Từ viết tắt Ý nghĩa


Công trình xử lý nước sơ bộ - bể tự hoại



tải về 1.23 Mb.
trang11/24
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích1.23 Mb.
#14606
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   24

3.7Công trình xử lý nước sơ bộ - bể tự hoại

3.7.1Nhiệm vụ


Làm sạch sơ bộ nước thải hoặc hoàn toàn trước khi đưa ra sông hồ hay mạng lưới thoát nước ngoài nhà. Bể tự hoại có các loại sau đây:

  • Bể tự hoại không có ngăn lọc: Làm sạch ở mức độ sơ bộ.

  • Bể tự hoại có ngăn lọc: Làm sạch ở mức độ cao hơn.

  • Bể tự hoại phục vụ cho một nhóm nhà hoặc cho một ngôi nhà hay khu tập thể.

Bể tự hoại không có ngăn lọc được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay.

3.7.2Cấu tạo bể tự hoại không có ngăn lọc


Bể tự hoại có thể xây bằng gạch hoặc bằng bê tông và theo quy phạm có thể lấy như sau:

  • Khi bể có thể tích dưới 1m3 thì xây bể một ngăn.

  • Khi bể lớn một 1m3 và nhỏ hơn 10m3 thì xây bể 2 ngăn một ngăn chứa và một ngăn lắng (ngăn đầu chiếm 75% dung tích).

  • Khi bể có dung tích lớn hơn 10m3 thì xây bể 3 ngăn (ngăn đầu chiếm 50% dung tích, hai ngăn còn lại mỗi ngăn 25% dung tích).





  1. Mặt bằng, mặt cắt bể tự hoại không ngăn lọc

3.7.3Nguyên lý làm việc


Khi nước thải vào bể nó được làm sạch nhờ hai quá trình lắng cặn và lên men cặn lắng.

Do tốc độ nước chảy qua bể rất chậm (thời gian nước lưu lại bể từ một đến ba ngày) nên quá trình lắng cặn được xem như quá trình lắng tĩnh, dưới tác dụng của trọng lượng bản thân các hạt cặn bùn rơi xuống đáy bể, ở đây các chất hữu cơ sẽ bị phân hủy nhờ vào sự hoạt động của vi khuẩn hiếm khí (yếm khí). Cặn sẽ lên men và mất mùi hôi thối và giảm thể tích, tốc độ lên men của bể nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiệt độ, độ pH và lượng vi sinh vật có trong nước thải.


3.7.4Dung tích bể


Trong bể tự hoại có hai thành phần chính: nước và cặn nên dung tích bể được tính theo công thức sau:

Wb = Wn + Wc (m3).

Trong đó:


  • Wn: Dung tích phần chứa nước có thể lấy từ 1 - 3 lần lưu lượng nước thải trong một ngày đêm vào bể. Khi trị số lơn điều kiện vệ sinh tốt hơn nước ra trong hơn.

  • Wc: Dung tích phần chứa cặn có thể lấy theo công thức sau:

(m3).

Trong đó:



  • a: Lượng cặn trung bình của một người thải ra trong thời gian một ngày, có thể lấy từ 0.5 - 0.8 (l/người.ngđ).

  • T: Thời gian giữa hai lần lấy cặn (ngày).

  • b: Hệ số kể đến độ giảm thể tích của cặn khi lên men (giảm 30%) b = 0.7.

  • c: Hệ số kể đến một phần cặn đã lên men khi hút cặn được giữ lại (để lại 20%) c = 1.2.

  • W1,W2: Độ ẩm cặn tươi khi vào bể và độ ẩm của cặn khi lên men, tương ướng là 95% và 90%.

  • N: Số người mà bể phục vụ.

3.7.5Bể tự hoại có ngăn lọc


* Sơ đồ cấu tạo và nguyên tắc hoạt động:

  • Cấu tạo: Giống như bể tự hoại không có ngăn lọc nhưng có thêm ngăn lọc.



  1. Cấu tạo hố thấm – ngăn lọc bể tự hoại

  • Nguyên tắc hoạt động:

+ Khi nước chảy qua ngăn lọc, các cặn nhỏ còn lại sẽ được giữ lại giữa các khe hở của lớp vật liệu lọc, ở đây do sự hoạt động của các vi khuẩn hiếu khí các chất hữu cơ bị ôxy hóa, nước thải được làm sạch. Trong quá trình hoạt động của các vi sinh vật đòi hỏi nhiều ôxy nên ngăn lọc đòi hỏi phải thông hơi tốt, vì vậy ngăn lọc thường làm hở để lấy không khí ngoài trời. Khi dùng ống thông hơi, nếu diện tích F < 3m2 thì dùng một ống d = 100mm. F = 3 - 5m2 thì dùng 2 ống d = 100mm, F > 5m2 dùng 3 ống d = 100mm.

+ Bể tự hoại có ngăn lọc thích hợp để xử lý nước phân, tiểu hay xử lý toàn bộ nước thải sinh hoạt cho các nhà nhỏ, ít người.

* Ưu nhược điểm:


  • Ưu điểm: Nước ra khỏi bể trong hơn, vi trùng còn lại ít hơn so với bể không có ngăn lọc.

  • Nhược điểm: Giá thành xây dựng cao hơn (vì thêm ngăn lọc) quản lý phức tạp hơn (do phải định kỳ thau rửa hoặc thay lớp vật liệu lọc) và độ sâu chôn ống thoát nước sau bể lớn (do thoát nước ra ở đáy bể).

* Trong một số trường hợp, có thể xây dựng bể tự hoại có nhiều ngăn lọc kị khí, lọc ngược. Chiều dày lớp vật liệu lọc lấy 0,5 - 0,6m phân bố từ trên xuống dưới như sau:

  • Lớp sỏi d 3 - 6mm dày 0,1 - 0,2m.

  • Lớp sỏi d 12 - 18mm dày 0,4m.

  • Hoặc sử dụng vật liệu lọc nổi (d = 3 - 5mm, dày 2m) nhưng giá thành sẽ cao.

3.7.6Quản lý kỹ thuật bể tự hoại


Bể tự hoại phải được xây dựng đúng yêu cầu kỹ thuật về kích thước, công nghệ, chống thấm,...

Trước khi đưa bể vào hoạt động cần cho nước vào đầy bể.

Định kỳ phá màng nổi trên bề mặt bể, hút cặn đã lên men. Khi hút cặn, cho đầu ống hút của máy bơm xuống sát đáy bể.

Đối với bể có ngăn lọc, cần định kỳ thau rửa hoặc thay lớp vật liệu lọc.

Kiểm tra tình hình làm việc của bể để kịp thời khắc phục những sự cố có thể xảy ra khi bể hoạt động.

3.8Hệ thống thoát nước mưa cho ngôi nhà


Hệ thống thoát nước mưa trên mái cần thiết kế để đảm bảo thoát nước mưa với mọi thời tiết trong năm.

Hệ thống thoát nước mưa bên trong nhà có nhiệm vụ dẫn nước mưa trên mái nhà vào hệ thống thoát nước mưa bên ngoài.

Chú thích: Cho phép nhà cấp 4 (nhà tạm) được xả nước mưa tự do từ mái xuống, nhưng phải đảm bảo thoát nước mưa nhanh không gây ứ đọng trên mái.

Hệ thống thoát nước mưa trên mái bao gồm các bộ phận: Máng thu nước mưa (sê nô), lưới chắn rác, phễu thu nước mưa, ống nhánh (ống treo), ống đứng, ống xả, giếng kiểm tra.


3.8.1Sơ đồ cấu tạo


Các nhà dân dụng thường có diện tích mái nhỏ, chiều rộng không lớn nên sơ đồ thoát nước thường rất đơn giản như hình 43.



  1. Sơ đồ hệ thống thoát nước mưa trên mái nhà

Khi nước mưa chảy thẳng từ ống đứng qua ống tháo vào giếng thăm của mạng lưới thoát nước mưa sân nhà thì không cần rãnh thoát nước mưa xung quanh hè nhà. Khi đó cần bố trí ống kiểm tra trên ống đứng, ở độ cao khoảng 1m để tẩy rửa và thông tắc khi cần thiết.

Trong các nhà công nghiệp, mái thường có diện tích rất rộng và hình dáng phức tạp nên nước mưa không thoát ngay ra ngoài mà chảy vào mạng lưới ngầm dưới sàn nhà rồi mới dẫn ra bên ngoài. Khi đó ống đứng thoát có thể dùng các ống nhánh gắn trực tiếp vào các kết cấu mái nhà (vì kèo, dầm,…) dẫn nước đến ống đứng gần nhất.

Mạng lưới thoát nước mưa trong nhà công nghiệp có thể kết hợp để thoát nước sản xuất. Sê nô (hay máng dẫn) là nơi tập trung nước mưa chảy từ mái xuống.

Ống nhánh dẫn nước từ lưới chắn đến ống đứng phải có độ dốc tối thiểu là 0,05. Chiều cao từ phễu thu đến chỗ nối ống nhánh với ống đứng phải lấy bằng 1 – 1,2m hay 12 lần đường kính ống, ống đứng thường dựa vào cột, tường nhà để gắn chắc (bằng móc, neo). Khi xả nước ra hè nhà từ cuối ống đứng với cút 450 thì phải có bệ đỡ cút bằng gạch hay bêtông để tránh bể vỡ cút hay cút bị tuột ra khi nước chảy mạnh.

Ống tháo dẫn nước từ ống đứng ra ngoài mạng lưới thoát nước mưa sân nhà, phải có chiều dài không lớn hơn 10 – 15m. Các ống nhánh, ống đứng, ống tháo có thể là:


  • Ống sành cho nhà thông thường.

  • Ống gang cho các nhà công cộng đặc biệt hay các cơ sở sản xuất.

  • Ống chất dẻo cho tất cả các loại nhà khi điều kiện cho phép.

Chọn loại ống phải xuất phát từ khả năng cung cấp của địa phương, lý do kinh tế và tầm quan trọng của ngôi nhà.

Đối với mạng lưới ngầm dưới nhà, thường dùng ống bêtông hay bêtông cốt thép (khi d > 500mm). Chiều sâu đặt ống ngầm dưới nhà khi không có xe ôtô đi qua có thể lấy bằng 0,4m, khi có xe ôtô qua lại lấy tối thiểu là 0,7m (kể từ đỉnh ống).


3.8.2Tính toán hệ thống thoát nước mưa trên mái nhà


Tính toán hệ thống thoát nước mưa trên mái nhà bào gồm: Chọn đường kính ống đứng, xác định số ống đứng cần thiết và kích thước của máng dẫn (sê nô) sau đó tính toán thủy lực mạng lưới.

Lưu lượng tính toán nước mưa trên diện tích mái thu nước được xác định theo công thức:



(l/s)

Trong đó:

- Q: Lưu lượng nước mưa (l/s).

- F: Diện tích thu nước (m2).

F = Fmái + 0,3 Ftường (m2)

Với: Fmái: Diện tích hình chiếu của mái (m2).

Ftường: Diện tích tường đứng tiếp xúc với mái hoặc xây cao trên mái.

- K: Hệ số lấy bằng 2.

- q5: Cường độ mưa (l/s.ha) tính cho địa phương có thời gian mưa 5 phút và chu kỳ vượt quá cường độ tính toán 1 năm (p = 1) (tra ở phụ lục 2).

Tính toán máng dẫn nước (sê nô)

Máng thu nước mưa (sê nô) làm bằng tôn thường đặt ở những nhà có mái dốc.

Sê nô bằng bê tông cốt thép đặt ở những nhà mái bằng và cả những nhà mái dốc.

Tính toán thủy lực máng thu nước (sê nô) theo công thức:



Trong đó:

- v: Vận tốc nước chảy trong máng (ống) (m/s).

0,6 (m/s) ≤ v ≤ 4 (m/s).

- I: Độ dốc thủy lực. 1 – Độ dốc hình học của đáy máng. Trường hợp nước chảy tự do như sê nô: I = 1.

- R: Bán kính thủy lực (sê nô có tiết diện chữ nhật):



- g: Gia tốc trọng trường.

- λ: Hệ số sức kháng do ma sát theo chiều dài máng (ống) được tính theo công thức:

Trong đó:

- ∆td: Độ nhám tương đương (cm).

- a2: Hệ số nhám của máng (ống).

Sê nô bằng bê tông có trát vữa (∆td = 0,08cm, a2 = 50)

- R0: Hệ số Reynold.



- υ: Hệ số nhớt nước chảy trong máng (khi ra vào) với nhiệt độ khoảng 27 – 280C thì lấy như sau: υ = 0,009 cm2.

Độ dốc nhỏ nhất của máng thu nước mưa lấy như sau:

- Đối với máng tôn hình bán nguyệt là 0,003.

- Đối với máng bê tông hình chữ nhật là 0,004.

Máng thu nước mưa, có chiều cao của tiết diện ướt nhỏ nhất là 10cm về chiều cao cùa phần tiết diện khô từ 10 đến 20 cm.

Chú thích:

1. Cho phép cấu tạo: 1m2 mái cần 2cm2 tiết diện ướt của máng thu nước mưa. Trong trường hợp mái bằng hoặc mái dốc có sênô bên ngoài.

2. Không nên thiết kế thu nước mưa trên mái chảy thẳng vào vào phễu thu mà không có màng thu nước mưa.

Cách bố trí phễu thu nước mưa trên mái phải dựa vào mặt bằng mái, diện tích thu nước cho phép của một phễu thu và kết cấu mái nhà. Đối với nhà mái bằng và mái dốc, ở cùng một phía dốc mái phải bố trí ít nhất 2 phễu thu nước mưa.

Nối phễu thu nước mưa với ống đứng được thực hiện bằng thùng tôn chuyển tiếp có thể tự co giãn được.

Lưu lượng nước mưa tính toán cho môt phễu thu nước mưa, hoặc cho một ống đứng thu nước mưa không vượt quá trị số ghi ở bảng 16.





Đường kính phễu thu hoặc ống đứng (mm)

80

100

150

200

Lưu lượng tính toán cho một phễu thu nước mưa (l/s)

Lưu lượng tính toán nước mưa tính cho 1 ống đứng thu nước mưa (l/s)



5

10


12

20


35

50


80

Tổng diện tích lỗ thu của phễu phải lớn hơn diện tích tiết diện ngang của ống đứng thu nước ít nhất 2 lần.

Cho phép nối các phễu thu nước ở độ cao khác nhau với một ống đứng trong trường hợp tổng lưu lượng trong ống đứng không vượt quá trị số ghi ở bảng 16.

Độ dốc nhỏ nhất của ống nhánh thoát nước lấy như sau:

- Đối với ống treo là 0,005.

- Đối với ống đặt dưới sàn, nền, đi ngầm, lấy theo bảng 17.




Đương kính ống (mm)

Đường ống thoát nước sản xuất không bẩn và nước mưa

Đường ống thoát nước nhiễm bẩn

Độ đầy lớn nhất

Độ dốc nhỏ nhất

Độ đầy lớn nhất

Độ dốc nhỏ nhất

50
75

100


125

150


200

0,8 đường kính ống





0,02
0,015

0,008


0,006

0,005


0,005

0,5 đường kính ống

0,7 “





0,02
0,02

0,012


0,01

0,007


0,005

Chú thích:

  1. Ống có đường kính lớn hơn 200 mm độ dốc nhỏ nhất xác định theo tốc độ tự làm sạch nhỏ nhất của nước thải ở độ đầy thiết kế theo quy định trong tiêu chuẩn “Thoát nước đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế’’.

  2. Độ dốc lớn nhất của đường ống thoát nước không được vượt quá 0,15 (trừ đường ống nhánh dài đến 1,5m nối từ dụng cụ vệ sinh).

  3. Kích thước và độ dốc rãnh cần quy định theo điều kiện đảm bảo tốc độ tự làm sạch của nước thải. Độ đầy rãnh không quá 0,8 m chiều cao rãnh. Chiều rộng rãnh không nhỏ hơn 0,2 m. Chiều rộng rãnh quy định theo tính toán thủy lực và theo cấu tạo, nhưng khi chiều cao rãnh lớn hơn 0,5 m, chiều rộng rãnh phải không nhỏ hơn 0,7m.

Chú thích: Ống treo (ống nhánh) phải thiét kế bằng ống gang, ống tôn để đề phòng hiện tượng rò rỉ và thuận tiện trong việc liên kết ống.

Ống đứng và ống nhánh phải tính để chịu được áp lực thuỷ tĩnh khi tắc ống hoặc tràn ống.

Đường kính lớn nhất của ống treo lấy không quá 300mm.

Số lượng ống đứng thu nước mưa cần thiết xác định theo công thức:



Trong đó:

- nod: Số lượng ống đứng.

- Q: Lưu lượng tính toán nước mưa trên mặt (l/s).

- qod: Lưu lượng tính toán của một ống thu nước mưa theo bảng 16.

Hệ thống thoát nước mưa bên trong cần tính với chế đô tự chảy. Lưu lượng đường ống tự chảy cần xác định với độ đầy bằng 0,8 đường kính.

Trên hệ thống thoát nước mưa bên trong, để thuận tiện cho viêc sục rửa cần đặt ống kiểm tra, ống thông tắc và giếng kiểm tra.

Nước mưa từ hệ thống thoát nước trong nhà được dẫn ra hệ thống thoát nước bên ngoài nhà hoặc vào hệ thống thoát nước chung.

Khi trong vùng xây dựng không có hệ thống thoát nước mưa bên ngoài nhà và hệ thống thoát nước chung cho phép xả nước mưa từ hệ thống bên trong nhà ra rãnh, hồ ao gần nhà (xả hở).

Chú thích:



  1. Khi xả hở cần có biện pháp chống làm sói lở mặt đất ở 2 bên miệng xả (trồng cây, xây kè,…).

  2. Nêu luận chứng kinh tế kỹ thuật cho phép có thể xả nước mưa từ hệ thồng trong nhà vào hệ thống thoát nước của sản xuất không bẩn hoặc thải nước sử dụng lại.

  3. Không cho phép xả nước mưa vào hệ thống nước sinh hoạt bên trong.

Đường ống thoát nước mưa bên trong dùng ống chất dẻo, fibroximăng, ống tôn hoa, ống gang ống sành tráng men hai mặt.

Trên đường ống treo ngang, khi có tải trọng rung cho phép dùng ống thép.




tải về 1.23 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương