Từ viết tắt Ý nghĩa


Ứng phó với biến đổi khí hậu



tải về 1.23 Mb.
trang24/24
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích1.23 Mb.
#14606
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   24

3.4Ứng phó với biến đổi khí hậu

3.4.1Khái niệm về ứng phó với biến đổi khí hậu


  • Theo báo cáo tổng hợp “Biến đổi khí hậu 2001” của IPCC thì giảm nhẹ BĐKH và thích ứng với BĐKH đều là những hợp phần của Chính sách ứng phó với BĐKH.

Ứng phó với BĐKH = Thích ứng + Giảm nhẹ

  • Giảm nhẹ là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc cường độ phát thải khí nhà kính.

  • Thích ứng là sự điều chỉnh các hệ thống tự nhiên và con người để phù hợp với môi trường mới hoặc môi trường bị thay đổi. Sự thích ứng với BĐKH là sự điều chỉnh các hệ thống tự nhiên và con người để ứng phó với các tác động hiện tại hoặc tương lai của khí hậu, do đó làm giảm các tác hại hoặc tận dụng những mặt có lợi.

  • BĐKH gây ra những hậu quả nặng nề với sự phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các nước và khu vực. Trong cuộc chiến với BĐKH không một ai có thể đứng ngoài cuộc. Để giảm nhẹ các thiệt hại nặng nề do BĐKH gây ra người ta nghiên cứu áp dụng tổng hợp các biện pháp hướng tới sống chung với BĐKH với nhận thức BĐKH là một quá trình không thể đảo ngược được. Chúng ta có thể giảm nhẹ chúng và nổ lực thích ứng với chúng. Vì vậy hướng đi chính hiện nay là nghiên cứu áp dụng các biện pháp phù hợp với tình hình và khả năng của mỗi đối tượng, mỗi ngành, cộng đồng và trong từng thời điểm sao cho giảm được sự tổn thương do BĐKH hoặc các hiện tượng khí hậu cực đoan gây ra cho người dân cư trú và hoạt động sinh sống tại khu vực, nói cách khác là thích ứng với BĐKH.

  • Khác với thích ứng, công tác giảm nhẹ BĐKH là hành động cần thiết tác động tới nguyên nhân của BĐKH như việc đưa ra các biện pháp và cơ chế giảm phát thải khí nhà kính, thích ứng là sự điều chỉnh các hệ thống tự nhiên và con người để phù hợp với môi trường mới hoặc môi trường bị thay đổi. Sự thích ứng với BĐKH là sự điều chỉnh các hệ thống tự nhiên và con người để ứng phó với tác động thực tại hoặc tương lai của khí hậu, do đó làm giảm hoặc tận dụng những mặt có lợi, đồng thời tạo cho con người hoặc cộng đồng có sự chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện tinh thần, vật chất, kỹ năng và tập quán, thói quen sinh sống, ổn định sinh kế để họ có thể “sống chung” với sự thay đổi do các yếu tố khí hậu tác động đến khu vực quan tâm. Nói một cách khác mục đích của thích ứng với BĐKH là giảm sự tổn thương, tăng cường năng lực đối phó, quản lý và giảm rủi ro do tác động của khí hậu tới cuộc sống cũng như sinh kế của người dân.

3.4.2Mối quan hệ giữa thích ứng và giảm nhẹ


Thích ứng và giảm nhẹ là hai mặt của một nhiệm vụ chung là ứng phó với BĐKH có quan hệ chặt chẽ và bổ trợ cho nhau. Nếu làm tốt công tác giảm nhẹ, đặc biệt là nếu các nước công nghiệp giảm bớt việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, giảm bớt phát thải khí nhà kính ở nhiều lĩnh vực khác, có thể hạn chế được sự nóng lên của trái đất, khí hậu sẽ bớt khắc nghiệt và tình trạng tổn thương của các khu vực sẽ được giảm nhẹ. Điều này đồng nghĩa với công tác thích ứng dễ dàng hơn và chi phí cho thích ứng có thể giảm xuống.

Hai hướng chiến lược cần thiết để ứng phó với BĐKH:



Thích ứng: Tác động tiêu cực của các yếu tố khí hậu được giảm xuống bằng các biện pháp giảm thiểu những mặt trái, tận dụng những mặt có lợi của chúng.

Giảm nhẹ: Loại trừ nguyên nhân gây ra BĐKH bằng cách giảm phát thải khí nhà kính và tăng cường bể hấp thụ khí nhà kính.

Thích ứng là một quá trình điều chỉnh được các loại hoạt động của con người, đòi hỏi sự tham gia của nhiều đối tượng, nhiều thành phần và được thực hiện ở nhiều cấp độ khác nhau theo từng bước trong một quy trình thống nhất, được thực hiện lâu dài.

Thích ứng cần được thực hiện sao cho hiệu quả nhất và phù hợp nhất, không gây xáo trộn lớn đến cuộc sống của người dân cũng như không ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế xã hội của khu vực. Hai chiến lược thích ứng và giảm nhẹ luôn song hành và bổ trợ cho nhau.

3.4.3Thành phần và hình thức thích ứng


Thích ứng vừa là quá trình và đồng thời vừa là điều kiện. Câu hỏi đặt ra là xem xét đối tượng cần thích ứng (đối tượng/hệ thống có quyền lợi chung, một ngành, một cộng đồng hoặc vùng lãnh thổ,…) thích ứng với cái gì (áp lực khí hậu, hoặc các yếu tố BĐKH). Khi nói đến công tác thích ứng chúng ta cần đề cập đến các vấn đề sau (đối tượng thích ứng là ai, thích ứng với vấn đề gì, thích ứng ở đâu?, và hình thái và biện pháp thích ứng được lựa chọn theo tiêu chí nào?). Khi nói về thích ứng không thể nói chung chung mà cần đề cập theo các thành phần cụ thể. Các yếu tố khí hậu tác động ở mỗi khu vực khác nhau. Nhiều khu vực thường bị tác động tổng hợp và đồng thời của nhiều yếu tố khí hậu. Trong trường hợp này cần xác định được những yếu tố khí hậu nào gây ra hậu quả nặng nề nhất cho đối tượng và từ đó đề ra các biện pháp thích ứng phù hợp.

Các biện pháp thích ứng:

Có rất nhiều biện pháp thích ứng. Có thể xây dựng được biện pháp thích ứng trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm, quan sát, suy đoán và lựa chọn. Theo Nguyễn Hồng Trường (từ bản báo cáo đánh giá thứ 2 của nhóm công tác IPCC SAR2) đề cập và miêu tả hơn 200 phương pháp thích ứng khác nhau. Vì thế cần phân loại các phương pháp thích ứng ra làm 8 nhóm.



Chấp nhận tổn thất: Đây là giải pháp “không làm gì cả” ngoại trừ chịu đựng hay chấp nhận tổn thất. Trên lý thuyết, chấp nhận tổn thất xảy ra khi phải chịu tác động mà không có khả năng chống chọi lại bằng bất kỳ cách nào (ví dụ như ở tầng lớp dân nghèo) hay ở nơi mà chi phí của các hoạt động thích nghi là cao so với sự rủi ro hay là các thiệt hại. Tuy nhiên, với nhận thức và công nghệ hiện nay khó có khả năng ở nơi nào đó con người có thể chấp nhận những tổn thất mà không làm gì cả.

Chia sẽ tổn thất: Loại thích ứng này liên quan đến việc chia sẻ những tổn thất giữa một cộng đồng dân cư lớn, chẳng hạn một xã hội truyền thống và xã hội công nghệ cao. Với cách tiếp cận khác, xã hội lớn chia sẻ những tổn thất thông qua cứu trợ cộng đồng, phục hồi và tái thiết thông qua viện trợ các quỹ cộng đồng. Chia sẻ tổn thất cũng có thể được thực hiện thông qua bảo hiểm xã hội.

Làm giảm sự nguy hiểm: Đối với hiểm họa môi trường như là lũ lụt hay hạn hán, phương pháp thích ứng là kiểm soát lũ lụt (đắp đập, đào mương, đắp đê). Thích ứng là làm chậm tốc độ BĐKH bằng cách giảm phát thải khí nhà kính và cuối cùng là ổn định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển. Trong trường hợp này, hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được coi là một trong những biện pháp chủ động để thích ứng.

Ngăn chặn các tác động: Thường xuyên sử dụng các phương pháp thích ứng từng bước một ngăn chặn các tác động của BĐKH. Ví dụ, trong lĩnh vực nông nghiệp, thay đổi trong việc quản lý mùa vụ, gia tăng tưới tiêu, chăm bón thêm, kiểm soát côn trùng và sâu bọn gây hại.

Thay đổi cách sử dụng: Ở nơi có hiểm họa của BĐKH có thể thích ứng bằng cách thay đổi cách sử dụng trong hoạt động kinh tế. Ví dụ, có thể thay thế những cây chịu lũ hay là chuyển sang các giống chịu được độ ẩm thấp hơn ở vùng hạn hán. Tương tự, đất trồng trọt có thể trở thành đồng cỏ hay rừng, hoặc có những cách sử dụng khác.

Thay đổi địa điểm: Một sự thích ứng mạnh mẽ hơn là thay đổi địa điểm của các hoạt động kinh tế, cần nghiên cứu tính toán kỹ. Ví dụ, di dân đến khu vực mới để tránh ngập lụt, hoặc chuyển các cây trồng chủ chốt và nông trại ra khỏi khu vực khô hạn đến một khu vực ôn hòa hơn, chuyển khu vực nuôi cá nước lợ vào sâu hơn trong nội đồng,…

Nghiên cứu: Quá trình thích ứng có thể được phát triển bằng cách nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ mới và phương pháp mới về thích ứng.

Giáo dục, thông tin và khuyến khích thay đổi hành vi: Một phương thức khác của thích ứng là phổ biến kiến thức thông qua các chiến dịch thông tin công cộng và giáo dục, dẫn đến thay đổi hành vi. Những hoạt động đó trước đây ít được biết đến và ít được ưu tiên, nhưng tầm quan trọng của nó được tăng lên khi cần đến sự hợp tác của nhiều cộng đồng, lĩnh vực, khu vực trong thích ứng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Nguyễn Ngọc Dung, 2003. Cấp nước đô thị. Nhà xuất bản Xây dựng.

Hoàng Huệ và Phan Đình Bưởi, 1996. Mạng lưới thoát nước. Nhà xuất bản Xây dựng.

Nguyễn Khang và Lê Văn Khoa, 2012. Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu (tài liệu tập huấn). Nhà xuất bản Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Lê Văn Khoa và cộng sự, 2001. Khoa học môi trường. Nhà xuất bản Giáo dục.

Trần Thị Mai và cộng sự, 2004. Giáo trình cấp thoát nước trong nhà. Nhà xuất bản Xây dựng.

Đỗ Trọng Miên và Vũ Đình Dịu, 2000. Giáo trình Cấp thoát nước. Nhà xuất bản Xây dựng.

Nguyễn Văn Phước, 2008. Giáo trình Quản lý và xử lý chất thải rắn. Nhà xuất bản Xây dựng.

Các tiêu chuẩn Việt Nam:

TCVN 4513-1988 – Cấp nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế.

TCVN 4474-1987 – Thoát nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế.



TCVN 4519-1988 – Hệ thống cấp thoát nước bên trong nhà và công trình – Quy phạm thi công và nghiệm thu.

PHỤ LỤC


Phụ lục 1. Cường độ mưa ở các địa phương Việt Nam

STT

Trạm

q5 (l/s.ha)

Ghi chú

1

2

3

4



Bắc Cạn

421,9






Bắc Giang

433.3






Bảo Lộc

506.26






Buôn Mê Thuột

387.7






Bắc Quang

611.14

Hà Tuyên



Cà Mau

507.4






Cửa Tùng

384.28






Đô Lương

450.30






Đà Lạt

416.2

Liên Khương



Đà Nẵng

370.6






Hòa Bình

384.6






Hải Dương

450.4






Hà Giang

390






Hồng Gai

478.9






Hà Nam

433.3






Huế

370.6






Hưng Yên

450.4






Hà Nội

484.6

Láng



Lào Cai

450.4






Lai Châu

391.2






Móng Cái

524.5






Ninh Bình

507.4






Nam Định

433.3






Nha Trang

281.68






Phù Liễn

461.8






Plâycu

392.26






Phan Thiết

326.14






Quy Nhơn

342.1






Quảng Ngãi

416.2




1

2

3

4



Quảng Trị

421.9






Thành Phố Hồ Chí Minh

496.0






Sơn La

370.6






Sóc Trăng

450.4






Sơn Tây

484.6






Sapa

262.3






Thái Bình

484.6






Tam Đảo

547.3






Tây Hiếu

404.8






Tuy Hòa

356.92






Thanh Hóa

427.6






Thái Nguyên

564.4






Tuyên Quang

440.14






Vinh

450.40






Văn Lý

452.69

Nam Ninh



Việt Trì

509.68






Vĩnh Yên

472.06






Yên Bái

478.9




Chú thích: Đối với các địa điểm xây dựng, không có trong danh mục trên có thể lấy trị số cường độ mưa của các địa phương lân cận để tính toán.








Phụ lục 2. Bảng tính toán thủy lực cho ống cấp nước bằng nhựa tổng hợp.

Lưu lượng:

Q (l/s)


Đường kính: D (mm)

16

20

25

32

v

1000i

v

1000i

v

1000i

v

1000i

0,025

0,030


0,035

0,040


0,045
0,050

0,055


0,060

0,065


0,070
0,075

0,080


0,085

0,090


0,095
0,100

0,110


0,120

0,130


0,140

0,22

0,27


0,31

0,35


0,40
0,44

0,49


0,53

0,57


0,62
0,66

0,71


0,75

0,80


0,84
0,88

0,97


1,06

1,15


1,24

10,7

14,7
























tải về 1.23 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương