đã trở thành kẻ độc chiếm nguồn tài nguyên, tác động vào tự nhiên ngày càng tăng lên cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội, văn hóa, đặc biệt trong những năm gần đây.

Ngày nay, con người làm chủ toàn bộ hành tinh, sống ở các hệ sinh thái rất khác nhau về điều kiện tự nhiên (khí hậu, đất đai, tài nguyên, cảnh quan địa lý,…). Càng ngày những tiến bộ công nghệ, nhân tố xã hội đã tác động làm cho hiệu lực của chọn lọc tự nhiên dần dần chuyển thành hệ sinh thái mà con người đóng vai trò chủ thể.

Đến nay, không một hệ sinh thái nào lại không chịu ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp ít hoặc nhiều của con người. Theo ý nghĩa đó thì cả hành tinh của chúng ta ngày nay là một phức hệ sinh thái khổng lồ của nhân loại.

1.2.3Tầm quan trọng của môi trường xây dựng trong nền kinh tế quốc dân


Chúng ta biết rằng, mọi hiện tượng và quá trình xảy ra trong môi trường như mưa gió, động đất, công nghiệp hóa, xây dựng cơ bản,… đều có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến sự hoạt động của con người.

Vì vậy cần phải nghiên cứu để biết và hiểu rõ những đặc điểm của môi trường để có thể lợi dụng những điều kiện tự nhiên thuận lợi, tránh được những tác hại do môi trường gây ra.



    1. Vai trò của môi trường trong công nghiệp

Trong công nghiệp, môi trường đóng một vai trò quan trọng. Khi muốn xây dựng một công xưởng, một nhà máy, một khu công nghiệp, người kỹ sư thiết kế ngoài việc phải xét đến nguyên vật liệu, nhiên liệu , sự tán nhiệt của lò, việc giải quyết xử lý các chất thải công nghiệp,… còn phải xét đến các điều kiện môi trường như ánh sáng, gió, nhiệt độ không khí, độ ẩm, bụi, tiếng ồn,… Bởi vì những yếu tố này sẽ tác động đến môi trường làm việc, đến sức khoẻ của công nhân, từ đó ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng sản phẩm.

    1. Vai trò của môi trường trong giao thông vận tải

Trong giao thông vận tải, khí tượng học đặc biệt được coi trọng, bởi mọi sự hoạt động của ngành hàng không, vận tải đường sông, đường biển thuận lợi hay bất lợi phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí tượng và thời tiết.

Khi máy bay ở trên không trung, không tránh khỏi việc gặp những hiện tượng gây nguy hiểm như: Giông bão, sương mù, băng kết,… Để tránh những tai nạn khủng khiếp xảy ra, người phi công luôn luôn phải có sự liên lạc với các trạm không lưu ở mặt đất để biết những tin tức về thời tiết trên đường bay và nơi hạ cánh.

Tàu thuyền đi lại trên biển cần phải có những thông tin kịp thời, chính xác về tầm nhìn xa, về sự xuất hiện của sương mù, bão tố,… Điển hình trong việc tàn phá của bảo tố là trận bão ngày 10/10/1780 ở Đại Tây Dương, gần bờ biển châu Mỹ, được mệnh danh là “Đại cuông phong”, cơn bão số 5 năm 1995 ở Cà Mau Việt Nam đã giết chết hàng ngàn người. Bão đổ bộ vào quần đảo Antilles với sức mạnh khủng khiếp tàn phá cả vùng đảo Santa Lucia. Sóng biển cuốn cả tàu thuyền lên nóc tu viện, cây cối bị trốc rễ, nhà ở bằng đá cũng bị sụp đổ, cả hạm đội Anh bị đắm ở ngoài khơi. Trên đảo Martinique sức gió đã phá trụi nhiều thành phố, hơn bốn mươi tàu của Pháp bị đắm ngay ở bờ biển, riêng ở đất liền có mười ngàn người bị thiệt mạng,…

Khi con người đã nắm vững được các quy luật của tự nhiên, không những ngăn ngừa những tai hại xảy ra mà còn lợi dụng được những quy luật tự nhiên phục vụ cho lợi ích của con người. Nhờ gió tín phong thổi cố định và biết lợi dụng sức gió mà từ lâu tàu bè đã đưa con người đi lại giao lưu giữa các vùng Bắc và Nam bán cầu.

Về phương diện giao thông đường sắt, đường bộ, sẽ không hoạt động bình thường nếu thiếu tài liệu dự báo khí tượng thời tiết. Mưa lớn làm sạt lở nền đường làm cản trở giao thông,…


    1. Vai trò của môi trường đối với các ngành khoa học kỹ thuật khác

Ngày nay, khoa học môi trường ngày càng hoàn thiện để phục vụ đắc lực cho các ngành khoa học khác. Đó là một trong những ngành khoa học thực nghiệm, sự phát triển của nó, về phương diện lý thuyết góp phần cho các ngành khoa học khác thêm phong phú.

Khi xây dựng các công trình, tài liệu môi trường về gió, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,… là không thể thiếu được, nó là cơ sở để công trình được tính toán hợp lý về mặt kỹ thuật và kinh tế, tránh gây lãng phí hoặc công trình bị hư hỏng. Người kỹ sư thiết kế quy hoạch đô thị, khu văn hóa, khu công nghiệp phải tính đến hướng gió, tốc độ gió sao cho bụi khói từ khu công nghiệp không gây ô nhiễm cho khu dân cư đô thị.

Khi xây dựng, cầu cống, ngoài việc tính toán đến cường độ vật liệu, độ lún, độ ổn định của công trình, còn phải đặc biệt lưu ý đến tài liệu mưa gió, dòng chảy để khi tiến hành xây dựng công trình khỏi bị ngập lụt, sạt lở hay bị cuốn trôi.

Trong xây dựng thủy lợi, tài liệu môi trường tự nhiên không thể thiếu được để đạt kế hoạch tiến độ thi công. Khi xây dựng hồ nước cần có tài liệu chính xác về mưa, gió, dòng chảy,… Nếu tài liệu thiếu hoặc không đúng, khi tính toán mưa, thiết kế thiên nhỏ hoặc thiên lớn so với lượng mưa thực tế thì công trình sẽ bị lãng phí hoặc bị phá huỷ.




tải về 1.23 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương