SÁch giải nghĩa sách 1 VÀ 2 TÊ-sa-lô-ni-ca pre-publication version


:6a Vậy, chúng ta không nên ngủ mê nh



tải về 3.12 Mb.
trang12/13
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích3.12 Mb.
#23476
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

5:6a

Vậy, chúng ta không nên ngủ mê như những người khác:

Vậy: Từ này giới thiệu nhóm từ đi theo sau một cách hợp lý với các điều nói từ 5:5a “Vì tất cả anh chị em là những người sống một đời sống tốt lành và trong sạch.”

không nên ngủ mê: Đây có nghĩa là ‘những người giống như những người đang ngủ.’ Phao-lô tiếp tục dùng ẩn dụ nói về k

5:4-11  Các con dân Chúa nên chuẩn bị cho sự trở lại của Chúa Giê-su.




5:4a Nhưng thưa anh chị em, không ở trong bóng tối

Nhưng thưa anh chị em, không ngồi/sống trong bóng tối.



-HAY-

Nhưng thưa anh chị em, không thuộc về thế giới gian ác này.



5:4b đến nỗi ngày ấy bất ngờ đến với anh chị em như kẻ trộm.

Vì vậy ngày Chúa Giê-su của chúng ta trở lại sẽ không đến bất ngờ với anh chị em như kẻ trộm đến bất ngờ với người ta.



5:5a Vì tất cả anh chị em đều là con cái của ánh sáng, con cái của ban ngày.

Anh chị em là những người sống trong ánh sáng và thuộc về ban ngày.



-HAY-

Anh chị em là những người sống một đời sống tốt lành và trong sạch.



5:5b Chúng ta không thuộc về ban đêm hay bóng tối.

Chúng ta không theo cách của những người gian ác và chúng ta không làm điều ác.



5:6a Vậy, chúng ta không nên ngủ mê như những người khác

Vì vậy chúng ta đừng gian ác như những người khác là những người không cảnh giác về việc Chúa Giê-su sẽ trở lại.



-HAY-

Nên vì chúng ta không theo đường lối của những người gian ác, chúng ta đừng giống như họ không sẵn sàng khi Chúa Giê-su đột xuất (hay ChúaGiê-su trở lại bất thình lình).



5:6b nhưng hãy cảnh giác và tỉnh thức.

Nhưng hãy tỉnh thức và kiềm chế chính chúng ta,



-HAY-

Ngược lại chúng ta nên tỉnh thức và suy nghĩ rõ ràng,





trộm đến vào ban đêm trong lúc những người bị ăn trộm đang ngủ và không biết điều gì đang xảy ra. Những người không tin sẽkhông sẵn sàng cho sự trở lại của Chúa Giê-su. Nhưng các con dân Chúa thì sẵn sàng. Điều này không những chỉ có nghĩa là họ phải trông đợi sự trở lại của Chúa, nhưng cũng phải sống đẹp lòng Đức Chúa Trời cho tới lúc Chúa trở lại. Cũng xem trong Ma-thi-ơ 25:1-13.

như những người khác: Phao-lô đang cảnh cáo các con dân Chúa phải cư xử như những người tin Chúa, đừng giống như những người chưa tin Chúa hay không tin rằng Chúa Giê-su sẽ trở lại.

5:6b

nhưng hãy cảnh giác và tỉnh thức:

nhưng hãy cảnh giác: Trạng thái này ngược lại với trạng thái nói ở trong 5:6a, nó có nghĩa là ‘chúng ta nên tỉnh thức.’ Điều này có nghĩa là không phải chúng ta chỉ trông chờ Chúa Giê-su trở lại. Theo một số các nhà phê bình, chúng ta cũng phải luôn luôn tỉnh thức về các cám dỗ làm cho chúng ta phạm tội và chống trả lại với những cám dỗ này. Nếu tâm trí chúng ta không phân biệt rõ điều nào là đúng điều nào là sai, chúng ta sẽ không thể tránh phạm tội được. Hãy xem trong Ma-thi-ơ 25:13, Mác 13:35-37.

và tỉnh thức: Từ Hy-lạp njphw dùng trong nhóm từ này thật có nghĩa là ‘không say, không uống những thứ rượu mạnh.’ Phao-lô dùng từ này để nói về trạng thái tỉnh thức.

Người ta thường say rượu vào ban đêm. Người say thường dễ ngủ. Khi ở trong tình trạng đó người say không thể giữ cho mình đừng phạm tội hay khỏi nguy hiểm được. Ẩn dụ không nói là chúng ta không được uống rượu, nhưng bảo chúng ta giữ cho đầu óc tỉnh táo và tự kiềm chế để không phạm tội. Nhưng trong 5:7b hàm ý say rượu là tội lỗi.



5:7a

Vì ai ngủ thì ngủ ban đêm: Hãy xem lại lời giải nghĩa của 5:5b. Thái độ tiêu biểu của người thế gian là họ không cần chú ý đến Chúa Giê-su có trở lại hay không, hoặc Chúa sẽ đoán xét họ là có tội hay không. Họ quá bận rộn với công việc của đời này. Câu này được bắt đầu bằng từ bởi vì Phao-lô cho họ thấy sự quan trọng của lời cảnh cáo của ông trong 5:6. Ông kêu gọi họ nhớ đến một lẽ thật rõ rệt: “người ta thường ngủ vào buổi tối nhưng thức vào ban ngày.”

5:7b

và ai say sưa thì say sưa ban đêm: Thật ra người ta thường hay uống rượu vào ban đêm hơn là vào ban ngày. Áp dụng ẩn dụ này vào đời sống, Phao-lô nói rằng sự say sưa và cư xử không tốt thường xảy ra vào ban đêm, nhưng trong ban ngày người ta thường cư xử đàng hoàng. Cũng giống như vậy, vì chúng ta “thuộc về ban ngày” chúng ta không nên phạm tội (5:8a).

5:8a

Nhưng chúng ta thuộc về ban ngày, hãy tỉnh thức: Hãy xem lời giải nghĩa của 5:6b.

5:8b-c

mặc áo giáp bằng đức tin và tình thương, đội mão bằng hy vọng cứu rỗi: Phao-lô thay đổi ẩn dụ, ông nói về người lính và áo giáp của mình. Có lẽ ông dùng ẩn dụ trong Ê-sai 59:17. Ẩn dụ này thay đổi khác một chút ở trong Ê-phê-sô 6:11-18. Người lính mặc áo giáp để che ngực và đội mũ sắt để bảo vệ cái đầu. Nên ý nghĩa sâu xa của nó là các con dân Chúa nên dùng đức tin, tình yêu thương, và hy vọng để bảo vệ họ chống lại sự tấn công của quỷ vương. Đức Chúa Trời cung cấp cùng một thứ khí giới này để bảo vệ họ khỏi bị trừng phạt khi Chúa Giê-su đến và đoán xét mọi người trên thế giới. Bởi vì khi có đức tin, tình yêu thương và hy vọng họ cũng có sự cứu rỗi. Hãy xem lời giải nghĩa sau đây về ý nghĩa của đức tin, tình yêu thương, hy vọng và sự cứu rỗi.

mặc: Động từ này liên hệ với câu trước như thế nào? Động từ này liên hệ với hãy tỉnh thức trong 5:8a, và giải thích họ phải kiềm chế chính họ như thế nào.

đức tin: Đức tin là gì? Trong văn mạch của thư này, nó có nghĩa là các con dân Chúa phải tiếp tục tin tưởng và tin cậy nơi Chúa Giê-su Cơ Đốc. Nếu chúng ta ngưng làm điều này chúng ta mở cửa cho quỷ vương tấn công, cám dỗ chúng ta làm việc sai lầm. Hãy xem lời giải nghĩa của 1:3b.

tình thương: Các con dân Chúa phải yêu thương ai? Yêu thương Đức Chúa Trời và Chúa Giê-su không chưa đủ. Chúng ta cũng phải yêu mến con người nữa. Làm như vậy chúng ta được bảo vệ chống lại sự tấn công quỷ vương.

đội mão bằng hy vọng cứu rỗi: Hãy xem các lời giải nghĩa của 1:3d và 4:13b liên quan đến hy vọng. Các con dân Chúa không phải chỉ hy vọng một ngày nào đó họ sẽ được cứu. Là con dân Chúa chúng ta phải chắc chắn rằng khi Chúa Giê-su trở lại, Ngài sẽ đến và cứu chúng ta ra khỏi thế gian này và khỏi sự trừng phạt mà Chúa sẽ dành cho người gian ác. Ngài sẽ đem chúng ta đi với Ngài cho đến đời đời. Biết những điều này là tăng cường sự bảo vệ chúng ta chống lại với sự tấn công của quỷ vương.

Sau đây là cách diễn dịch được đề nghị để dịch các câu 5:8b-c:

Chúng ta phải tiếp tục tin nơi Đức Chúa Trời và Chúa Giê-su, tiếp tục yêu mến Đức Chúa Trời, Chúa Giê-su và yêu mến lẫn nhau, và tin chắc rằng Chúa Giê-su sẽ đến và cứu chúng ta…để chúng ta được bảo vệ giống như người lính mặc áo giáp, đội nón sắt để bảo vệ mình.

5:9a

Đức Chúa Trời đã không định cho chúng ta chịu cơn thịnh nộ: Phao-lô cho biết thêm lý do về mệnh lệnh của ông trong các câu 5:6-8. Đức Chúa Trời không muốn trừng phạt một ai, nhưng Ngài phải trừng phạt những tội nhân không ăn năn và tin cậy Chúa Giê-su. Bởi vì Ngài đã chọn các con dân Chúa để hầu việc và yêu mến Ngài

,5:7a Vì ai ngủ thì ngủ ban đêm

bởi vì hễ ai muốn ngủ, thì ngủ ban đêm,



-HAY-

bởi vì người không chú ý đến việc Chúa Giê-su có trở lại hay không là người của thế giới gian ác này,



5:7b và ai say sưa thì say sưa ban đêm.

và những ai muốn say sưa, thì say sưa ban đêm.



-HAY-

và những người không kiềm chế được mình cũng là những người của thế giới gian ác này.



5:8a Nhưng chúng ta thuộc về ban ngày, hãy tỉnh thức,

Nhưng vì chúng ta thuộc về ban ngày, chúng ta nên tự kiềm chế mình.



-HAY-

Nhưng bởi vì chúng ta là con dân của Đức Chúa Trời chúng ta nên tự kiềm chế chính mình.



5:8b mặc áo giáp bằng đức tin và tình thương,

Chúng tôi cho anh chị em sự minh hoạ về cách chúng ta tự kiềm chế chính mình. Giống như người lính mặc áo giáp để bảo vệ ngực của mình, chúng ta phải để tin tưởng nơi Chúa Giê-su của chúng ta, yêu mến Chúa và yêu mến lẫn nhau để chúng ta được bảo vệkhỏi sự tấn công của Sa-tan.

-HAY-

Chúng ta phải tin tưởng nơi Đức Chúa Trời và Chúa Giê-su, lòng yêu mến Đức Chúa Trời, Chúa Giê-su và yêu mến lẫn nhau để chúng ta được bảo vệ cũng như áo giáp bảo vệ người lính.



5:8c đội mão bằng hy vọng cứu rỗi.

Và chúng ta hãy tiếp tục tin chắc rằng trong ngày Chúa Giê-su trở lại, Ngài sẽ cứu chúng ta khỏi thế giới này, khỏi sự trừng phạt mà Đức Chúa Trời sẽ dành cho mọi người gian ác và Ngài sẽ đem chúng ta đi ở với Chúa đời đời. Điều này chắc chắn sẽ bảo vệ chúng ta khỏi sự tấn công của Sa-tan giống như cái nón sắt bảo vệ đầu của người lính.



-HAY-

Và chúng ta phải tin chắc rằng Chúa Giê-su sẽ đến và cứu chúng ta khỏi sự trừng phạt mà Đức Chúa Trời sẽ cho những người gian ác để chúng ta được bảo vệ khỏi sự tấn công của Sa-tan giống như cái nón sắt bảo vệ người lính.



5:9a Vì Đức Chúa Trời đã không định cho chúng ta chịu cơn thịnh nộ

Chúng ta phải bảo vệ mình bằng cách này bởi vì Đức Chúa Trời không lựa chọn chúng ta để xét đóan và trừng phạt chúng ta.





một số người để bị định tội, bởi vì từ những chỗ khác trong TƯ chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời muốn cứu tất cả mọi người.

chịu cơn thịnh nộ: Đây là nhóm từ thường được dùng để diễn tả Đức Chúa Trời giận dữ với những người từ chối không chịu ăn năn và tin cậy nơi Ngài. Khi Chúa Giê-su đến làm chánh án cho Đức Chúa Trời trong ngày đoán xét Ngài sẽ trừng phạt họ. Đây không nhấn mạnh đến sự giận dữ của Đức Chúa Trời nhiều bằng nhấn mạnh đến sự kiện Chúa sẽ kết tội và trừng phạt các tội nhân.

5:9b

nhưng được hưởng ơn cứu rỗi bởi Chúa Giê-su Cơ Đốc chúng ta:

nhưng được hưởng ơn cứu rỗi: Trong văn mạch này ý nghĩa của từ cứu rỗi có lẽ chỉ giới hạn trong “họ sẽ được cứu khỏi sự trừng phạt sẽ đến với những người không tin Chúa phải chịu trong ngày đoán xét.”

bởi Chúa Giê-su Cơ Đốc: Trong một vài ngôn ngữ có thể khó dịch cụm từ này. Rõ ràng Chúa Giê-su Cơ Đốc là người của Đức Chúa Trời sai đến để cứu chúng ta. Có lẽ dịch bằng cách này để Chúa Giê-su như là chủ từ giống như trong PKTCD thì dễ hơn.

5:10a

Đấng đã chết vì chúng ta: Trong nguyên bản Hy-lạp, đây là một nhóm từ quan hệ “Đấng đã chết vì chúng ta.” Nó không phải được viết ra để nhận diện Chúa Giê-su là ai nhưng để nói về điều Chúa Giê-su làm cho các con dân Chúa. Các con dân Chúa ở Tê-sa-lô-ni-ca đã biết rằng Chúa Giê-su đã chết cho họ, nhưng Phao-lô chỉ muốn nhắc họ nhớ đến lý do lớn nhất để sống một cách tốt đẹp, tức là, Chúa Giê-su chết để cứu họ khỏi tội lỗi và sự trừng phạt về những tội lỗi đó.

5:10b-c

để chúng ta dù thức hay ngủ đều được sống với Ngài:

để: Từ này giới thiệu một nhóm từ được dùng để nói đến một trong những điều tốt do sự chết của Chúa Giê-su mang lại. Điểm chính ở đây liên hệ tới các câu 4:13-18, chỗ Phao-lô tuyên bố rằng tất cả các con dân Chúa còn đang sống hay đã chết đều sẽ sống với Chúa Giê-su đời đời khi Ngài trở lại.

dù thức hay ngủ: Hãy xem lời giải nghĩa của 4:13a, 4:14b và 4:15b-c. Những người thức không nói đến những người “phải cảnh giác” (5:6b) nhưng là những người còn đang sống khi Chúa Giê-su trở lại. Những người đã ngủ nói đến những người đã chết.

đều được sống với Ngài: Ở đây từ đều nói đến những người đang sống và những người “đã ngủ.” Cả hai nhóm người này đều sẽ sống chung với Chúa Giê-su.

Nhưng chúng ta sẽ đi đâu để sống với Chúa? Như đã đề cập trong lời giải nghĩa của 4:17, câu trả lời là: trên thiên đàng.



5:11a

Vậy, anh chị em hãy khuyến khích lẫn nhau:

Vậy: Từ này giới thiệu kết luận của các lời của Phao-lô nói trong các câu 5:1-10. Cũng như vậy 4:18 là câu kết luận cho Đơn Vị Có Cùng Một Ý Nghĩa ở các câu 4:13-18.

hãy khuyến khích lẫn nhau: Thật khó mà hiểu được từ Hy-lạp parakalew được dùng trong câu này. Trong BDM, nó được dịch là khuyến khích lẫn nhau. Trong 5:14 Phao-lô dùng từ paramutheomai để nói về khải đạo, an ủi và khuyến khích những người yếu đuối về tâm linh. Nhưng ngược lại trong 5:14 (BDM), parakalew được dịch là “chúng tôi xin anh chị em.” Trong 5:11a parakalew có vẻ như có ý nghĩa “khuyến khích,” “thêm sức cho.” Ý nghĩa này được nhóm từ kế tiếp xây dựng cho nhau hỗ trợ.

và xây dựng cho nhau: Từ Hy-lạp oikodomew có nghĩa nguyên thuỷ là ‘xây một cái nhà.’ Tuy nhiên trong văn mạch này nó chỉ có nghĩa là ‘làm cho nhau được mạnh mẽ,’ ‘giúp đỡ lẫn nhau tin tưởng mạnh mẽ.’

5:11b

như anh chị em vẫn đang làm: Phao-lô bảo họ khuyến khích và làm cho nhau được mạnh mẽ, đó là điều ông biết họ đã làm rồi. Nhưng khuyến khích các con dân Chúa bằng cách khen khi họ làm các việc thiện cũng không phải là phí lời.


5:9b nhưng được hưởng ơn cứu rỗi bởi Chuá Giê-su Cơ Đốc chúng ta,

Trái lại, Chúa đã lựa chọn chúng ta để sai Chúa Giê-su Cơ Đốc đến cứu chúng ta.



5:10a Đấng đã chết vì chúng ta

Đức Giê-su đã chết vì chúng ta



-HAY-

Đức Giê-su chết thay cho chúng ta



5:10b để chúng ta dù thức hay ngủ

để chúng ta dù đã chết hay còn đang sống vào lúc Chúa trở lại,



5:10c đều được sống với Ngài.

chúng ta đều sống với Ngài.



5:10c đều được sống với Ngài.

chúng ta đều sống với Ngài.



5:11a Vậy anh chị em hãy khuyến khích lẫn nhau và xây dựng cho nhau

Vậy vì tất cả những điều chúng tôi nói với anh chị em là sự thật, anh chị em nên dùng những lời này để tiếp tục khuyến khích và giúp đỡ nhau trở nên mạnh mẽhơntrong sự tin nơi Đức Chúa Trời và Chúa Giê-su của chúng ta,



5:11b như anh chị em vẫn đang làm.

như anh chị em đang khuyến khích và giúp đỡ nhau bây giờ vậy.





TIỂU ĐOẠN 5:12-22 Phao-lô cho thêm lời chỉ dẫn về cách sống đẹp lòng Đức Chúa Trời.




5:12-13 Tỏ lòng kính trọng đối với những người lãnh đạo Cơ Đốc




5:12a Thưa anh chị em, xin anh chị em quý trọng

Thưa anh chị em, chúng tôi thúc giục anh chị em kính trọng







TIỂU ĐOẠN 5:12-22 Phao-lô cho thêm lời chỉ dẫn về cách sống đẹp lòng Đức Chúa Trời.




5:12-13 Tỏ lòng kính trọng đối với những người lãnh đạo Cơ Đốc

Phao-lô bắt đầu liệt kê một số lời hướng dẫn rất quan trọng. Trước hết ông bảo họ kính trọng và tôn vinh những người lãnh đạo trong hội thánh.


5:12a

Thưa anh chị em, xin anh chị em quý trọng: Ở đây bạn nên bắt đầu một tiểu đoạn mới vì bây giờ Phao-lô đổi qua cách sống thực tế Cơ Đốc mà ông đã ngắt ngang từ 4:12 để trả lời một số thắc mắc về sự trở lại của Chúa Giê-su.

anh chị em: Hãy xem lại lời giải nghĩa trong 1:4.

quý trọng: Họ phải công nhận các đặc tính và công việc tốt lành của các người lãnh đạo tại hội thánh địa phương của họ ở Tê-sa-lô-ni-ca. Vì cớ đó họ nên tôn trọng những người này vì họ xứng đáng được như vậy. Đây không phải chỉ kính trọng vì họ là người lãnh đạo. Thật ra Phao-lô không dùng những từ như là “trưởng lão.” Có lẽ khi ông rời Tê-sa-lô-ni-ca ông đã không có thì giờ để bổ nhiệm các trưởng lão. Hoặc có thể trong thời kỳ đầu tiên của hội thánh chưa có chức vụ “trưởng lão” và “chấp sự.” Ý nghĩa cơ bản của từ Hy-lạp oida là ‘biết,’ nhưng trong văn mạch của tiểu đoạn này co nghĩa là: “quý trọng” (BDM), “kính trọng” (BDC), “ghi ân” (BDY).

5:12b

những người làm việc khó nhọc giữa anh chị em: Có nhiều thắc mắc được đặt ra trong câu này và câu kế tiếp. Thứ nhất: nói đến công việc gì ở đây? Đó là công việc trở thành người lãnh đạo hội thánh; và công việc này bao gồm khuyên bảo. Đây là trường hợp Phao-lô chỉ nói về một nhóm người, tức là, những người lãnh đạo của hội thánh. Đây là những người chăm sóc và hướng dẫn họ sống một cách tốt đẹp.

5:12c

là những người nhân danh Chúa lãnh đạo: Ở đây hàm ý là những người này không phải chỉ có thẩm quyền trên các hội viên của hội thánh, nhưng cũng có trách nhiệm chăm sóc và theo dõi họ. Câu này có nghĩa gì? Có thể có hai ý nghĩa:
(1) “là những người nhân danh Chúa lãnh đạo” (BDM).

(2) “là kẻ tuân-theo Chúa mà chỉ dẫn” (BDC)

Quan niệm thứ nhất được ưa thích hơn, bởi vì Phao-lô chú ý về thẩm quyền của các người lãnh đạo hội thánh.

5:12d

và khuyên bảo anh chị em: Từ Hy-lạp nouthetew có nghĩa nhiều hơn là “dạy bảo” (BDC). Nó cũng bao gồm ý nghĩa “cảnh cáo không được làm bậy” (đa số các nhà phê bình hiểu theo nghĩa này). Từ này được dùng lại ở 5:14a “hãy khuyên bảo những người vô trách nhiệm.”

5:13a

Hãy lấy tình thương mà tôn kính họ vì công việc họ làm: Phao-lô nhấn mạnh với các con dân Chúa ở Tê-sa-lô-ni-ca rằng họ phải tôn trọng và yêu mến những người lãnh đạo hội thánh, không phải bởi địa vị của họ nhưng vì những công việc họ làm cho các người mà họ chăm sóc.

5:13b

Anh chị em hãy sống hoà thuận với nhau: Câu này có vẻ như một mệnh lệnh riêng biệt giữa các mệnh lệnh khác. Tốt hơn nên nói là mệnh lệnh này liên hệ đến các mệnh lệnh trong các câu 5:12-13. Không kính trọng các người lãnh đạo dẫn đến sự cãi cọ với họ và các con dân Chúa khác. Phao-lô biết rằng quỷ vương muốn làm cho con dân Chúa cãi cọ với nhau để làm mất đi tình thông công họ có với nhau. (Hãy so sánh 2 Cô-rinh-tô 13:11). Đức Chúa Trời là nguồn gốc của sự bình an (1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:23).

5:14-18 Người Tê-sa-lô-ni-ca phải làm thế nào để sống đời sống Cơ Đốc.

Danh sách tiếp tục. Họ phải sống đoàn kết với nhau. Họ phải cảnh cáo những người lười biếng, khuyến khích những người ngã lòng, giúp đỡ những người yếu đuối, và kiên nhẫn với tất cả mọi người. Họ không nên lấy ác trả ác, nhưng phải làm việc thiện cho mọi người. Họ phải vui vẻ, tiếp tục cầu nguyện, và cảm tạ Đức Chúa Trời về mọi điều xảy ra cho họ.

5:14a

Thưa anh chị em, chúng tôi xin anh chị em hãy khuyên bảo những người vô trách nhiệm:

anh chị em: Hãy xem lời giải nghĩa của 1:4.

hãy khuyên bảo những người vô trách nhiệm: Từ khuyên bảo là cùng một từ được dùng trong 5:12d. Lời hướng dẫn này được dành cho những người ăn không ngồi rồi ở trong hội thánh.



5:12b những người làm việc khó nhọc giữa anh chị em,

những người đang làm việc khó nhọc giữa vòng anh chị em,



5:12c là những người nhân danh Chúa lãnh đạo

là những người lãnh đạo chăm sóc anh chị em trong hội thánh của Chúa Giê-su



5:12d và khuyên bảo anh chị em.

và dạy dỗ anh chị em cách tránh để không phạm tội.



-HAY-

và dạy dỗ anh chị em cách sống một đời sống tốt lành.



5:13a Hãy lấy tình thương mà tôn kính họ vì công việc họ làm.

Bởi vì những công việc họ làm cho anh chị em, hãy kính trọng và yêu mến họ nhiều.



5:13b Anh chị em hãy sống hòa thuận với nhau.

Và hãy sống hoà thuận với nhau.



5:14-18  Người Tê-sa-lô-ni-ca phải làm thế nào để sống đời sống Cơ Đốc.




5:14a Thưa anh chị em, chúng tôi xin anh chị em hãy khuyên bảo những người vô trách nhiệm,

Chúng tôi cũng thúc giục anh chị em, là các tín hữu, cảnh cáo những người lười biếng rằng họ phải làm việc.



-HAY-

Chúng tôi cũng thúc giục anh chị em, là các tín hữu, cảnh cáo những người không làm việc.



5:14b khuyến khích những người nhút nhát,

Khuyến khích những người bị chán nản,








những người vô trách nhiệm: Những người này là ai? Các nhà phê bình chia phe giữa hai quan niệm sau:
(1) Những người bỏ công việc làm vì tưởng rằng Chúa Giê-su sắp đến. (Hãy so sánh 1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:11-12). Trong những điều Phao-lô viết trong (2 Tê-sa-lô-ni-ca 3:6-12) cho thấy vấn đề này đã trở nên một nan đề thực sự cho hội thánh.

(2) Những người bất trị hay không có trật tự, tức là những người không muốn vâng lời và tôn trọng người lãnh đạo của họ.

Quan niệm đầu tiên được ưa thích hơn bởi vì mệnh lệnh của Phao-lô ở trong các câu 4:11-12 nói rằng họ nên làm công việc của mình để không phải tùy thuộc vào người khác về đồ ăn thức uống.


Каталог: uploads
uploads -> -
uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1

tải về 3.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương