Từ viết tắt Ý nghĩa


Các công trình trên hệ thống cấp nước trong nhà



tải về 1.23 Mb.
trang7/24
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích1.23 Mb.
#14606
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   24

2.9Các công trình trên hệ thống cấp nước trong nhà

2.9.1Két nước


    1. Chức năng

Khi áp lực của đường ống cấp nước bên ngoài không đảm bảo thường xuyên thì hệ thống cấp nước bên trong nhà cần có két nước. Két nước có nhiệm vụ điều hòa nước, tức là dự trữ nước khi thừa và cung cấp nước khi thiếu đồng thời tạo áp lực để đưa nước tới các nơi tiêu thụ. Ngoài ra két nước còn phải dự trữ một phần lượng nước chữa cháy trong nhà.

    1. Cấu tạo két nước



  1. Sơ đồ cấu tạo két nước

    1. Xác định dung tích két nước

Dung tích toàn phần của két nước xác định theo công thức sau:

Wk = Qh. max.t

Trong đó:

- Qh. max: Lưu lượng của giờ dùng nước lớn nhất trong ngày (m3/h).

- t: Thời gian thiếu nước trong ngày (giờ).

Chú ý: Dung tích két nước không nên lớn hơn 20 ÷ 25m3 vì nếu lớn quá sẽ làm tăng tải trong cho ngôi nhà. Khi dung tích két quá lớn có thể chia thành nhiều két bố trí ở nhiều khu vệ sinh khác nhau trong ngôi nhà.


    1. Chiều cao đặt két nước

Chiều cao đặt két được xác định trên cơ sở bảo đảm áp lực để đưa nước, tạo ra áp lực tự do đủ ở thiết bị vệ sinh bất lợi nhất trong trường hợp giờ dùng nước lớn nhất.

Như vậy, két nước phải có đáy đặt cao hơn thiết bị vệ sinh bất lợi nhất một khoảng bằng tổng áp lực tự do ở thiết bị vệ sinh bất lợi nhất và tổn thất áp lực từ két đến thiết bị vệ sinh bất lợi nhất. Thực tế ở các ngôi nhà ở và công cộng người ta thường đặt két nước ngay trên mái nhà hoặc đặt trong hầm mái.



    1. Các thiết bị trên két nước

Đường ống dẫn nước lên két: Có thể là một hoặc chia làm nhiều đường ống. Trên đường ống có bố trí van hai chiều và van phao hình cầu. Van phao hình cầu đặt cách nắp két một khoảng 0,1 ÷ 0,2m.

Ống dẫn nước ra khỏi két xuống cấp cho ngôi nhà có thể chung hoặc riêng với đường dẫn nước lên két. Trong trường hợp đường ống lên két và từ két xuống chung thì trên nhánh ống dẫn từ két xuống có bố trí van một chiều để nước không vào từ đáy két, tránh xáo trộn cặn trong két.

Ống tràn: Dùng để xả nước khi van phao hỏng, mực nước trong két vượt quá giới hạn thiết kế.

Ống xả cặn: Có đường kính 40 ÷ 50mm đặt ở chỗ thấp nhất ở đáy két để xả cặn khi thau rửa két và thường nối với ống tràn.


2.9.2Máy bơm và trạm bơm


Máy bơm dùng để tăng áp lực dẫn nước từ đường ống cấp nước bên ngoài (hoặc từ bể chứa) đến các thiết bị vệ sinh và két nước. Máy bơm trong nhà phổ biến nhất là loại máy bơm ly tâm trục ngang chạy bằng điện.

Trường hợp mạng lưới đường ống cấp nước bên ngoài thường xuyên hay từng thời gian không có đủ áp lực cần thiết để đưa nước lên các tầng của công trình cần phải thiết kế trạm bơm tăng áp.



Lưu ý: Theo TCVN 4513-1988: Nghiêm cấm việc đặt máy bơm hút trực tiếp trên đường ống dẫn nước vào nhà mà phải hút qua bể chứa nước điều hòa.

    1. Phương pháp chọn máy bơm

Muốn chọn máy bơm dựa vào hai chỉ tiêu cơ bản sau:

  • Lưu lượng máy bơm: Qb (m3/h; l/s).

  • Áp lực toàn phần của máy bơm: Hb (m).

Trong trường hợp sinh hoạt thông thường lưu lượng bơm bằng lưu lượng nước tính toán lớn nhất của ngôi nhà.

Trong trường hợp có cháy thì lưu lượng bơm của máy bơm chữa cháy bằng tổng lưu lượng sinh hoạt lớn nhất và lưu lượng chữa cháy của ngôi nhà đó.



Theo lưu lượng và áp lực của máy bơm Qb, Hb có thể dùng “Sổ tay máy bơm” để chọn máy bơm thích hợp.



    1. Bố trí trạm bơm

Trạm bơm có thể bố trí ở các vị trí sau:

  • Bố trí bên ngoài nhà: Thuận tiện cho việc thiết kế, lắp đặt, quản lý, sữa chữa,… nhưng dễ ảnh hưởng đến mỹ quan, kiến trúc ngôi nhà.

  • Bố trí ở gần cầu thang: Sử dụng được diện tích thừa nhưng chật hẹp, khó bố trí, thao tác quản lý khó khăn và dễ gây ồn cho ngôi nhà.

  • Bố trí ở tầng hầm: Diện tích đặt máy bơm rộng, dễ bố trí nhưng cần chống thấm tốt.

Trong một trạm bơm ngoài các máy bơm công tác cần bố trí thêm các máy bơm dự phòng và có thể có cả máy bơm chữa cháy. Số máy bơm công tác càng nhiều thì số máy bơm dự phòng càng lớn, tối thiểu một trạm bơm thì phải có một máy bơm dự phòng, máy bơm dự phòng có thể đặt trực tiếp trên bệ hoặc dự trữ trong kho.

Nơi đặt máy bơm phải khô ráo, sáng sủa, thông gió.


2.9.3Bể chứa nước


Bể chứa có tác dụng dự trữ nước cho ngôi nhà khi đường ống bên ngoài nhỏ, không thể bơm trực tiếp từ đường ống bên ngoài và khi áp lực của đường ống cấp nước bên ngoài nhỏ hơn 6m.

  • Dung tích bể xác định trên cơ sở chế độ nước chảy đến và chế độ làm việc của máy bơm.

  • Bể chứa nước của hệ thống cấp nước bên trong nhà cũng được trang bị giống như bể chứa nước của hệ thống cấp nước bên ngoài.

Dung tích điều hòa của bể chứa nước phục vụ cho máy bơm nước sinh hoạt, tăng áp cho công trình xác định theo công thức sau:

Trong đó:

- WBC: Dung tích điều hịa lượng nước sinh hoạt cuả bể chứa nước (m3).

- Qngày: Lượng nước sinh hoạt cần dùng trong ngày đối với công trình (m3).

- n: Số lần đóng mở bơm bằng tay trong ngày.

Dung tích toàn phần của bể chứa nước phục vụ cho máy bơm tăng áp cung cấp nước sinh hoạt cho công trình xác định theo công thức:

VBC = WBC + W1

Trong đó:

- VBC: Dung tích toàn phần của bể chứa nước (m3).

- W1: Dung tích nước chữa cháy trong bể chứa (m3).

Chú thích: Phải bố trí ống hút của máy bơm sao cho bảo đảm lượng nước chữa cháy trong bể chứa không được sử dụng vào các nhu cầu khác như sinh hoạt, sản xuất.

Bể chứa có thể xây dựng bằng bê tông cốt thép hay gạch, vật liệu dùng được quy định theo dung tích của bể, tình hình địa chất thi công, tình hình nguyên vật liệu địa phương,… Đáy bể chứa phải có độ dốc không nhỏ hơn 1% về phía hồ thu nước.

Bể chứa nước có thể thiết kế theo dạng hình tròn, hình chữ nhật,… đặt trong nhà hay ngoài nhà, đặt nổi hay ngầm.

Bể chứa phải được trang bị ống cấp nước vào bể, ống hút hay ống phân phối nước, ống dẫn nước tràn, ống xả nước bẩn, thước báo mực nước, ống thông hơi, thang vẻ cửa ra vào bể.






tải về 1.23 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương