Từ viết tắt Ý nghĩa


Mạng lưới cấp nước trong nhà



tải về 1.23 Mb.
trang5/24
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích1.23 Mb.
#14606
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   24

2.7Mạng lưới cấp nước trong nhà

2.7.1Cấu tạo mạng lưới cấp nước trong nhà


Mạng lưới cấp nước trong nhà là sự hợp thành của các đường ống, các bộ phận nối ống (phụ tùng) và các thiết bị cấp nước.

2.7.2Các loại ống và phụ tùng nối ống


    1. Ống cấp nước

Yêu cầu với ống cấp nước bên trong nhà: Bền, chống ăn mòn cơ học, trọng lượng nhỏ, chiều dài lớn để giảm mối nối, lắp ráp dễ dàng, nhanh chóng, có khả năng uốn cong, hàn được dễ dàng. Các loại ống thường dùng là:

a. Ống thép mạ kẽm

Lớp kẽm phủ cả mặt trong và mặt ngoài ống có tác dụng bảo vệ cho ống khỏi bị ăn mòn và han rỉ.

Ống được dùng rộng rãi trong hệ thống cấp nước nóng, lạnh trong nhà.

Ống có chiều dài từ 6 - 8m, đường kính ống từ 10 - 100mm.

Nối bằng phương pháp hàn, ren hoặc mặt bích.

b. Ống thép đen

Thường dùng cho các nhà sản xuất có đường kính ống cấp nước lớn.

Ống có chiều dài từ 4 - 12m, đường kính ống từ 70 - 150mm.

Nối bằng phương pháp hàn, ren hoặc mặt bích.



c. Ống nhựa

Dùng để lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước trong nhà.

Ống có đặc điểm như độ bền cao, nhẹ, trơn, chống được xâm thực và chịu được tác động cơ học tốt, nối ống dễ dàng nhanh chóng.

Ống có đường kính từ 10 - 630mm, chiều dài ống từ 4 - 12m (thông dụng là 4 - 8m).

Ống chủ yếu được sản xuất bằng 2 loại nhựa PE (dùng ở nhiệt độ < 300C) và uPVC.

Phương pháp nối ống phổ biến là dán và hàn gia nhiệt, ngoài ra trong một số trường hợp khác cũng có thể dùng phương pháp ren, gioăng cao su, mặt bích,…



d. Ống gang

Được chế tạo theo kiểu một đầu loe, một đầu trơn hay hai đầu có mặt bích.

Ống có đặc điểm là rất bền, chống ăn mòn nhưng nặng nề, khó lắp ráp.

Thường dùng làm ống chính dẫn nước ngoài sân nhà hoặc trong nhà sản xuất.

Ống có đường kính 50mm.

Phương pháp nối theo kiểu miệng bát hoặc mặt bích.



d. Các loại ống khác

Ống fibrôximăng được dùng làm ống chính cấp nước chôn ngầm dưới đất, đường kính ống d 70mm, hiện nay ít dùng.

Ống thủy tinh, ống đồng, ống nhôm được dùng trong các phòng thí nghiệm, trong kỹ nghệ thực phẩm, rượu bia.


    1. Phụ tùng nối ống

Côn: Để nối hai ống thẳng hàng có đường kính khác nhau.

Cút (co): Để nối hai đầu ống gặp nhau 900 và 1350 có đường kính bằng nhau.

Tê (thông tam): Để nối ba nhánh ống (nhánh rẽ vuông góc với ống chính). Đường kính của ống rẽ đường kính của ống chính.

Thập (thông tứ): Dùng để nối hai ống cắt nhau vuông góc (thành bốn nhánh). Bốn nhánh này có đường kính bằng nhau hoặc hai nhánh đối xứng có đường kính bằng nhau từng đôi một.

Măng sông (ống lồng): Để nối hai đoạn ống đi thẳng cùng đường kính.

Nút (bu sông): Được ren ngoài, dùng để bịt tạm thời một đầu ống (sau này có thể được nối dài thêm).

Nắp: Có chức năng giống nút. Nắp được ren trong và vì vậy dùng để bít ống hoặc phụ kiện ren ngoài.

Bộ ba (rắc co): Để nối các đoạn thẳng trong trường hợp thi công khó khăn và để tạo điều kiện thay thế, sửa chữa ống, van khoá. Rắc co được thiết kế thành hai phần để dễ lắp và tháo mà không gây ảnh hưởng tới phần ống còn lại. Rắc co được làm từ vật liệu đồng, thép, nhựa và được ren trong cả hai đầu hoặc một đầu ren trong, một đầu ren ngoài.

Kép (hai đầu răng): Là một đoạn ống ngắn được ren hai đầu, dùng để nối với van và các phụ kiện ông có ren trong.

2.7.3Các thiết bị lấy nước trong nhà


Theo chức năng các thiết bị cấp nước bên trong nhà có thể chia ra: Thiết bị lấy nước đóng mở nước, điều chỉnh, phòng ngừa và các thiết bị đặc biệt khác.

    1. Thiết bị lấy nước

Gồm có: Các vòi nước kiểu van mở chậm để tránh hiện tượng sức va thủy lực, thường đặc trên các chậu rửa tay, rửa mặt, chậu giặt, chậu tắm,… các vòi trộn nước nóng lạnh ở các nhà tắm nước nóng, các vòi rửa âu tiểu,… Để lấy nước nhanh như trong nhà tắm công cộng, nhà tắm là, thùng nước,… người ta đặt kiểu vòi nút mở nhanh (chỉ dùng khí áp lực nước ≤ 1atm).

Vòi trộn thường chia ra làm vòi trộn chậu rửa mặt, vòi trộn chậu rửa tay, vòi trộn cho chậu tắm. (Xem phần cấp nước nóng).





  1. Cấu tạo thiết bị lấy nước

    1. Thiết bị đóng mở nước

Thiết bị đóng mở nước được gọi là van hai chiều khi d ≤ 50mm, gọi là khóa khi d > 50mm. Van hai chiều thường chế tạo kiểu trục đứng hoặc trục nghiêng (tổn thất áp lực nhỏ hơn vì nước chảy thẳng) và được nối với ống bằng ren, khóa được nối với ống bằng mặt bích.



  1. Cấu tạo thiết bị đóng mở nước

Theo TCVN 4513-88: Thiết bị đóng mở nước thường bố trí ở những vị trí sau:

  • Trên đường ống dẫn nước vào nhà.

  • Trên mạng lưới phân nhánh khép vòng để đảm bảo có thể đóng từng đoạn ống đem sửa chữa (không quá nửa vòng) và trên mạng vòng của hệ thống cấp nước sản xuất, theo tính toán đảm bảo cấp nước tới thiết bị hoạt động liên tục từ hai phía.

  • Ở chân ống đứng cấp nước chữa cháy mà có từ 5 họng chữa cháy trở lên và ở mỗi đoạn chữa cháy.

  • Ở chân ống đứng cấp nước sinh hoạt hoặc cấp nước sản xuất trong nhà cao 3 tầng trở lên.

  • Ở các ống nhánh có từ 5 vòi nước trở lên.

  • Ở các ống nhánh vào từng căn hộ, ở các ống nhánh dẫn nước tới bình xả vòi xả trên các ống nhánh dẫn nước tới vòi tắm và chậu rửa mặt.

  • Trước vòi nước công cộng, vòi tưới bên ngoài.

  • Trước các thiết bị máy móc đặc biệt (sản xuất thử nghiệm, chữa bệnh,…) trong trường hợp cần thiết.

  • Trên mạng lưới đường ống cấp nước sinh hoạt và chữa cháy vòng kín thì cứ 5 họng chữa cháy có một van khoá cho một tầng.

Chú thích:

  • Khi ống đứng khép vòng theo chiều đứng, van khoá phải đặt ở chân hoặc đỉnh ống đứng.

  • Trên đường ống chạy vòng kín ở bên trong nhà chỉ được phép đặt các thiết bị dẫn nước theo hai chiều.

  • Các van khoá trên đường ống cấp nước đặt qua cửa hàng, nhà ăn công cộng và các gian phòng khác xây kết hợp với nhà ở không thể kiểm tra được vào ban đêm, cần bố trí ở bên ngoài công trình.

    1. Thiết bị điều chỉnh phòng ngừa

Van một chiều: Chỉ cho nước chảy theo một chiều nhất định. Khi nước chảy theo một chiều lưỡi gà sẽ mở và cho nước chảy qua. Khi nước chảy ngược lại, lưỡi gà sẽ đóng và cắt nước. Van một chiều thường đặt sau máy bơm (để tránh nước dồn lại bánh xe công tác làm động cơ quay ngược chiều chóng hỏng), ở đường ống dẫn nước vào nhà (khi dùng hệ thống có két nước trên mái) để cho trong giờ cao điểm, nước không chảy ra đường ống bên ngoài, trên đường dẫn nước từ két xuống khi ống dẫn nước lên két và từ két xuống có đoạn chung để cho nước chỉ xuống mà không lên được từ đáy két (vì cặn lắng ở đáy két dễ bị xáo trộn, nước bị vẩn đục).



  1. Cấu tạo một chiều

Van phòng ngừa (giảm áp tạm thời): Đặt ở các chỗ có khả năng áp lực năng cao quá giới hạn cho phép. Khi áp lực quá cao, lưỡi gà tự động năng lên, xả nước ra ngoài và áp lực giảm đi.

Van giảm áp: Giảm áp thường xuyên, dùng để hạ áp lực và giữ cho áp lực không vượt quá giới hạn cho phép, thường sử dụng trong các nhà cao tầng để hạ áp lực trong các vùng hoặc đoạn ống riêng biệt.






  1. Van giảm áp

Van phao hình cầu: Dùng để tự động đóng mở nước theo mức nước trong thùng chứa,… thường đặt trong các bể chứa nước, két nước, thùng rửa hố xí.




  1. Cấu tạo van phao và hình van phao hình cầu

    1. Các thiết bị đặc biệt khác

Trong các nhà yêu cầu phải có hệ thống cấp nước chữa cháy cần phải bố trí các vòi phun và van chữa cháy.

Vòi chữa cháy là một ống hình côn, van chữa cháy cũng giống như van thường có ren ở cả hai đầu, một đầu van được nối với tê của ống đứng cấp nước chữa cháy, đầu kia vặn vào khớp nối với ống vải gai dẫn nước chữa cháy.

Trong các phòng mổ, phòng chuẩn bị, các phòng khác của bệnh viện, để thuận tiện khi thao tác, điều trị cho bệnh nhân, người ta còn sử dụng nhiều thiết bị khác như vòi nước mở bằng cùi tay, đầu gối, chân đạp, hương sen đặt trong một tủ đặc biệt có đặt cả nhiệt kế, áp kế, vòi trộn,…

Trong các phòng thí nghiệm người ta còn dùng nhiều loại thiết bị đặc biệt như vòi thí nghiệm có miệng nhọn để nối với ống cao su, vòi có chồi dài,…




tải về 1.23 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương