Từ viết tắt Ý nghĩa


Hệ thống cấp nước cho công trường xây dựng



tải về 1.23 Mb.
trang13/24
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích1.23 Mb.
#14606
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   24

4.4Hệ thống cấp nước cho công trường xây dựng

4.4.1Mạng lưới cấp nước công trường xây dựng


    1. Nguồn nước cung cấp

Nguồn cung cấp nước cho công trường xây dựng hợp lý nhất là sử dụng hệ thống cấp nước của khu vực lân cận. Nếu lượng nước sẵn có không đầy đủ thì chỉ dùng cho sinh hoạt còn nước cho thi công có thể lấy ở một nguồn khác.

Nếu công trường nằm độc lập ta phải tìm nguồn nước cho thi công và sinh hoạt, trước hết là để ý đến nguồn nước ngầm. Nếu nước ngầm ít hoặc sâu quá, khó lấy, ta có thể sử dụng nguồn nước mặt ở gần công trường như nước sông. Có thể lợi dụng các hồ ao gần công trường làm nguồn nước dự trữ chữa cháy.



    1. Hệ thống cấp nước

Hệ thống cấp nước trên công trường xây dựng thường chỉ dùng tạm thời trong thời gian thi công, sau này sẽ dỡ đi. Do đó, phải thiết kế sao cho chi phí xây dựng và quản lý tiết kiệm nhất.

Nếu trên khu vực công trường trong tương lai có hệ thống cấp nước, thì trước hết nên lợi dụng nó kết hợp phục vụ thi công. Có thể xây dựng hoàn toàn hoặc một phần hệ thống cấp nước tương lai để dùng cho thi công. Làm như vậy đỡ tốn kém, giải phóng được mặt bằng, đảm bảo được nguyên tắc dưới trước trên sau. Nhưng vốn đầu tư đợt đầu nhiều, thời gian chuẩn bị khởi công kéo dài và phải có thiết kế cấp nước sẵn. Trên công trường người ta thường xây dựng một hệ thống cấp nước chung cho mọi đối tượng: sinh hoạt, thi công, chữa cháy,… Tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt có thể xây dựng các hệ thống cấp nước riêng (nhiều nguồn nước).


4.4.2Các bộ phận của hệ thống cấp nước


Cũng như hệ thống cấp nước trong thành phố, xí nghiêp, hệ thống cấp nước cho công trường cần có đầy đủ các thành phần của nó: công trình thu nước, trạm làm sạch, trạm bơm, bể chứa, đài nước và hệ thống đường ống dẫn nước đến các nơi tiêu dùng.

Do chế độ tiêu thụ nước trên công trường thay đổi nhiều và phân tán, nên người ta thường xây dựng nhiều bể chứa nước nhỏ nằm rải rác trong các lán trại công nhân và các khu vực thi công. Các bể chứa này thường xây bằng gạch láng vữa ximăng. Nước chữa cháy có thể kết hợp để trong các bể chứa trên hoặc đào hố có đáy bằng đất sét, thành bằng đá dăm để dự trữ nước. Mỗi hố có dung tích bằng lượng nước chữa cháy trong 3 giờ và bán kính phục vụ từ 150 - 250m.

Các đài nước tạm thời có thể được làm bằng các thùng tôn hoặc thùng gỗ đặt trên các giàn thép để tăng độ cứng và ổn định.

Khi chất lượng nguồn nước xấu thì phải tiến hành làm sạch nước. Có thể xây dựng các bể lắng lọc sơ bộ hoặc đánh phèn trong các bể chứa cho nước trong. Khi cần thiết có thể sử dụng các trạm làm sạch nước lưu động đem tới công trường.

Đường ống dẫn nước có thể đặt ngầm hoặc nổi trên mặt đất hay đặt trên các cầu vượt tạm thời. Cần chú ý nếu ống đặt nổi trên mặt đất thì sao cho ngắn, gọn, không gây cản trở trên mặt bằng thi công.

Ống dẫn nước có thể dùng ống thép, gang, cao su có khớp nối với nhau nhanh chóng. Đường kính ống căn cứ theo tính toán để chọn cho hợp lý.

Mạng lưới cấp nước cho công trường xây dựng thường dùng tạm thời trong thời gian thi công nên áp dụng kiểu mạng lưới cụt là hợp lý. Việc tính toán mạng lưới cấp nước cho công trường xây dựng tương tự như tính toán mạng lưới cụt cấp nước ngoài nhà.

4.5Tính toán thủy lực cho mạng lưới cấp nước công trường

4.5.1Các kiểu mạng lưới cấp nước


Cũng như mạng lưới cấp nước thành phố thị trấn, mạng lưới cấp nước cho công trường xây dựng có hai kiểu: mạng lưới vòng và mạng lưới cụt.

Mạng lưới vòng là mạng lưới mà nước chảy trong đó theo những vòng khép kín. Mạng lưới này cấp nước được an toàn nhưng tốn nhiều đường ống, chỉ dùng kết hợp cấp nước cho công trường với tương lai lâu dài.

Mạng lưới cụt là hợp lý nhất để cấp nước cho công trường xây dựng. Vì việc dùng nước trên công trường có tính chất tập trung từng điểm và có tính chất tạm thời, thi công xong lại dỡ đi. Việc tính toán mạng lưới cũng đơn giản hơn.

4.5.2Trình tự tính toán mạng lưới cấp nước


    1. Xác định lưu lượng

  1. Lưu lượng nước sinh hoạt cho công nhân ở lán trại:

(l/s)

Trong đó:



  • N: Số người ở lán trại (người).

  • qtc: Tiêu chuẩn dùng nước cho công nhân ở lán trại (l/ngày).

  • Kng: Hệ số dùng nước không điều hòa ngày (Kng = 1,3 - 1,35).

  • Kg: Hệ số dùng nước không điều hòa giờ (Kg = 1,3 - 1,5 - 1,7 - 2).

  1. Xác định lưu lượng nước sinh hoạt cho công nhân trên công trường:

(l/s)

Trong đó:



  • N1: Số công nhân làm việc trên công trường (người).

  • qtc: Tiêu chuẩn dùng nước cho công nhân ở công trường (l/ngày).

  1. Xác định lưu lượng nước cho thi công:

Trong đó: Q1; Q2; Q3;… Lưu lượng nước dùng cho các công tác thi công.



  1. Xác định lưu lượng nước chữa cháy:

(l/s)

Trong đó:



  • qtc: Tiêu chuẩn dùng nước cho một đám cháy.

  • t: Thời gian dập tắt đám cháy.

  • n: Số đám cháy đồng thời.

  1. Lưu lượng tổng cộng cần cấp nước cho công trường:

(l/s)

    1. Xác định lưu lượng tính toán từng đoạn ống

(l/s)

Trong đó:



  • qđ.ô: Lưu lượng của đoạn ống tính toán (l/s).

  • qt.tr: Lưu lượng tập trung (nếu có) ở nút cuối đoạn ống (l/s).

  • qct: Lưu lượng chuyển tiếp cho các đoạn ống sau nó.

    1. Chọn đường kính ống

Căn cứ vào lưu lượng từng đoạn ống, vận tốc kinh tế chọn đường kính hợp lý, kinh tế.

    1. Tính tổn thất dọc đường của từng đoạn ống

h = i.l (m)

Trong đó:



  • i: Hệ số tổn thất áp lực trên 1m ống.

  • l: Chiều dài đoạn ống tính toán (m).

Cuối cùng tìm tổng tổn thất dọc đường tính theo tuyến bất lợi nhất, xác định chiều cao đài hay áp lực của máy bơm để đủ đưa nước tới nơi sử dụng ở điểm bất lợi nhất, thỏa mãn yêu cầu áp lực tự do cần thiết.


tải về 1.23 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương